"Tớ dựa theo những manh mối biết được dọc đường đi tìm người đàn ông tự xưng là ong thợ kia, thậm chí đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao tớ đến thăm anh bạn chia bài kia, bởi vì trong sòng bạc có đủ mọi hạng người, nghe ngóng tin tức vô cùng tiện lợi.
Tuy rằng người bạn kia không muốn tạm biệt tớ, thế nhưng cậu ta vẫn báo cho tớ biết phía tây nam cách thành phố biển này hơn mấy trăm cây số xuất hiện chuyện kỳ quái.
Nghe đâu có một người đàn ông mặt mũi quấn đầy băng đem một cái hộp màu đen liên tiếp đến mấy cửa hiệu cầm đồ xung quanh vùng, mà ông chủ của những hiệu cầm đồ này sau đó dồn dập gặp bất trắc, những vụ án này đến nay không cách nào phá được. Tớ chợt ý thức được e rằng lộ trình lần này có chút nguy hiểm, cho nên đành phải thu xếp cho Lý Đa ở chỗ một người bạn đáng tin, tự mình đi đến chỗ lần cuối cùng người đàn ông kia xuất hiện.
Tớ cũng không coi là hiểu biết rõ về hiệu cầm đồ lắm, chỉ biết nghề nghiệp này có gần một ngàn năm lịch sử đến nay vẫn tiếp tục sinh tồn ngoan cường, mặc dù ở một vài thành phố lớn, cậu thỉnh thoảng cũng sẽ thấy trước một mặt tiền cửa hàng không lớn lắm mơ hồ xuất hiện giữa những tòa cao ốc lấp lánh, từ phía trên rũ xuống thẳng tắp một bức màn quảng cáo vải bạt màu đen trên viết một chữ Cầm thật to, mỗi lần đi ngang qua bên trong hầu như luôn có vài người, cho dù ngày hè nóng bức, cũng luôn khiến người ta có loại cảm giác lạnh lẽo, thế nhưng nó đối với một số người mà nói thật là không thể thiếu. Hiệu cầm đồ nào giá cầm cũng giống nhau không vượt quá phân nửa giá gốc. Khi chuộc đồ cần đưa lời. Hết hạn mà không chuộc, hiệu cầm đồ sẽ tùy ý bán lấy tiền, nghe vào dường như buôn bán khá lời, thực tế thì không phải thế, nếu gặp phải xã hội suy thoái hoặc chiến loạn bấp bênh, tất cả mọi người đến cầm chết, vậy hiệu cầm đồ kia phải đóng cửa rồi.
Phát triển kinh tế thúc đẩy sự xuất hiện hiệu cầm đồ, triều Tống xưng là Trường Sinh khố, đến triều Minh mới đặt là hiệu cầm đồ, thời đại hiệu cầm đồ phồn hoa nhất là Càn Long thời Thanh, cả Bắc Kinh có hơn 200 cái, nhỏ như sách cổ tranh chữ cũ nát, lớn như bất động sản khế đất, rẻ như nồi niêu chén bát, đắt như đồ cổ châu báu, hầu như không gì không thể làm, mà lợi nhuận kếch xù giống cho vay nặng lãi cũng khiến rất nhiều thương gia phát tài to, chẳng qua về sau chiến loạn kéo dài cộng thêm sau giải phóng cấm chỉ hiệu cầm đồ, khiến nghề nghiệp cổ xưa này suýt mất mạng, song vài chục năm gần đây nó lại lặng lẽ hồi phục, có nhiều xu thế thịnh vượng.