Xuyên Thành Nha Hoàn Của Nữ Chính Ta Nằm Yên Làm Giàu

Chương 75




Xuân Đài giật mình đáp: “Công tử bị thương lúc nào thế, sao tiểu nhân không hay biết gì.”

Trịnh thị ngồi trên ghế quan sát sắc mặt của Xuân Đài, dáng vẻ khó hiểu của Xuân Đài không phải giả, xem ra là không hay biết gì thật.

Tuy không nói Trịnh thị đã gặp vô số người, nhưng đã từng gặp không ít người, không đến nỗi không nhìn ra được có nói dối hay không. Trước khi Xuân Đài đi vào, bà chắc chắn Cố Kiến Sơn giấu giếm bà, bây giờ bà lại nghi ngờ, Cố Kiến Sơn có bị thương hay không.

Trịnh thị: “Ngươi không biết?”

Xuân Đài thấy giọng điệu của Trịnh thị đã hòa hoãn thì ấp úng đáp: “Tiểu nhân chỉ biết lần này công tử quay về là vì việc công, có liên quan đến chuyện đưa lương thực và lương bổng vào trong quân, không biết những chuyện khác.”

Nói dối cũng phải nói giữa thật và giả, chỉ nói lời thật hoặc chỉ nói lời giả phu nhân sẽ không dễ dàng tin tưởng.

Chuyện lương khô có liên quan với phủ Vĩnh Ninh hầu, có liên quan với chuyện quân hưởng. Chuyện trong quân đội có liên quan với triều đình, Trịnh thị sẽ không nghe ngóng nhiều.

Loại chuyện này càng nhiều người biết thì càng nguy hiểm.

Quả nhiên Trịnh thị không hỏi thêm nữa.

Nếu Cố Kiến Sơn có lòng giấu giếm thì đầy tớ bên người cũng sẽ không nói ra. Bà không hỏi han nhiều chuyện triều đình, lời của Xuân Đài lại mập mờ nước đôi.

“Thôi, ngươi quay về đi, không cần nhắc đến chuyện tối nay với người thứ hai, nếu không, cẩn thận da của ngươi đấy.”

Giọng Trịnh thị nghiêm nghị, ngoài hỏi Xuân Đài ra, bà không còn cách nào khác.

Dù là nhi tử cũng không thể bắt hắn cởi y phục ra để nhìn, Cố Kiến Sơn chưa từng dùng thầy lang trong phủ. Dù sao đi nữa Cố Kiến Sơn thận trọng, làm việc tự nắm chắc là được. Không bệnh tật là tốt nhất, Trịnh thị cũng hy vọng Cố Kiến Sơn bình an.

Xuân Đài vội vã hành lễ cáo lui.

Từ chính viện đi ra ngoài, vẻ mặt Xuân Đài vẫn như thường, đến khi về Yến Hồi Đường, bước vào phòng, đóng cửa lại, Xuân Đài mới vỗ ngực.

Minh Triều giúp Cố Kiến Sơn thay thuốc, tuy miệng vết thương đã khép lại nhưng trông vẫn còn gớm.

Cố Kiến Sơn còn trẻ, dùng thuốc tốt mà Thái y viện bào chế nên khôi phục nhanh hơn so với người khác.

Xuân Đài nói: “Không có chuyện gì sai bảo cả. Phu nhân nghi ngờ ngài bị thương nên cho gọi tiểu nhân đến hỏi chuyện, tiểu nhân đã lấp liế.m cho qua rồi. Ngài trở về đã mấy ngày nhưng vẫn luôn ở trong nhà, người ngoài sẽ nghi ngờ.”

Chả trách được.

Cố Kiến Sơn ở trong nhà gần hai mươi ngày, không thượng triều, chỉ dưỡng bệnh.

Một người như thế này nữa là tiền Định Bắc hầu thế tử bị gãy chân.

Cố Kiến Sơn cũng muốn thượng triều nhưng có lòng mà chẳng có sức. Buổi tối hắn trốn được một chén rượu, nhưng lần tới chưa chắc đã trốn được.

Nếu không chăm sóc cẩn thận, vết thương của hắn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Bây giờ cứng rắn chống đỡ chỉ hại mà không lợi, thiếu hắn thì triều đình cũng không sao.

Xuân Đài nói chẳng sai, đến bây giờ Cố Kiến Sơn mới biết Khương Đường làm bánh lương khô đã động đến đồ của “kẻ khác”.

Hay nói cách khác, phủ Vĩnh Ninh hầu đã động đến đồ của kẻ khác.

Điền Nam lũ lụt, phủ Vĩnh Ninh hầu lập công, đã bắt được sáu tham quan lũng đoạn, quan viên bên dưới cũng đang tra xét thanh trừng từng người một. Nhưng những kẻ ở trên, kẻ có lòng tham bạc cứu trợ thì trốn chui trốn lủi ở đằng sau như chuột nhắt, chẳng biết được ai là thanh quan, kẻ nào là tham quan.

Ngoại trừ bạc cứu trợ thiên tai còn có quân lương, bổng lộc trong quân.

Ngoài mặt thì trông yên ổn nhưng bên trong… Ngày trước Cố Kiến Sơn chẳng hay biết còn có nhiều lỗ hổng đục khoét quân hưởng như thế.

Tướng sĩ dùng mạng sống đánh trận, vậy mà có kẻ ngấp nghé quân hưởng. Trong tay Cố Kiến Sơn có một phần sổ sách, ghi chép hiện giờ quân hưởng có thể làm được bao nhiêu bánh quy, cung cấp được cho bao nhiêu tướng sĩ ăn.

Một khi so sánh thì sẽ biết có kẻ tham ô tiền bạc.

Bây giờ người làm bánh quy ở Liêu Thành đều là người của Cố Kiến Sơn. Từ tướng quân tuy giỏi binh pháp nhưng đối với chuyện mưu tính lòng dạ con người thì kém hơn, Cố Kiến Sơn không biết bản thân mà chết thì ai quản chuyện quân hưởng, rồi lấy công thức của Khương Đường đi trục lợi.

Không ai biết, vì bị thương nặng nên hắn quay về, người ngoài thấy thì tưởng hắn phụng lệnh hồi kinh, trùng hợp Cố gia lập công nên chắc hẳn chẳng ngồi yên được.

Chờ bọn chúng lòi đuôi cáo ra.

Cố Kiến Sơn nói: “Dưỡng thương trước đã, phu nhân có hỏi thì cứ lấy lý do này lấp li.ếm cho qua.”

Khương Đường sẽ không nói.

Cố Kiến Sơn quay lại hỏi Minh Triều: “Chuỗi vòng hoa nhài kia đã làm xong chưa?”

Vào tối hôm tiết Khất Xảo, Khương Đường có mua chuỗi vòng tay hoa nhài từ gian hàng bán hoa, dùng dây xâu những nụ hoa đang nở, lấp ló ẩn hiện trong ống tay áo, dường như lấp lánh trong đêm đen. Những nụ hoa nhài có hoa kỳ ngắn ngủi khi hái xuống, qua một đêm sẽ héo úa.

Thế nên Cố Kiến Sơn muốn tìm thợ đánh một miếng ngọc.

Hắn có một khối ngọc Dương Chi, nhưng trên đài hoa có màu xanh ngọc thì lại không dễ làm, không biết làm ra trông thế nào.

Minh Triều đáp: “Chiều tiểu nhân đi xem sao, thợ bảo tiểu nhân sáng mai đến lấy.”

Cố Kiến Sơn gật đầu: “Ừm, đưa ta xem trước đã, lát nữa đem cặn thuốc và băng gạc ra ngoài đốt, giấu kỹ một chút.”

Xuân Đài gật đầu: “Tiểu nhân đã rõ, hề hề hề, công tử.”

Cố Kiến Sơn lôi hầu bao từ trong y phục ra, đưa cho Minh Triều và Xuân Đài mỗi người một chiếc: “Cầm lấy đi uống rượu.”

Xuân Đài: “Hề hề hề, cảm ơn công tử.”

Minh Triều: “Tạ công tử.”

*

Lục Cẩm Dao về muộn, vừa về đến Yến Kỉ Đường, Hoài Hề và Bạch Vi chui ngay vào phòng bếp nhỏ, đổi sang Nguyệt Vân và Bán Hạ vào phòng hầu hạ.

Hoài Hề và Bạch Vi đều đói vô cùng, trông thấy rất nhiều thịt để lại cho bọn họ thì mắt sáng hết cả lên.

“Nhiều thức ăn ngon thế!” Bạch Vi và một miếng cơm to, đến khi cảm giác trống rỗng trong bụng không còn nữa thì mới nhai nuốt từ từ: “Mọi người nghe ta kể này, hôm nay chính viện có nhiều người lắm, nha hoàn đứng đầy cả sân.”

Bạch Vi kể: “Người ở quê cũ được thu xếp ở Thọ An Đường, chỉ có lão gia và lão phu nhân, đại phu phân, đường công tử, đường tiểu thư đến. Lão gia và lão phu nhân đều ở đến hai mươi rồi đi, đại phu nhân cũng về cùng, đường công tử và đường tiểu thư phải ở lại đến tháng ba sang năm, đợi qua kỳ thi mùa xuân rồi mới đi.”

Bây giờ là tháng bảy, lần ở lại này là cả nửa năm, ăn Tết ở đây.

Cố Kiến Hiên dẫn theo một gã sai vặt, Cố Tương Quân chỉ dẫn theo hai nha hoàn, hẳn là còn cả một đống người đến.

Thấy không ở Thọ An Đường được nữa thì có lẽ lại chia ra hai viện nhỏ.

Hoài Hề vừa ăn vừa nói: “Đây là chuyện của chi trưởng, chẳng ảnh hưởng gì tới viện của chúng ta. Mọi người chỉ cần chú ý không đụng chạm thôi, có điều lão phu nhân ở lại đây khoảng mấy ngày này có lẽ vẫn phải sắp xếp một phòng bếp nhỏ rồi phái một trù nương đến.”

Hậu viện và tiền viện không giống nhau, vì để thuận tiện chắc chắn sẽ lại thêm một trù nương.

Ngoại trừ phòng bếp nhỏ của chính viện có hai trù nương thì Yến Kỉ Đường bọn họ có thêm Khương Đường.

Phái đến chính viện hình như không thích hợp cho lắm, Khương Đường ngạc nhiên: “Lẽ nào còn sai ta qua đó?”

Bạch Vi cảm thấy khả năng để Khương Đường sang đó là lớn nhất, dẫu sao thì đã chọn thứ tốt nhất để tặng, đương nhiên phải chọn trù nương nấu đồ ăn vừa mới lạ vừa ngon miệng: “Bây giờ tìm cũng chẳng kịp, ngươi phải sang đó mấy ngày. Hơn nữa đây là chuyện do chi trưởng sắp xếp nên ước gì ngươi đi đó.”

Khả năng Hàn thị để trù nương của chính viện sang đó không lớn lắm, mà chỉ mong Yến Kỉ Đường không yên ổn, nên chắc chắn là Khương Đường rồi.

Khương Đường đáp: “Nhưng chẳng phải bây giờ đến phòng bếp lớn lấy thức ăn sao, nhiều thức đồ mới lạ như thế, ngày ăn hai ba món cũng chẳng ăn hết được.”

Thọ An Đường cũng đến phòng bếp lớn lấy đồ ăn chẳng phải là được rồi ư.

Hoài Hề không quá rõ quy củ của phòng bếp lớn, nhưng đồ ăn thức uống đều đã thử gần hết rồi, có lẽ không cần cứ chạy đến phòng bếp lớn nữa. Cứ đợi đến trước hai ngày mười sáu tháng bảy rồi qua là được, nếu không thì bên các chủ tử cũng khó giải thích.

“Ngày mai ngươi cứ đợi, xem có cần đến phòng bếp lớn không.”

Khương Đường khá thích chạy đến phòng bếp lớn học nấu nướng rồi ở lại cả ngày.

Nàng không muốn đến Thọ An Đường lắm, nhưng nếu có tiền thưởng cao thì chẳng cần bàn đến thứ khác.

Ngày hôm sau, Khương Đường với Triệu đại nương lại đến phòng bếp lớn, Trần Đại đưa cho mỗi người hai lượng bạc: “Đến chiều mười bốn lại đến, hai ngày nay không cần tới.”

Khương Đường đáp: “Trần sư phụ, ngày kia bọn ta lại đến.”

Không ngờ Hàn thị lại khá hào phóng, đưa bạc trước.

Quay về Yến Kỉ Đường, Khương Đường được báo cho biết rằng hai ngày nay tạm đến Thọ An Đường, không cần ở Yến Kỉ Đường hầu hạ.

Không phải là ý của Lục Cẩm Dao, là ý của Hàn thị.

Nói là hai lão nhân từ xa đến nên ăn ít đồ mới mẻ, Khương Đường đi thì Yến Kỉ Đường còn có Triệu đại nương. Bị chữ hiếu đè nặng nên Lục Cẩm Dao không thể từ chối.

Khương Đường bảo: “Lát nữa ta thu dọn đồ đạc rồi sang.”

Chẳng đợi Khương Đường thu dọn xong, Tư Hà của chính viện lại đến, bảo rằng đã tìm thấy trù nương.

Hoài Hề hỏi thêm: “Tìm thấy rồi? Trù nương ở đâu thế?”

Tư Hà cười đáp: “Là người Ngũ công tử tìm về, nói là giỏi làm đồ ăn Hoài Dương, còn có một người giỏi nấu đồ quê nhà, lão nhân gia đã có tuổi, ăn vài món thanh đạm là tốt nhất.”

Tổng cộng tìm được hai trù nương, vì từ xa đến nên chọn trù nương của hai nơi này. Trịnh thị đã nếm thử, mùi vị khá được, nên mặc kệ Hàn thị, đưa thẳng đến Thọ An Đường, Tư Hạ cũng mới biết.

Biết chuyện bèn lập tức đến Yến Kỉ Đường, kẻo Khương Đường lại phải chạy sang.

Đến khi hai lão nhân gia rời đi, hai trù nương này một người theo Cố Kiến Hiên, một người theo Cố Tương Quân, sắp xếp sao cho ổn thỏa.

Hoài Hề đáp: “Thế này cũng tốt, ta đi nói với Tứ nương tử một tiếng.”

Hoài Hề tiễn Tư Hà, vào phòng bẩm chuyện với Lục Cẩm Dao. Lục Cẩm Dao nói: “Vừa hay tránh để Khương Đường đi đến bên ấy rồi lại quay về, trù nương ở đâu ra? “

Trù nương của hầu phủ xưa nay không nhiều, khách khứa không hay đến, mà đến cũng chỉ ở lại mấy ngày nên sẽ không tiêu nhiều tiền chỉ để nuôi thêm vài trù nương.

Hoài Hề đáp: “Là Ngũ công tử tìm, tổng cộng có hai người, giỏi món Hoài Dương và món quê nhà. Hẳn là thấy lão gia và lão phu nhân tuổi đã cao, khẩu vị thanh đạm nên mới cố ý tìm.”

Lục Cẩm Dao trầm ngâm.

Lần này Hàn thị làm việc không chú tâm, nên tìm trù nương từ sớm. Có lẽ nàng ta cũng nghĩ đến nhưng mãi suy tính với Yến Kỉ Đường nên mới chậm trễ không hành động. Vừa khéo Cố Kiến Sơn đưa trù nương đến nên Hàn thị không có lý do đòi người từ Yến Kỉ Đường.

Có điều, trù nương này do Cố Kiến Sơn tìm, khiến Lục Cẩm Dao không khỏi nghĩ nhiều.

Hiếu thảo là chắc chắn rồi, nhưng… có liên quan với Khương Đường.

Lục Cẩm Dao lại nhớ đến nho và dưa lưới mà Cố Kiến Sơn tặng cho các viện. Những thứ này có thể bán được giá tốt, một viện lại tặng nhiều như thế. Nhiều quá ăn không hết, mà ăn không hết thì chỉ có thể chia cho đám người dưới.

Nếu như thế thì tất cả mọi người đều có thể ăn.

Nếu nàng không phát hiện ra từ lâu, thì hôm nay sẽ không nghĩ sâu xa vậy.

Đầu tháng năm Cố Kiến Sơn đến Tây Bắc, cuối tháng sáu mới về, cách hơn một tháng nên Lục Cẩm Dao suýt quên tâm tư của hắn đối với Khương Đường. Hôm nay Hoài Hề nhắc đến chuyện trù nương, giờ Lục Cẩm Dao mới nhớ lại.

Những điều này chỉ là suy đoán của nàng, khoảng thời gian này Cố Kiến Sơn hiếm khi đến chính viện nên có tâm tư gì thì Lục Cẩm Dao cũng chẳng mò ra được. Giả dụ điều nàng ấy đoán là thật, người suy nghĩ cẩn thận như Cố Kiến Sơn thật sự không giống với kẻ có suy nghĩ bốc đồng.

Lục Cẩm Dao nói: “Ngươi đi nói với Khương Đường, không cần đến Thọ An Đường nữa, cứ giống với ngày trước, có đồ ăn gì mới lạ thì sai người đưa một phần.”

Cố Kiến Châu không ở đây nên nàng ấy phải lo toan chuyện báo hiếu này.

Hoài Hề nhún người rồi khẽ chân lui ra ngoài.

*

Khương Đường vui mừng vì không cần chạy qua lại hai nơi, nàng hỏi thêm: “Trù nương ở đâu thế, không phải là không thích hợp sao?”

Hoài Hề đáp: “Ngũ công tử có lòng hiếu thảo, đã đặc biệt tìm về đó, ngươi không cần qua đó nữa. Đại nương tử nói rồi, nếu có đồ ăn gì mới lạ thì đưa sang một phần là được.”

Nghe thấy là Cố Kiến Sơn thì Khương Đường hơi sửng sốt, nàng than: “Ta nhớ rồi.”

Lại là Cố Kiến Sơn.

Túm lại lần này không thể là do nàng được.

Khương Đường hít một hơi thật sâu, đang định đi thì Hoài Hề gọi nàng lại, bất lực bảo: “Ngươi ấy, đừng có đến phòng bếp lớn mấy ngày mà quên chuyện mình cần làm. Lộ Trúc không ở đây, rất nhiều chuyện cần ngươi làm.”

Chuyện bếp núc chỉ là chuyện khi Khương Đường rảnh rỗi mới làm, bây giờ Lộ Trúc không ở đây, chuyện Khương Đường cần làm là lo chuyện ân tình qua lại giữa người với người.

Khương Đường cười với Hoài Hề: “Cảm ơn Hoài Hề tỷ tỷ nhắc nhở.”

Khoảng thời gian này, chỉ có lúc tối nàng mới có thể đọc thiếp mời, không ít thiếp mời được đưa đến, đa phần là muốn đến nhà thăm hỏi, không cần đưa loại thiếp mời này cho Lục Cẩm Dao đọc.

Hôm nay có một tấm, là của Cố gia ở Nhữ Lâm viết, lạc khoản là Cố tứ nương.

Cố tứ nương cũng là Cố Tương Quân, dù ở trong cùng một phủ nhưng hành sự có lễ, muốn tới cần viết thiếp mời.

Trên thiếp mời viết muốn ghé thăm hỏi, nên Khương Đường vội vàng đưa tấm thiếp mời này cho Lục Cẩm Dao.

Lần đầu Cố Tương Quân đến Thịnh Kinh, không quen lối sống, trong phủ Vĩnh Ninh hầu lại không có tiểu nương tử cùng trang lứa, người gần tuổi tác nhất với nàng ấy lại là vị tẩu tử Lục Cẩm Dao này.

Tính đi tính lại thì Lục Cẩm Dao vẫn lớn hơn nàng ấy năm tuổi.

Trong mắt Lục Cẩm Dao, đây chính là một tiểu hài tử.

Lục Cẩm Dao nói: “Ngươi đến Thọ An Đường hỏi xem, Cố tứ nương có rảnh hay không, nếu rảnh thì mời người đến đây ngồi một lúc. Nói với bên kia rằng ta có một mình nên trưa ở đây ăn cơm.”

Khương Đường hành lễ: “Giờ nô tỳ đi ngay.”

Từ Yến Kỉ Đường đến Thọ An Đường phải đi mất hơn một khắc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.