Hoàng Liên hỏi Triệu Thành:- Vương gia. Nhược bằng Lý Công-Uẩn bất chấp luật lệ võ lâm, y cho thiết kị bao vây, bắt hết anh hùng võ chặt đầu thì hỏng bét. Vương gia thử nghĩ coi, tỷ như bên Đại-tống, chỉ cần một người nào đó là mối lo ngại, đe dọa cho triều đình, ắt vương gia đã đem quân bắt cả nhà y chặt đầu. Nay bên Đại-Việt, Lý Công-Uẩn không lẽ không làm được việc đó?Nùng Dân-Phú cũng nói:- Huống hồ trước đây Lê Ngọa-triều dùng hình pháp cai trị dân. Y muốn giết ai thì giết, mổ bụng đàn bà đẻ làm trò vui, chặt dao vào đầu tăng ni để tiêu khiển, đốt người trên cột đồng lấy làm khoan khóai, trói người nhìn nước lên cho chết ngộp giải khuyây. Ngược lại Công-Uẩn là đệ tử yêu của Bồ-tát Vạn-Hành, con nuôi Bồ-tát Lý Khánh-Vân. Y được nuôi dạy trong núi Tiêu-sơn từ nhỏ. Tính tình y cẩn trọng, văn mô, vũ lược, võ công không thua Đại-Việt ngũ long. Khi lên ngôi vua, y đại xá cho cả nước, nhà tù trống rỗng. Kế đó y cho triệt bỏ hết hình phạt khắc nghiệt đo luật vua Đinh để lại như chặt tay, cho cọp ăn thịt, nấu vạc dầu. Trong mười bẩy năm trị vì, không có một án tử hình nào. Y cho ai có việc oan ức, đến trước điện Càn-nguyên đánh trống khiếu nại. Đích thân y sẽ xử vụ kiện đó. Vì vậy dân chúng ca tụng y đức không kém vua Hùng, vua Trưng.Đỗ Xích-Thập thở dài:- Tháng hai năm Thuận-thiên nguyên niên (1010) y về thăm châu Cổ-pháp là cố hương. Y đem lụa phát cho các bậc kỳ lão. Rồi y ban chiếu rằng trong toàn quốc, bất kỳ nam, nữ, ai tới tuổi sáu mươi đều được ban lụa. Ai đến tuổi bẩy mươi, sẽ được triều đình ban lụa may áo đỏ, ngồi trên bục cao, con cháu phải làm lễ tế sống. Tháng bẩy, y xuất khố hai vạn quan tiền, lập tám cảnh chùa.Triệu Thành đưa con mắt nghiêm khắc nhìn Vương Duy-Chính. Vương kinh sợ run người lên. Thành hỏi:- Vương chuyển vận sứ, những tin này người có biết không? Tại sao trong các biểu tâu trình về tình hình Giao-chỉ không nói tới?Vương Duy-Chính lạnh người, y nói lắp bắp:- Khải tấu... vương... vương gia. Những truyện nhỏ nhặt đó, thần biết hết, nhưng không tâu về triều.Sự thực không phải Vương-duy-Chính bỏ qua những chi tiết đó. Y từ chân đậu tiến sĩ xuất thân, nên những việc làm của vua Lý Thái-tổ để thu phục nhân tâm, y cố tình che dấu, có như vậy triều Tống mới quyết tâm theo đề nghị của y, xua quân chiếm Đại-việt. Y nghĩ, với tài kiêm văn võ của y, nếu triều đình đánh Đại-Việt, y sẽ được cầm quân. Chiếm xong Đại-Việt, thì cái tước công, tước vương khó chạy khỏi tay. Cho nên y luôn tâu về triều những xấu xa của Đại-việt. Do thế Triệu Thành cứ tưởng vua Lý Thái-tổ là người đi ở chăn trâu cho chùa, chứ không có tài có đức gì.Qua lời thuật của Hoàng Liên, Đỗ Xích-Thập, Hoàng Văn hôm nay, trong lòng y đã nảy ra những khâm phục đối với vua Lý.Y hỏi Hoàng Văn:- Hoàng hầu, người đem tất cả những công việc Lý Công-Uẩn đã làm từ khi lên ngôi vua đến giờ thuật cho cô gia nghe. Tám ngôi chùa đó là chùa nào?Hoàng-Văn không giám dấu diếm:- Trong thành Thăng-long dựng tám cảnh chùa. Sau đó còn xay thêm chùa Hưng-thiên, Vạn-tuế. Ngoài thành dựng chùa Thắng-nghiêm, Thiên-vương, Cẩm-uy, Long-hưng, Thánh-thọ, Thiên-quang, Thiên-đức. Đã hết đâu, các chùa đổ nát, y xuất công nho tu bổ hết.Triệu Thành gật đầu:- Như vậy Lý Công-Uẩn có tài đế vương. Bên nhà Đại-tống ta dùng Nho để lập kỷ cương cai trị thiên hạ. Bên Đại-Việt, Phật giáo ăn sâu vào quần chúng, y xuất thân đệ tử một cao tăng, con nuôi một cao tăng, đó là một điều y thu được nhân tâm. Mới lên ngôi, bỏ hình pháp hà khắc cho dân, tức đem lòng nhân thay bạo tàn. Hai điều y thu phục được nhân tâm. Hành động này y bắt chước vua Cao-tổ nhà Hán. Khi Cao-tổ đánh chiếm Hàm-dương, người cho bãi bỏ luật Tần Thủy-Hoàng, ban ước pháp ba chương, dân chúng các nơi hướng về ngài hết. Y lại giữ nguyên họ Lý của nghiã phụ, đó tỏ ra người đại hiếu, đại nghĩa. Người theo Nho, theo Phật đều khâm phục y. Ba điều y thu được nhân tâm. Y bỏ tiền xây chùa, tu bổ chùa, để dân chúng các nơi có chỗ lễ bái, đến chùa nghe kinh, tức nhiên giữ đạo đức. Đó là cách dạy dân của đế vương.- Cũng năm này, tháng bẩy, y xá thuế ba năm cho cả nước. Tha thuế cho người còn nợ mấy năm trước. Tháng tám độ cho hơn ngàn người làm sư, phát ra một nghìn sáu trăm tám mươi lạng bạc đúc quả chuông lớn treo ở chùa Đại-giác.Triệu Thành vỗ đùi đánh đét một cái:- Trong lịch sử các đế vương, vị nào không tăng thuế đã được khen đại minh quân. Đây không những không tăng, còn xá thuế nợ cũ, xá thuế ba năm liền. Thế, không thu thuế, y lấy tiền đâu chi dụng trong nước?Hoàng Văn móc trong túi ra cuốn sách nhỏ, đọc:- Y đặt ra năm điều tiết kiệm. Một, không trả lương cho quân, mà cấp ruộng. Ai đi lính, được cấp ruộng, tùy theo đẳng trật. Lính trơn được hai mẫu ruộng khỏi nộp thuế. Hai, cho cung nga, thái giám về dân dã làm ăn, nên chi dụng trong hoàng cung tiết giảm rất nhiều. Ba, cấm các hoàng hậu, thân vương, công chúa cùng các quan dùng dân, lính làm tôi tớ. Bốn, cấp ruộng cho hoàng hậu, cung nga, vương thân, chứ không phát tiền. Năm, cấm các quan tiệc tùng, đình đám.Triệu Thành gật gật đầu:- Không trả lương, mà cấp ruộng có hai điều lợi. Thứ nhất, bắt buộc quan lại, quân lính ngoài thời gian làm việc, phải canh tác. Thứ nhì, sản lượng trong nước tăng. Không ngờ Lý Công-Uẩn lại giỏi vậy. Việc y độ cho hơn nghìn người làm sư. Đương nhiên các sư đó trở thành người thân tín của y. Các sư trụ trì ở chùa, hàng ngày dạy dỗ dân chúng lương thiện, làm cho kỷ cương trong nước được trọng. Các sư đó nhớ ơn y, sẽ không tiếc lời ca tụng y. Dân chúng lại kính trọng y hơn. Hà... không biết trong nước hiện có mấy thứ thuế?Hoàng Văn đáp:- Niên hiệu Thuận-thiên thứ tư (1013), tháng hai, y ban hành chiếu qui định sáu thứ thuế. Một, thuế đầm, ao, ruộng, đất. Hai, thuế bãi dâu. Ba, thuế sản vật ở núi rừng. Bốn, thuế mắm, muối. Năm, thuế sừng tê, ngà voi, hương liệu. Sáu, thuế gỗ, hoa quả. Y qui định rất chi tiết như thuế ruộng, chia làm mười loại khác nhau mà thu. Ruộng đất của binh lính, quan võ được miễn thuế. Ngược lại của hoàng hậu, thái tử, công chúa vẫn phải nộp. Chùa, đền miễn thuế.Địch Thanh nhìn Triệu Thành:- Vương gia, đúng như vậy thì thuế Giao-chỉ quá nhẹ. So với Trung-quốc không có thuế đinh. Thuế đinh thường gây oán hận trong dân chúng rất nhiều. Y lại không đánh thuế trâu, bò, gia súc. Dân chúng sẽ thi nhau chăn nuôi. Như thế nước mau giầu lắm. Lại không đánh thuế các nhà buôn, hầm mỏ. Chắc chắn hầm mỏ được khai thác mạnh. Dân càng mau giầu.Triệu Thành dục Hoàng Văn:- Người kể tiếp đi.- Niên hiệu Thuận-thiên thứ mười lăm (1014) tháng chín, phát 310 lạng bạc trong kho, đúc chuông treo ở chùa Hưng-thiện. Tháng mười xuất tám trăm lạng bạc đúc chuông treo ở chùa Thắng-nghiêm và lầu Ngũ-phụng. Niên hiệu Thuận-thiên thứ bẩy (1016) được mùa to. Dân chúng giầu có, no ấm, Công-Uẩn không nhân dân trúng mùa thu thêm thuế, trái lại năm sau (1017) y xuống chiếu tha thuế ruộng cho cả nước.Đông-Sơn lão nhân vỗ bàn:- Giỏi. Y thấy trúng mùa, sợ dân lười không làm việc. Y xá thuế khen thưởng. Dân sẽ nghĩ phải làm sao cho trúng mùa nữa để được xá thuế nữa. Khôn! Khôn thực!.- Niên hiệu Thuận-thiên thứ chín (1018), y tha nửa thuế ruộng cho cả nước. Năm thứ mười lại độ dân làm sư, bỏ tiền trong kho đúc chuông chùa Hưng-thiện, Đại-giáo, Thắng-nghiêm. Năm thứ mười lăm (1024) y bỏ tiền riêng của mình xây chùa Chân-giáo trong thành Thăng-long. Cũng năm này, tháng mười, y ban chiếu, những người trên năm mươi tuổi, không có con, cháu, được cấp tiền, gạo, vải , giao cho các xã phải trông coi, nuôi dưỡng. Nhà nào có từ bốn con trở đi, dưới tuổi mười sáu, mỗi con được miễn thuế một mẫu ruộng. Nhà nào nghèo, xuất kho cấp gạo, vải sao cho đủ ăn, đủ mặc. Y lập mỗi huyện một y viện. Mỗi xã có thầy lang săn sóc dân chúng.Triệu-Thành hừ một tiếng, rồi tiếp:
- Thảo nào ta đi khắp nước, thấy toàn nhà ngói, không thấy ăn mày, dân chúng giầu có sung túc. Họ làm ruộng từ sáng tinh mơ cho đến tối mịt. Lý Công-Uẩn được lòng dân như vậy, mà bây giờ hạ y xuống thực khó thay. Làm sao bây giờ? Triều đình thấy phía Bắc có bọn Kim, Liêu, phía Tây bọn Tây-hạ, Thổ-phồn mạnh, nên bỏ không muốn đánh các nước này, giao cho ta nghiên cứu đánh Giao-chỉ. Tình hình này đánh cũng dở, bỏ lại tiếc. Làm sao đây?Y đưa mắt nhìn Vương Duy-Chính. Hàn quang của y làm Vương lạnh người. Y rùng mình nghĩ:- Mình những tưởng vì thiên tử lập đại công, mở mang bờ cõi xuống Nam, nên trong biểu tâu trình, mình dấu một số sự việc. Đợi khi triều đình đã gây hấn với họ Lý, việc đã rồi. Nay tuy vương gia chưa ra mặt, nhưng kế hoạch đã chuẩn bị đầy đủ. Chỉ còn mấy ngày nữa, giữa anh hùng đại hội, vương gia ép Lý bỏ quốc hiệu, niên hiệu nữa, coi như công nhiên khai chiến. Bấy giờ triều đình có muốn lui, thì giữa Giao-chỉ với Tống coi như thù hận không lấp nổi. Mình phải nói mấy câu, cho vương gia bước tới bước nữa mới xong.Nghĩ vậy, y hướng vào Triệu Thành:- Vương gia. Từ trước đến nay, anh hùng, hào kiệt Giao-chỉ sở dĩ được dân chúng khâm phục, không phải ở việc xây chùa, đúc chuông, mà ở việc lập được võ công. Thời An-Dương có Lý Thân, Cao Nỗ, Vũ Bảo-Trung. Thời Đông-hán có Trưng Trắc, Trưng-Nhị. Thời Tam-quốc có Triệu-Ẩu. Sau này có Lý Bôn, Dương Diên-Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ-Lĩnh, Lê Hoàn. Đây Lý Công-Uẩn không có gì cả. Y chỉ nhân chúa chết, con còn dại, dùng binh đao cướp nghiệp của người, nên anh hùng thiên hạ bất phục.Y chỉ vào Nùng Dân-Phú, Đỗ Xích-Thập, Hoàng Liên:- Bằng cớ, trước mặt vương gia, ba vị võ lâm đệ nhất cao thủ muốn triệt hạ y. Lại nữa Lê Long-Mang, Thiên-trường ngũ kiệt. Hào kiệt theo Lý chỉ có mấy ông sư ở chùa Tiêu-sơn, đâu đáng kể. Vả lại, trong đất Giao-chỉ này, hơn nghìn năm thuộc Trung-quốc, dân chúng tự coi mình như người Hoa. Nay chỉ cần thiên triều kéo quân sang đánh cho Lý một trận, họ sẽ nghiêng theo Tống.Triệu Thành lại tỏ ra lạc quan:- Thôi, đã trót đành phải theo. Nào, bây giờ chúng ta cần làm gì nào?Vương Duy-Chính dùng Lăng-không truyền ngữ, nói như rót vào tai Triệu Thành:- Hồi nãy sư thái Hoàng Liên sợ khi lâm sự, Lý Công-Uẩn sẽ điểm giáp binh vây bắt anh hùng, hào kiệt đem chặt đầu về tội phản loạn thì hỏng hết việc. Vương gia đừng lo, đây là điều chúng ta mong mà không được.Triệu Thành cau mày:- Người nói sao?Vương Duy-Chính tiếp:- Mục đích của triều đình muốn cho bên Giao-chỉ chia năm, sẻ bẩy chém giết nhau. Triều đình đứng tọa thủ bàng quan. Trai cò tranh đấu, ngư ông đắc lợi. Giả tỉ mà Lý Công-Uẩn điểm giáp binh diệt võ lâm, chắc chắn sẽ có cuộc đổ máu kinh hoàng. Phái Tiêu-sơn, Tây-vu chém giết nhau với phái Sài-sơn. Trong nội bộ phái Tản-viên, bọn theo Đặng Đại-Khê chém giết nhau với bọn theo sư huynh Xích-Thập. Bọn theo Tịnh-Tuệ đại chiến với bọn theo sư thái Hoàng Liên. Phái Tiêu-sơn, bọn theo Nguyên-Hạnh giết bọn theo Minh-Không. Tất nhiên bọn Tiêu-sơn, Đại-Khê, Tịnh-Tuệ theo Công-Uẩn sẽ được giáp binh yểm trợ thắng thế. Bọn thua kéo về trang ấp, khởi loạn.Y ngừng lại, nhìn quanh, rồi tiếp:- Lê Long-Mang, Nguyên-Hạnh có tổ chức khắp nơi, nếu họ ra tay trước, có lẽ ngay ngày đầu, đã chiếm được một phần ba nước. Trong khi Lão-qua, Chiêm-thành mang quân tới. Đợi cho quân Chiêm, Lào cùng Lý đánh nhau nghiêng ngửa. Ta cho thủy quân vùng Quảng-đông đổ lên mặt Nam tiếp Chiêm-thành, chiếm Thanh-hóa, Trường-yên. Mặt Bắc ta đóng trọng binh, ép Lý Công-Uẩn thoái vị. Tất nhiên dân chúng, quan lại sợ quân thiên triều, chạy theo Lê Long-Mang. Đến đây Lý, Lê đều kiệt quệ. Cuối cùng một Lý, hay một Lê thắng, tinh lực trong nước hết. Ta kéo trọng binh sang đóng, nhưng vẫn để cho chúng tồn tại, không có quyền hành gì. Ta sai chúng đem phần tinh lực cuối cùng đánh Chiêm, chiếm Lào. Dĩ nhiên chiếm xong, chúng hoàn toàn tê liệt. Ta đặt quan, chia quận hiện cai trị cả ba xứ Việt, Chiêm, Lào. Trên cao ta vẫn để cho người bản sứ ngồi làm vua bù nhìn.Triệu Thành tin tưởng vào Vương Duy-Chính phần nào:- Chỉ còn mấy ngày nữa đại hội anh hùng. Chúng ta cứ thế mà làm. Các vị có gì thay đổi, xin liên lạc với Cổ-loa hầu Hoàng Văn.Trên xà nhà Mỹ-Linh chợt tỉnh:- Thì ra tên Hoàng Văn này tước phong Cổ-loa hầu. Bọn triều Tống thực khả ố. Tên Hoàng Văn theo chúng chinh chiến. Khi thành sự, chúng phong cho khu đất của Đại-Việt. Như vậy dù muốn dù không tên Hoàng Văn này phải cố công giúp Tống chiếm Đại-việt, mới hy vọng hưởng lộc Cổ-loa.Triệu Thành nâng chén rượu lên:- Nào mời các vị cạn chung này. Chúng ta cứ thế mà làm.Sau đó bọn chúng ăn uống chán rồi, Vương Duy-Chính hỏi Hoàng Văn:- Hoàng quân hầu, bây giờ chúng ta phải ra về bằng cách nào, để che dấu tung tích Khu-mật viện bọn Giao-chỉ? Nhất là võ lâm.Hoàng Văn chỉ vào cái tủ kê giữa phòng:- Vương gia với Đông-Sơn lão sư, Địch trạng nguyên, Vương đại nhân cứ theo đường này mà đi, có trời cũng không biết. Còn Nùng hầu cùng Nùng huynh tôi sẽ phái người đưa ra khỏi đây. Riêng Triệu an phủ sứ, Đỗ lão sư, Hoàng sư thái cùng Lý trại trưởng, lúc vào bằng đường chợ, bây giờ cũng ra bằng đường chợ.Triệu Thành nhìn ra ngòai trời, y nói:- Thôi, chúng ta giải tán. Bây giờ không chừng cuối giờ Dậu rồi.Hoàng Văn đứng dậy mở cánh tủ ra. Vương Duy-Chính chui vào trước, tiếp theo đến Đông-Sơn lão nhân. Triệu Thành đi sau cùng.Mỹ-Linh kinh ngạc:- Cái tủ kia lớn tuy lớn thực, nhưng giỏi lắm chứa được ba người . Tại sao bọn chúng tám người chui vào lọt?Nàng đoán:- Phải rồi, phía sau tủ thông sang gian phòng bên cạnh. Từ phòng bên cạnh, chúng sẽ ra bằng ngả khác.Hoàng Văn đóng cánh cửa tủ lại, y bảo Triệu Huy:- An phủ sứ cùng với sư huynh Lý trại chủ ra khỏi xóm nay, xin cứ tới cuối chợ thuê xe ngựa về Thăng-long, không nên la cà chỗ khác, e gặp võ lâm phiền phức lắm.Hoàng Văn gọi một thiếu niên:- Đoàn, mi dẫn Nùng hầu cùng huynh theo phía sau vườn ra chợ.Còn lại Đỗ Xích-Thập, Hoàng Liên, Hoàng Văn. Xích-Thập hỏi Hoàng Văn:- Sư huynh nghĩ sao?- Qua cuộc họp vừa rồi, ta thấy rõ ràng bọn Tống chuẩn bị chiếm Đại-việt sát nhập làm quận huyện. Chúng ta hiện chưa thể có quyết định gì hơn, ngoại trừ chờ anh em về đủ, rồi lấy quyết định chung. À, tôi nghe nhị sư huynh bị bắt giải về Thăng-long, việc này ra sao?Hoàng Văn thở dài:- Nhị sư huynh hành sự không cẩn trọng, lại muốn mau có kết quả, nên mới ra nông nỗi. Y ẩn thân trong phái Đông-a từ bao lâu nay, đâu có ai hay. Hồi bọn Triệu Thành đến Thiên-trường mua chuộc phái Đông-a. Nhị sư huynh khẩn báo cho chúng ta biết. Chúng ta quyết định giết chết con trai Trần Tự-An, để gây ra hố chia rẽ giữa phái Đông-a với Tống. Không ngờ nhị sư huynh sơ hở, bị lộ, rồi bị Trần Kiệt bắt được.Nghe đến đây Mỹ-Linh tỉnh ngộ:- Thì ra bọn này thuộc bang Nhật-hồ. Không biết bọn Nhật-hồ âm mưu gì, mà chúng mai phục trong các võ phái, triều đình đã đành. Chúng còn mai phục trong bọn Tống nữa. Rõ ràng Hoàng Văn trước đây theo Tống chinh chiến, được phong tới tước hầu. Y trở về Bắc-biên hoạt động cho Nhật-hồ. Khi phụ vương ta đánh căn cứ của Nhật-hồ, y gỉa làm tù nhân, kẻ thù của Nhật-hồ ẩn vào vương phủ. Y làm quản gia giả, tước hầu của Tống đối với y cũng giả. Y đích thực người của Nhật-hồ. Ta im lặng, theo dõi, may ra tìm được thủ phạm hại vương mẫu ta.Đỗ Xích-Thập hỏi Hoàng Văn:- Nhị ca hiện bị Khu-mật-viện giam giữ. Không biết tại nhà giam nào? Chúng ta phải tìm cách cứu ra.Hoàng Văn lắc đầu:- Ta đã dò hỏi Khai-thiên vương, nhưng chính vương cũng không biết. Để thủng thẳng, ta sẽ cố gắng tìm chỗ giam giữ, rồi cứu ra.Đỗ Xích-Thập móc trong túi ra tờ giấy. Y trao cho Hoàng Liên:- Sư muội xem, thư của đại ca đây. Đại ca cho biết bang Nhật-hồ bên Trung-quốc lại tái lập. Nhưng bang không còn giữ được toa thuốc giải Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Cho nên bang chủ phái Chu An-Bình cùng hai đứa cháu sang Đại-việt tìm tung tích một cặp vợ chồng. Chồng tên Dương-Bá, vợ tên Đỗ Lệ-Thanh. Hai người này sang đất Việt từ lâu. Chính Đỗ Lệ-Thanh còn giữ thang thuốc giải, cũng như tâm pháp luyện Chu-sa độc chưởng. Họ cũng ra công tìm kiếm anh em chúng ta.Hoàng Văn hứ một tiếng:- Tìm anh em chúng ta? Tìm bóng chim tăm cá còn hy vọng, chứ tìm anh em chúng ta e đến muôn kiếp. Sư phụ quả thực thần nhân. Người an trí chúng ta như thế này, ngay anh em chúng ta cũng không biết rõ đích xác hành trạng của nhau hống hồ người ngoài.Hoàng Liên cười:- Thế họ đã tìm ra tông tích vợ chồng Dương Bá chưa?- Họ thấy tổ chức Hồng-hương thiếu niên của Nguyên-Hạnh hơi giống lối tổ chức Hồng-thiết giáo Tây-vực, nên theo dõi kỹ. Họ nghi Nguyên-Hạnh là Dương Bá. Nhưng thấy vợ Nguyên-Hạnh là Cao Thạch-Phụng chứ không phải Đỗ Lệ-Thanh. Tuy nhiên họ ra tay tàn bạo, đánh hơn năm chục thiếu niên Hồng-hương bằng Chu-sa độc chưởng, đốt nhà trong Hồng-hương mật cốc khiến gần hai chục thiếu niên Hồng-hương chết cháy. Hôm sau họ lại phóng độc mấy chục người nữa. Thế nhưng bọn thiếu niên Hồng-hương không đứa nào bị chết. Chúng chỉ rên siết hai ngày rồi khỏi.Xích-Thập lắc đầu:- Vậy có thể bọn Chu An-Bình không phải người của bang Nhật-hồ, hoặc giả Chu-sa độc chưởng của Trung-quốc bị mai một đi, chứ có đâu bị trúng chưởng, chỉ đau đớn hai ngày rồi hết.Mỹ-Linh cười thầm:- Tin tức bọn này hồ đồ thực. Nhưng chúng đâu có biết rằng bọn thiếu niên Hồng-hương trúng chưởng, đau đớn hai ngày, rồi người Khu-mật-viện xuất hiện cho thuốc giải, để chúng phải làm người dò thám cho triều đình. Chúng cũng không biết Nguyên-Hạnh đích thực là Dương-Bá, lại càng không biết Đỗ Lệ-Thanh theo triều đình.Hoàng Văn móc trong túi ra hai các thẻ bài trao cho Xích-Thập, Hoàng Liên:- Này lục đệ, thập muội. Đây thẻ bài của phủ Khai-thiên vương. Hãy cầm lấy để làm phương tiện di chuyển trong kinh thành. Tai mắt bọn Khu-mật-viện nhan nhản khắp nơi. Chỉ cần sơ hở một chút, lộ tung tích ngay. Ta dặn trước, từ nay tới lúc đại hội, tuyệt đối tránh di chuyển để khỏi lộ hình tích, cho đến phút chót. Bây giờ hai em cầm thẻ bài này, nghiễm nhiên thành nô bộc, vệ sĩ trong phủ Khai-thiên vương, dù cho thằng bé con Long-Bồ cũng không dám gây hấn. Thôi ta đưa các em về Thăng-long.Hoàng Văn sai người đánh xe ra. Cả ba lên xe, ra khỏi trang. Đợi chúng đi rồi, Mỹ-Linh mới vẫy Thiệu-Thái. Cả hai nhảy xuống hàng hiên.Mỹ-Linh chỉ vào cái tủ:- Chúng mình mau theo dõi bọn chúng.Trên cái giá cạnh tủ có treo nhiều vũ khi. Thiệu-Thái lấy con dao trủy thủ. Mỹ-Linh lấy thanh kiếm đeo vào hông.Thiệu-Thái mở cánh tủ. Phía sau cánh tủ quả có con đường hầm. Hai người đóng cánh tủ lại, rồi men theo hầm mà đi. Ngay cửa đường hầm có ngọn đèn dầu leo lét, nhưng cũng đủ ánh sáng. Hầm khá rộng. Hai người dò từng bước hướng phía trước. Cứ một quãng lại có ngọn đèn. Đi được một mấy trăm bước, hàm chia làm hai ngả. Một đi thẳng và một sang trái. Đường sang trái có đèn. Còn đường đi thẳng thì tối om. Thiệu-Thái ngừng lại, hỏi Mỹ-Linh:- Chúng ta đi lối nào?- Cứ đi thẳng xem sao!Thiệu-Thái cầm ngọn đèn, lần theo đường thẳng mà đi. Được năm, sáu trượng, lại chia làm hai ngả nữa. Một sang phải, và một đi thẳng. Thiệu-Thái quẹo sang phải. Đi mươi trượng, gặp cửa chắn ngang. Cửa làm bằng song sắt lớn hơn ngón tay. Hai cánh cửa cột lại bằng sợi xích lớn, có khóa. Nước từ trên nóc hầm ri rỉ chảy theo song sắt xuống không ngớt. Hai bên hông hầm, hai cửa bằng gỗ kín mít, mùi hôi thối xông ra nồng nặc.Thiệu-Thái soi đèn vào cửa. Sau cửa, đường hầm vẫn còn dài hun hút. Đã kinh nghiệm về vụ Hồng-hương mật cốc, chàng mở to mắt nhìn.Mỹ-Linh nói sẽ vào tai Thiệu-Thái:- Lại hầm giam người. Không biết tên Hoàng Văn giam ai ở trong hầm này? Bang Nhật-hồ gớm thực.Hai người tới đứng trước song sắt nhìn. Mỹ-Linh đề nghị:- Chúng ta làm cách nào vào trong này, không chừng đường hầm còn dài nữa cũng nên.Thiệu-Thái hít hơi, không tâm, áp dụng lối vận công mà Huệ-Sinh dạy chàng, tay bẻ mạnh, hai cây sắt cong đi. Mỹ-Linh hoan hô một tiếng, nàng chuồn vào trước. Thiệu-Thái chui theo. Vào sâu bên trong năm trượng nữa, có ánh sáng chiếu ra rất rõ. Phía trước là ngõ cụt, với hai phòng giam. Hai phòng nằm liền nhau. Cả hai phòng đều có cửa sắt, với những thanh sắt to bằng cổ tay. Sau cửa sắt có hai phòng xây bằng đá ong.Chợt Mỹ-Linh kêu lên tiếng ái, rồi đứng sát lại bên cạnh Thiệu-Thái. Thiệu-Thái gật mình hỏi:- Mỹ-Linh, cái gì vậy?Mỹ-Linh run run chỉ vào hai bên cửa sắt. Thiệu-Thái nhìn theo: Ngay dưới đất, sát khung cửa bên trái, có mười xương đầu lâu trắng hếu. Đầu lâu xếp thành ba tầng. Tầng dưới cùng bốn cái. Tầng thứ hai ba cái. Tầng thứ ba hai cái, và tầng cao nhất một cái. Tất cả đặt ngay ngắn trên mấy dống xương chân tay.Phản ứng tự nhiên chàng nhìn sang bên phải cũng một đống tương tự.Chàng định thần nhìn vào trong cửa sắt đối diện. Giữa phòng, một người đàn ông, ngồi theo tư thức luyện công. Người y xương xương, chòm râu dài tới rốn, khuôn mặt hơi dài. Mũi thẳng. Hai mắt nhắm lại. Cạnh lão, một người đàn bà nằm dài, dáng người thon thon, khuôn mặt trái xoan, tóc đen mướt, để chảy dài xuống ngang vai, toả ra lưng, ngực. Da mặt thiếu phụ trắng xanh. Thiếu phụ mặc chiếc áo cánh mầu xanh lá cây, quần lụa đen, rất tươm tất. Còn lão già một tay nắm bàn tay phải thiếu phụ. Một tay đặt lên nhũ hoa nàng.Phòng giam lão rất rộng. Trong kê một cái giường, trên có nệm cỏ. Một cái bàn để cạnh giường. Trên bàn một bình hoa tươi, cắm bốn bông hồng bốn mầu. Hai cái đĩa lớn, trên xếp đủ thứ trái cây. Cạnh đó, một kệ chứa không biết bao nhiêu sách vở mà kể. Phòng còn một cửa nhỏ thông sang căn phòng con. Trong phòng con có chỗ đi đại tiểu tiện, một chum nước lớn. Một cái bếp nhỏ, than cháy đỏ rực. Trên bếp, dường như đang đun nấu, cái nồi đất bốc hơi thơm thơm như mùi gà hấp.Thiệu-Thái đưa mắt nhìn Mỹ-Linh như ngụ ý hỏi:- Đây phòng giam lão già hay mật thất để lão luyện công? Mà lại có bếp nấu nướng?Phía bên phải còn một phòng nữa. Cách trần thiết tương tự như phòng lão già gầy. Trong phòng còn lão già khác to lớn, cũng đang ngồi trên giường, xũa chân xuống dưới dọc sách. Một thiếu phụ gương mặt còn rất trẻ, quì gối bóp chân cho y. Bếp của y cũng đang nấu món gì đó, cùng hương thơm như bên lão già gầy.Lão già to lớn ngừng đọc sách, ném cho Mỹ-Linh, Thiệu-Thái một cái nhìn lãnh đạm, rồi tiếp tục dán mắt vào trang giấy. Thiệu-Thái chú ý đến thiếu phụ bóp chân cho lão già.Thiếu phụ này trẻ hơn thiếu phụ đang nằm dài nhiều. Tuổi nàng ước độ hai mươi ba, hai mươi bốn là cùng. Mái tóc nàng quấn trần trên đầu, cột bằng chiếc khăn mầu vàng tươi để hở cái cổ trắng ngần. Áo, quần nàng đều bằng lụa mầu mỡ gà. Chiếc áo cánh tuy hơi rộng, nhưng vẫn hiện ra cái lưng tròn, bộ ngực khá nở nang. Bàn chân, bàn tay nàng trắng mịn, thon như búp măng. Mỹ-Linh suýt bật lên tiếng kêu, vì gương mặt thiếu phụ rất quen, mà trong nhất thời nàng không nhớ ra rằng đã gặp ở đâu?Mỹ-Linh sống giữa rừng người đẹp đã quen, thế mà khi thấy thiếu phụ này, nàng cũng phải công nhận là người nhan sắc hiếm có.Lão già gầy mở mắt ra, nhìn Mỹ-Linh, Thiệu-Thái bằng đôi mắt sáng loáng, rồi cất tiếng hỏi:- Tiểu thư, công tử. Các vị là ai? Các vị do bọn Hoàng Văn sai đến hay đến vì lý do nào khác?Mỹ-Linh đáp:- Chúng tôi vô tình lạc vào đây. Nếu các vị bị giam, chúng tôi sẵn sàng cứu các vị.Nàng nói với Thiệu-Thái:- Anh ơi, liệu anh có bẻ được song sắt cứu mấy người này ra không?Thiệu-Thái trầm ngâm một lúc rồi lắc đầu:- Khó quá, song sắt lớn thế này, làm sao anh bẻ được?Lão già gầy nói rất khoan thai, giọng đầm ấm:- Hai cô chú kia. Làm sao cô chú lọt vào đây được? Cô chú muốn cứu chúng ta ra ư? Khó lắm. Hãy nhìn hai mươi bộ xương khô kia. Đó toàn những người toan cứu chúng ta ra cả.Thiệu-Thái hỏi:- Tiền bối là ai? Tại sao lại bị giam vào đây? Ai đã giam tiền bối như thế này?Người kia thở dài:- Các người có thiện tâm cứu ta, ta cảm ơn lắm. Ta là ai, các người chả cần biết làm đếch gì. Còn ai giam ta ư? Người đó tên Lê Ba.Thiệu-Thái, Mỹ-Linh cùng bật lên tiếng úi chà. Vì Lê Ba đệ tử thứ ba của Nhật-hồ lão nhân. Hồi Thập-nhị sứ quân, y hoạt động ở vùng Thanh-hóa. Trong khi tứ sư đệ của y là Nguyễn Chí được ủy nhiệm của Nhật-hồ lão nhân coi suốt một giải từ Thanh-hóa vào đến Chiêm-thành. Lê Ba thất học, nhưng y cực kỳ sảo quyệt, y điều khiển giáo chúng Hồng-thiết giết người không gớm tay. Y lại dâm đãng hơn con quỷ dâm dục.- Tiền bối bị giam vào đây lâu chưa? Lê Ba thuộc Hồng-thiết giáo, đệ tử Nhật-Hồ lão nhân. Vậy ra lão tiền bối là kẻ thù của Hồng-thiết giáo đấy. Năm nay tiền bối bao nhiêu tuổi rồi?- Ta bị Lê Ba giam, nhưng ta không phải kẻ thù của Hồng-thiết giáo cũng như Nhật-hồ. Ta bị giam trong này có lẽ đã hai mươi năm. Ta đoán mò vậy thôi, vì thấy trải qua hai mươi mùa lạnh. Còn ta bao nhiêu tuổi ư? Năm nay ta đúng một trăm tuổi. Phải, một trăm tuổi chẵn.Lão chỉ sang phòng bên phải:- Người to béo kia do ta giam vào đây. Ta giam y được hai năm rồi đích thân ta vào thả y ra. Giữa lúc đó ta bị Lê Ba đánh thuốc mê giam lại.Người đàn bà nằm trước mặt lão đã ngồi dậy. Nàng rót nước bưng đến đưa cho lão. Lão cầm lấy chung trà, tay kia vuốt lưng nàng, cử chỉ cực kỳ thân thiết như một cặp tình nhân trẻ.Lão chỉ vào người đàn bà:- Còn nàng mới vào đây bầu bạn với ta. Nàng có tên Vũ Thiếu-Nhung.Lão nói vọng sang với người to béo:- Đến giờ ăn cơm trưa rồi.Thiếu-Nhung sang phòng bên cạnh, lấy ra cái đĩa khá lớn, bưng nồi đổ thức ăn vào. Nàng cầm đũa, vun lại thức ăn cho tươm tất. Sau đó cho đĩa vào khay bưng ra. Dưới ánh sáng ngọn đèn trong phòng, Mỹ-Linh chú ý xem họ ăn uống gì: trên khay một đĩa đựng mấy con chim sẻ quay, một điã đựng hai nhát giò thủ đã cắt thành từng miếng. Một bát mọc. Món ăn chính trong điã lớn, khói bốc nghi ngút. Dường như giữa đĩa có một con thỏ hay con cá lớn, hấp lẫn với miến, mục nhĩ, nấm hương, kim châm, cùng nhiều gia vị khác.Hai lão già cũng như hai người đàn bà đều quì gối, chắp tay trước ngực, lớn tiếng đọc kinh.Ta pha tà ka laSa sa thanh thí u tơ lơ maCủng thiên chi ha haĐạo ta cà mạ thì di hu.Họ đọc nhanh quá, Thiệu-Thái ngơ ngác hỏi sẽ Mỹ-Linh:- Họ đọc bằng tiếng gì vậy?Mỹ-Linh nhớ lại truyện cũ. Hôm nàng dự lễ Lệ-hải Bà-vương. Bọn Đông-Sơn lão nhân, Địch-Thanh bị Hồng-hương thiếu niên bao vây. Địch Thanh cất cao giọng đọc bài kinh này, lập tức thủ lĩnh Hồng-hương thiếi niên Hoàng Can líu ríu tạ lỗi rồi rút lui như mèo cụt đuôi. Hôm nay, vô tình nàng được nghe lại.Mỹ-Linh nói sẽ vào tai Thiệu-Thái:- Chắc họ đọc kinh Hồng-thiết giáo.Thiếu phụ bị giam chung với lão già béo bây giờ mới lên tiếng:- Cô cậu kia có đói không? Mời cô cậu ăn cơm với chúng ta nhé?Lời nói của nàng mang giọng kẻ cả, coi hai ngưới như con cháu.Mỹ-Linh từ chối:- Chúng tôi không đói.Lão già béo chỉ thiếu phụ, giới thiệu với Mỹ-Linh:- Cô nương. Ta giới thiệu với cô nương, đây là Chu Vân-Nga, được đưa vào giúp ta luyện công mấy tháng nay.Vân-Nga cầm đũa vặn một cái, đầu con thỏ đứt lìa. Nàng gắp bỏ vào cái bát, rồi đưa cả đũa, bát cho Mỹ-Linh:- Cô nếm thử cái đầu nhân sâm này. Ngon lắm, lại tăng tiến sức khoẻ. Con sâm này đã ninh nhừ, hồi sáng bọn Lê Ba sai người hầu đem vào, thành ra nguội. Ta hâm lại cho nóng.Mỹ-Linh đã được nếm đủ mọi cao lương mỹ vị, sơn hào, hải sản. Nhưng nàng chưa biết con nhân sâm ra sao. Nàng tiếp bát, đũa từ tay Vân-Nga, đưa lên mũi ngửi, mùi vị hơi tanh như cá. Nàng chưa dám ăn, tay bưng bát, hỏi:- Tiền bối, con nhân sâm bắt ở đâu vậy?Lão già gầy bỏ đũa, nghiêm trang đáp:- Cái tên con nhân sâm này do lão phu đặt ra. Không phải nhân sâm như sâm của sứ Cao-ly đâu. Nguyên sau khi lão phu học được trọn bộ Hồng-thiết kinh rồi trở về Trung-quốc truyền giáo. Lão phu truyền thần công cho không biết bao nhiêu đệ tử. Nhưng chỉ có gã Đặng Đại-Bằng tiến triển mau không thể tưởng tượng được. Lão phu cũng như gã, không hiểu tại sao. Riêng lão phu lão phu cho rằng gã có điều bí ẩn gì dấu diếm. Sau thời gian dài theo dõi, lão phu thấy gã nuôi trong nhà mấy thanh nữ. Mỗi đêm gã ôm ấp một thanh nữ mà ngủ. Lão phu hỏi tại sao, gã cho biết đó là thuật Thái âm bổ dương.Mỹ-Linh là một công chúa, tuổi lại còn nhỏ, nàng chưa từng nghe một câu nói tục, chứ đừng nói nghe đến những truyên dâm đãng. Nghe đến thuật thái âm bổ dương, nàng ngơ ngác hỏi:- Thái âm bổ dương à? Tiểu nữ chưa nghe qua?Vũ Thiếu-Nhung tỏ ra hiểu biết Mỹ-Linh, nàng đáp thay lão già:- Thái âm bổ dương là thuật chăn gối của người Trung-quốc, Lĩnh-nam từ hơn nghìn năm trước để lại. Mục đích giúp cho trai, gái dựa vào nhau mà khoẻ mạnh trẻ trung.Mỹ-Linh nhăn mặt không muốn nghe, nàng hỏi lảng sang truyện khác:- Lão tiên sinh, tiểu nữ vẫn không hiểu con nhân sâm bắt ở đâu?- Mỗi đêm Đặng Đại-Bằng đều ôm một thanh nữ mà mgủ. Trong khi ngủ, y hấp khí của thanh nữ. Thanh nữ hấp khí của y. Thành ra cả hai người đều trẻ lâu, khoẻ mạnh. Riêng Bằng, hàng tháng hút kinh huyết của thiếu nữ, vì vậy công lực y tiến mau vô cùng. Từ đấy lão phu với y hợp được thuật Thái âm bổ dương vào phép luyện Hồng-thiết thần công.Lão chỉ vào đĩa nhân sâm hấp:- Sau khi về Đại-Việt, lão phu ngẫm ra rằng, dùng lối hút kinh nguyệt của thiếu nữ luyện công, chẳng qua là lấy tinh huyết của phụ nữ mà thôi. Tinh huyết của phụ nữ chỉ có âm chất. Nếu như có thêm dương khí vào mới khiến cho Hồng-thiết công trở thành mạnh. Lão phu nghĩ, con người ta muốn cho chân khí mạnh, sao không dùng thuật ăn uống phụ vào cho mau.Lão hỏi Mỹ-Linh:- Này tiểu thư, người có biết cấu thành của chân khí như thế nào không?Mỹ-Linh đã nghe Hồng-Sơn đại phu giảng hôm nàng đến Vạn-thảo sơn trang, nay nàng còn nhớ:- Tiểu nữ biết. Chân khí cấu thành do Tiên-thiên-khí và Hậu-thiên-khí.- Dĩ nhiên, nhưng Tiên-thiên-khí là gì?- Tiên-thiên-khí, là khí của con người khi chưa chào đời. Đầu tiên hạt tinh khí của người cha, gieo vào người mẹ. Sau khi kết thai, tinh khí hấp thụ khí huyết của mẹ tức nguyên khí. Tinh khí, nguyên khí hợp với nhau thành Tiên-thiên khí. Khi người ta sinh ra đời rồi, thở hít khí trời tức thiên-khí, ăn uống tức địa khí. Thiên-khí, địa-khí hợp lại thành Hậu-thiên-khí.- Giỏi. Tiên-thiên, Hậu-thiên khí hợp lại thành Chân-khí. Khi luyện công, thở hít thiên khí thuộc lẽ đương nhiên, dễ dàng. Ăn uống là nguồn gốc của Hậu-thiên khí. Khi con người sinh ra rồi, tinh khí của cha, nguyên khí của mẹ vốn đã cố định, liệu có thay đổi được không? Các gia, các phái khác cho rằng không đổi được. Nhưng Hồng-thiết giáo của lão phu cho rằng đổi được.Thiệu-Thái tỏ vẻ khinh bỉ:- Nhờ tiên sinh với Đặng Đại-Bằng sáng chế ra lối hút kinh huyết của phụ nữ áp dụng vào luyện công.Nhật-Hồ lão nhân biết Thiệu-Thái mỉa mai mình, nhưng lão thản nhiên, tỏ ra hãnh diện:- Đúng thế. Nhưng đó, hồi ở bên Trung-quốc. Khi trở về Đại-Việt, lão phu nghĩ rằng dùng lối hút kinh huyết, chỉ được âm huyết, sao bằng trộn lẫn âm huyết với tinh khí, có phải bổ được Tiên-thiên khí, mà võ lâm cổ kim đến giờ chưa ai vựơt qua được không?Thiệu-Thái rùng mình nghĩ:- Lão già này một đại ma đầu có khác. Y nghĩ được, làm được những gì, mà cổ kim chưa ai dám nghĩ, dám làm. Vì vậy mà giáo chúng Hồng-thiết giết người, lại cho rằng đạo đức, thì ra thế.Chàng hỏi với vẻ ngạo mạn:- Chắc tiên sinh cùng các cao đồ mỗi tháng đều hút kinh huyết của thiếu nữ, rồi hút tinh khí của thiếu niên để luyện công, cho nên võ công giáo chúng Hồng-thiết giáo mới mạnh thế.Lão già gầy mỉm cười tự phụ:- Đâu có, nếu hút tinh khí của con trai, kinh huyết của con gái, vẫn không thành được Tiên-thiên khí. Ví như ta ăn thịt, ăn cơm, sẽ thành máu huyết. Nhưng đem thịt với cơm trộn vào với nhau, sao thành máu huyết được? Công tử, tiểu thư thử nghĩ xem, làm thế nào tạo thành Tiên-thiên-khí?Mỹ-Linh, Thiệu-Thái ngẩn người ra suy nghĩ một lúc, rồi lắc đầu:- Bọn tiểu bối nghĩ không ra.Lão già béo nói vọng sang:- Cô cậu làm sao mà biết? Sư phụ tôi có trí tuệ cao nhất hoàn vũ, người mới nghĩ ra được. Phương pháp hợp tinh khí, nguyên khí, trời đất đã sinh ra từ khai thiên lập địa đến giờ rồi, mà không ai để ý.Trịnh Đức buông mành che kín xe, rồi ra roi cho hai ngựa chạy. Một lát thành Thăng-long hiện ra phía trước. Trịnh Đức hỏi:- Thưa cô nương vào cửa nào?- Người cho xe chạy vào cửa Đan-phượng.Mặt lão già Đức hơi biến đổi đôi chút. Lão cho xe chạy qua cửa Quảng-phúc, rồi tới Đại-hưng, tới cửa Đan-phương hiện ra trước mắt. Đến gần cửa Đan-phượng, Mỹ-Linh ra lệnh:- Người cho xe vào cửa, rồi quẹo sang trái.Lão Đức kinh hãi:- Bên trái là điện Uy-viễn, nơi Khu-mật viện đóng. Xe vào đó ắt tiểu nhân bị chặt đầu.Mỹ-Linh quát:- Im mồm! Tuân lệnh ngay, bằng không, ta giết liền.Xe vào trong thành, quẹo sang trái. Phía tới điện Uy-viễn. Xe chưa tới cung, có hai dũng sĩ cầm bảo đao chặn lại. Mỹ-Linh nhận ra hai vệ sĩ của Khai-Quốc vương. Nàng mở mành ra nói:- Anh Quế, anh Nam. Bình-Dương đây, cho xe vào mau!Hai vệ sĩ thấy cô công chúa ngàn vàng, con gái Khai-Thiên vương, con nuôi Khai-Quốc vương, em kết nghĩa của người quản Khu-mật viện Tạ Sơn, mà đầu tóc rối bù, ngồi trong xe, với mấy người quần áo ứơt sũng. Chúng kinh hoảng, vội mở cửa phủ cho xe đi. Nam cầm dùi đánh ba tiếng trống. Xe vào tới sân trong phủ Uy-viễn. Tạ Sơn đã chạy ra cùng với Ngô Thuần-Trúc theo sau còn bốn người, mà nàng nhớ nhung ngày đêm: Tự-Mai, Tôn Đản, Lê Thuận-Tông, Hà Thiện-Lãm. Bé Ngô Thường-kiệt cũng có mặt. Tạ Sơn ngoắc tay ra lệnh, ba võ sĩ ra vác thầy trò Nhật-Hồ vào. Mỹ-Linh chỉ ba người nói: ⬔ Ba đại ma đầu của Hồng-thiết giáo. Chúng bị ngộp nước, mau cứu tỉnh. Phải cẩn thận, vì võ công chúng rất cao. Phủ đệ của Khai-Quốc vương ở điện Giảng-vũ, ngay cạnh điện Uy-viễn. Mỹ-Linh dẫn Vũ Thiếu-Nhung, Chu Vân-Nga, Thiệu-Thái theo ngả sau về phủ Khai-Quốc. Vú Tú thấy Công-chúa, Thế-tử ướt như chuột thì kinh hoàng. Mỹ-Linh dơ tay vẫy, ý muốn nói: Đừng hỏi lôi thôi. Nàng chỉ vào Vũ Thiếu-Nhung, Chu Vân-Nga:- Lấy quần áo của tôi cho hai vị này thay. Dẫn hai người đi tắm.Mỹ-Linh, Thiệu-Thái cũng đi tắm rửa. Tắm, thay y phục, trang điểm xong, nàng xuống phòng ăn. Vú Tú đã dọn cơm lên sẵn. Bà nói:- Công-chúa có tin mừng.Mỹ-Linh hỏi:- Tin gì đấy vú? Thím hai khỏi bệnh thì tôi biết rồi.- Có người mà Công-chúa đêm nhớ, ngày mong đã về đây.- Ai thế vú? Sư phụ ư? Chú hai ư ? Hay chị Bảo-Hòa chăng?Trong tâm Mỹ-Linh chỉ có sư phụ, lúc nào cũng cười tươi như Bố-Đại hoà thượng, mà lòng nàng tưởng nhớ ngày đêm, sau đó đến Khai-Quốc vương. Ông chú đầy uy quyền, bận rộn tối mắt, nhưng luôn dành cho nàng tình yêu vô bờ bến. Chú nàng vừa là bố, vừa là mẹ. Gần đây thêm Bảo-Hòa, niềm an ủi lớn cho nàng. Vú Tú cười, mở cửa, một thiếu phụ, một thiếu nữ chạy vào với hai con chó. Mỹ-Linh mừng quá đứng dậy ôm lấy thiếu phụ:- Vú Hậu! Ninh!Quả thực nàng cũng thương vú Hậu như thương mẹ. Xa bà đã mấy tháng nay, nàng đinh ninh bà ở Trường-yên. Không biết nay sao cũng về Thăng-long, lại dẫn thên cô em sữa Ninh cùng hai con chó. Nàng ôm chầm lấy vú Hậu, ấp đầu vào ngực vú. Nàng cảm thấy một mùi thơm quen quen từ người vú Hậu, mà từ lâu, nàng ngẫm ra chỉ vú hậu mới có cho nàng. Cả hai cùng rơm rớm nước mắt. Nàng nói:- Con thương vú vô cùng.Hai hàng nước mắt vú Hậu chảy dài trên má:- Tiểu tỳ nhớ Công-chúa quá, nên cùng con Ninh về đây đã hai ngày, mong Công-chúa mãi.Mỹ-Linh mời vú Hậu, cùng Ninh ngồi. Nàng vuốt ve hai con chó thân yêu, rồi nói:- Vú và em Ninh ăn cơm chung với con nghe!Thời bấy giờ, tôi tớ nhà bình dân cũng không được ngồi ăn cùng chủ. Huống hồ Mỹ-Linh là Công-chúa. Nhưng Mỹ-Linh, ở với Khai-Quốc vương. Vương cho phép bất cứ tôi tớ, tỳ nữ nào, mà chủ nhân mời, đều được ngồi ăn chung. Vú Hậu, Mỹ-Linh cùng ngồi ăn. Vũ Thiếu-Nhung nước mắt dàn dụa nói với Mỹ-Linh:- Cô nương, ra cô nương là Công-chúa đấy. Tiểu nhân thực vô phép. Tiểu nhân nghĩ mình tội lỗi quá nhiều. Mong rằng Công-chúa rộng dung cho tiểu nhân đến khi gặp lại Hồng-Sơn đại phu. Sau khi nói với người mấy câu, rồi tiểu nhân tự xử, chứ không giám để ô uế đến lưỡi gươm của quan nha. Mỹ-Linh vẫy tay:- Bá mẫu cùng tiểu nữ vừa chung nhau một hoạn nạn, đừng nói đến cái gì khác hơn việc ta lấy lòng đãi nhau. Ăn xong chúng ta mau thẩm cung bọn Nhật-Hồ. Còn nhiều người bị chúng giam cầm, cần cứu ra.Từ lúc được cứu tỉnh, Chu Vân-Nga không nói một câu. Bây giờ nàng mới lên tiếng:- Công-chúa. Ngay khi gặp Công-chúa trong hầm, tôi đã nhận ra Công-chúa. Nhưng Công-chúa không nhận ra tôi. Công-chúa có biết tôi là ai không, mà lại cho tôi ăn cùng mâm. Biết đâu tôi phạm trọng tội thì sao?Mỹ-Linh gắp nhát cá trê rán dòn, chấm vào bát nước mắm gừng, bỏ cho Chu Vân-Nga:- Tôi không cần biết lý lịch chị. Dù chị là quân giặc cướp, chị có tội với luật nước. Dù chị giết người, chị bị kết án tử hình. Đối với tôi, chị ở hoàn cảnh đáng thương, đáng xót. Nhan sắc chị thuộc loại hiếm có trên đời, mà bị giam dưới hầm sâu, làm kẻ hầu cho Nguyễn Chí, thực còn gì đau khổ hơn nữa?. Tôi cứu chị ra, mời chị ăn bữa cơm, rồi bấy giờ chị là ai, có tội hay không sẽ bàn sau. Ăn cơm đi chị.Vân-Nga cảm động òa lên khóc. Luân-lý, luật pháp người Việt ngay từ thời vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng đều coi đức tính trinh-tĩnh của phụ nữ cực kỳ quan trọng. Khi cha mẹ hứa hôn rồi, coi như đã có chồng. Chồng chết phải ở vậy suốt đời dù chưa cưới. Còn những phụ nữ lấy chồng, có mai mối, sau khi lấy chồng chỉ biết có chồng. Lỡ ra bị cưỡng hiếp, phải tự tử để bảo toàn danh tiết. Đến khi vua Ngô Quyền dựng lại chính thống, tạm dùng lại luật Lĩnh-Nam. Trải qua loạn Thập-nhị sứ quân, đất nước ở trong một thời kỳ cực kỳ rối loạn, cho nên khi thống nhất giang sơn, vua ban hành luật nghiêm khắc. Phụ nữ thất tiết, bị xử tử hình, không có trường hợp giảm khinh. Vua Lê Đạo-Hành lên ngôi, chưa kịp ban hành luật, vẫn giữ luật cũ. Khi vua Lý Thái-Tổ lên ngôi, bấy giờ Nho-giáo đã có chỗ đứng vững trong xã hội. Luật triều Lý đặt cơ sở trên nhân trị của Nho-giáo, thêm một phần ảnh hưởng của Phật-giáo, khép người phụ nữ vào một khuôn khổ luân lý rất khắt khe. Chỉ cần người phụ nữ để người đàn ông khác nắm lấy tay, ôm trong tay, hoặc trông thấy bộ phận kín của mình coi như phạm tội bất trinh. Còn để người khác phạm vào thân thể liệt vào tội ô danh thất tiết. Cả hai tội đều đưa đến hình phạt. Nặng nhất bắt đến trước con voi, để nó dùng chân đạp lên người. Đó là tội voi dầy. Thứ đến cho cột chân tay vào bốn con ngựa, rồi đánh cho ngựa chạy ra bốn phía, cơ thể bị xé làm bốn mảnh. Đó là tội ngựa xé. Nhẹ hơn nữa, bị xử giảo, tức thắt cổ cho đến chết, hoặc chém đầu. Tất cả ba tội trên, sau khi chết, cơ thể đem ra đồng cho diều hâu, cho quạ ăn thịt. Trường hợp nhẹ nhất, chỉ bị đem ra giữa chợ đánh đòn, gọt đầu, lấy vôi bôi lên cho tóc không mọc được nữa, rồi cho xuống bè chuối, thả trôi sông. Những hình phạt đó, phổ thông đến dân chúng. Vì vậy, cho đến nay, khi người ta nguyền rủa đàn bà, thường dùng câu "Con voi dầy, ngựa xé kia hoặc Con diều tha, quạ mổ kia hoặc đồ trôi sông, đòn chợ". Vũ Thiếu-Nhung, Chu Vân-Nga vốn gái có chồng, bị Hồng-thiết giáo bắt giam, đáng lẽ phải tự tử ngay, để bảo toàn trinh tiết. Nhưng hai người không làm thế, mà cam tâm hầu hạ, cho Nhật-Hồ, Nguyễn Chí dầy vò bao năm. Tội quá nặng, không được quyền giảm khinh. Nay họ biết Mỹ-Linh là Công-chúa, chắc chắn đã khinh khiến, kinh tởm, khi biết họ phạm tội. Vì vậy cả hai mới thốt ra lời bi thương. Không ngờ Mỹ-Linh lại lảng ra truyện khác, dùng lời nói êm dịu phủ dụ họ. Đúng ra, Mỹ-Linh thẩm vấn hai người đàn bà này trước, rồi giải qua quan tiết độ sứ Thăng-long xử tội, mà nàng cố tình lờ đi. Hơn nữa còn cho ngồi ăn chung. Mỹ-Linh đâu phải không biết tội trạng hai người? Khi nàng được thầy dạy văn giảng về nhân trị, nàng tâm niệm, nếu có dịp, nàng sẽ thử đem đạo đức cảm hoá. Trước đây, khi gặp Đỗ Lệ-Thanh, mụ phạm tội làm gian tế cho Tống, không cần xét xử, đem ra xử lăng trì, tức xẻo từng miếng thịt. Hoặc ít ra, Mỹ-Linh cật vấn chi tiết về những tội trạng của mụ. Nhưng nàng lờ đi, vì vậy Đỗ cảm động, nguyện theo hầu nàng với Thiệu-Thái cả đời. Bây giờ nàng lại áp dụng với Thiếu-Nhung, Vân-Nga. Quả nhiên hữu hiệu. Vũ Thiếu-Nhung nhắm mắt hồi tưởng lại thời thơ ấu... Quan Tiết-độ sứ tổng trấn kinh thành Trường-yên, Vũ Hoàng-Quân, nguyên xuất thân làm một võ tướng, có chiến công trong trận đánh Chi-lăng với Tống, được vua Lê Đại-Hành tín cẩn. Vũ tiết độ sứ vốn là đệ tử phái Sài-sơn, sư thúc của Nam-quốc vương Lê Long-Mang. Vì vậy Nam-Quốc vương thường tới dinh Tiết độ sứ chơi, để học hỏi thêm võ công. Vũ tiết độ sứ chỉ có một con gái duy nhất tên Vũ Thiếu-Nhung. Trời cho tấm nhan dắc diễm lệ, lại giỏi nghề đàn ca. Trong khi Nam-quốc vương ra vào dinh Vũ tiết độ sứ, ông được quen với Thiếu-Nhung. Trai tài, gái sắc gặp nhau, họ cảm nhau ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Tin này đồn ra ngoài, vua Lê Đại-Hành sai sứ đến hỏi Thiếu-Nhung, phong làm vương phi Nam-Quốc. Không ngờ trong lễ tấn phong, anh của Nam-Quốc vương là Lê-long-Đĩnh nhìn thấy. Y mê chết lên chết xuống, nhưng chỉ ngậm bồ hòn, chờ dịp. Niên hiệu Ứng-thiên thứ mười hai, đời vua Lê Đại-Hành, nhằm năm Kỷ-tỵ (1005). Khai-Minh vương Lê Long-Đĩnh giết anh, lên làm vua, rồi sai tướng đem quân vào Thanh-hóa bắt Nam-Quốc vương Lê Long-Mang. Mục đích của Long-Đĩnh không phải diệt trừ em, mà bắt Vũ Thiếu-Nhung. Nam-Quốc vương là người bác học đa năng nhất trong các hoàng tử con vua Lê. Nếu Vương mốn làm vua, sĩ dân thiên hạ, không ai mà không vui mừng. Thấy anh gây điều bạo nghịch, Vương đã chán nản thế sự. Đúng lúc ấy, được tin quân Tống chuẩn bị sang đánh. Nếu Vương chống cự với anh, tất thắng, rồi nhân đó lên làm vua, hẳn dễ như trở bàn tay. Nhưng Vương sợ rằng giữa lúc hai bên đại chiến, hoặc sau khi một bên thắng, một bên bại, tinh lực kiệt quệ, quân Tống tràn sang, e cái nạn mất nước khó tránh. Vương bèn niêm phong kho lẫm, đêm treo ấn, lẳng lặng dẫn Thiếu-Nhung bỏ đi cùng gia bộc thân tín, khai đất, lập ra Vạn-thảo sơn trang. Vương dấu tên, dấu họ, chỉ dùng danh xưng Hồng-Sơn đại phu. Tuy vậy, ngoài gia bộc ra, chỉ có sư phụ đại phu, cùng những người vào vai sư thúc, sư bá biết rõ chân tướng Vương. Vương yêu thương Thiếu-Nhung rất mực. Hai người có với nhau người con gái đầu lòng tên Thiếu-Mai, người con trai thứ nhì tên Lê Văn, rồi tai vạ xẩy đến... Nàng bị người ta phóng độc chưởng. Đến đây nàng khóc òa lên, không dám nghĩ tiếp nữa. Vân-Nga cũng òa lên khóc theo, nàng nói với Mỹ-Linh:- Công chúa! Nếu tôi không phạm tội, tôi là người trên Công-chúa.Mỹ-Linh kinh ngạc:- Khi mới gặp, nhìn bóng dáng chị quen quá. Tôi không nhớ rõ đã gặp ở đâu.- Tôi là thứ phi của Đông-Chinh vương.Mỹ-Linh, Thiệu-Thái kinh hoàng nhớ lại truyện cũ. Năm năm trước đây, Thuận-Thiên hoàng đế tuyển con gái Tiết-độ-sứ Chu Toàn-Minh tên Chu Vân-Nga cho Đông-Chinh vương làm cung phi. Lập-Nguyên hoàng hậu có ý định để nàng sống trong cung ít lâu, rồi sẽ phong làm Vương-phi. Được một năm, Chu Vân-Nga bị mất tích, trong lần về thăm nhà ở vùng Mê-linh. Đông-Chinh vương ra sức tìm tòi, đều vô hiệu. Hai năm sau, truyện đó chìm vào dĩ vãng. Không ngờ bây giờ Mỹ-Linh tìm ra nàng ở trong đường hầm tại Cổ-loa. Mỹ-Linh nghĩ thầm: "Chu Vân-Nga tội nặng khó tha thứ. Bà ta được tuyển làm cung phi cho chú nàng là Đông-Chinh vương, thân thể cao quí biết dường nào. Đúng ra nàng ở vai thím mình. Mình với Thiệu-Thái trông thấy phải quì gối hành đại lễ. Không biết sự thực về vụ này ra sao. Mình cứ để Khu-mật-viện làm việc." Nàng á lên một tiếng:- Thì ra thím. Thảo nào lúc mới vào hầm, cháu thấy gương mặt thím quen quen. Việc này lớn quá, cháu không có thẩm quyền giải quyết, để ông nội định đoạt. Thôi chúng ta ăn cơm đã.Cơm xong, Mỹ-Linh dẫn Thiệu-Thái, Thiếu-Nhung, Vân-Nga sang Khu-mật viện. Nàng thuật sơ lược tất cả những gì thấy ở nhà Hoàng Văn cùng các biến chuyển một lượt. Ta Sơn nói:- Công-chúa thực may mắn, tìm ra tất cả âm mưu của bọn Tống. Nhưng cho đến giờ phút này, sư huynh cũng không biết chủ trương của bọn Hồng-thiết giáo ra sao. Sư huynh đã cho cứu tỉnh, gông ba thầy trò Nhật-Hồ rồi.Mỹ-Linh nhớ ra điều gì:- Còn gã Trịnh Đức, sư huynh giam gã ở đâu?Tạ Sơn nói sẽ vào tai nàng:- Y vốn người của Khu-mật-viện, cho vào ẩn ở trong phủ Đàm Can. Sư huynh thưởng bạc, truyền trở lại nhà y. Còn bọn Nhật-Hồ chờ lát nữa ta hỏi cung. Có điều không bao giờ sư huynh ngờ quản gia của phủ Khai-Thiên lại là Hoàng Văn, tên ma đầu đứng hạng ba của Nhật-Hồ lão nhân. Rồi nữa Đàm Can lại chính thị Vũ Nhất-Trụ. Vụ này thực không nhỏ.Thấy vắng bóng Bảo-Hòa đâu, Thiệu-Thái hỏi:- Bảo-Hoà đâu?- Các đệ tử Tây-vu tề tựu dự anh hùng đại hội đóng ở ngoài thành, vì vậy Quận-chúa cũng phải về chầu hầu vua Bà. Vua Bà có chỉ dụ, nếu Thế-tử về, đến chầu hầu ngay.Thiệu-Thái là con chí hiếu, nghe chỉ dụ của mẹ, chàng vội đứng lên nói với Mỹ-Linh:- Anh phải đi chầu mẹ ngay. Ngày đại hội, chúng ta sẽ gặp nhau.Chàng lấy ngựa lên đường. Tạ Sơn đứng lên kiểm điểm:- Thuận-Thiên cửu hùng, còn thiếu Vương-gia, Thanh-Mai, Thanh-Nguyên nữa là đủ. Nào chúng ta thẩm vấn bọn Nhật-Hồ. Mọi người vào phòng thẩm vấn. Tạ Sơn bảo Mỹ-Linh:- Công-chúa hiểu rõ nội tình bọn chúng. Xin công chúa thẩm vấn thì hơn. Giữa Công-chúa với sư huynh, có tình sư huynh, sư đệ cái gì cũng xong hết. Ngặt vì tên Trương Yên làm quản gia phủ Khai-Thiên. Tên Vũ Nhất-Trụ vai Quốc-cữu. Chức vụ Điện-tiền chỉ huy sứ, quản Khu-mật-viện của sư huynh không đủ uy quyền hỏi cung chúng.Tự-Mai không chịu:- Sư huynh, em nghĩ khi anh hỏi cung, anh là đại diện của luật pháp, đại diện của Đại-Việt hoàng đế. Ai phạm tội, anh cũng có quyền chấp pháp chứ?Lâu ngày không gặp cậu sư đệ bác học, thông minh, Mỹ-Linh nắm lấy tay Tự-Mai, liếc ánh mắt sáng như sao, rồi nở nụ cười:- Bộ Quốc-triều hình thư có dự trù khoản gọi là Bát nghị, nên anh hai khó lòng hỏi cung y.Tự-Mai, Thuận-Tông, Thiện-Lãm, Tôn Đản nhao nhao lên:- Bát nghị là kí gì vậy?Mỹ-Linh thư thả kể:- Từ khi ông nội chị lên làm vua, người ban hành mấy bộ luật tạm thời. Trong đó có bộ Quốc triều hình thư. Trong Hình-thư dự trù trường hợp giảm khinh, gọi là Bát nghị. Bát nghị đã có trong bộ luật thời Lĩnh-Nam, do công chúa Phùng Vĩnh-Hoa sọan. Nay bộ Hình-thư chỉ chép lại mà thôi.Tự-Mai gật gật đầu:- Em nghe bố nói một lần, nhưng không rõ cho lắm. Bát nghị nội dung ra sao?- Bát nghị bao gồm tám trường hợp được giảm khinh. Những người ở trong trường hợp sau đây, khi phạm tội, sẽ được giảm khinh: Một, nghị thân, tức trường hợp thân thuộc trực hệ của Hoàng-đế. Hai, nghị cố, tức những người bạn hữu của hoàng đế. Ba, nghị hiền. Tức những người nổi tiếng đạo đức, trong nước. Bốn, nghị năng. Tức những người tài ba. Năm, nghị công. Tức những người có huân công với xã tắc. Sáu, nghị quý. Tức những quan lớn. Võ từ cấp phó tiết độ sứ. Văn từ cấp thái bảo. Bẩy, nghị cần. Tức những người nổi tiếng làm việc xiêng năng. Tám, nghị bảo. Tức những người giầu có, được đem tiền chuộc tội.Nàng nhấn mạnh:- Vũ Nhất-Trụ được phong quốc cữu. Y liệt vào hàng Nghị thân. Vì vậy nhị sư huynh không có quyền thẩm cung y. Đúng ra, thân phụ của chị tước Khai-Thiên vương, chị là Quận-chúa ngang vai với Nhất-Trụ. Chị cũng không được hỏi cung y nốt. Nhưng chị được phong Công-chúa, nên cao hơn y một bậc. Chị hiểu rõ vị thế của sư huynh. Dù làm quan lớn đến đâu cũng không thể so sánh với bọn ngoại thích. Chị thấy tên Vũ Nhất-Trụ sinh ra Đàm quí phi, người đang được ông nội sủng ái. Bây giờ ngoài chị ra, chỉ có chú hai mới đủ tư cách thẩm cung y.Mỹ-Linh quyết định phải ngồi chấp cung y:- Nhật-Hồ vốn xảo trá khôn cùng. Tiểu muội không đủ kinh nghiệm thẩm cung chúng. Sư huynh hỏi cung đi. Tiểu muội góp ý với sư huynh.Thị vệ dẫn Nhật-Hồ lão nhân vào. Mỹ-Linh nhỏ nhẹ:- Lão tiên sinh, người ta sinh ra thọ được bẩy mươi tuổi là hiếm lắm. Nay tiên sinh đã tới trăm tuổi, mà Khu-mật-viện gông lão tiên sinh như thế này thực không phải. Sở dĩ thị vệ không giám để tiên sinh thư thả vì võ công tiên sinh quá cao thâm, nên họ phải làm vậy. Việc này thực bất đắc dĩ. Mong lão tiên sinh lượng thứ.Nhật-Hồ lão nhân bị giam hai chục năm, mọi biến chuyển, lão không biết gì. Lão hỏi:- Đây thuộc phủ nào? Cô nương cứu ta hai lần, nên dù cô nương giết ta, ta cũng không buồn. Huống hồ cô nương gông ta. Cô nương là ai?Mỹ-Linh ra lệnh cho thị vệ:- Các người mau tháo gông cho lão tiên sinh!Nhật-Hồ cười ha hả. Tiếng cười của lão làm mọi người ù tai, chóng mặt. Lão quát lên một tiếng vung tay mạnh. Hai cái tay gông gẫy rời. Lão bóp mạnh vào cái gông cổ, gông cũng gẫy nốt. Lão nói:- Lão phu tưởng cô nương gông lão phu, lão phu chịu. Chứ còn người khác, gông lão phu sao được! Lão đến cạnh Vũ Thiếu-Nhung, ngồi bên bà. Bất chấp công đường đông người, lão cầm tay bà đầy vẻ trìu mến như một cặp tình nhân trẻ. Mỹ-Linh thấy Thiếu-Nhung không phản đối, nàng nhăn mặt, tỏ vẻ bực mình. Tuy vậy, nàng vẫn truyền rót nước trà mời lão uống. Trong lòng nàng nổi lên cơn bão táp: "Như thế Thiếu-Nhung công khai nhận có tình ý với lão, chứ bà đâu có bị ép buộc? Thực bí mật, thực huyền bí. Mình phải điều tra cho ra manh mối mới được." Tạ Sơn chỉ Mỹ-Linh:- Thưa giáo chủ. Công chúa Bình-Dương cứu giáo chủ ra. Người muốn giáo chủ trả lời mấy câu. Hiện giáo chủ đang ngồi trong Khu-mật viện Đại-Việt.- Thì ra cô nương là Công-chúa của Lê triều đấy.Mỹ-Linh lắc đầu:- Lê triều hết số từ mười tám năm rồi. Đương kim thiên tử là Thuận-Thiên hoàng-đế, ông nội tiểu nữ.Thấy Nhật-Hồ ngơ ngơ ngác ngác. Tạ Sơn tóm tắt tình hình hai mươi năm qua cho lão nghe qua. Chàng tiếp:- Còn Hồng-thiết giáo của tiên sinh công bố rằng tiên sinh qua đời từ hai chục năm trước. Họ xây lăng cho tiên sinh lớn lắm. Mỗi ngày có hàng mấy trăm giáo đồ đến lễ tiên sinh đấy. Lê Ba cho phổ biến một di chúc của tiên sinh.Mặt Nhật-Hồ tái đi:- Láo thực, tôi có viết di chúc bao giờ đâu?Tạ Sơn hỏi:- Bị tù bấy nhiêu năm. Bây giờ được tự do, tiên sinh định làm gì?Nhật-Hồ thở dài:- Việc đầu tiên lão phu phải giết chết bọn phản thầy, rồi sau đó chính đốn lại Hồng-thiết giáo.Có tiếng Khai-Quốc vương dùng Lăng-không truyền ngữ rót vào tai Tạ Sơn, Mỹ-Linh:- Hãy tìm cách phóng thích khéo lão này, để tự tay lão giết hết bọn ma đầu. Mình khỏi cần ra tay.Tạ Sơn biết Khai-Quốc vương ngồi ở phòng bên cạnh nghe chấp cung. Chàng yên lòng tiếp:- Người ta nói tiên sinh có mười đại đệ tử, Vậy họ là ai?- Lão phu nhất tâm cứu nước, nên thu dụng, huấn luyện nhiều đệ tử. Nhưng trong đó có mười tên khá nhất. Lão phu căn cứ vào ai nhập môn trước làm sư huynh. Ai nhập môn sau làm sư đệ. Chứ không căm cứ trên tuổi tác, bản lĩnh. Đại đệ tử của lão phu tên Vũ Nhất-Trụ, tức Đàm Can như các vị biết. Y đã được bị bắt cùng lão phu. Về võ công y cao thâm nhất.- Thế tiên sinh giao cho Nhất-Trụ nhiệm vụ gì?- Y tiềm ẩn ở Hoa-lư, bám sát triều đình. Sau này triều đình thiên đô về Thăng-long, y cũng về theo.
Mỹ-Linh muốn biết tin Vương mẫu, nàng hỏi:
- Có phải y tiềm ẩn, khống chế các quan trong triều đình không?
- Đúng thế!
Lão uống một hớp nước trà, rồi nói:
- Đệ nhị đệ tử tên Đặng Trường. Y tiềm ẩn trong phái Đông-a. Mục đích ăn cắp di thư của phái này. Nhưng võ công phái Đông-a chép bằng thuật ngữ đặc biệt. Tuy y ăn cắp được, nhưng rút cuộc vẫn như không. Trong các đệ tử của lão phu, Đặng Trường tên ác độc nhất. Nghe nói dường như y bị bại lộ, bị bắt thì phải. Hà, công lực của y đâu phai tầm thường, không biết ai mà có bản lĩnh bắt sống y?
Tự-Mai cười:
- Lão tiên sinh bị tù lâu quá thành ra không biết gì về sự tiến hoá của võ học Đại-Việt. Đặng-Trường mưu giết tại hạ, nhưng không thành, y đấu võ với sư thúc tại hạ, bị người bắt sống.
Nói rồi Tự-Mai thuật chi tiết diễn biến vụ Đặng Trường cho Nhật-Hồ nghe. Nhật-Hồ lão nhân nói với Tự-Mai:
- Trần công tử. Công tử có thể diễn lại một vài chiêu võ công của Đặng Trường không? Ta không tin y bị bắt dễ dàng như vậy.
Tự-Mai bảo Mỹ-Linh:
- Chị Mỹ-Linh. Em làm sư thúc Trần Kiệt, chị làm Đặng Trường, chúng ta thử diễn lại một vài chiêu cho lão tiền bối thấy. Mỹ-Linh diễn lại những chiêu võ công của Đặng Trường. Còn Tự-Mai diễn lại những chiêu của Trần Kiệt. Cho đến chiêu cuối cùng, Đặng Trường ngã lăn ra, miệng ri rỉ chảy máu. Nhật-Hồ lão nhân cười:
- Thiên-trường ngũ kiệt bị Đặng Trường lừa rồi. Nếu y dùng võ công Hồng-thiết giáo, không dễ gì Trần Kiệt thắng nổi. Vì vậy y dùng võ công Đông-a. Võ công Đông-a của y là võ công học lóm, sao bằng bản lĩnh chân thực?
Tự-Mai kinh ngạc:
- Tại sao y không dùng võ công chân thực, để đến nỗi bị bắt?
Nhật-Hồ vuốt râu lắc đầu:
- Các vị đây chưa ai hiểu Hồng-thiết giáo cả!
Mỹ-Linh bật lên tiếng ái chà:
- Tôi hiểu rồi. Đặng Trường biết rằng tung tích bị lộ. Nếu y dùng bản lĩnh chân thực đấu với sư thúc Trần Kiệt, ắt sư thúc phải dùng hết mười thành công lực. Dù y có thắng, ắt Thiên-trường ngũ kiệt cũng tìm cách bắt y. Bấy giờ, y khó tránh khỏi cái chết. Chi bằng giả thua, để bị bắt. Khi giải giao cho quan nha, y sẽ được đưa về Thăng-long. Trong thời gian đó, y tìm cách vượt ngục, hoặc thông tin cho đồng bọn cứu ra.
- Đúng thế!
Tạ Sơn kéo mọi người trở về thực tại:
- Còn đệ tử thứ ba của tiên sinh tên gì. Hiện y ở đâu?
- Y có tên là Lê Ba. Xuất thân làm thợ rèn. Y được lão phu thu làm đệ tử, cho quản trị giáo chúng vùng Thanh-hóa. Y ẩn thân trong phái Sài-sơn, theo dõi Hồng-Sơn đại phu từ lâu. Mục đích ăn cắp di thư Sài-sơn tên Thiên vương mật dụ. Sau cùng khống chế phái này, hầu nắm quyền chưởng môn.
Vũ Thiếu-Nhung nói với Nhật-Hồ:
- Anh lầm mất rồi? Trong Vạn-thảo sơn trang, không có ai tên Lê Ba cả. Em đâu có bị Lê Ba bắt giam? Em bị sư thúc Dương Ẩn bắt đấy chứ?
Bà suýt bị chết ngộp, mới tỉnh nên đầu óc còn mơ hồ. Khi ở trong hàm đá, bà đã được biết Lê Ba chính là Dương Ẩn rồi, nhưng bây giờ bà quên mất. Bà nói với lão bằng giọng tha thiết như với người yêu. Trong lòng Thiếu-Nhung nổi lên một cơn bão tố. Suốt bốn năm qua, bà được giam chung với Nhật-Hồ. Một mặt bà phải phục thị lão như nữ tỳ. Một mặt bà ăn ở với lão như tình nhân. Hàng ngày lão hút nước tiểu, hàng tháng hút kinh huyết của bà để luyện công. Thế nhưng, những bí ẩn xung quanh bà, lão không hề hở môi. Hôm nay lão mới khai ra. Thế mà trong những năm chung sống, bà cứ tưởng lão thương yêu, sủng ái bà. Nào ngờ lão dùng bà như một thứ thuốc mà thôi, không tình, không nghĩa gì cả.
Nhật-Hồ lão nhân nhìn Vũ Thiếu-Nhung, lão vuốt râu cười:
- Y ẩn vào hang rồng mà dùng tên thực sao được? Y dùng tên giả. Y leo lên tới điạ vị khá cao trong phái Sài-sơn, cao hơn cả Hồng-Sơn đại phu. Trong môn phái, y đóng vai đạo đức, không tranh dành với ai. Nên ai cũng nể y.
Vũ Thiếu-Nhung bật lên tiếng la lớn:
- Không lẽ sư thúc Dương Ẩn?
- Đúng thế.
Đạo sư Dương Ẩn nổi danh đạo cao, đức trọng trong võ lâm. Ông thuộc vai sư thúc Hồng-Sơn đại phu. Quanh năm ông đóng cửa luyện võ, học thuốc cùng các học thuật khác. Ông ta không bao giờ tranh chấp với ai. Đối với đệ tử lớn, nhỏ, ông luôn tỏ vẻ từ ái, nói năng ngọt ngào. Chính Hồng-Sơn đại phu cũng kính nể ông ta bằng một thái độ đặc biệt. Vũ-thiếu-Nhung lắc đầu không tin:
- Khó hiểu quá.
Nhật-Hồ hừ một tiếng:
- Có gì mà không hiểu. Khi sư phụ Hồng-Sơn qua đời, có hai người tranh chức chưởng môn với Lê Long-Mang. Nhưng Mang được Ẩn trợ giúp, nên thắng hai người kia. Sau khi Long-Mang lên nhậm chức, có lần Ẩn xin được coi cuốn sổ Thiên-vương mật dụ. Nào ngờ Long-Mang tuy nhớ ơn Ẩn, nhưng vẫn không thỏa mãn ước vọng của y. Bởi luật lệ phái Sài-sơn, cuốn sổ đó, chỉ chưởng môn mới được coi mà thôi.
Lão ngừng lại nhìn Thiếu-Nhung:
- Cho đến một đêm kia, y nhập mật thất định ăn cắp cuốn sổ đó. Em trông thấy tri hô lên. Y đánh em một chưởng nhẹ vào lưng. Lập tức em đau đớn như xé da, xé thịt. Bấy giờ tiếng la của em làm đệ tử trong phái đến đông bao vây. Y vội bỏ trốn. Từ đấy mỗi ngày em lên cơn một lần, đau đớn kể sao cho siết. Đến đêm thứ ba, Hồng-Sơn về. Y dùng hết khả năng y học cũng không trị được bệnh cho em. Một lần Hồng-sơn đi vắng, có người bịt mặt đến gặp em. Y xưng là người của Hồng-thiết giáo. Y cho biết em bị trúng Chu-sa Nhật-Hồ ngũ độc chưởng. Nếu em chỉ cho y chỗ cất sổ Thiên-vương mật dụ, y sẽ cho em thuốc giải. Em cương quyết từ chối, vì vậy đau đớn đúng bốn mươi chín ngày, rồi lúc ngất đi. Hồng-Sơn đại phu tưởng em chết, cho liệm vào áo quan. Đêm hôm đó, Lê Ba lén cậy nắp áo quan, đem em ra, thay vào đó bằng con chó bị giết chết, rồi đóng nắp quan tài như cũ.
Tạ Sơn quay lại hỏi Thiếu-Nhung:
- Phu nhân! Xin phu nhân cho biết sau đó sự thể ra sao?
Thiếu-Nhung e thẹn, không muốn nói, nhưng bà biết sự thể không khai không được. Vì người chấp cung bà là chưởng quản Khu-mật-viện, đại diện Đại-Việt hoàng đế. Bà nghĩ thầm: " Đằng nào ta cũng ô danh, thất tiết rồi. Ta không còn mặt mũi nào về Vạn-thảo nhìn đệ tử nữa. Ta nói thực hết, hầu triều đình tru diệt bọn Hồng-thiết giáo. "
Nghĩ vậy, bà ngửng mặt lên nhìn Mỹ-Linh:
- Khi tôi đau đớn quá, người mệt lả, thiếp đi. Trong lúc mê mê tỉnh tỉnh, tôi thấy con, đệ tử xúm xít bên cạnh khóc lóc. Sau đó đại phu trở về. Đại phu bắt mạch tôi, lắc đầu nói gì, tôi không nghe rõ. Rồi tôi bị khâm liệm, bỏ vào quan tài. Biết mình sắp bị chôn sống, tôi muốn gào thét lên mà mở miệng không ra. Tôi mê đi, khi tỉnh lại,thấy mình đang nằm trên giường. Cạnh giường, một thiếu phụ. Tôi hỏi thiếu phụ, tại sao tôi ở đây, thiếu phụ không trả lời.
Nhật-Hồ vuốt chòm râu bạc:
- Thế sau đó mấy ngày em bình phục?
- Năm ngày sau.
Mỹ-Linh không muốn cho Thiếu-Nhung phải khai đoạn bị cưỡng dâm trước mặt mọi người. Nàng hỏi Nhật-Hồ:
- Tiên sinh! Đệ tử thứ tư của tiên sinh tên Hoàng Văn. Đệ tử thứ năm tên Nguyễn Chí. Phải chăng đệ tử thứ sáu tên Đỗ Xích-Thập? Thứ mười tên Hoàng Liên?
Nhật-Hồ kinh ngạc:
- Công-chúa, công-chúa biết cả rồi ư?
Tạ-Sơn mỉm cười:
- Chúng tôi đang muốn thỉnh tiên sinh về đệ tử thứ bẩy, tám, chín. Từ trước đến giờ Hồng-thiết giáo của tiên sinh hành sự thường bí mật, ít ai biết rõ.
Nhật-Hồ hỏi ngược lại:
- Lão phu có bắt buộc phải khai không? Nếu bắt buộc, hẳn lão phu đóng vai bị cáo. Lão phu bị cáo tội gì? Xưa nay có ba loại người dù phạm tội nào cũng được tha. Một, sau bẩy mươi tuổi. Hai, sau khi phạm tội mười năm. Ba, không biết mà phạm. Nay lão phu ở trong cả ba trường hợp. Lão phu xin từ chối trả lời.
Đến đó có tiếng nói vọng vào:
- Tiên sinh nói hay không tùy tiên sinh. So về tuổi tác, tiên sinh đã ở ngoài cái tuổi chịu hình. Bộ Hình-thư có trường hợp giảm khinh cho những người tuổi trên bẩy mươi. Nay tiên sinh đến tuổi một trăm, tội lỗi gì cũng không thể đem xử. Huống hồ tiên sinh bị giam đã hai mươi năm. Dù có phạm tội, là phạm tội với triều Lê. Chứ bấy giờ bản triều chưa lập.
Mỹ-Linh nhận được tiếng Khai-Quốc vương, nàng đứng dậy ra đón vương. Vương từ ngoài vào cùng với Nùng-Sơn tử, Huệ-Sinh. Thấy Huệ-Sinh, lòng Mỹ-Linh ấm lại:
- Sư phụ. Sư phụ tâm vẫn thường an lạc chứ?
Huệ-Sinh cười chúm chím:
- Sư phụ an, có an, mà lạc thì không.
Bởi bỗng nhiên cô đệ tử Mỹ-Linh mất tích. Nào ngờ trong cái mất tích lại xuống ngục A-tỳ cứu mẫu thân như ngài Mục-Kiều-Liên. Khai-Quốc vương ôm đầu Mỹ-Linh vào ngực mình, tay bẹo má nàng:
- Con gái chú giỏi quá.
Nhật-Hồ lão nhân bị giam lâu ngày, lão không biết Khai-Quốc vương. Nhưng thấy tất cả mọi người đứng dậy hành lễ với Vương, lão biết Vương có địa vị không nhỏ. Lão cũng chắp tay xá một xá. Tạ Sơn, Mỹ-Linh trình bày mọi chi tiết với Huệ-Sinh, Khai-Quốc vương. Vương nói:
- Sư huynh biết truyện này quan trọng, vội về đây giải quyết.
Vương quay lại chỉ vào Huệ-Sinh, Mỹ-Linh ,nói với Nhật-Hồ lão nhân:
- Lão tiên sinh! Tại hạ Lý Long-Bồ, đệ tử phái Tiêu-sơn. Vị này pháp danh Huệ-Sinh, sư phụ của tại hạ. Còn Mỹ-Linh là cháu gọi tại hạ bằng chú.
Vương trịnh trọng đưa ra tấm danh thiếp:
- Sắp tới ngày giỗ Bắc-bình vương Đào Kỳ, tiểu bối kính mời tiên sinh đến dự. Trước lễ ngài, sau chúng ta cùng bàn việc cứu nước. Bây giờ tiên sinh cần gặp chư đệ tử, xin tiên sinh cứ tự tiện.
Vương bảo viên thị vệ hầu cận:
- Người thay ta, chọn một con ngựa tốt tặng tiên sinh.
Vương móc trong bọc ba nén vàng:
- Lão tiên sinh từ trong ngục ra, tiền không có, quần áo rách hết rồi. Xin tiên sinh cầm ít bạc vụn để tiêu vặt.
Nhật-Hồ cười, tay lão vuốt râu:
- Đa tạ Vương-gia.
Lão nói với Mỹ-Linh:
- Đa tạ Công-chúa cứu lão. Lão nguyện báo đáp. Về những điều Công-chúa thẩm vấn, xin Công chúa cho lão phu nghỉ ngơi mấy ngày đã. Sau đó lão phu mới có thể nói được. Lão phu bị giam hai mươi năm nay, bây giờ mới thấy ánh sáng mặt trời.
Lão chỉ Vũ Thiếu-Nhung:
- Đối với Hồng-Sơn, coi như nàng đã chết. Lão phu cứu sống nàng. Nàng với lão phu thành vợ chồng trải hơn bốn năm, xin Công-chúa đừng bắt lão phu xa nàng.
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Tiểu nữ cần hỏi phu nhân đây ít câu đã. Sau đó sẽ trả lời tiên sinh.
Mỹ-Linh bảo một thị vệ:
- Người đưa lão tiên sinh ra ngoài.
Nhật-Hồ theo thị vệ ra ngoài. Tạ Sơn xướng:
- Gọi Vũ Nhất-Trụ vào.
Thị vệ áp giải Vũ Nhất-Trụ tới. Y chỉ mặt Tạ Sơn:
- Tên họ Tạ kia. Mi lấy tư cách gì mà gông cổ ta như thế này? Cái chức Điện tiền chỉ huy sứ của mi so với ta chỉ bằng hạt vừng, hạt đậu. Mi hỗn láo với ta, phạm tội đại bất kính, toàn gia sẽ bị phanh thây.
Tạ Sơn chỉ vào Mỹ-Linh:
- Đàm quốc cữu. Tiểu tướng ở chức vị Điện tiền chỉ huy sứ, dĩ nhiên không đủ tư cách thẩm cung một vị Thái-phó, Đô nguyên soái, kiêm quốc cữu. Nhưng vị này, e thừa tư cách.
Vũ Nhất-Trụ nhìn Mỹ-Linh, y nhận ra nàng cùng Thiệu-Thái đã qua lại mấy chiêu trong hầm Cổ-loa. Y hỏi:
- Y thị là ai?
- Là Công-chúa Bình-Dương.
Vũ Nhất-Trụ nhăn mặt:
- Công chúa Bình-Dương? Ta nghe con gái của Khai-Thiên vương tên Mỹ-Linh được phong Công-chúa Bình-Dương. Thị chỉ biết đọc sách, có đâu võ công cao như cô nương này.
Vũ Nhất-Trụ chợt nhận ra khuôn mặt Mỹ-Linh hơi giống Khai-Thiên vương. Y hỏi:
- Công-chúa điện hạ. Lão thần hiện giữ chức Đô nguyên soái, đóng vai Quốc cữu. Cháu ngoại của lão thần là em của Khai-Thiên vương, còn cao hơn công chúa một vai. Như vậy lão thần cao hơn Công-chúa đến ba bậc. Công-chúa gông đại thần như thế này đây? Theo luật bản triều, lão thần được hưởng Bát nghị. Ai được hưởng Bát nghị, không thể bị gông.
Mỹ-Linh nghĩ đến Vương mẫu, nàng muốn biết ngay hiện tình ra sao, nên lời nói có vẻ khắt khe. Nghe Vũ Nhất-Trụ than, nàng trở về với bản tính hiền hậu, nhỏ nhẹ:
- Đàm quốc cữu. Dường như khi soạn bộ Hình-thư, Quốc-cữu cũng dự thì phải. Bộ hình thư dự trù khoản Bát-nghị, đúng ra Quốc cữu được hưởng giảm khinh. Nhưng có ba tội không được giảm khinh là tạo phản, tư thông với ngoại quốc và đại nghịch bất đạo. Quốc-cữu thân làm đại thần, võ tới Đô nguyên soái, văn tới Thái phó. Con gái làm Quí phi. Con trai làm Tuyên-vũ-sứ. Toàn gia được hưởng hoàng ân. Thế mà Quốc-cữu lại qui phục bọn Hồng-thiết giáo. Hơn nữa Quốc-cữu bắt giam Vương-phi của Thái-tử. Quốc cữu phạm cả ba tội đại nghịch, còn khoan hồng ở chỗ nào được nữa?
Vũ Nhất-Trụ thở dài:
- Lão phu đã từng làm việc ở Khu-mật-viện. Theo luật bản triều chỉ có quan Thái úy mới được quyền thẩm cung lão phu. Mỹ-Linh chỉ Khai-Quốc vương:
- Quốc cữu hãy quay lại sau, xem ai đây?
Vũ Nhất-Trụ quay lại, thấy Khai-Quốc vương, y không còn hồn vía nào nữa. Y biết với vị Vương gia này, y không thể qua mặt được. Y thở dài, cúi mặt xuống. Mỹ-Linh nghĩ đến Vương-mẫu không biết sống chết ra sao, nàng hết lịch sự được nữa:
- Trong hầm người đã nói với ta rằng người giam Vương-mẫu ta cùng phu nhân Thiên-trường đại hiệp. Vậy người giam ở đâu phải khai ra?
- Nếu lão phu không khai thì sao?
Tự-Mai quát lên:
- Ta có cách!
Vũ Nhất-Trụ thấy Tự-Mai tuổi còn nhỏ, bất quá mười lăm, mười sáu. Y khinh thường cười lên hô hố. Tự-Mai vọt người tới, tay nó điểm vào huyệt Bách-hội, Đại-trùy của Nhất-Trụ. Nhất-Trụ né mình tránh, nhưng y bị gông chân, tay, nên không thoát khỏi bàn tay Tự-Mai. Người y rung động một cái, rồi bật lên tiếng kêu ái. Y cảm thấy khắp người như bị hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt, đau đớn không bút nào tả xiết. Nhưng tính quật cường, y nghiến răng chịu đau. Nguyên lúc Thiệu-Thái ở trong hang đá với Bố-đại hoà thượng. Chàng thấy ông chĩa ngón tay chỏ dồn chân khí vào huyệt Bách-hội, Đại-trùy của Mỹ-Linh, khiến nàng khỏi đau đớn.
Sau khi rời hang đá, chàng hỏi ngài tại sao điểm tay hai cái mà hết đau đớn.
Ngài dạy: "Trong người con nhí nhiễm Chu-sa độc chưởng. Chu-sa độc chưởng phát xuất từ Hồng-thiết công, là thứ công lực ma quái. Muốn trừ ma công, phải dùng Thiền-công nhà Phật. Ta điểm ngón tay, dồn Thiền-công vào hai huyệt trên, bao nhiêu ma khí quanh huyệt bị hoá giải, cho nên khỏi bị đau”.
Hồi nãy Thiệu-Thái rời Khu-mật-viện đi chầu thân mẫu. Tạ Sơn hỏi chàng phương pháp khống chế Nhất-Trụ. Thiệu-Thái ghé tai Tự-Mai dặn: "Chỉ cần vận khí điểm vào huyệt Đại-trùy, Bách-hội, phân tán chân khí của y, lập tức y bị đau đớn." Quả nhiên bây giờ Nhất-Trụ giở quẻ.
Tự-Mai đem ra áp dụng hữu hiệu.