Thiên Tai Thổi Mạt Thế Tới

Chương 41


Chương trước Chương tiếp

Kiều Thanh Thanh không để ý những tâm tư phức tạp trằn trọc của người khác. Chờ tới ngày lĩnh vật tư cô và Thiệu Thịnh An mang theo Thiệu Thịnh Phi cùng nhau ra cửa. Lúc mở cửa sắt họ gặp Trịnh Thiết Huy và con gái. Một kẻ luôn khéo léo như ông ta lúc này không còn đất dụng võ nữa, mặt giật giật hai cái rồi không chào hỏi mà xuống lầu.

Lúc xuống lầu Kiều Thanh Thanh lại gặp hai nhà Vương Gia Nhạc và Trần Bỉnh Cương. Nhà họ Vương thì hớn hở như thường mà chào hỏi vợ chồng họ còn nhà họ Trần thì xấu hổ chào một tiếng sau đó vội bỏ đi.

 

“Mọi người đi trước đi, hôm nay tôi tính mang theo mấy đứa nhỏ nên sẽ đi chậm một chút.” Vương Gia Nhạc nói.

“Được.” Thiệu Thịnh An gật đầu.

Mấy nhà tách nhau ra để đi, hai vợ chồng Kiều Thanh Thanh dùng giày trượt băng nên tốc độ rất nhanh, lúc đi tới thuyền vật tư họ thấy rất nhiều vật liệu xây dựng chồng chất như núi. Kiều Thanh Thanh vừa nhìn đã biết đây là do chính phủ mang tới để chuẩn bị dựng nơi lánh nạn. Chỗ lánh nạn này về sau sẽ thu nhận rất nhiều người già và trẻ em, mãi tới ngày nhiệt độ đột nhiên tăng lên, băng tích tụ lâu ngày đột nhiên tan ra khiến mọi thứ lại chìm trong nước lũ.

Mọi người nhìn đống vật liệu kia và sôi nổi bàn tán. Thiệu Thịnh An tìm quân nhân thăm hỏi thì được biết: “Nơi đó có thông cáo, mọi người đi nhìn xem.”

Thiệu Thịnh An để Kiều Thanh Thanh và Thiệu Thịnh Phi chờ ở một bên còn bản thân thì chen cùng đám người để xem thông báo. Kiều Thanh Thanh thấy thế thì mang theo anh chồng đi xếp hàng lĩnh vật tư trước, chờ Thiệu Thịnh An xem xong thông báo và trở về tìm cô sẽ hỏi sau. Lát sau anh chen khỏi đám người ra ngoài nhìn quanh và nhanh chóng nhận ra vị trí hai người rồi đi tới.

“Thông báo nói thế nào?”

“Chính phủ sẽ xây chỗ lánh nạn chống lạnh và muốn tuyển công nhân. Một ngày sẽ cho ăn hai bữa, lại trả tiền công theo ngày, tiền công là một cân gạo, hai bình nước.” Thiệu Thịnh An nói đãi ngộ này đúng là không tồi, rất nhiều người sau khi đọc thông báo xong lập tức muốn báo danh.

“Nhà chúng ta cũng báo danh đi.” Thiệu Thịnh An dò hỏi ý kiến vợ. Kiều Thanh Thanh cười đáp: “Được.”

Nhà bọn họ dù sao cũng phải theo đại cục và tỏ vẻ muốn tìm kiếm vật tư. Còn sau khi báo danh có được chọn hay không, hoặc sau khi được chọn có làm hay không thì lại là chuyện khác.

Hôm nay vật tư rất phong phú, quân nhân nói lần này phát đồ của năm ngày nên phải qua năm ngày nữa mới tới thời điểm phát vật tư.

“Con đường lưu thông bị lớp băng dày chặn lại nên đoạn thời gian trước vật tư tương đối khan hiếm. Hiện tại tình huống đã tốt hơn một chút, về sau sẽ càng tốt hơn.” Quân nhân còn nói vài lời khích lệ khiến không khí khá tốt. Kiều Thanh Thanh cười nói cảm ơn, lại nói một câu vất vả.

Sức lực của Thiệu Thịnh Phi rất lớn nên một mình anh khiêng được vật tư của ba người mà vẫn bước đi nhẹ nhàng.

“Em dâu, đưa anh cầm cho.” Anh hào phóng nói. “Anh cả, em tự cầm được.”

 

Thiệu Thịnh An đón lấy phần vật tư của Kiều Thanh Thanh và nói: “Để anh.” Anh cười tủm tỉm trêu, “Cô giáo Kiều, việc nặng cứ thể bọn anh làm, em đi báo danh làm việc đi.”

Kiều Thanh Thanh bật cười: “Cũng được.”

Cô đi báo danh cho mình, Thiệu Thịnh An và ba Thiệu. Đây là phương án trước đó cả nhà đã thương lượng.

“Năm ngày sau tới xem danh sách được chọn.” “Được.”

Hai anh em Thiệu Thịnh An đứng ở cách đó không xa chờ cô. Lúc Kiều Thanh Thanh đi tới bỗng nhiên có vài tiếng khóc từ xa truyền đến thế là cô đứng yên nhìn lại thì thấy vài người đang kêu kêu túm túm mà lôi kéo nhau tới gần thuyền vật tư.

“Tôi muốn báo án! Đồng chí cảnh sát, tôi muốn báo án!” Một người phụ nữ trung niên lớn tiếng kêu khóc rồi dứt khỏi tay mấy người kia mà chạy về phía trước. Trong lúc chạy bà ta ngã lăn ra đất rồi lại bò dậy, vừa bò vừa khóc lóc thê thảm, “Em trai tôi bỏ đói mẹ tôi rồi! Nó bỏ bà ấy đói chết rồi! Ô ô ô! Mẹ tôi chết rồi mà nó vẫn theo lệ thường lĩnh vật tư còn bà ấy thì chết đông cứng trong tủ quần áo!”

Mọi người chung quanh bị biến cố này hấp dẫn, rất nhiều người dừng chân xem kịch hay.

Hai quân nhân vội chạy tới, một người nâng người phụ nữ kia dậy, một người quát đám người đang đuổi theo bà ấy.

“Cấm nhúc nhích! Không được gây rối!” Thấy một người trong đó còn cầm dao thế là anh chàng quân nhân lập tức rút súng, “Cấm nhúc nhích!”

Người phụ nữ trung niên kia không đứng nổi nữa. Bà ấy túm chặt lấy cánh tay vị quân nhân trẻ tuổi mà gào lên: “Súc sinh! Bọn họ đều là súc sinh! Sao lại có thể như vậy, đó là mẹ của chúng ta cơ mà!……”

Kiều Thanh Thanh thu lại tầm mắt và đi về phía anh em Thiệu Thịnh An. Anh nhẹ xoa đầu cô, tầm mắt vẫn nhìn phía bên kia.

“Không phải, không hề có chuyện đó! mẹ tôi mới vừa mất hôm qua, hiện tại không có chỗ chôn nên tôi đành để trong nhà. Đây chỉ là hiểu lầm! Chị đừng nói lung tung, em là em trai chị đó!”

“Tao đã hỏi rồi! Hàng xóm đều nói đã tầm nửa tháng không thấy mẹ ra cửa, cũng không nghe thấy tiếng bà ấy ho khan. Ít nhất mẹ cũng chết được nửa tháng rồi! Lần trước tao đến thăm mẹ nói là đói tới độ đêm không ngủ được. Lý ra lúc ấy tao phải mang mẹ đi. Mẹ ơi! Mẹ khổ quá mà! Bụng bà ấy lép kẹp, lép kẹp!

Ngô Kiến Tân! Mày sẽ gặp báo ứng, rồi mày sẽ gặp báo ứng thôi!”

 

Cuối cùng người phụ nữ kia và một nhà em trai đều bị mang đi. Mọi người chung quanh vẫn bàn tán sôi nổi còn Thiệu Thịnh An thì nhẹ giọng nói: “Về nhà đi.”

Trên đường Thiệu Thịnh Phi khờ dại hỏi: “Em trai, đói chết là gì?” “Người ta muốn tồn tại phải ăn cơm, không ăn cơm sẽ đói chết.” Thiệu Thịnh Phi sợ hãi che bụng: “Anh không muốn bị đói chết đâu.” “Không có chuyện ấy đâu, chúng ta đều sẽ không đói chết.”

Hôm nay vật tư có gạo, mì và dầu, còn có cải trắng đông lạnh thành tác phẩm nghệ thuật, ớt cựa gà đông thành kem và giá đỗ.

“Không biết vật tư này từ đâu tới, hiện tại còn có rau dưa nữa sao?”

“Khẳng định là phía chính phủ có biện pháp trồng. Không phải bọn họ cũng sắp xây nhà ấm sao? Nơi này về sau ắt cũng có thể trồng.”

“Hôm nay ăn miến hầm cải trắng đi, nhà ăn trong xưởng trước kia làm món này ăn ngon cực.”

Vì thế giữa trưa cả nhà Kiều Thanh Thanh ăn món miến hầm cải trắng do mẹ Thiệu làm. Món miến này còn có ớt cựa gà, váng đậu, đậu phụ khô, cực kỳ ngon miệng. Cắn một miếng đậu phụ khô thế là nước sốt cay cay thơm nồng sẽ tứa ra.

“Ngon quá.” Kiều Thanh Thanh khen mẹ chồng.

“Ngon cực kỳ, so với đồ ăn ngoài quán còn ngon hơn.” Thiệu Thịnh An cũng giơ ngón tay cái lên.

Mẹ Thiệu được khen thì vui tới độ cười híp mắt: “Ngon thì ăn nhiều chút, mẹ nấu nhiều lắm.”

Món này thật sự ngon miệng, ăn với cơm rất hợp. Cuối cùng ba Thiệu còn quấy cơm với nước canh và ăn hết.

Sau khi ngủ trưa dậy Kiều Thanh Thanh rèn luyện thân thể trước rồi đọc sách.

“Em đọc xong cuốn kia rồi à?” Thiệu Thịnh An làm nhiệm vụ huấn luyện Kiều Thanh Thanh đưa ra và hỏi.

“Ừ, em đọc xong rồi. Đến đây, để em thử tìm hiểu huyệt vị trên người anh một chút nhé?”

“Được.” Thiệu Thịnh An ngồi ngay ngắn trước mặt cô rồi để mặc cô sờ tới sờ lui. Anh cảm thấy khá thú vị: “Em cảm thấy tự học trung y có được không?”

“Đương nhiên là được, sao lại không được?” Kiều Thanh Thanh chăm chú tìm huyệt vị phía sau lưng Thiệu Thịnh An sau đó dùng bút đỏ đánh dấu và thuận miệng nói, “Ở căn cứ dành cho người sống sót em đã từng thấy một vị thầy lang. Chính miệng ông ta nói mình là thầy lang, là nghiên cứu sinh ở đại học y

 

học cổ truyền. Ông ấy vừa biết tìm cây thuốc, vừa có thể xem bệnh. Sau khi tích cóp đủ vật tư ông ấy dọn đi, nghe nói dọn tới trung tâm thành phố. Khi ấy em nghĩ nếu có thể đọc nhiều sách một chút, mặc kệ là học được kỹ năng gì đều tốt. Đáng tiếc khi ấy sách cũng là thứ vô cùng quý.”

Nói xong cô lập tức cảm nhận được Thiệu Thịnh An trầm mặc. Vừa định thò người qua nhìn mặt anh lại nghe anh dùng giọng vui sướng nhẹ nhàng nói: “Nghe có vẻ có lý, vậy anh cũng học. Hai vợ chồng chúng ta cùng nhau nghỉ việc học cái mới, đào tạo kỹ năng thứ hai để sau này còn nuôi gia đình.”

“Được đó, dù sao sách cũng ở ngay đây rồi, anh cứ xem thoải mái.” Việc Kiều Thanh Thanh tự học trung y nhanh chóng mang lại hiệu quả.

Thời tiết quá lạnh, tuy không có tuyết rơi nhưng không khí khô hanh, nhiệt độ xuống hơn âm 50 độ khiến mặt băng trơn trượt, chỉ cần hơi không để ý là sẽ ngã. Ba ngày sau ba Thiệu xuống lầu vứt rác bị trượt chân không dậy được.

Cũng may gặp được Trần Bỉnh Cương cũng xuống dưới đổ rác thế là ông ấy vội vàng trở về gọi người. Thiệu Thịnh An lập tức xuống lầu cõng ba mình lên.

“Cảm thấy thế nào?” Mẹ Thiệu sốt ruột xoay quanh, Thiệu Thịnh Phi cũng bất an, đôi tay nắm chặt, đôi mắt đỏ hoe.

Kiều Tụng Chi an ủi mẹ Thiệu và Thiệu Thịnh Phi: “Đừng làm đứa nhỏ sợ.” Sau đó bà quay đầu hỏi Kiều Thanh Thanh, “Con thấy sao?”

Kiều Thanh Thanh xoa nắn mắt cá chân của ba Thiệu rồi cẩn thận hỏi. “…… Không đau…… Ai ai! Đau! Chỗ ấy đau!”

Kiều Thanh Thanh gật đầu: “Xương cốt không sao, hẳn là bị trật mắt cá chân. Trước tiên chườm lạnh đã.”

Thiệu Thịnh An lập tức đi lấy khăn lông rồi vào trong bếp đào băng. Sau khi đập nhỏ băng anh bao lại bằng khăn lông và mang tới chườm cho ba Thiệu.

Trong lúc ấy ông không nhịn được hừ hừ hai tiếng. Kiều Thanh Thanh hỏi có phải rất đau không thế là ông ấy khẽ gật đầu nói: “Rất đau, giống bị chém ấy.”

“Để con đi lấy ít thuốc, nhà chúng ta có hòm thuốc.”

Kiều Thanh Thanh tích cóp thuốc chỉ ít hơn đồ ăn. Những loại thuốc cần thiết cô đều có đủ thế nên cô nhanh chóng tìm được đúng loại thuốc cần và cho ba Thiệu uống.

Kiều Tụng Chi thấy động tác của cô liền mạch mang theo tự tin thì vẫn nhắc nhở một câu: “Con chỉ tự học trong khi người ta học y ba bốn năm cũng chưa dám chắc đâu. Hay chúng ta đưa ông thông gia tới bệnh viện.”

“Mẹ yên tâm đi, con có tin tưởng.” Cái khác không nói thứ bị thương chính là hạng mục cô tìm hiểu kỹ ngay từ đầu.

Tới đêm mẹ Thiệu chăm sóc ba Thiệu rồi lo lắng hỏi: “Ông thấy sao rồi?”

 

“Hình như đỡ hơn rồi, không quá đau nữa. Tôi muốn ngủ một giấc, chắc sáng mai là đỡ.”

Sáng hôm sau mắt cá chân của ba Thiệu không có chuyển biến xấu. Thiệu Thịnh An hỏi ông có muốn tới bệnh viện không nhưng ông lập tức lắc đầu: “Thanh Thanh cho ba uống thuốc và đã đỡ nhiều rồi. Trước kia ở quê nhà cũng đâu phải cứ ngã là tới bệnh viện. Thế có mà chết tiền à? Không sao đâu.”

Hôm nay Kiều Thanh Thanh lại làm ít thuốc mỡ đắp lên chân cho ông. Cách ngày ba Thiệu cảm thấy đau đớn đã giảm nhiều vì thế ông khen con dâu không dứt miệng.

“Quả nhiên là sinh viên, người đọc sách đúng là thông minh, học cái gì cũng nhanh. Hiện tại Thanh Thanh cũng là bác sĩ đó.”

Kiều Thanh Thanh được khen thì ngượng ngùng: “Ba, con chỉ học được chút bề nổi thôi, còn phải học thêm nhiều.”

“Đáng tiếc tạm thời ba không đi lại được nên suất đi làm cũng phải bỏ phí, tiếc quá!”

Hôm nay là ngày lĩnh vật tư, cũng là ngày công bố kết quả tuyển công nhân. Công trường xây dựng nhà ấm cần tuyển 500 người, danh sách đó là do rút thăm mà có và trong nhà chỉ có mỗi ba Thiệu trúng tuyển. Lúc nhìn thấy tên ba mình Thiệu Thịnh An lập tức tìm nhân viên công tác để giải thích xem có thể chuyển vị trí đó cho anh được không nhưng bị từ chối.

Thiệu Thịnh An đứng trong bếp nghe thế thì cao giọng nói: “Ba, không có gì đáng tiếc cả. Chúng ta chờ cơ hội lần sau là được, vận may của ba tốt như thế nên lần sau ắt cũng sẽ trúng thôi.”

Lời này ba Thiệu thích nghe thế là tâm tình ông tốt hơn không ít. Nhưng lúc ngồi ăn cơm ông lại nhắc lại việc này, giọng vẫn mang theo tiếc nuối.

“Trong khu chúng ta còn ai được chọn không?” Kiều Thanh Thanh lắc đầu nói cô không để ý. “500 người đó, không thể nhìn hết được.”

“Vậy hai đứa làm sao thấy được tên ba mấy đứa thế?” Mẹ Thiệu tò mò.

Kiều Thanh Thanh cười nói: “Danh sách được sắp xếp theo chữ cái đầu tên và họ, chữ Q không có thì tìm chữ S là thấy tên ba.”

“Hóa ra là thế, vậy nhà họ Trịnh ở bên cạnh là chữ nào?”

Biết được họ Trịnh ở cuối danh sách thế và vợ chồng Kiều Thanh Thanh không để ý thế là mẹ Thiệu hơi tiếc: “Hai đứa mà xem kỹ thì tốt, mẹ ngóng trông nhà họ không trúng. Cái người gì mà xấu tính, giống hệt phó xưởng ở chỗ mẹ làm trước kia. Cái mặt lúc nào cũng cười hì hì nhưng trong bụng toàn mưu mô, còn bắt nạt Phi Phi nhà chúng ta nữa chứ.”

 

Thiệu Thịnh An xoa đầu Thiệu Thịnh Phi và nói: “Trịnh gia có trúng hay không cũng chẳng sao, chúng ta sống tốt phần mình là được.” Nói xong anh nhìn về phía Kiều Thanh Thanh và cười.

Trong gió lạnh thông báo dán trên thuyền vật tư bị cuốn một góc, ở cuối danh sách có ba chữ “Trịnh Lương Đống”.

Nhưng hộ 802 của khu Kim Nguyên lại không hề vui vẻ mà cực kỳ nặng nề.

“Dù sao con cũng không đi đâu, chết cũng không đi!” Trịnh Lương Đống trừng mắt, khuôn mặt như người chết mà nghiến răng nói những lời này sau đó đóng mạnh cửa phòng.

“Mày, mày! Trịnh Lương Đống! Mày không đi thì ai đi? Nếu có thể thay đổi người thì tao cũng chẳng ép mày làm gì nhưng vị trí này không thể chuyển nhượng! Sao mày không đi? Sao mày dám không đi?!” Trịnh Thiết Huy tức giận đến độ cả người run rẩy, tay đập mạnh lên cửa gọi con trai ra.

Vợ ông ta vội tới trấn an nhưng lần này Trịnh Thiết Huy không dễ dàng nguôi giận. Ông ta suýt thì đập vỡ cả cửa phòng.

“Ba, tinh thần của nó không ổn, chẳng lẽ ba không phát hiện ra sao?” Trịnh Lương Dĩnh nói, “Ba đừng ép nó nữa.”

“Mỗi ngày nó đều rúc ở trong nhà ăn ngon uống tốt nhưng lại chẳng chịu làm gì mà còn dám có mặt mũi nói tinh thần không tốt à?” Trịnh Thiết Huy cười lạnh, “Đó là nhàn quá hóa rồ thì có!”

Nhà họ Trịnh náo loạn thật lâu, tới lúc ăn cơm chiều Trịnh Lương Đống không ra ngoài.

“Để nó đói chết đi!”

Bà vợ ông ta đâu thể thật sự bỏ mặc con trai đói thế là bà ta đi tìm chìa khóa mở cửa nhưng cửa lại bị khóa từ bên trong, gọi thế nào cũng không có người đáp. (Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Trong tiếng quát tháo bất mãn của Trịnh Thiết Huy về việc vợ mình quá chiều con chỉ có Trịnh Lương Dĩnh lo lắng nói: “Không phải đã xảy ra chuyện gì chứ? Mấy ngày trước nó nói với con là không muốn sống nữa. Khi ấy con còn tưởng nó nói đùa!”

“Nói bậy.” Trịnh Thiết Huy không tin mà ngược lại càng tức giận hơn, “Lớn như vậy rồi nhưng chẳng thèm giúp trong nhà giảm bớt gánh nặng, ngược lại còn lấy cái chết ra để né tránh phải đi làm việc. Còn ra thể thống gì không!”

“Thật đó ba! Nó bảo nó không muốn sống nữa, sống chẳng có ý nghĩa gì! Không được, ba, chúng ta phá cửa đi!”

Ở hộ 801 Kiều Thanh Thanh nghe thấy nhà hàng xóm có chút động tĩnh nhưng cô cũng chẳng để ý nhiều. Mãi tới khi nhìn thấy tên Trịnh Lương Đống trong danh sách cô mới liên hệ với trận ầm ĩ mấy ngày trước. Nhưng cô hoàn toàn

 

không có hứng thú với nguyên nhân vì sao Trịnh Lương Đống không tham gia làm việc.

Chỗ tránh nạn được xây dựng nhanh chóng ngay trên đầu tiểu học Kim Nguyên. Nếu có cách nào đó chụp được một bức ảnh về ngôi trường tiểu học bị ngâm dưới lớp băng dày cùng một loạt nhà cửa mới được dựng lên trên mặt băng cách đó hơn 10 mét thì cảnh tượng kia hẳn là cực kỳ chấn động.

Mỗi lần lấy vật tư đều là Kiều Thanh Thanh và Thiệu Thịnh An đi lấy. Năm ngày một lần, mỗi lần bọn họ đều thấy khu nhà lánh nạn có thay đổi.

Vì được xây bằng vật liệu đặc biệt, sờ vào giống bọt biển nên nghe nói nhà này rất nặng và kiên cố, có thể phòng cháy lại giữ ấm.

Hai mươi ngày sau chỗ tị nạn đã xây xong, nhưng tạm thời còn chưa có người vào ở. Nhóm quân nhân nói còn phải chờ đống vật tư tiếp theo: “Phải trải giường chiếu đã.”

Sau này Thiệu Thịnh An mới biết “Trải giường chiếu” không đơn giản như ý trên mặt chữ mà là nói tới đống ống thép. Chỗ thép này được xử lý tại chỗ nên người ta lại tuyển công nhân: những người có nghề hàn và có kinh nghiệm liên quan.

Công việc này không thể dùng cách rút thăm được mà phải qua phỏng vấn. Trong nhà Kiều Thanh Thanh không có ai biết hàn nên không đi báo danh.

Sau khi chân ba Thiệu khỏi thì lại tới Kiều Tụng Chi bị cảm. Bà nằm trong nhà uống mấy ngày thuốc bệnh tình mới tốt hơn. Nhưng ai biết tới đêm ngày thứ sáu bà chợt sốt cao, ho khan liên tục, hô hấp khó khăn. Kẻ học mò như Kiều Thanh Thanh không thể ngồi yên được mà vội vã cùng chồng đưa bà tới bệnh viện lúc trời vừa sáng.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...