Thành Phố Hoang Vắng

Chương 10


Chương trước Chương tiếp

Phòng của Quý Hoàng rất nhỏ nhưng cũng không đến nỗi chật chội, vì bên trong gần như trống không.

Chiếc rèm cửa màu xanh, một chiếc giường đơn, một chiếc bàn, một chiếc ghế, một tủ sách, một tủ quẩn áo.

Giường và tủ rất cũ kỹ, có lẽ là của chủ nhà. Trên giường rất sạch sẽ, ga giường màu trắng, chăn màu xanh dương được gấp rất gọn gàng. Quý Hoàng là người thích sạch sẽ, vể điểm này Thái Hồng đã quan sát được ở trường. Trong mấy lần gặp gỡ ngắn ngủi, cô đều thấy anh cầm giẻ lau bàn, đến nỗi mấy cô lao công cố ý lờ luôn văn phòng của anh. Cái gọi là tủ sách kia chỉ là dùng gạch và ván gỗ dựng tạm nên, ván gỗ được sơn màu xanh lá, tạo cảm giác dung dị, mộc mạc. Trên bức tường trắng treo một bức ảnh gia đình, một người phụ nữ mặt mày xanh xao ôm lấy ba cậu bé, cả nhà bốn người chẳng có ai nở nụ cười. Ánh mắt của người phụ nữ đó rất ấm áp, rất điềm tĩnh, bà hẳn là một người phụ nữ xinh đẹp và có ý chí kiên cường. Bà gầy đến lạ, hai gò má hóp khiến hốc mắt trông càng sâu, áo quần rộng thùng thình... So với các vị giáo sư già của khoa Trung văn, sách của Quý Hoàng không phải là nhiều, nhưng cũng đến mấy trăm quyển, trong đó một nửa là nguyên tác tiếng Anh. Thái Hồng lướt mắt nhìn, đều là các đầu sách chuyên ngành không mua được trên thị trường, cũng chẳng biết anh tìm đâu ra.

Thái Hồng ngồi trong phòng được năm phút, uống hết nửa cốc cà phê, Thẩm Phi bỗng đi vào, nói: “Xin lỗi tôi quên mất tối nay cậu ấy đi làm ở cung thể thao, chắc phải hết giờ làm mới về.”

“Đi làm?” Cô đứng bật dậy.

“Quý Hoàng là huấn luyện viên nghiệp dư, dạy yoga ở cung thể thao. Một lớp sơ cấp, một lớp trung cấp.”

Yoga!

Thái Hồng tròn mắt kinh ngạc: “Thật sao?”

Thẩm Phi nhìn đồng hồ: “Bây giờ lớp thứ nhất mới bắt đầu, cô muốn ngồi đợi ở đây hay muốn đến cung thể thao tìm cậu ấy?”

Bên ngoài phòng tập yoga có bảo vệ giữ cửa, Thái Hồng năn nỉ cả buổi, bảo vệ mới nói: “Cô ở ngoài đợi đi, hết giờ học thì vào tìm anh ta.”

Cửa chính được lắp kính, cách âm rất tốt. Bên trong là phòng tập múa ba lê với bốn bức tường đều gắn gương soi. Quý Hoàng ngồi trên tấm thảm ở phía trước, hướng dẫn hơn ba mươi học viên tập hít thở.

Anh mặc chiếc áo thun màu trắng ôm sát người, bên dưới là chiếc quần ngắn tập yoga màu đen. Đứng chân trần trên thảm, bắt đầu vài động tác pilates đơn giản, duỗi tay, đưa chân một cách chậm rãi nhưng vững vàng, uốn mình như một diễn viên xiếc, vẻ mặt anh rất chăm chú, không cười, cũng không có bất kỳ biểu cảm nào. Thái Hồng bất giác nín thở, chăm chú dõi theo, như chính mình cũng là một học viên trong đó. Còn ánh mắt thì dừng lại trên lồng ngực rắn rỏi sau lớp áo thun bó sát của anh với mong muốn được trông thấy tấm lưng với những cơ bắp săn chắc. Đang mặt mày nóng ran, say mê ngây ngất ngắm nhìn anh, bất thình lình có người đứng sau lưng vỗ cô một cái. Thái Hồng giật bắn người, lùi lại nửa bước, ngoảnh đầu nhìn, là một cô gái trẻ vừa chạy tới, mặc trang phục tập yoga màu tím, tóc được cột bằng một sợi dây màu đỏ. Cô ấy không đẹp lắm, nhưng tràn đầy sức sống.

“Chị muốn đăng ký vào lớp này phải không?” Cô gái nhiệt tình hỏi.

Cô ấp a ấp úng, đáp: “Ừ”.

“Không được đâu, khóa này đăng ký hết lớp rồi. Khóa sau cũng đầy rồi.” Người đó nói, giọng bí hiểm: “Chị có biết vì sao không?”

Thái Hồng ngơ ngác nhìn cô gái, hỏi: “Vì sao?”

“Anh thầy giáo hot quá đi!”

“Hot?”

“Nhắm mắt lại, chỉ cần nghe tiếng thầy đã chết mê, hơn nữa, cơ thể còn đẹp thế kia”, cô ấy thấp giọng nói. “Em làm trong giới truyền thông, đàn ông đẹp trai thấy nhiều rồi, nhưng người có vòng ba và chân đẹp như thầy ấy thì chẳng có ai cả.”

Mặt Thái Hồng đỏ rần.

“Lớp học yoga này là nơi các chị, các cô “thẩm du” tinh thần cùng nhau đó”, cô thè lưỡi. “Chẳng lẽ chị không phát hiện học viên đều là nữ, giáo viên toàn là nam sao? Em thường xuyên cố ý làm sai, để thầy ấy tận tay sửa lại. Đó, như thế đó.”

Thái Hồng phì cười: “Rốt cuộc là các bạn “thẩm du” tinh thần thầy, hay thầy “thẩm du” tinh thần các bạn đây?”

“Thì là “thẩm du” tinh thần lẫn nhau...”

Sau đó cô gái đi vào trong. Nghe những lời nói của cô ấy, Thái Hồng bị dọa sợ không dám nhìn tiếp, lẳng lặng ra căng tin ngoài cổng mua một bịch đậu phộng ăn.

Sau nửa tiếng chờ đợi, tiết đầu tiên kết thúc. Đứng đợi ở ngoài, cô phát hiện có rất nhiều học viên chưa muốn về, họ vây quanh Quý Hoàng trò chuyện. Đến khi cô ló đầu vào quan sát tiếp, tiết thứ hai đã bắt đầu. Cô đành đợi thêm một tiếng nữa mới gặp được Quý Hoàng, toàn thân anh ướt đẫm mổ hôi.

“Cô Hà?” Anh thoáng ngẩn ra.

“Bí thư Triệu nhờ tôi chuyển lời cho anh, chín giờ sáng mai có một cuộc họp quan trọng cần anh tham dự, địa điểm là Dật Phu Uyển... Dật Phu Uyển... Trời ạ! Tôi quên mất tầng mấy rồi.” Cô đưa tay vỗ vỗ đầu mình. “Hình như là tầng hai.”

Anh hững hờ nói: “Sao cô biết mà đến đây tìm tôi?”

“Bí thư cho tôi địa chỉ nhà anh, bạn cùng phòng của anh bảo rằng anh ở đây.”

“Cô đến tìm tôi chỉ vì chuyện này ư?”

“Uhm... vâng.”

“Cô nhờ Thẩm Phi chuyển lời không phải là được rồi sao?”

“Ơ... Ờ nhỉ, sao tôi không nghĩ ra cơ chứ? Đúng là đồ ngốc!”

“Cô đợi ở đây bao lâu rồi?”

“Gần... gần hai tiếng đồng hồ rồi.”

“Ban nãy chẳng phải được nghỉ giải lao sao? Sao cô không vào?”

“Ơ... tôi... đói, ra ngoài mua đổ ăn...”

Anh nhìn đất, sau đó ngẩng lên, nhìn cô với nụ cười thấp thoáng trên môi, không tiếp tục tranh luận: “Nếu cô đã đợi lâu thế rồi, chi bằng đợi tôi thêm ít phút nữa, tôi đi tắm rửa, thay quần áo rồi đưa cô về nhà.”

“Chuyện đó... không cần đâu...”

Chưa nói xong người ta đã đi vào trong mất rồi.

Thái Hồng cắn môi rầu rĩ, không ngừng mắng mình là đồ ngốc. Cô thầm nghĩ, trước khi trở thành đứa ngốc đến không thể ngốc hơn, cô nên “đánh bài chuồn”. Nhưng chỉ cần nhắm mắt lại, trong đầu cô tràn ngập những động tác Pilates, mỗi động tác đều tuyệt đẹp, trong suy nghĩ, cơ thể cô cũng theo anh thực hiện những động tác mềm dẻo đó...

Đợi đến khi đầu óc tỉnh táo lại, Quý Hoàng đã thay đồ xong, trên lưng đeo một chiếc ba lô thể thao to đùng đi ra. Cả người anh được bao phủ trong một làn khí ẩm ướt, gió lạnh ngoài cửa ùa vào, mùi hương của chanh và quýt thoang thoảng. Lả mùi hương của nước hoa hay dầu gội đầu cô cũng không biết nữa, chỉ cố gắng hít hà...

“Anh đi xe đạp đến à?” Cô hỏi.

“Không, tôi đi bộ đến đây, nhà cô trên đường Cát Tường phải không?”

“Vâng, không xa lắm, cách đây ba trạm xe.” Cô đưa tay vào túi lấy vé tháng xe buýt ra.

Chợt anh dừng bước, hỏi: “Cô có mệt không? Cô Hà?”

“Không mệt.” Kỳ thực chân cô đã tê rần vì đứng đợi nãy giờ rồi.

“Chúng ta cùng đi bộ về nhé?”, anh nhìn cô chăm chú nói. “Coi như rèn luyện sức khỏe.”

Chắc không có tiền đi taxi hả? Chẳng phải ban nãy anh đã rèn luyện sức khỏe suốt hai tiếng đồng hồ rồi sao? Thái Hồng thoáng bối rối, nhưng vẫn gật đầu.

“Này, không phải hướng này.” Cô nhỏ giọng bảo.

“Đi theo tôi, không sai đâu.” Anh rất tự tin.

Hai người rẽ vào một con hẻm nhỏ.

Sống hơn hai mươi năm tại thành phố này, Thái Hồng không biết còn có một con hẻm nhỏ thế này ở đây. Đi được nửa con hẻm, thì một bức tường thấp chắn ngang, hết đường rồi.

“Anh xem, đi sai rồi kìa!”

“Không sai.”

“Ở đây có một bức tường.”

“Chúng ta trèo qua.”

Cô giật mình, tưởng anh nói đùa: “Trèo qua? Chúng ta đâu phải kẻ trộm!”

“Bao nhiêu năm rồi cô chưa trèo tường?”

Thái Hồng ngẫm nghĩ: “Chắc mười mấy năm!”

“Thế thì trèo đi, tôi xem cô còn biết trèo hay không.” Anh khoanh tay đứng nhìn cô.

Thái Hồng hóa đá. Cô muốn nói: “Này thầy Quý, tôi là một nữ giáo viên trẻ chín chắn, mẫu mực, là tấm gương của học trò, điều đó có nghĩa tôi không phải đạo sĩ ở Lao Sơn, không chơi mấy trò này đâu nhé!”

Ngó nghiêng xung quanh, phát hiện không có ai, cô bèn đổi ý: “Sao lại không biết! Thầy Quý, thầy ngồi xuống để tôi trèo lên.”

Anh ngồi xuống thật, cô cũng cởi đôi giày thể thao ra, giẫm chân trần lên vai anh không thương tiếc. Nhanh chóng trèo qua tường, cô phát hiện Quý Hoàng cũng đã nhẹ nhàng trèo qua, y như vận động viên vượt chướng ngại vật.

Phủi lớp bụi trên người, cô phát hiện có một bức tường nữa ở phía trước, bức tường này rất cao, muốn trèo qua nó phải trèo lên cái cây bên cạnh. Lần này Thái Hồng chẳng hỏi tiếng nào, ôm lấy thân cây trèo lên, leo qua tường, bám vào cành cây rồi nhảy xuống dưới.

Nhìn Quý Hoàng nối gót cô nhảy xuống, cảnh tượng đó khiến cô bất chợt nghĩ đến người nhện.

Cô thấy vui, bật cười rồi nói: “Anh biết không? Thành phố này nặng nề đến mức người ta thở không nổi. Cơ cấu, cơ cấu, đâu đâu cũng là cơ cấu! Đầu óc chúng ta trở thành một bãi xi măng, bị mấy tòa chung cư cơ cấu hết rồi.”

Quý Hoàng xòe hai bàn tay ra: “Cho nên chúng ta phải trèo tường, leo cây.”

Thái Hồng gật đầu: “Đây là một quá trình giải cấu trúc, thành phố thiết lập nên cuộc sống, thiết lập nên không gian, thiết lập nên dục vọng và sức tưởng tượng của chúng ta, nhưng không thể thiết lập hành động của chúng ta.”

Trong đêm tối, Quý Hoàng nháy mắt: “Đúng vậy.”

“Thành phố không thể quy định chúng ta là cái gì.” Thái Hồng chỉ chiếc cầu vượt ở phía xa, hùng hổ nói. “Con đường này bắt buộc phải đi như thế sao? Ở đây bắt buộc phải có một trung tâm thương mại sao? Bên trên phải có những chiếc cầu vượt sao? Buổi sáng nhất định phải ăn sáng trước chín giờ sao? Chúng ta buộc phải để thành phố này sắp xếp một cách lý trí như thế sao? Tôi nhớ khi còn nhỏ, cứ đến mùa hè là lại ra đường ngủ để đợi xem chiếu phim ngoài trời!”

“Cô Hà! Hình như cô có chút kích động...”

Bên ngoài bức tường là một con đường lớn.

Hai người bước nhanh về phía trước, đi qua công viên, băng qua bãi cỏ, đi ngang qua tòa cao ốc... tùy ý vẽ nguệch ngoạc trên bản đồ thành phố.

Hai người đi vào bãi tập của một trường trung học, đứng ở đường chạy hình vòng cung. Trăng lưỡi liềm treo lơ lửng trên cao, bóng núi xa mờ, ánh đèn neon chập chờn... Đã lâu lắm rồi Thái Hồng không nhìn thấy ánh sao trên bầu trời, chợt cô nhớ đến một câu hỏi: “Ý nghĩa đời người là gì?”

Nếu có học sinh hỏi cô, cô sẽ trả lời ra sao?

Cô lặng lẽ suy tư, không có câu trả lời, nhưng rất nhanh sau đó cô đã tha thứ cho bản thân mình.

Đây là một câu hỏi không thực tế một câu hỏi mơ hồ. Sống giữa thành phố này, giữa những bộn bề lo toan, có ai còn thời gian suy nghĩ chuyện này, không đúng sao?

Nếu Ostrovsky không bị liệt toàn thân, nếu nước Nga không có mùa đông lạnh lẽo dài đằng đẵng, nếu như ông sống giữa thành phố F náo nhiệt này, hằng ngày phiền não vì chuyện giao thông và giá nhà đất, liệu ông còn có thể viết nên câu nói làm lay động lòng người như thế không?!

Trong bóng đêm, cô nhìn Quý Hoàng, anh hỏi: “Cô Hà, cô mệt chưa?”

“Chưa mệt”, cô đáp. “Nhà tôi ở ngay phía sau bãi tập.”

Thoáng ngập ngừng, cô lại nói: “Đừng gọi tôi là cô Hà, gọi tôi là Thái Hồng đi.”

Anh đưa cô về tận nhà, cuối cùng, anh chăm chú nhìn cô rồi nói: “Thái Hồng, chúng ta nên thường xuyên ở bên nhau.”

Nói rồi, anh ngừng lại, quan sát phản ứng của cô. Đầu óc Thái Hồng ong ong, thầm nghĩ, thầy Quý, câu này anh muốn tôi trả lời sao đây? “Không, chúng ta không nên ở cạnh nhau.” Đối với người lần đầu gặp đã giải vây và rất hào phóng chia sẻ văn phòng cho cô, câu trả lời này chẳng phải bất lịch sự lắm sao?

Thân là tài nữ của khoa Trung văn, đây là lần đầu tiên Thái Hồng thấy khó khăn với ngôn ngữ, lần đầu tiên cô không thể nắm bắt được hàm ý của một câu nói.

Đưa mắt nhìn theo bóng anh, Thái Hồng thầm nghĩ, “Chúng ta nên thường xuyên ở bên nhau” là có ý gì?

Nếu anh nói: “Cô có số điện thoại không?”, Thái Hồng cảm thấy có thể hiểu được ý anh.

Nếu anh nói: “Chủ nhật này cô có muốn đi xem phim không?”, thì Thái Hồng cũng cảm thấy ý của anh rất rõ ràng.

“Chúng ta nên thường xuyên ở bên nhau.” Đây là ý gì?

Thái Hồng hít một hơi thật sâu, hồi tưởng lại hai tiếng đồng hồ ở cạnh Quý Hoàng. Cô cảm thấy giẫm lên bờ vai Quý Hoàng rất thoải mái, tóc anh ướt đẫm, mềm mại, mượt mà. Tuy tay chưa chạm vào anh, nhưng chân của Thái Hồng đã giẫm khắp cơ thể của anh chàng này rồi.

Cho nên cảm giác đầu tiên của Thái Hồng về Quý Hoàng không phải từ mắt, từ miệng, mà bắt đầu từ chân. Về điểm này, nó mang ý nghĩa đảo lộn các quy tắc thông thường. Đôi mắt của một người có thể lừa gạt bản thân, miệng có thể nói sai, nhưng chân thì không bao giờ giẫm những nơi không vững vàng.

Tâm trạng vui vẻ, Thái Hồng nhún nhảy chạy lên cầu thang, không ngờ bắt gặp Hạ Phong, ông xã của Hàn Thanh - bạn thân của cô ở trước cửa nhà.

Thái Hồng rất thích Hạ Phong, Hàn Thanh và Hạ Phong là một cặp trời sinh.

Hạ Phong không đẹp trai nhưng dáng vẻ thanh tú, rất có nét thư sinh, khi nói chuyện với con gái thường tự xưng “tiêu sinh”, viết thư tình bên dưới cũng đề là “hạ sinh” y như Trương Sinh trong Oanh oanh truyện vậy. Cậu ta và Hàn Thanh đều là bạn học thời đại học của Thái Hồng, đến từ Hà Nam, là trưởng ban tuyên truyền của hội sinh viên khoa Trung văn năm đó, viết chữ rất đẹp, có tài làm thơ cổ, tài năng có thể nói sánh ngang với Thái Hồng. Sau khi tốt nghiệp, cậu ta được phân đến bộ phận quảng cáo của một tờ báo cơ quan tỉnh ủy, nửa năm sau thì kết hôn với Hàn Thanh, bạn chung phòng và cũng là bạn chí cốt của Thái Hồng, đồng thời là fan trung thành của cậu.

Trong mắt những sinh viên nữ lúc bây giờ, Hạ Phong là người chồng lý tưởng. Trong hai năm hẹn hò, mỗi ngày hai lượt cậu đi lấy nước giúp Hàn Thanh, dù mưa to gió lớn, bão bùng ra sao cũng không thay đổi. Ngoài ra, còn đến căng tin mua cơm cho Hàn Thanh, giúp cô rửa bát và kiêm luôn những việc nặng nhọc trong ký túc xá. Cha mẹ Hàn Thanh đều là giáo viên trường trung học trọng điểm của Nam Ninh, một người dạy cấp ba, một người dạy cấp hai, gia cảnh sung túc, tính tình hiền lành. Năm thứ nhất, sau khi nhập học không lâu, thành phố F hứng chịu đợt nắng nóng cuối thu gay gắt mà trăm năm mới có một lần, cả thành phố nóng bức như lò lửa, rất nhiều sinh viên bị cảm nắng. Hàn Thanh trú tạm ở nhà Thái Hồng, hằng đêm ngủ máy lạnh nên may mắn thoát khỏi. Lúc đó cô và Thái Hồng đều là tân sinh viên, tuy được sắp xếp ở chung phòng ký túc xá nhưng cả hai chưa thân lắm, vì Thái Hồng mời cô về nhà tránh nóng nên Hàn Thanh cũng có thiện cảm với cô hơn. Hơn nữa, trong thời gian ở nhà Thái Hồng, cô bị cảm nặng, mỗi ngày được uống canh gà do Lý Minh Châu nấu, nên cũng rất biết ơn và quý mến mẹ Thái Hồng. Từ đó, vào mỗi kỳ nghỉ đông, Hàn Thanh đều mang mười chiếc bánh do nhà tự gói lên tặng Lý Minh Châu. Mẹ của Hàn Thanh còn đích thân gọi điện chúc Tết, cảm ơn Lý Minh Châu, hai vợ chồng có dịp lên thành phố F thăm con gái đều đến thăm. Cứ thế hai nhà qua lại thân thiết với nhau.

Sau khi kết hôn, Hạ Phong và Hàn Thanh thuê một căn chung cư cách tòa soạn báo không xa, hai năm sau mua được một căn hộ nhỏ. Không lâu sau đó, hai người sinh được một bé trai, đặt tên là Hạ Đô, ở nhà thường gọi là Đa Đa. Sau khi tốt nghiệp, Hàn Thanh có cơ hội làm biên tập viên cho một chương trình ăn khách của đài truyền hình Quảng Tây, đó là công việc mà cô hằng ao ước, nhưng do Hạ Phong tìm được công việc ở tòa soạn báo trước nên cô đành từ bỏ. Sau đó vận may luôn từ chối cô, cao thì không với tới mà thấp thì lại không chịu, Hạ Phong lại yêu cầu làm việc phải gần nhà. Hàn Thanh tìm mãi không được, cuối cùng đành hạ mình vào làm trong phòng tư liệu của thư viện quốc gia thành phố F. Đó là công việc nhàn hạ, lương thấp, nhưng ít nhất cũng giữ được hộ khẩu của cô ở thành phố F. Dù vậy, Thái Hồng chưa bao giờ nghe cô trách móc Hạ Phong lấy nửa lời. Bạn bè hỏi cô tại sao chấp nhận chịu thiệt thòi, cô chỉ cười nhẹ, nói: “Gia đình vẫn là quan trọng nhất, Hạ Phong cũng bận rộn, sáng đi tối về, còn chẳng kịp ăn cơm, mình đặt anh ấy lên hàng đầu vậy.”

Trong số các bạn học nữ của Thái Hồng, không ít người đã kết hôn, mỗi lần gặp mặt là y như rằng thành “hội tổng xỉ vả đức ông chồng”. Ai cũng nói mình lấy nhầm người, nếu không phải vì gia đình thì đã bỏ ông chồng “tệ hại”, “không chu đáo”, “hút thuốc, uống rượu, đánh bạc”, “chơi cổ phiếu thua sạch”... từ lâu rồi. Chỉ có Hàn Thanh không nói năng gì, chỉ lặng lẽ ngồi uống trà, rồi cô khẽ nói với Thái Hồng: “Mắng ông xã chẳng phải là mắng chính mình sao. Ông chồng dù có tệ đến đâu cũng là do mình tự chọn, thế không phải tự mắng mình không có mắt sao?” Một lời như đánh thức người ta khỏi cơn mộng, Thái Hồng không khỏi nhìn cô với cặp mắt khác. Cho nên trong mắt mọi người Hàn Thanh và Hạ Phong luôn là tấm gương điển hình cho cuộc sống hôn nhân mỹ mãn.

“Hạ Phong?” Thái Hồng thoáng ngẩn người. “Có việc tìm mình ư? Sao không vào nhà?”

“Ừm...” Hạ Phong đanh mặt nói. “Hàn Thanh ở trong đó.”

Thái Hồng nhìn cậu với ánh mắt hồ nghi: “Hàn Thanh ở trong đó? Vậy Đa Đa đâu?”

“Đa Đa cũng ở trong đó.”

Nói xong, quả nhiên bên trong vọng ra tiếng trẻ con khóc. Thái Hồng vội nói: “Xảy ra chuyện gì? Hai người cãi nhau à?”

“Chút chuyện nhỏ, cô ấy tức giận liền chạy đến nhà cậu.”

Thái Hồng hít một hơi thật sâu. Bởi tính cách Hàn Thanh hiền thục, dịu dàng, chu đáo, khiến một người như Hàn Thanh giận thật sự không phải là chuyện dễ.

Cô lấy chìa khóa mở cửa: “Vào trong rồi nói.”

Cửa vừa mở, một luồng gió lạnh ùa vào. Lý Minh Châu ngồi trên sofa, mặc áo len cao cổ, đang đan len.

Thái Hồng vội nói: “Mẹ ơi, con về rồi.”

“Ừm, ăn cơm chưa? Trên bếp có cơm đã hâm nóng rồi đấy.” Lý Minh Châu cuộn lại cuộn len, ném vào chiếc giỏ tre dưới chân, mặt đanh lại, quắc mắt nhìn Hạ Phong, không chào hỏi, cũng chẳng nói năng gì.

“Mẹ, Hàn Thanh đâu?”

Cầm tách trà lên Lý Minh Châu nhấp một ngụm nhỏ: “Con gái đi ăn cơm đi, cậu Hạ cứ để mẹ tiếp cho.”

Câu nói thờ ơ, lãnh đạm, không cứng rắn cũng không mềm mỏng, nhưng chữ nào ra chữ nấy, mang theo áp lực vô hình.

“Cậu Hạ, mời ngồi.” Lý Minh Châu chỉ chiếc ghế phía đối diện. “Hàn Thanh và Thái Hồng nhà tôi làm bạn với nhau cũng được sáu, bảy năm rồi, hai nhà cũng quen biết nhau. Cô bé này tôi vừa gặp đã thích, luôn coi nó như con gái...”

“Cô Lý...”

“Con gái tôi hôm nay bị người ta đánh, trên mặt còn hằn nguyên bàn tay to, lại còn bị người ta đạp một cái, bầm tím cả chân.” Lý Minh Châu trừng mắt, nghiêm nghị. “Đa Đa cũng đến tuổi hiểu chuyện, anh đánh mẹ nó ngay trước mặt nó, để cho nó biết sau này nên đối xử với phụ nữ như thế nào hả?”

Sắc mặt Hạ Phong cứng đờ, nhưng vẫn cố lễ phép: “Cô Lý, đây là chuyện riêng của nhà cháu, xin cô để cháu tự giải quyết được không?”

“Giải quyết? Không phải anh đã giải quyết bằng bạo lực rồi sao?” Lý Minh Châu cười nhạt. “Hạ Phong, anh chạy ra đường, kéo đại cô gái nào đó hỏi thử, nếu như cô ta chịu lấy anh, Hàn Thanh nhà tôi sẽ ly dị và từ bỏ quyền chia tài sản, chỉ mang con trai theo, không lo không tìm được một người đàn ông tốt... Dám đánh vợ? Tôi khinh! Anh tưởng rằng mình đang sống trong xã hội cũ tam thê tứ thiếp hay sao hả!”

“Cô, chuyện này... cô ấy cũng có lỗi, không thể trách mình cháu được.” Mặt Hạ Phong ửng đỏ.

“Đương nhiên không thể trách mình anh. Một thằng đàn ông như anh không chịu gánh vác trách nhiệm trên vai, có mời chúng tôi trách thì cũng chẳng trách được! Anh tưởng trách người khác dễ lắm sao? Muốn vậy thì anh cũng phải đáng để trách, chịu đựng được trách cứ kia. Có bà xã chịu trách anh đó là phúc phận của anh, bây giờ anh chê nó kiếm tiền ít, năm xưa nếu nó đi làm ở đài truyền hình bây giờ cũng là một nhân vật có tiếng tăm rồi, cần gì phải chịu những lời đay nghiến của anh chứ hả? Con bé một ngày ba bữa hầu hạ anh; quét nhà, giặt đổ, đi chợ, nấu cơm... đây không phải lao động ư? Nếu không để nó làm, một tháng anh thuê người quét dọn theo giờ cũng phải một ngàn tệ. Nó kiếm được không ít tiền, chỉ là một nửa trong đó không được trả lương, anh là đồ tư bản vô liêm sỉ, chỉ ngồi đó hưởng thụ sức lao động của bà xã mình. Còn tiền mà anh kiếm được... Ôi trời... Toàn là dùng cho việc lớn, nuôi vợ, nuôi con, thực hiện sự nghiệp cách mạng! Anh là tiên phong của thời đại, anh hùng chiến đấu, duy chỉ có bà xã mình là vướng bận, là gánh nặng. Cả hai đều phải cho đi, nhưng cái anh nhận được là vinh dự, còn cái nó nhận được lại là nỗi oán hận. Tôi hiểu rồi, hóa ra con bé sinh ra là để lấp chỗ trống cho anh, thiếu chỗ nào thì lấp vào chỗ đó. Muốn ở lại thành phố liền đẩy nó vào làm ở thư viện. Lo tiền giữ trẻ đắt quá liền bắt nó nghỉ bệnh một năm ở nhà trông con. Mua nhà thiếu tiền, bắt nó một ngày làm hai việc. Sáng năm giờ dậy nấu bữa sáng cho anh, tối muộn về nhà thì phát hiện anh đã về từ bao giờ, ngồi rung đùi đọc báo, cơm nước không nấu, con trai vừa bẩn vừa hôi mà không tắm rửa cho nó... Hạ Phong, nếu sau này anh cũng bị liệt mấy năm trời như ông nội anh thì anh nghĩ sao hả?”

“…”

“Anh tưởng rằng bây giờ anh trẻ trung, khỏe mạnh, không cần dựa dẫm vào ai là có thể đối xử với vợ mình như thế sao? Đợi đến khi anh tuổi già sức yếu, nằm liệt giường, cần người hầu hạ, có khi nào người ta ném anh xuống cống luôn không nhỉ?”

“Cô Lý, xin cô đừng nói nữa!”

“Ha! Anh sợ rồi hả? Có biết tôi ghét nhất gì không? Cái đồ Ngưu Ma Vương anh sao đến bây giờ mới chịu hiện nguyên hình cơ chứ? Bọn dân quê các anh để cưới được cô gái thành phố, những chuyện hèn mọn, đê tiện đều có thể làm được! Thái Hồng còn một mực khen anh tốt, chu đáo thành thực, hào hoa, phong nhã, Lý Minh Châu tôi lần đầu gặp anh đã biết anh chẳng qua chỉ là đứa vào luồn ra cúi một khi đắc chí, phản bội, trở mặt nhau chỉ là chuyện sớm muộn. Hôm nay anh cũng đừng hy vọng Hàn Thanh sẽ theo anh về nhà, tôi cho con bé ở đây luôn rồi. Anh về nhà tự kiểm điểm đi, nếu còn không làm người tử tế được nữa... chỗ này côn đồ nhiều vô kể, xem tôi có tìm được người đánh gãy chân anh không!”

Hạ Phong tức giận đùng đùng, mở cửa ra về.

Thái Hồng ăn cơm qua loa, trở về phòng thấy Hàn Thanh mặt mày sưng tấy, đang ôm chăn khóc, khẽ hỏi: “Cậu đói chưa? Ăn chút gì không?”

Hàn Thanh lau nước mắt, nhìn đứa con trai đang ngủ, đáp: “Mình không đói, lát nữa mình sẽ về nhà.”

“Về nhà?” Thái Hồng thoáng ngẩn người. “Ngay lúc này sao?”

“Mẹ Hạ Phong mất sớm, cha nghiện rượu, cờ bạc, ngày nào cũng đánh anh ấy, mẹ kế đối với anh ấy cũng rất hà khắc, anh... anh ấy cũng đáng thương lắm. Cậu biết không, khi mình còn hẹn hò với anh ấy, chiếc quần len mỏng tang mà anh ấy hay mặc chính là do mẹ anh ấy tự tay đan bảy năm trước, sợi len sắp đứt ra hết cũng không nỡ thay, mình đi cùng anh ấy đến thăm mộ mẹ, anh ấy chưa khóc mà mình đã khóc rồi. Mấy năm nay anh ấy đối xử với mình rất tốt, đây là lần đầu mình thấy anh ấy giận dữ đến thế?”

Thái Hồng tròn mắt: “Này, cậu có nhầm không đây? Hắn đánh cậu, cậu còn ngồi đây mà nói tốt cho hắn?”

“Mình chỉ là nói với anh ấy rằng mình không muốn tiếp tục làm ở thư viện nữa, hằng ngày chỉ sắp xếp báo cũ với điền giấy tờ, thực sự là mình không chịu nổi. Mình muốn thi cao học rồi tìm công việc tốt hơn chút. Anh ấy nghe xong liền tức giận, nói mình chỉ lo cho bản thân mà không nghĩ đến gia đình. Bây giờ tiền trả góp nhà nặng như thế, đi học không kiếm được tiền mà còn tốn tiền, chi bằng đi làm thêm thì hơn. Mình nói khoản tiền này mình sẽ xin cha mẹ mình, anh ấy lại càng tức giận, nói mình ỷ thế khinh người. Còn lôi cha mẹ mình ra chửi ầm lên.”

“Chửi ầm lên? Cha mẹ cậu làm gì mích lòng hắn sao?”

“Tiền mua nhà trả đợt đầu là một trăm tám mươi nghìn, Hạ Phong mong cha mẹ mình sẽ giúp đỡ một ít, lấy tiền dưỡng già của hai người ra ứng trước. Gọi điện qua đó thăm dò, cha mình nghe anh ấy nói cả buổi nhưng không tỏ thái độ gì. Chúng mình chỉ còn cách chia nhau vay mượn bạn bè, nợ nần như chúa chổm. Thực ra, hầu hết tiền là do mình mượn, anh họ giúp mình hơn nửa, vậy mà anh ấy không những không cảm kích, còn nói lúc bọn mình kết hôn, nhà mình cho của hồi môn quá ít, không coi đứa con rể này ra gì.”

Thái Hồng nghe mà lạnh toát sống lưng: “Không coi hắn ra gì? Lúc kết hôn nhà hắn có mất đồng xu nào đâu? Đều là tiền hai người tích góp được và của cha mẹ cậu đây chứ? Đến đứa con gái cũng gả cho hắn rồi, còn nói là không coi ra gì ư?”

“Công việc của anh ấy cũng không được như ý. Muốn làm ở phòng biên tập nhưng lại bị điều sang làm ở phòng quảng cáo. Nghề này chủ yếu dựa vào tiền hoa hồng, cần quen biết, cạnh tranh rất gay gắt... Lúc học đại học, mọi thứ của anh ấy rất thuận lợi, giờ đến cơ quan lại bị đồng nghiệp coi thường nên về nhà uống rượu, mặt mày hậm hực. Sau khi sinh Đa Đa, trẻ con nửa đêm quấy khóc, anh ấy liền dọa nạt đứa con mới mấy tháng tuổi. Ôi…”

Thái Hồng nhìn đôi mắt thâm quầng của cô, hỏi: “Mắt cậu bị đánh đến tím bầm luôn rồi kìa, để mình đưa cậu đến bệnh viện khám nhé?”

“Không cần đâu, mình phải về nhà.” Cô cắn môi, ôm con đứng dậy, chân vẫn bưóc thấp bước cao. “Ban đêm Đa Đa quấy khóc, ảnh hưởng đến bố mẹ cậu. Mình về nhà nói chuyện đàng hoàng với anh ấy, nếu anh ta không muốn mình học cao học thì mình sẽ không học, vì cái nhà này, cũng chẳng sao cả. Mình đã hy sinh bao lâu rồi, hy sinh thêm chút nữa cũng chẳng sao.”

Thái Hồng kéo cô lại: “Không được, ít nhất cậu phải ở lại đây một đêm chứ. Ban nãy bị mẹ mình mắng một trận, có lẽ cậu ta càng giận dữ hơn, để cậu ấy suy nghĩ một đêm, bớt giận, ngày mai cậu hãy về. Cha mình làm ca đêm, mẹ ngủ rất sâu, sẽ không sao đâu.”

Cuối cùng Hàn Thanh vẫn đưa Đa Đa về nhà. Thái Hồng tiễn cô xuống lầu, gọi giúp cô một chiếc taxi, dặn cô nêu có việc gì nhớ gọi điện. Thực ra một, hai năm trở lại đây cô và Hàn Thanh rất ít gặp nhau, bởi vì có con, lại không có ai giúp đỡ, Hàn Thanh phải ở nhà lo toan cho gia đình. Hôm nay gặp lại Hàn Thanh, thấy cô tiều tụy hơn, dù bằng tuổi Thái Hồng nhưng trông cô như lớn hơn đến mười tuổi.

Tâm trạng nặng nề, Thái Hồng trở về nhà, thấy mẹ cô vẫn ngồi trên sofa đan len, nhớ đến những lời bà nói ban nãy, cô không khỏi trách bà: “Mẹ, những lời mẹ nói khi nãy cũng hơi quá, Hạ Phong dù sao cũng là chồng của Hàn Thanh, ít nhiều mẹ cũng nên cho cậu ta chút thể diện chứ.”

“Loại đàn ông như nó mà cũng biết đến thể diện ư? Nếu nó là con rể mẹ thì mẹ đã cho hai cái bạt tai rồi.” Lý Minh Châu càng nói càng tức giận. “Sao, thấy bà già này có mắt nhìn người sắc bén chưa? Trước đây mẹ đã khuyên hai đứa thế nào hả? Không nên lấy trai quê, không môn đăng hộ đối, thói quen và phong tục khác nhau, may mà mẹ hắn chết sớm, nếu không còn thêm chuyện mẹ chồng nàng dâu nữa, liệu nó có chịu nổi không? Mẹ nói bao nhiêu lần nhưng bọn con đâu có nghe!”

Thái Hồng im lặng.

Năm đó Hàn Thanh và Hạ Phong yêu nhau, Thái Hồng khen Hạ Phong không ngớt, chỉ thiếu nước coi cậu ta như thiên thần. Lần đầu đến nhà Thái Hồng, Hạ Phong thành thật kể hết về gia thế khốn khó của mình cho Lý Minh Châu nghe, mẹ mất sớm, cha hung bạo, mẹ kế hà khắc, Thái Hồng nghe mà rớt nước mắt, Lý Minh Châu thì chẳng tỏ thái độ gì, sau đó nói cậu ta giỏi ra vẻ đáng thương hòng nhận được sự thương cảm của người khác. Lý Minh Châu ghét nhất loại đàn ông này, có câu anh hùng không hỏi xuất thân, lưu manh không xem gốc gác, gã Hạ Phong này tâm địa không tốt, biết lợi dụng lòng thương hại của phụ nữ, Hàn Thanh không phải đối thủ của hắn. Trong điện thoại, bà đã bày tỏ rằng rất không tán thành cuộc hôn nhân này. Cha mẹ Hàn Thanh nghe xong, đương nhiên cũng không đồng ý, tiếc là ngắn tay chẳng với tới trời, sau đó Hạ Phong đến Nam Ninh gặp họ một lần, cha mẹ thấy Hàn Thanh đã quá lụy tình, có vẻ như nếu không lấy được hắn thì thà chết cho xong, hai người đành đồng ý.

Thái Hồng lặng lẽ xuống bếp, múc cho mình một bát đậu đỏ, Lý Minh Châu bỗng hỏi: “Tối nay con đi đâu thế?”

“Trong khoa có một thấy giáo mới đến, không có số điện thoại liên lạc, mai có một cuộc họp quan trọng thầy ấy phải tham gia nên bí thư nhờ con chuyển lời đến thầy ấy.”

“Con mau chuẩn bị đi, lát nữa Tô Đông Lâm đến đón con.”

Thái Hồng giật bắn người: “Cái gì ạ? Tô Đông Lâm?”

“Cậu ấy gọi cho con nhưng con không bắt máy, nên gọi về nhà.”

“Hôm nay có tiết dạy nên con chuyển di động sang chế độ rung.”

“Cậu ấy hỏi trước chín rưỡi con có về không, mẹ nói có.”

Thái Hồng vội nhìn đồng hồ, chín giờ hai mươi lăm phút, bèn cằn nhằn: “Chuyện gì nữa đây, không phải buổi sáng mới gặp rồi sao, tối lại gặp nữa, anh ta bị làm sao vậy? Để con gọi điện cho anh ta, bảo ngày mai hãy gặp.”

Lý Minh Châu nạt: “Con mau đi thay đồ cho mẹ! Mặc chiếc áo len dài màu tím ấy. “Bảo vật ngàn vàng dễ có, khó có được một đấng lang quân hữu tình!” Cậu ta vừa có “ngàn vàng” vừa có tình, con khẩn trương lên đi!”

Trước khi xuống lầu, Thái Hồng còn bị Minh Châu kéo lại: “Quay lại, chải lại tóc đi đã!” Nói rồi bà chạy vào phòng lấy ra một lọ keo xịt tóc, xịt xịt vài cái rồi cứ vuốt vuốt, chỉnh chỉnh.

Thái Hồng đau, kêu oai oái: “Mẹ, đừng vuốt nữa, mẹ có biết làm không vậy? Với lại đầu tóc đâu có quan trọng đâu!”

“Không quan trọng?” Lý Minh Châu ấn ấn đầu cô, nghiêm chỉnh nói: “Thứ quan trọng nhất trên người con gái chính là đầu tóc đây, biết không hả?”

“Ha ha...” Thái Hồng ôm bụng cười ngặt nghẽo.

Bị con gái cười, Lý Minh Châu tím cả mặt, chỉ vào bức tranh The Birth of Venus treo trong phòng ngủ của Thái Hồng: “Lời mẹ nói con cứ không thèm tin, chê mẹ không có mắt thẩm mỹ chứ gì? Nhìn thấy bức tranh đó không hả? Mẹ hỏi con, trên người Venus có gì?”

“Có gì?” Thái Hồng hỏi lại. “Không có gì hết.”

“Sai! Venus không một mảnh vải che thân, nhưng có một mái tóc vàng. Con biết không hả, trong mắt các nhà nghệ thuật, phụ nữ có thể không có cánh tay, không có quần áo, nhưng không có tóc ấy à, chuyện đó là không thể được!”

Phòng của Quý Hoàng rất nhỏ nhưng cũng không đến nỗi chật chội, vì bên trong gần như trống không.

Chiếc rèm cửa màu xanh, một chiếc giường đơn, một chiếc bàn, một chiếc ghế, một tủ sách, một tủ quẩn áo.

Giường và tủ rất cũ kỹ, có lẽ là của chủ nhà. Trên giường rất sạch sẽ, ga giường màu trắng, chăn màu xanh dương được gấp rất gọn gàng. Quý Hoàng là người thích sạch sẽ, vể điểm này Thái Hồng đã quan sát được ở trường. Trong mấy lần gặp gỡ ngắn ngủi, cô đều thấy anh cầm giẻ lau bàn, đến nỗi mấy cô lao công cố ý lờ luôn văn phòng của anh. Cái gọi là tủ sách kia chỉ là dùng gạch và ván gỗ dựng tạm nên, ván gỗ được sơn màu xanh lá, tạo cảm giác dung dị, mộc mạc. Trên bức tường trắng treo một bức ảnh gia đình, một người phụ nữ mặt mày xanh xao ôm lấy ba cậu bé, cả nhà bốn người chẳng có ai nở nụ cười. Ánh mắt của người phụ nữ đó rất ấm áp, rất điềm tĩnh, bà hẳn là một người phụ nữ xinh đẹp và có ý chí kiên cường. Bà gầy đến lạ, hai gò má hóp khiến hốc mắt trông càng sâu, áo quần rộng thùng thình... So với các vị giáo sư già của khoa Trung văn, sách của Quý Hoàng không phải là nhiều, nhưng cũng đến mấy trăm quyển, trong đó một nửa là nguyên tác tiếng Anh. Thái Hồng lướt mắt nhìn, đều là các đầu sách chuyên ngành không mua được trên thị trường, cũng chẳng biết anh tìm đâu ra.

Thái Hồng ngồi trong phòng được năm phút, uống hết nửa cốc cà phê, Thẩm Phi bỗng đi vào, nói: “Xin lỗi tôi quên mất tối nay cậu ấy đi làm ở cung thể thao, chắc phải hết giờ làm mới về.”

“Đi làm?” Cô đứng bật dậy.

“Quý Hoàng là huấn luyện viên nghiệp dư, dạy yoga ở cung thể thao. Một lớp sơ cấp, một lớp trung cấp.”

Yoga!

Thái Hồng tròn mắt kinh ngạc: “Thật sao?”

Thẩm Phi nhìn đồng hồ: “Bây giờ lớp thứ nhất mới bắt đầu, cô muốn ngồi đợi ở đây hay muốn đến cung thể thao tìm cậu ấy?”

Bên ngoài phòng tập yoga có bảo vệ giữ cửa, Thái Hồng năn nỉ cả buổi, bảo vệ mới nói: “Cô ở ngoài đợi đi, hết giờ học thì vào tìm anh ta.”

Cửa chính được lắp kính, cách âm rất tốt. Bên trong là phòng tập múa ba lê với bốn bức tường đều gắn gương soi. Quý Hoàng ngồi trên tấm thảm ở phía trước, hướng dẫn hơn ba mươi học viên tập hít thở.

Anh mặc chiếc áo thun màu trắng ôm sát người, bên dưới là chiếc quần ngắn tập yoga màu đen. Đứng chân trần trên thảm, bắt đầu vài động tác pilates đơn giản, duỗi tay, đưa chân một cách chậm rãi nhưng vững vàng, uốn mình như một diễn viên xiếc, vẻ mặt anh rất chăm chú, không cười, cũng không có bất kỳ biểu cảm nào. Thái Hồng bất giác nín thở, chăm chú dõi theo, như chính mình cũng là một học viên trong đó. Còn ánh mắt thì dừng lại trên lồng ngực rắn rỏi sau lớp áo thun bó sát của anh với mong muốn được trông thấy tấm lưng với những cơ bắp săn chắc. Đang mặt mày nóng ran, say mê ngây ngất ngắm nhìn anh, bất thình lình có người đứng sau lưng vỗ cô một cái. Thái Hồng giật bắn người, lùi lại nửa bước, ngoảnh đầu nhìn, là một cô gái trẻ vừa chạy tới, mặc trang phục tập yoga màu tím, tóc được cột bằng một sợi dây màu đỏ. Cô ấy không đẹp lắm, nhưng tràn đầy sức sống.

“Chị muốn đăng ký vào lớp này phải không?” Cô gái nhiệt tình hỏi.

Cô ấp a ấp úng, đáp: “Ừ”.

“Không được đâu, khóa này đăng ký hết lớp rồi. Khóa sau cũng đầy rồi.” Người đó nói, giọng bí hiểm: “Chị có biết vì sao không?”

Thái Hồng ngơ ngác nhìn cô gái, hỏi: “Vì sao?”

“Anh thầy giáo hot quá đi!”

“Hot?”

“Nhắm mắt lại, chỉ cần nghe tiếng thầy đã chết mê, hơn nữa, cơ thể còn đẹp thế kia”, cô ấy thấp giọng nói. “Em làm trong giới truyền thông, đàn ông đẹp trai thấy nhiều rồi, nhưng người có vòng ba và chân đẹp như thầy ấy thì chẳng có ai cả.”

Mặt Thái Hồng đỏ rần.

“Lớp học yoga này là nơi các chị, các cô “thẩm du” tinh thần cùng nhau đó”, cô thè lưỡi. “Chẳng lẽ chị không phát hiện học viên đều là nữ, giáo viên toàn là nam sao? Em thường xuyên cố ý làm sai, để thầy ấy tận tay sửa lại. Đó, như thế đó.”

Thái Hồng phì cười: “Rốt cuộc là các bạn “thẩm du” tinh thần thầy, hay thầy “thẩm du” tinh thần các bạn đây?”

“Thì là “thẩm du” tinh thần lẫn nhau...”

Sau đó cô gái đi vào trong. Nghe những lời nói của cô ấy, Thái Hồng bị dọa sợ không dám nhìn tiếp, lẳng lặng ra căng tin ngoài cổng mua một bịch đậu phộng ăn.

Sau nửa tiếng chờ đợi, tiết đầu tiên kết thúc. Đứng đợi ở ngoài, cô phát hiện có rất nhiều học viên chưa muốn về, họ vây quanh Quý Hoàng trò chuyện. Đến khi cô ló đầu vào quan sát tiếp, tiết thứ hai đã bắt đầu. Cô đành đợi thêm một tiếng nữa mới gặp được Quý Hoàng, toàn thân anh ướt đẫm mổ hôi.

“Cô Hà?” Anh thoáng ngẩn ra.

“Bí thư Triệu nhờ tôi chuyển lời cho anh, chín giờ sáng mai có một cuộc họp quan trọng cần anh tham dự, địa điểm là Dật Phu Uyển... Dật Phu Uyển... Trời ạ! Tôi quên mất tầng mấy rồi.” Cô đưa tay vỗ vỗ đầu mình. “Hình như là tầng hai.”

Anh hững hờ nói: “Sao cô biết mà đến đây tìm tôi?”

“Bí thư cho tôi địa chỉ nhà anh, bạn cùng phòng của anh bảo rằng anh ở đây.”

“Cô đến tìm tôi chỉ vì chuyện này ư?”

“Uhm... vâng.”

“Cô nhờ Thẩm Phi chuyển lời không phải là được rồi sao?”

“Ơ... Ờ nhỉ, sao tôi không nghĩ ra cơ chứ? Đúng là đồ ngốc!”

“Cô đợi ở đây bao lâu rồi?”

“Gần... gần hai tiếng đồng hồ rồi.”

“Ban nãy chẳng phải được nghỉ giải lao sao? Sao cô không vào?”

“Ơ... tôi... đói, ra ngoài mua đổ ăn...”

Anh nhìn đất, sau đó ngẩng lên, nhìn cô với nụ cười thấp thoáng trên môi, không tiếp tục tranh luận: “Nếu cô đã đợi lâu thế rồi, chi bằng đợi tôi thêm ít phút nữa, tôi đi tắm rửa, thay quần áo rồi đưa cô về nhà.”

“Chuyện đó... không cần đâu...”

Chưa nói xong người ta đã đi vào trong mất rồi.

Thái Hồng cắn môi rầu rĩ, không ngừng mắng mình là đồ ngốc. Cô thầm nghĩ, trước khi trở thành đứa ngốc đến không thể ngốc hơn, cô nên “đánh bài chuồn”. Nhưng chỉ cần nhắm mắt lại, trong đầu cô tràn ngập những động tác Pilates, mỗi động tác đều tuyệt đẹp, trong suy nghĩ, cơ thể cô cũng theo anh thực hiện những động tác mềm dẻo đó...

Đợi đến khi đầu óc tỉnh táo lại, Quý Hoàng đã thay đồ xong, trên lưng đeo một chiếc ba lô thể thao to đùng đi ra. Cả người anh được bao phủ trong một làn khí ẩm ướt, gió lạnh ngoài cửa ùa vào, mùi hương của chanh và quýt thoang thoảng. Lả mùi hương của nước hoa hay dầu gội đầu cô cũng không biết nữa, chỉ cố gắng hít hà...

“Anh đi xe đạp đến à?” Cô hỏi.

“Không, tôi đi bộ đến đây, nhà cô trên đường Cát Tường phải không?”

“Vâng, không xa lắm, cách đây ba trạm xe.” Cô đưa tay vào túi lấy vé tháng xe buýt ra.

Chợt anh dừng bước, hỏi: “Cô có mệt không? Cô Hà?”

“Không mệt.” Kỳ thực chân cô đã tê rần vì đứng đợi nãy giờ rồi.

“Chúng ta cùng đi bộ về nhé?”, anh nhìn cô chăm chú nói. “Coi như rèn luyện sức khỏe.”

Chắc không có tiền đi taxi hả? Chẳng phải ban nãy anh đã rèn luyện sức khỏe suốt hai tiếng đồng hồ rồi sao? Thái Hồng thoáng bối rối, nhưng vẫn gật đầu.

“Này, không phải hướng này.” Cô nhỏ giọng bảo.

“Đi theo tôi, không sai đâu.” Anh rất tự tin.

Hai người rẽ vào một con hẻm nhỏ.

Sống hơn hai mươi năm tại thành phố này, Thái Hồng không biết còn có một con hẻm nhỏ thế này ở đây. Đi được nửa con hẻm, thì một bức tường thấp chắn ngang, hết đường rồi.

“Anh xem, đi sai rồi kìa!”

“Không sai.”

“Ở đây có một bức tường.”

“Chúng ta trèo qua.”

Cô giật mình, tưởng anh nói đùa: “Trèo qua? Chúng ta đâu phải kẻ trộm!”

“Bao nhiêu năm rồi cô chưa trèo tường?”

Thái Hồng ngẫm nghĩ: “Chắc mười mấy năm!”

“Thế thì trèo đi, tôi xem cô còn biết trèo hay không.” Anh khoanh tay đứng nhìn cô.

Thái Hồng hóa đá. Cô muốn nói: “Này thầy Quý, tôi là một nữ giáo viên trẻ chín chắn, mẫu mực, là tấm gương của học trò, điều đó có nghĩa tôi không phải đạo sĩ ở Lao Sơn, không chơi mấy trò này đâu nhé!”

Ngó nghiêng xung quanh, phát hiện không có ai, cô bèn đổi ý: “Sao lại không biết! Thầy Quý, thầy ngồi xuống để tôi trèo lên.”

Anh ngồi xuống thật, cô cũng cởi đôi giày thể thao ra, giẫm chân trần lên vai anh không thương tiếc. Nhanh chóng trèo qua tường, cô phát hiện Quý Hoàng cũng đã nhẹ nhàng trèo qua, y như vận động viên vượt chướng ngại vật.

Phủi lớp bụi trên người, cô phát hiện có một bức tường nữa ở phía trước, bức tường này rất cao, muốn trèo qua nó phải trèo lên cái cây bên cạnh. Lần này Thái Hồng chẳng hỏi tiếng nào, ôm lấy thân cây trèo lên, leo qua tường, bám vào cành cây rồi nhảy xuống dưới.

Nhìn Quý Hoàng nối gót cô nhảy xuống, cảnh tượng đó khiến cô bất chợt nghĩ đến người nhện.

Cô thấy vui, bật cười rồi nói: “Anh biết không? Thành phố này nặng nề đến mức người ta thở không nổi. Cơ cấu, cơ cấu, đâu đâu cũng là cơ cấu! Đầu óc chúng ta trở thành một bãi xi măng, bị mấy tòa chung cư cơ cấu hết rồi.”

Quý Hoàng xòe hai bàn tay ra: “Cho nên chúng ta phải trèo tường, leo cây.”

Thái Hồng gật đầu: “Đây là một quá trình giải cấu trúc, thành phố thiết lập nên cuộc sống, thiết lập nên không gian, thiết lập nên dục vọng và sức tưởng tượng của chúng ta, nhưng không thể thiết lập hành động của chúng ta.”

Trong đêm tối, Quý Hoàng nháy mắt: “Đúng vậy.”

“Thành phố không thể quy định chúng ta là cái gì.” Thái Hồng chỉ chiếc cầu vượt ở phía xa, hùng hổ nói. “Con đường này bắt buộc phải đi như thế sao? Ở đây bắt buộc phải có một trung tâm thương mại sao? Bên trên phải có những chiếc cầu vượt sao? Buổi sáng nhất định phải ăn sáng trước chín giờ sao? Chúng ta buộc phải để thành phố này sắp xếp một cách lý trí như thế sao? Tôi nhớ khi còn nhỏ, cứ đến mùa hè là lại ra đường ngủ để đợi xem chiếu phim ngoài trời!”

“Cô Hà! Hình như cô có chút kích động...”

Bên ngoài bức tường là một con đường lớn.

Hai người bước nhanh về phía trước, đi qua công viên, băng qua bãi cỏ, đi ngang qua tòa cao ốc... tùy ý vẽ nguệch ngoạc trên bản đồ thành phố.

Hai người đi vào bãi tập của một trường trung học, đứng ở đường chạy hình vòng cung. Trăng lưỡi liềm treo lơ lửng trên cao, bóng núi xa mờ, ánh đèn neon chập chờn... Đã lâu lắm rồi Thái Hồng không nhìn thấy ánh sao trên bầu trời, chợt cô nhớ đến một câu hỏi: “Ý nghĩa đời người là gì?”

Nếu có học sinh hỏi cô, cô sẽ trả lời ra sao?

Cô lặng lẽ suy tư, không có câu trả lời, nhưng rất nhanh sau đó cô đã tha thứ cho bản thân mình.

Đây là một câu hỏi không thực tế một câu hỏi mơ hồ. Sống giữa thành phố này, giữa những bộn bề lo toan, có ai còn thời gian suy nghĩ chuyện này, không đúng sao?

Nếu Ostrovsky không bị liệt toàn thân, nếu nước Nga không có mùa đông lạnh lẽo dài đằng đẵng, nếu như ông sống giữa thành phố F náo nhiệt này, hằng ngày phiền não vì chuyện giao thông và giá nhà đất, liệu ông còn có thể viết nên câu nói làm lay động lòng người như thế không?!

Trong bóng đêm, cô nhìn Quý Hoàng, anh hỏi: “Cô Hà, cô mệt chưa?”

“Chưa mệt”, cô đáp. “Nhà tôi ở ngay phía sau bãi tập.”

Thoáng ngập ngừng, cô lại nói: “Đừng gọi tôi là cô Hà, gọi tôi là Thái Hồng đi.”

Anh đưa cô về tận nhà, cuối cùng, anh chăm chú nhìn cô rồi nói: “Thái Hồng, chúng ta nên thường xuyên ở bên nhau.”

Nói rồi, anh ngừng lại, quan sát phản ứng của cô. Đầu óc Thái Hồng ong ong, thầm nghĩ, thầy Quý, câu này anh muốn tôi trả lời sao đây? “Không, chúng ta không nên ở cạnh nhau.” Đối với người lần đầu gặp đã giải vây và rất hào phóng chia sẻ văn phòng cho cô, câu trả lời này chẳng phải bất lịch sự lắm sao?

Thân là tài nữ của khoa Trung văn, đây là lần đầu tiên Thái Hồng thấy khó khăn với ngôn ngữ, lần đầu tiên cô không thể nắm bắt được hàm ý của một câu nói.

Đưa mắt nhìn theo bóng anh, Thái Hồng thầm nghĩ, “Chúng ta nên thường xuyên ở bên nhau” là có ý gì?

Nếu anh nói: “Cô có số điện thoại không?”, Thái Hồng cảm thấy có thể hiểu được ý anh.

Nếu anh nói: “Chủ nhật này cô có muốn đi xem phim không?”, thì Thái Hồng cũng cảm thấy ý của anh rất rõ ràng.

“Chúng ta nên thường xuyên ở bên nhau.” Đây là ý gì?

Thái Hồng hít một hơi thật sâu, hồi tưởng lại hai tiếng đồng hồ ở cạnh Quý Hoàng. Cô cảm thấy giẫm lên bờ vai Quý Hoàng rất thoải mái, tóc anh ướt đẫm, mềm mại, mượt mà. Tuy tay chưa chạm vào anh, nhưng chân của Thái Hồng đã giẫm khắp cơ thể của anh chàng này rồi.

Cho nên cảm giác đầu tiên của Thái Hồng về Quý Hoàng không phải từ mắt, từ miệng, mà bắt đầu từ chân. Về điểm này, nó mang ý nghĩa đảo lộn các quy tắc thông thường. Đôi mắt của một người có thể lừa gạt bản thân, miệng có thể nói sai, nhưng chân thì không bao giờ giẫm những nơi không vững vàng.

Tâm trạng vui vẻ, Thái Hồng nhún nhảy chạy lên cầu thang, không ngờ bắt gặp Hạ Phong, ông xã của Hàn Thanh - bạn thân của cô ở trước cửa nhà.

Thái Hồng rất thích Hạ Phong, Hàn Thanh và Hạ Phong là một cặp trời sinh.

Hạ Phong không đẹp trai nhưng dáng vẻ thanh tú, rất có nét thư sinh, khi nói chuyện với con gái thường tự xưng “tiêu sinh”, viết thư tình bên dưới cũng đề là “hạ sinh” y như Trương Sinh trong Oanh oanh truyện vậy. Cậu ta và Hàn Thanh đều là bạn học thời đại học của Thái Hồng, đến từ Hà Nam, là trưởng ban tuyên truyền của hội sinh viên khoa Trung văn năm đó, viết chữ rất đẹp, có tài làm thơ cổ, tài năng có thể nói sánh ngang với Thái Hồng. Sau khi tốt nghiệp, cậu ta được phân đến bộ phận quảng cáo của một tờ báo cơ quan tỉnh ủy, nửa năm sau thì kết hôn với Hàn Thanh, bạn chung phòng và cũng là bạn chí cốt của Thái Hồng, đồng thời là fan trung thành của cậu.

Trong mắt những sinh viên nữ lúc bây giờ, Hạ Phong là người chồng lý tưởng. Trong hai năm hẹn hò, mỗi ngày hai lượt cậu đi lấy nước giúp Hàn Thanh, dù mưa to gió lớn, bão bùng ra sao cũng không thay đổi. Ngoài ra, còn đến căng tin mua cơm cho Hàn Thanh, giúp cô rửa bát và kiêm luôn những việc nặng nhọc trong ký túc xá. Cha mẹ Hàn Thanh đều là giáo viên trường trung học trọng điểm của Nam Ninh, một người dạy cấp ba, một người dạy cấp hai, gia cảnh sung túc, tính tình hiền lành. Năm thứ nhất, sau khi nhập học không lâu, thành phố F hứng chịu đợt nắng nóng cuối thu gay gắt mà trăm năm mới có một lần, cả thành phố nóng bức như lò lửa, rất nhiều sinh viên bị cảm nắng. Hàn Thanh trú tạm ở nhà Thái Hồng, hằng đêm ngủ máy lạnh nên may mắn thoát khỏi. Lúc đó cô và Thái Hồng đều là tân sinh viên, tuy được sắp xếp ở chung phòng ký túc xá nhưng cả hai chưa thân lắm, vì Thái Hồng mời cô về nhà tránh nóng nên Hàn Thanh cũng có thiện cảm với cô hơn. Hơn nữa, trong thời gian ở nhà Thái Hồng, cô bị cảm nặng, mỗi ngày được uống canh gà do Lý Minh Châu nấu, nên cũng rất biết ơn và quý mến mẹ Thái Hồng. Từ đó, vào mỗi kỳ nghỉ đông, Hàn Thanh đều mang mười chiếc bánh do nhà tự gói lên tặng Lý Minh Châu. Mẹ của Hàn Thanh còn đích thân gọi điện chúc Tết, cảm ơn Lý Minh Châu, hai vợ chồng có dịp lên thành phố F thăm con gái đều đến thăm. Cứ thế hai nhà qua lại thân thiết với nhau.

Sau khi kết hôn, Hạ Phong và Hàn Thanh thuê một căn chung cư cách tòa soạn báo không xa, hai năm sau mua được một căn hộ nhỏ. Không lâu sau đó, hai người sinh được một bé trai, đặt tên là Hạ Đô, ở nhà thường gọi là Đa Đa. Sau khi tốt nghiệp, Hàn Thanh có cơ hội làm biên tập viên cho một chương trình ăn khách của đài truyền hình Quảng Tây, đó là công việc mà cô hằng ao ước, nhưng do Hạ Phong tìm được công việc ở tòa soạn báo trước nên cô đành từ bỏ. Sau đó vận may luôn từ chối cô, cao thì không với tới mà thấp thì lại không chịu, Hạ Phong lại yêu cầu làm việc phải gần nhà. Hàn Thanh tìm mãi không được, cuối cùng đành hạ mình vào làm trong phòng tư liệu của thư viện quốc gia thành phố F. Đó là công việc nhàn hạ, lương thấp, nhưng ít nhất cũng giữ được hộ khẩu của cô ở thành phố F. Dù vậy, Thái Hồng chưa bao giờ nghe cô trách móc Hạ Phong lấy nửa lời. Bạn bè hỏi cô tại sao chấp nhận chịu thiệt thòi, cô chỉ cười nhẹ, nói: “Gia đình vẫn là quan trọng nhất, Hạ Phong cũng bận rộn, sáng đi tối về, còn chẳng kịp ăn cơm, mình đặt anh ấy lên hàng đầu vậy.”

Trong số các bạn học nữ của Thái Hồng, không ít người đã kết hôn, mỗi lần gặp mặt là y như rằng thành “hội tổng xỉ vả đức ông chồng”. Ai cũng nói mình lấy nhầm người, nếu không phải vì gia đình thì đã bỏ ông chồng “tệ hại”, “không chu đáo”, “hút thuốc, uống rượu, đánh bạc”, “chơi cổ phiếu thua sạch”... từ lâu rồi. Chỉ có Hàn Thanh không nói năng gì, chỉ lặng lẽ ngồi uống trà, rồi cô khẽ nói với Thái Hồng: “Mắng ông xã chẳng phải là mắng chính mình sao. Ông chồng dù có tệ đến đâu cũng là do mình tự chọn, thế không phải tự mắng mình không có mắt sao?” Một lời như đánh thức người ta khỏi cơn mộng, Thái Hồng không khỏi nhìn cô với cặp mắt khác. Cho nên trong mắt mọi người Hàn Thanh và Hạ Phong luôn là tấm gương điển hình cho cuộc sống hôn nhân mỹ mãn.

“Hạ Phong?” Thái Hồng thoáng ngẩn người. “Có việc tìm mình ư? Sao không vào nhà?”

“Ừm...” Hạ Phong đanh mặt nói. “Hàn Thanh ở trong đó.”

Thái Hồng nhìn cậu với ánh mắt hồ nghi: “Hàn Thanh ở trong đó? Vậy Đa Đa đâu?”

“Đa Đa cũng ở trong đó.”

Nói xong, quả nhiên bên trong vọng ra tiếng trẻ con khóc. Thái Hồng vội nói: “Xảy ra chuyện gì? Hai người cãi nhau à?”

“Chút chuyện nhỏ, cô ấy tức giận liền chạy đến nhà cậu.”

Thái Hồng hít một hơi thật sâu. Bởi tính cách Hàn Thanh hiền thục, dịu dàng, chu đáo, khiến một người như Hàn Thanh giận thật sự không phải là chuyện dễ.

Cô lấy chìa khóa mở cửa: “Vào trong rồi nói.”

Cửa vừa mở, một luồng gió lạnh ùa vào. Lý Minh Châu ngồi trên sofa, mặc áo len cao cổ, đang đan len.

Thái Hồng vội nói: “Mẹ ơi, con về rồi.”

“Ừm, ăn cơm chưa? Trên bếp có cơm đã hâm nóng rồi đấy.” Lý Minh Châu cuộn lại cuộn len, ném vào chiếc giỏ tre dưới chân, mặt đanh lại, quắc mắt nhìn Hạ Phong, không chào hỏi, cũng chẳng nói năng gì.

“Mẹ, Hàn Thanh đâu?”

Cầm tách trà lên Lý Minh Châu nhấp một ngụm nhỏ: “Con gái đi ăn cơm đi, cậu Hạ cứ để mẹ tiếp cho.”

Câu nói thờ ơ, lãnh đạm, không cứng rắn cũng không mềm mỏng, nhưng chữ nào ra chữ nấy, mang theo áp lực vô hình.

“Cậu Hạ, mời ngồi.” Lý Minh Châu chỉ chiếc ghế phía đối diện. “Hàn Thanh và Thái Hồng nhà tôi làm bạn với nhau cũng được sáu, bảy năm rồi, hai nhà cũng quen biết nhau. Cô bé này tôi vừa gặp đã thích, luôn coi nó như con gái...”

“Cô Lý...”

“Con gái tôi hôm nay bị người ta đánh, trên mặt còn hằn nguyên bàn tay to, lại còn bị người ta đạp một cái, bầm tím cả chân.” Lý Minh Châu trừng mắt, nghiêm nghị. “Đa Đa cũng đến tuổi hiểu chuyện, anh đánh mẹ nó ngay trước mặt nó, để cho nó biết sau này nên đối xử với phụ nữ như thế nào hả?”

Sắc mặt Hạ Phong cứng đờ, nhưng vẫn cố lễ phép: “Cô Lý, đây là chuyện riêng của nhà cháu, xin cô để cháu tự giải quyết được không?”

“Giải quyết? Không phải anh đã giải quyết bằng bạo lực rồi sao?” Lý Minh Châu cười nhạt. “Hạ Phong, anh chạy ra đường, kéo đại cô gái nào đó hỏi thử, nếu như cô ta chịu lấy anh, Hàn Thanh nhà tôi sẽ ly dị và từ bỏ quyền chia tài sản, chỉ mang con trai theo, không lo không tìm được một người đàn ông tốt... Dám đánh vợ? Tôi khinh! Anh tưởng rằng mình đang sống trong xã hội cũ tam thê tứ thiếp hay sao hả!”

“Cô, chuyện này... cô ấy cũng có lỗi, không thể trách mình cháu được.” Mặt Hạ Phong ửng đỏ.

“Đương nhiên không thể trách mình anh. Một thằng đàn ông như anh không chịu gánh vác trách nhiệm trên vai, có mời chúng tôi trách thì cũng chẳng trách được! Anh tưởng trách người khác dễ lắm sao? Muốn vậy thì anh cũng phải đáng để trách, chịu đựng được trách cứ kia. Có bà xã chịu trách anh đó là phúc phận của anh, bây giờ anh chê nó kiếm tiền ít, năm xưa nếu nó đi làm ở đài truyền hình bây giờ cũng là một nhân vật có tiếng tăm rồi, cần gì phải chịu những lời đay nghiến của anh chứ hả? Con bé một ngày ba bữa hầu hạ anh; quét nhà, giặt đổ, đi chợ, nấu cơm... đây không phải lao động ư? Nếu không để nó làm, một tháng anh thuê người quét dọn theo giờ cũng phải một ngàn tệ. Nó kiếm được không ít tiền, chỉ là một nửa trong đó không được trả lương, anh là đồ tư bản vô liêm sỉ, chỉ ngồi đó hưởng thụ sức lao động của bà xã mình. Còn tiền mà anh kiếm được... Ôi trời... Toàn là dùng cho việc lớn, nuôi vợ, nuôi con, thực hiện sự nghiệp cách mạng! Anh là tiên phong của thời đại, anh hùng chiến đấu, duy chỉ có bà xã mình là vướng bận, là gánh nặng. Cả hai đều phải cho đi, nhưng cái anh nhận được là vinh dự, còn cái nó nhận được lại là nỗi oán hận. Tôi hiểu rồi, hóa ra con bé sinh ra là để lấp chỗ trống cho anh, thiếu chỗ nào thì lấp vào chỗ đó. Muốn ở lại thành phố liền đẩy nó vào làm ở thư viện. Lo tiền giữ trẻ đắt quá liền bắt nó nghỉ bệnh một năm ở nhà trông con. Mua nhà thiếu tiền, bắt nó một ngày làm hai việc. Sáng năm giờ dậy nấu bữa sáng cho anh, tối muộn về nhà thì phát hiện anh đã về từ bao giờ, ngồi rung đùi đọc báo, cơm nước không nấu, con trai vừa bẩn vừa hôi mà không tắm rửa cho nó... Hạ Phong, nếu sau này anh cũng bị liệt mấy năm trời như ông nội anh thì anh nghĩ sao hả?”

“…”

“Anh tưởng rằng bây giờ anh trẻ trung, khỏe mạnh, không cần dựa dẫm vào ai là có thể đối xử với vợ mình như thế sao? Đợi đến khi anh tuổi già sức yếu, nằm liệt giường, cần người hầu hạ, có khi nào người ta ném anh xuống cống luôn không nhỉ?”

“Cô Lý, xin cô đừng nói nữa!”

“Ha! Anh sợ rồi hả? Có biết tôi ghét nhất gì không? Cái đồ Ngưu Ma Vương anh sao đến bây giờ mới chịu hiện nguyên hình cơ chứ? Bọn dân quê các anh để cưới được cô gái thành phố, những chuyện hèn mọn, đê tiện đều có thể làm được! Thái Hồng còn một mực khen anh tốt, chu đáo thành thực, hào hoa, phong nhã, Lý Minh Châu tôi lần đầu gặp anh đã biết anh chẳng qua chỉ là đứa vào luồn ra cúi một khi đắc chí, phản bội, trở mặt nhau chỉ là chuyện sớm muộn. Hôm nay anh cũng đừng hy vọng Hàn Thanh sẽ theo anh về nhà, tôi cho con bé ở đây luôn rồi. Anh về nhà tự kiểm điểm đi, nếu còn không làm người tử tế được nữa... chỗ này côn đồ nhiều vô kể, xem tôi có tìm được người đánh gãy chân anh không!”

Hạ Phong tức giận đùng đùng, mở cửa ra về.

Thái Hồng ăn cơm qua loa, trở về phòng thấy Hàn Thanh mặt mày sưng tấy, đang ôm chăn khóc, khẽ hỏi: “Cậu đói chưa? Ăn chút gì không?”

Hàn Thanh lau nước mắt, nhìn đứa con trai đang ngủ, đáp: “Mình không đói, lát nữa mình sẽ về nhà.”

“Về nhà?” Thái Hồng thoáng ngẩn người. “Ngay lúc này sao?”

“Mẹ Hạ Phong mất sớm, cha nghiện rượu, cờ bạc, ngày nào cũng đánh anh ấy, mẹ kế đối với anh ấy cũng rất hà khắc, anh... anh ấy cũng đáng thương lắm. Cậu biết không, khi mình còn hẹn hò với anh ấy, chiếc quần len mỏng tang mà anh ấy hay mặc chính là do mẹ anh ấy tự tay đan bảy năm trước, sợi len sắp đứt ra hết cũng không nỡ thay, mình đi cùng anh ấy đến thăm mộ mẹ, anh ấy chưa khóc mà mình đã khóc rồi. Mấy năm nay anh ấy đối xử với mình rất tốt, đây là lần đầu mình thấy anh ấy giận dữ đến thế?”

Thái Hồng tròn mắt: “Này, cậu có nhầm không đây? Hắn đánh cậu, cậu còn ngồi đây mà nói tốt cho hắn?”

“Mình chỉ là nói với anh ấy rằng mình không muốn tiếp tục làm ở thư viện nữa, hằng ngày chỉ sắp xếp báo cũ với điền giấy tờ, thực sự là mình không chịu nổi. Mình muốn thi cao học rồi tìm công việc tốt hơn chút. Anh ấy nghe xong liền tức giận, nói mình chỉ lo cho bản thân mà không nghĩ đến gia đình. Bây giờ tiền trả góp nhà nặng như thế, đi học không kiếm được tiền mà còn tốn tiền, chi bằng đi làm thêm thì hơn. Mình nói khoản tiền này mình sẽ xin cha mẹ mình, anh ấy lại càng tức giận, nói mình ỷ thế khinh người. Còn lôi cha mẹ mình ra chửi ầm lên.”

“Chửi ầm lên? Cha mẹ cậu làm gì mích lòng hắn sao?”

“Tiền mua nhà trả đợt đầu là một trăm tám mươi nghìn, Hạ Phong mong cha mẹ mình sẽ giúp đỡ một ít, lấy tiền dưỡng già của hai người ra ứng trước. Gọi điện qua đó thăm dò, cha mình nghe anh ấy nói cả buổi nhưng không tỏ thái độ gì. Chúng mình chỉ còn cách chia nhau vay mượn bạn bè, nợ nần như chúa chổm. Thực ra, hầu hết tiền là do mình mượn, anh họ giúp mình hơn nửa, vậy mà anh ấy không những không cảm kích, còn nói lúc bọn mình kết hôn, nhà mình cho của hồi môn quá ít, không coi đứa con rể này ra gì.”

Thái Hồng nghe mà lạnh toát sống lưng: “Không coi hắn ra gì? Lúc kết hôn nhà hắn có mất đồng xu nào đâu? Đều là tiền hai người tích góp được và của cha mẹ cậu đây chứ? Đến đứa con gái cũng gả cho hắn rồi, còn nói là không coi ra gì ư?”

“Công việc của anh ấy cũng không được như ý. Muốn làm ở phòng biên tập nhưng lại bị điều sang làm ở phòng quảng cáo. Nghề này chủ yếu dựa vào tiền hoa hồng, cần quen biết, cạnh tranh rất gay gắt... Lúc học đại học, mọi thứ của anh ấy rất thuận lợi, giờ đến cơ quan lại bị đồng nghiệp coi thường nên về nhà uống rượu, mặt mày hậm hực. Sau khi sinh Đa Đa, trẻ con nửa đêm quấy khóc, anh ấy liền dọa nạt đứa con mới mấy tháng tuổi. Ôi…”

Thái Hồng nhìn đôi mắt thâm quầng của cô, hỏi: “Mắt cậu bị đánh đến tím bầm luôn rồi kìa, để mình đưa cậu đến bệnh viện khám nhé?”

“Không cần đâu, mình phải về nhà.” Cô cắn môi, ôm con đứng dậy, chân vẫn bưóc thấp bước cao. “Ban đêm Đa Đa quấy khóc, ảnh hưởng đến bố mẹ cậu. Mình về nhà nói chuyện đàng hoàng với anh ấy, nếu anh ta không muốn mình học cao học thì mình sẽ không học, vì cái nhà này, cũng chẳng sao cả. Mình đã hy sinh bao lâu rồi, hy sinh thêm chút nữa cũng chẳng sao.”

Thái Hồng kéo cô lại: “Không được, ít nhất cậu phải ở lại đây một đêm chứ. Ban nãy bị mẹ mình mắng một trận, có lẽ cậu ta càng giận dữ hơn, để cậu ấy suy nghĩ một đêm, bớt giận, ngày mai cậu hãy về. Cha mình làm ca đêm, mẹ ngủ rất sâu, sẽ không sao đâu.”

Cuối cùng Hàn Thanh vẫn đưa Đa Đa về nhà. Thái Hồng tiễn cô xuống lầu, gọi giúp cô một chiếc taxi, dặn cô nêu có việc gì nhớ gọi điện. Thực ra một, hai năm trở lại đây cô và Hàn Thanh rất ít gặp nhau, bởi vì có con, lại không có ai giúp đỡ, Hàn Thanh phải ở nhà lo toan cho gia đình. Hôm nay gặp lại Hàn Thanh, thấy cô tiều tụy hơn, dù bằng tuổi Thái Hồng nhưng trông cô như lớn hơn đến mười tuổi.

Tâm trạng nặng nề, Thái Hồng trở về nhà, thấy mẹ cô vẫn ngồi trên sofa đan len, nhớ đến những lời bà nói ban nãy, cô không khỏi trách bà: “Mẹ, những lời mẹ nói khi nãy cũng hơi quá, Hạ Phong dù sao cũng là chồng của Hàn Thanh, ít nhiều mẹ cũng nên cho cậu ta chút thể diện chứ.”

“Loại đàn ông như nó mà cũng biết đến thể diện ư? Nếu nó là con rể mẹ thì mẹ đã cho hai cái bạt tai rồi.” Lý Minh Châu càng nói càng tức giận. “Sao, thấy bà già này có mắt nhìn người sắc bén chưa? Trước đây mẹ đã khuyên hai đứa thế nào hả? Không nên lấy trai quê, không môn đăng hộ đối, thói quen và phong tục khác nhau, may mà mẹ hắn chết sớm, nếu không còn thêm chuyện mẹ chồng nàng dâu nữa, liệu nó có chịu nổi không? Mẹ nói bao nhiêu lần nhưng bọn con đâu có nghe!”

Thái Hồng im lặng.

Năm đó Hàn Thanh và Hạ Phong yêu nhau, Thái Hồng khen Hạ Phong không ngớt, chỉ thiếu nước coi cậu ta như thiên thần. Lần đầu đến nhà Thái Hồng, Hạ Phong thành thật kể hết về gia thế khốn khó của mình cho Lý Minh Châu nghe, mẹ mất sớm, cha hung bạo, mẹ kế hà khắc, Thái Hồng nghe mà rớt nước mắt, Lý Minh Châu thì chẳng tỏ thái độ gì, sau đó nói cậu ta giỏi ra vẻ đáng thương hòng nhận được sự thương cảm của người khác. Lý Minh Châu ghét nhất loại đàn ông này, có câu anh hùng không hỏi xuất thân, lưu manh không xem gốc gác, gã Hạ Phong này tâm địa không tốt, biết lợi dụng lòng thương hại của phụ nữ, Hàn Thanh không phải đối thủ của hắn. Trong điện thoại, bà đã bày tỏ rằng rất không tán thành cuộc hôn nhân này. Cha mẹ Hàn Thanh nghe xong, đương nhiên cũng không đồng ý, tiếc là ngắn tay chẳng với tới trời, sau đó Hạ Phong đến Nam Ninh gặp họ một lần, cha mẹ thấy Hàn Thanh đã quá lụy tình, có vẻ như nếu không lấy được hắn thì thà chết cho xong, hai người đành đồng ý.

Thái Hồng lặng lẽ xuống bếp, múc cho mình một bát đậu đỏ, Lý Minh Châu bỗng hỏi: “Tối nay con đi đâu thế?”

“Trong khoa có một thấy giáo mới đến, không có số điện thoại liên lạc, mai có một cuộc họp quan trọng thầy ấy phải tham gia nên bí thư nhờ con chuyển lời đến thầy ấy.”

“Con mau chuẩn bị đi, lát nữa Tô Đông Lâm đến đón con.”

Thái Hồng giật bắn người: “Cái gì ạ? Tô Đông Lâm?”

“Cậu ấy gọi cho con nhưng con không bắt máy, nên gọi về nhà.”

“Hôm nay có tiết dạy nên con chuyển di động sang chế độ rung.”

“Cậu ấy hỏi trước chín rưỡi con có về không, mẹ nói có.”

Thái Hồng vội nhìn đồng hồ, chín giờ hai mươi lăm phút, bèn cằn nhằn: “Chuyện gì nữa đây, không phải buổi sáng mới gặp rồi sao, tối lại gặp nữa, anh ta bị làm sao vậy? Để con gọi điện cho anh ta, bảo ngày mai hãy gặp.”

Lý Minh Châu nạt: “Con mau đi thay đồ cho mẹ! Mặc chiếc áo len dài màu tím ấy. “Bảo vật ngàn vàng dễ có, khó có được một đấng lang quân hữu tình!” Cậu ta vừa có “ngàn vàng” vừa có tình, con khẩn trương lên đi!”

Trước khi xuống lầu, Thái Hồng còn bị Minh Châu kéo lại: “Quay lại, chải lại tóc đi đã!” Nói rồi bà chạy vào phòng lấy ra một lọ keo xịt tóc, xịt xịt vài cái rồi cứ vuốt vuốt, chỉnh chỉnh.

Thái Hồng đau, kêu oai oái: “Mẹ, đừng vuốt nữa, mẹ có biết làm không vậy? Với lại đầu tóc đâu có quan trọng đâu!”

“Không quan trọng?” Lý Minh Châu ấn ấn đầu cô, nghiêm chỉnh nói: “Thứ quan trọng nhất trên người con gái chính là đầu tóc đây, biết không hả?”

“Ha ha...” Thái Hồng ôm bụng cười ngặt nghẽo.

Bị con gái cười, Lý Minh Châu tím cả mặt, chỉ vào bức tranh The Birth of Venus treo trong phòng ngủ của Thái Hồng: “Lời mẹ nói con cứ không thèm tin, chê mẹ không có mắt thẩm mỹ chứ gì? Nhìn thấy bức tranh đó không hả? Mẹ hỏi con, trên người Venus có gì?”

“Có gì?” Thái Hồng hỏi lại. “Không có gì hết.”

“Sai! Venus không một mảnh vải che thân, nhưng có một mái tóc vàng. Con biết không hả, trong mắt các nhà nghệ thuật, phụ nữ có thể không có cánh tay, không có quần áo, nhưng không có tóc ấy à, chuyện đó là không thể được!”


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...