Thần Chết Trong Rừng
Chương 3
Sau đó là việc Hélène cùng với Virginie nhiều lần đến nhà tôi chơi. Tôi có cảm giác cô ấy rất cô đơn. Cô ấy luôn phàn nàn về việc Paul làm việc quá bận bịu. Paul giữ vị trí khá quan trọng trong ngân hàng và giờ giấc làm việc thì không thể nào mà biết được. Hélène thấy chán nản. Cô ngồi gần tôi và nói chuyện với tôi bằng giọng nói dịu dàng của mình. Cô nói với tôi về thời tiết, hoa quả, trời đất, gió thổi mây trôi… Tôi có cảm giác như mình đã tìm thấy một người bạn gái. Còn Virginie thì lúc nào cũng lẽo đẽo theo sau cô Yvette trong nhà bếp. Có vẻ như con bé cố tránh gặp mặt tôi. Nó không nói chuyện gì với tôi nữa. Tôi đoán là giữa chúng tôi có một sự ghen tuông thú vị.
Tôi không biết phải làm thế nào để cho Hélène biết là Virginie có thể đang gặp nguy hiểm. Có vẻ như là câu chuyện của con bé về những án mạng đó đang ở rất xa dưới ánh mặt trời đẹp đẽ trong vẻ dịu dàng của buổi chiều này. Cũng có thể là Virginie chỉ là một con bé hay tưởng tượng mà thôi.
Dù sao đi chăng nữa thì khi Hélène ở đây, dường như thời gian trôi nhanh hơn. Hôm nay tôi đang ngồi một mình. Tôi hình dung mình đang tắm nắng ở bể bơi. Nhưng tôi khó tập trung được vì hôm qua tại Paris xảy ra một vụ mưu sát. Tôi muốn cô Yvette tắt tiếng tivi đi, vì tôi nghe thấy tiếng những nhân chứng hoảng sợ, tiếng còi xe cứu thương. Tôi nghĩ đến tôi. Đến nỗi kinh hoàng của mình. Tôi nghĩ đến Benoît, đến cuộc đời của anh đột nhiên chấm dứt. Những thông tin kiểu này luôn làm cho tôi nhớ đến quá khứ trong khi tôi đang cố gắng bằng mọi giá thoát ra khỏi tình trạng tồi tệ đó. Tôi bắt đầu hiểu vì sao nhiều người không muốn nghe những tin xấu.
Có tiếng chuông cửa.
Thật ngạc nhiên! Đó chính là viên thanh tra mà Virginie đã nói với tôi. Cô Yvette mời ông ta vào nhà. Tôi không biết ông ta đang làm gì với tôi không nghe thấy gì cả. Có thể ông ta đang nhìn tôi.
-Cô có phải là cô Andrioli? Tôi là thanh ra Yssart, thuộc đội hình sự.
À ra vậy. Hóa ra chú hề Bonzo tên là Yssart. Giọng ông ta lạnh lùng pha chút kiểu cách. Không thể nhận ra được là giọng nào.
-Cô ấy không thể trả lời ông được. Tôi đã nói với ông rồi. – cô Yvette nói với thanh tra Yssart.
Viên thanh tra tiếp tục nói, không để ý đến việc bị cô Yvette cắt ngang:
-Tôi không biết là cô bị ốm và tôi mong cô tha lỗi cho sự viếng thăm của tôi.
Rõ ràng là với một người có bộ mặt như hề thì ông ta thường biểu đạt thái độ khá tốt.
Cô Yvette, chắc là đang dậm chân bên cạnh viên thanh tra, không thể nhìn được lời:
-Ngài thanh tra đây đến vì có việc liên quan đến cậu bé Michaël Massenet. Tôi đã nói với ông ấy là chúng ta không biết gì cả.
Tôi nghe tiếng viên thanh tra nói nhỏ:
-Thưa bà, xin bà cứ tin rằng nếu cô Andrioli nghe được thì tôi chắc chắn rằng cô ấy sẽ nhận ra tiếng của tôi cũng như đã nhận ra tiếng của bà. Nếu bà không thấy phiền, tôi muốn ở lại nói chuyện riêng với cô ấy một chút.
-Tùy ông thôi. – cô Yvette vừa trả lời vừa khép cửa ra vào.
Có tiếng ho húng hắng. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất để tôi có thể giúp Virginie thoát khỏi nguy hiểm.
-Như cô biết đấy, hiện chúng tôi đang điều tra vụ thằng bé Michaël Massenet bị giết cũng như nhiều vụ án mạng khác đã xảy ra trước đây. Cho đến nay hung thủ chưa bị phát hiện. Cô có cách gì để nói chuyện được không?
À, một thanh tra được việc đây. Tôi giơ ngón trỏ lên.
-Tốt. Tôi sẽ đưa ra những cái tên. Nếu cô biết ai đó thì hãy giơ ngón tay lên nhé.
Viên thanh tra đọc ra những cái tên của các cậu bé. Khi ông ta nhắc tới Renaud Fansten, tôi liền giơ ngón trỏ lên.
-Cô biết cậu bé Fansten?
Lần này tôi không giơ ngón trỏ lên. Viên thanh tra lại húng hắng ho.
-Rõ rồi. Chỉ là một vấn đề nhỏ trong giao tiếp thôi. Cô muốn nói rằng cô đã nghe nói đến cậu bé?
Tôi giơ ngón trỏ lên.
-Qua tivi?
Tôi không nhúc nhích gì cả.
-Qua một trong số người thân của cậu ta?
Tôi giơ một ngón tay lên.
-Có phải là mẹ cậu bé không?
Tôi không giơ ngón tay lên.
-Thế thì bố cậu bé?
Cũng lại là không. Có vẻ hơi chán rồi.
-Qua con bé Virginie?
Tôi giơ một ngón tay lên.
-Cô biết con bé Virginie Fansten?
Chúng ta đã gặp được nhau rồi đấy. Đúng là đạo đức giả! Anh biết thừa là tôi biết con bé và anh quan tâm đến nó còn nhiều hơn tôi ấy chứ. Thôi thế cũng còn là may!
-Thôi được rồi cô Andrioli, tôi sẽ không vòng vo làm cô mất thời gian nữa. Tôi đi thẳng vào vấn đề: con bé có vẻ muốn cho cô biết điều gì đó về vụ án này không?
Tôi định giơ ngón trỏ lên thì bỗng có một ý nghĩ giữ tôi lại. Tôi có quyền phản bội bí mật của Virginie không? Nhưng nếu cuộc sống của cô bé bị gặp nguy hiểm? Cuối cùng tôi giơ ngón trỏ lên.
-Con bé có nói cho cô biết là nó biết hung thủ không?
Tôi giơ ngón trỏ.
-Con bé có nói tên hung thủ không?
Không có ngón trỏ giơ lên.
-Con bé có biểu hiện nào đó mất thăng bằng về mặt tinh thần không?
Đột nhiên tôi sững sờ nhận ra những điều viên thanh tra muốn tìm hiểu. Ông ta nghĩ rằng Virginie bị điên. Tôi không giơ ngón trỏ lên.
-Cô hãy hiểu tôi. Virginie là một cô bé đáng yêu nhưng đã phải chịu chấn thương về tinh thần khi biết anh trai cùng cha khác mẹ của mình bị sát hại.
Anh em cùng cha khác mẹ? Tôi không biết điều này.
-Khi Hélène Siccardi kết hôn với Paul Fansten đã chết năm 1986 vì bị ung thư. Bà Fansten mới luôn quan tâm chăm sóc Renaud cũng như là chăm sóc Virginie vậy. Nhưng con bé kín tiếng một cách không bình thường. Con bé kín miệng như một con hến và tôi không thể làm nó mở miệng lấy một lời. Chình vì vậy mà tôi xin phép đến gặp cô ngày hôm nay. Tôi nghĩ rằng nếu con bé này có một bí mật gì đó muốn thố lộ thì rất có thể nó sẽ đến nói với cô. Có phải nó đã cho cô biết những điều liên quan đến nhân dạng hung thủ?
Tôi không giơ ngón trỏ lên.
-Con bé có nói là đã nhìn thấy một hay nhiều vụ giết người không?
Giả dụ họ cho rằng cô bé bị điên? Liệu họ sẽ lôi con bé ra khỏi bố mẹ nó không? Hay họ sẽ cho con bé vào Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ xã hội? Nếu vì tôi mà cô bé bị đưa vào trung tâm giáo dục nào đó? Rõ khỉ, tôi không biết phải làm sao nữa. Tôi không giơ ngón trỏ lên.
-Xin cô hãy nghĩ kỹ đi. Chắc chắn cô là người duy nhất có khả năng giúp Virginie và giúp đỡ chúng tôi.
Đấy, tốt hơn rồi đấy. Nếu họ tin tôi thì họ đã chẳng phải nói như vậy. Tôi không động đậy gì cả.
-Tốt. Cảm ơn cô vì sự hợp tác. Nếu cô cho phép, tôi xin chào tạm biệt cô. Tôi sẽ đến hỏi cô bé Virginie. Hẹn gặp lại cô. Chúc cô mau chóng bình phục.
Cửa ra vào đóng lại. Thật vớ vẩn! Tôi có bị cảm cúm đâu mà mau chóng bình phục! Có mà ông mau chóng bình phục ấy! Đáng lẽ tôi phải khai báo nhiều hơn ư? Tại sao tôi lại im lặng? Tôi thật ngốc nghếch. Nhưng giờ thì quá muộn rồi.
Thời tiết thật ngột ngạt. Đúng là tháng Bảy có khác. Tôi đang ngồi dựa vào cái gối bằng silicon dưới bóng râm của một góc cây hình vòm. Cô Yvette buộc tóc đuôi ngựa cho tôi. Tôi rất ghét kiểu tóc đó, nhưng cô Yvette cứ làm mà không hỏi ý kiến tôi gì cả. Tôi có cảm giác mình gầy đi một cách khủng khiếp. Với cái đuôi tóc bị kéo ra đằng sau, khuôn mặt tái mét cùng với những nếp nhăn mệt mỏi, trông tôi chắc phải giống ma cà rồng hơn là một cô người mẫu.
Thế nhưng điều đó có vẻ như không làm Paul bận tâm lắm. Anh ta vẫn đến thăm tôi ba bốn lần gì đó, mang cho tôi hoa quả, bánh gatô do Hélène làm, gửi Virginie cho cô Yvette dẫn đi xem phim. Hôm qua anh còn đặt tay lên vai tôi và thì thầm: “Tôi biết điều tôi sắp nói có vẻ hơi tàn nhẫn nhưng đôi khi tôi muốn có được sự cô đơn của cô. Nhiều khi tôi muốn thoát khỏi cái thế giới này”. Tuyệt vời, quá tuyệt vời, nào chúng ta cùng đổi chỗ cho nhau nào! Thế nhưng chẳng có gì thay đổi cả. Tôi thì vẫn bị cột chặt vào chiếc ghế này trong khi anh ta thì vẫn đứng đó, và ra đi sau khi bóp vai tôi thật chặt.
Tôi lại nghĩ về điều đó khi đang ngồi toát mồ hôi dưới gốc cây hình vòm này. Cô Yvette đang bận chuẩn bị món súp hoa quả đỏ. Chúng tôi được mời đến một bữa tiệc thịt nướng và cô Yvette không muốn đến tay không.
Vậy đấy, đời là vậy: tôi không còn bị nằm ngoài xã hội nữa. Paul và Hélène đã giới thiệu tôi với bạn bè của họ, với những cặp đôi “cùng khu, cùng bể bơi và cùng chơi tennis”. Tất cả mọi người đều chấp nhận tôi. Tôi là “Người mang phước lành” mới ở Khu đô thị mới Boissy-les-Colombes. Tôi không hiểu vì sao tất cả mọi người đều rất tốt với tôi. Có thể họ cảm thấy thoải mái và có vẻ nhân từ khi chịu đựng sự có mặt của tôi trong đám bọn họ? Chắc tôi không quá gớm ghiếc ghê sợ với nhiều người ở đó. Tôi không nhỏ dãi, không uốn éo vặn vẹo trên ghế, mắt tôi không đảo đi đảo lại. Tôi giống như một dạng Công chúa ngủ trong rừng đang thiu thiu trên chiếc ngai của mình thì đúng hơn. Xét cho cùng thì… đó là những gì tôi có thể kể. Ở đâu cũng thế, ai cũng lôi cuốn tôi, và ai cũng hỏi chuyện tôi. Vẫn những câu nói ấy, vẫn những thái độ diễn tả sự ái ngại thầm kín ấy. Tôi đã nhận biết được giọng nói của họ, nhận dạng được họ và bắt đầu vẽ ra những bức “chân dung” của mọi người.
Trong số những người thân quen hơn với gia đình Fansten có Claude và Jean-Mi Mondini. Anh chồng là kỹ sư và cô vợ làm việc trong một tổ chức cứu tế của nhà thờ. Qua giọng nói của cô, tôi hình dung ra một phụ nữ trẻ hồn nhiên, năng động, không được thoải mái lắm khi ở chốn đông người. Jean-Mi có giọng nói nhiệt tình của kiểu người muốn có vẻ đơn giản và đáng mến. Anh ta có giọng nói rất hay và là người hát trong dàn hợp xướng. Họ có ba con, hai trai một gái đều được giáo dục tốt. Còn Betty và Manu Quinson thì lại thuộc kiểu người “sành điệu”: họ biết tất cả các nhóm nhạc rock, luôn sử dụng từ ngữ theo mốt khi nói chuyện, tuần nào cũng đi tắm thalaso, trượt tuyết và ăn chay. Manu là nhân viên kinh doanh của hãng hàng không Pháp Air France, còn Betty thì làm chủ một tiệm buôn đồ cũ sang trọng gần Versailles. Hình như Manu là một người to cao, rậm râu; còn Betty thì có khuôn mặt nhỏ như mèo, tóc lọn xoăn bù xù và hay mặc váy lụng thụng. Đặc biệt, trong số bạn bè của nhà Fansten còn có Stéphane và Sophie Migoin. Hai người này chơi rất thân với nhà Fansten, Stéphane là chủ một hãng thầu xây dựng, còn Sophie thì nội trợ ở nhà. Theo Hélène cho hay, căn hộ của họ là một trong những khu biệt thự sang trọng nhất của khu phố. Giọng nói của Stéphane trầm trầm làm tôi chú ý, còn những tràng cười phá lên của anh ta thì làm tôi giật cả mình. Anh ta luôn dốc ngược tất cả: từ chai rượu vang, ly rượu đến bát đĩa. Anh ta là một người to béo, thô thiển trong hành động, là kiểu người mà mọi người thường nói: “Này Steph, anh đang dẫm lên chân tôi đấy!” hay “Steph, anh có muốn chơi trò đặc công với bọn nhóc ở chỗ khác hơn là dưới gầm bàn không?”. Sophie thì kín đáo hơn. Cô có giọng nói kiểu cách và tôi cho rằng cô có dáng vẻ hay làm điệu õng ẹo, mặc những bộ quần áo mô phòng kiểu Channel, khuôn mặt có góc cạnh và trang điểm một cách hoàn hảo. Cho dù tôi không thể nói chuyện cùng mọi người được nhưng tôi không cảm thấy chán. Tôi thích thú vẽ nên những gương mặt bằng cách đưa vào giọng nói của mọi người. Lần lượt từng buổi tối, tôi thay đổi mắt, mũi, kiểu đầu tóc cho họ, cứ như thể là tôi đang vẽ những chân dung rô bô vậy.
Virginie đi nghỉ hè từ hai tuần rồi. Hôm nay con bé phải trở về nhà. Hélène kể cho tôi rằng thanh tra Yssart đã đến nhà cô ấy để hỏi Virginie nhưng lúc đó thì con bé đang trên đường đi Auvergne. Ông thanh tra bảo ông ta sẽ quay lại gặp con bé. Hãy cứ cho là điều đó không đến nỗi quá quan trọng như vậy đi. Tôi thì không biết nghĩ thế nào nữa. Tất cả những án mạng kia có vẻ như rất xa với đối với tôi. Tất cả mọi người chỉ nghĩ đến những trò vui chơi giải trí trong mùa hé mà chẳng để ý đến những chuyện đã xảy ra.
Tôi cũng vậy, tôi nghĩ là mình đang vui chơi. Sau những tháng ngày bi quan, cuối cùng thì tôi đang có cảm giác như được sống lại vậy. Tôi được nghe thấy tiếng mọi người nói cười và tôi thấy dường như chính tôi cũng đang nói cười vậy. Tất cả mọi người đều rất tốt với “cô búp bê câm” Andrioli. Hélène nói với tôi rằng Sophie Migoin rất ghen tỵ với tôi từ lúc Steph chồng cô nói tôi là “cô gái xinh đẹp nhất của cả cái thị trấn dở hơi này”. Đương nhiên là lúc đó anh ta đang say, nhưng dù sao thì nó cũng làm cho mọi người cười.
“Rồi cô sẽ thấy! Khi cô khỏi bệnh, cô sẽ thấy bất hạnh lắm!” – có lần Hélène thì thầm vào tai tôi như vậy.
Khỏi bệnh! Khỏi bệnh! Tôi đâu có bị bệnh, mà là tôi “bị hỏng”, “không dùng được nữa”. Trong tất cả những gì gọi là cải thiện, bình phục, tôi chỉ thấy có mỗi một thứ. Ngón trỏ. Hết giơ ngón trỏ rồi lại giơ ngón trỏ. Một tương lại dùng ngón trỏ rất xa làm tôi chán ngấy lên được. Thôi không có ý nghĩ tiêu cực nữa, hãy tập trung vào buổi tối sắp tới đi!
Mồ hôi chảy ròng ròng hai bên thái dương của tôi. Cô Yvette đang ở trong bếp nên tôi không thể lau mồ hôi được. Thật khó chịu. Giá mà cô ấy có thể ra giúp tôi một chút.
A, tiếng bước chân! Cuối cùng thì cũng có người đến! Tôi bắt đầu thấy nghẹt thở rồi.
Nhưng mà cô ấy đang làm gì đấy? Có vẻ như cô ấy đi rất chậm.
Có tiếng chuông điện thoại nghe chói tai.
-A lô? Vâng, khoảng bảy giờ, vâng…
Cô Yvette vừa mới trả lời điện thoại… Nếu cô Yvette vừa trả lời điện thoại thì ai vừa đi lại trong hành lang?
Hélène? Hay là Paul? Hay ai đó muốn gây bất ngờ cho tôi?
Có ai đó cù vào cổ tôi bằng một chiếc là cây.
Tôi rất sợ kiểu đùa này. Tôi cảm nhận được sức nóng của cơ thể ngay sát tôi. Một mùi mồ hôi mà tôi không quen biết. Cô Yvette vẫn đang nói chuyện điện thoại. Tôi thấy cực kỳ khó chịu. Tôi rất ghét những trò đùa nhả, nhất là khi tôi đang ở trong hoàn cảnh như vậy. Nó không làm cho tôi cười mà lại còn làm tôi bực mình hơn.
Có cái gì đó chạm vào tay tôi. Cái gì đó mềm và nhọn, như là một cái que… hay là một cái kim?
Trò đùa vớ vẩn này là gì vậy?
Cái vật nhọn đó vẽ cái gì đó vào cánh tay tôi. Đúng, nó đang vẽ những chữ cái. Chữ S. Đó là một chữ S. Ngừng một lát, rồi tôi thấy có một chữ cái khác. Chữ A. Tôi chắc chắn đó là một chữ A. Bây giờ chữ I… S.A.I… Có phải chữ Salade không? Một chữ O… S.A.L.O… Cái trò đùa này là gì vậy? Cô Yvette! Yvette! Tôi nghe thấy có tiếng thở, thở thành tiếng như tiếng gió huýt. Tôi ghét trò đùa này quá. Đây rồi, bây giờ đến chữ P, rồi chữ E. Nào, cứ tiếp tục đi, đang vui mà!
Ái, vật nhọn đó đâm vào tôi! Kẻ khốn kiếp đó đâm tôi! Tôi cảm nhận được cái kim đó chọc sâu vào thịt tôi dễ đến 1 cm. Tôi thấy sợ. Tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra nữa. Tôi sợ. Liệu nó có tiếp tục đâm vào người tôi? Không, nó đang rê rê cái kim trên cánh tay tôi, trên má tôi… không, không. A a a…
Nó đâm vào vai tôi, tôi thấy đau, tôi không muốn thế. Dừng lại ngay, đồ chết tiệt! Nếu tao biết mày là ai, tao sẽ…
Nó xoa ngực tôi bằng cây kim của nó. Ôi, lạy Chúa, không! Làm ơn đi, không! Nó dừng lại một chút, nhẹ nhàng. Tôi muốn kêu to lên. Nó đưa cây kim xuống dưới váy của tôi. Một kẻ bệnh hoạn. Tôi đang là nạn nhân của một kẻ bệnh hoạn.
Nó đã ấn cây kim vào đùi tôi, tôi bị đau, ôi, tôi đang đau! Nó đang dần dần đưa cây kim xuống dưới bụng tôi. Không, làm ơn đi, đừng làm thế, đừng…
-Chúng ta phải đi thôi. Họ đang đợi chúng ta khoảng bảy giờ!
Yvette, cô Yvette! Nhanh lên!
Không còn mùi mồ hôi nữa, không còn hơi nóng nữa, những bước chân nhẹ êm bỏ đi xa. Cô Yvette lại gần tôi miệng còn hát khẽ “Madrid, Madrid!”. Tôi khóc thầm; khóc thổn thức vì tức giận và khiếp sợ. Cô Yvette lại gần tôi:
-Lạy Chúa! Trông cô đổ mồ hôi này! Còn đỏ cả người nữa chứ!
Cô lấy khăn mùi xoa lau mặt cho tôi. Tôi không biết trên khăn có dính nước mắt nữa hay không.
-Hôm nay trời nóng quá! Ôi trời! Cô bị muỗi đốt đây này!
Cô đẩy xe đưa tôi về nhà. Tim tôi vẫn đập loạn xạ. Tôi cảm thấy sức nóng giả tạo của những vết châm. Nhưng không phải là sức nóng làm tôi sợ, mà là cảm giác bị bỏ mặc cho một kẻ không quen biết, trong một sự phụ thuộc hoàn toàn, không khả năng chống cự.
Tôi không thể tin được là lại có kẻ độc ác muốn trêu chọc một người tàn tật như tôi.
_____________
Cô Yvette vừa thay váy cho tôi vừa càu nhàu. Cô ấy cũng rất nóng. Cô dùng một chiếc găng tay vệ sinh ẩm lau người cho tôi, thoa nước rửa những “vết muỗi đốt”, thay quần áo cho tôi và thế là chúng tôi đã sẵn sàng.
Tôi cảm thấy rất lo sợ. Tôi có cảm giác như vừa trả qua một cơn ác mộng. Có thật là đã có ai đó, rất gần tôi, đã viết chữ “salope”[1] lên người tôi và cố tình làm tôi sợ?
[1] Tiếng Pháp: Đồ đĩ
Cô Yvette đẩy tôi ra ngoài và đóng cửa lại. Chúng tôi lên đường.
-Ổn cả chứ?
Không có ngón trỏ nào giơ lên.
-Ồ, tôi cũng thế, tôi nóng quá. Ở kia sẽ tốt hơn thôi.
Không phải là do trời nóng. Phải làm thế nào để nói cho cô Yvette biết được nhỉ? Làm sao để cô ấy nghe thấy tôi?
truyen hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp