Tào Tặc

Chương 729: Thiên Cương đệ nhất kiếm


Chương trước Chương tiếp

Trước khi chết, Tào Tháo mật chiếu cho Tào Bằng, xương cốt không được tẩm liệm, sau khi thiêu xong liền vãi trên núi Kê Minh.

Núi Kê Minh là nơi mà sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước, phong ở đó. Núi Kê Minh là hành lang phía Tây của Hà Tây, phía Bắc đi lên Mạc Bắc.

Tào Tháo hy vọng sau khi chết vẫn có thể tiếp tục bảo vệ biên cương làm một An Viễn hầu thực sự. Cho nên, thi hài trong lăng mộ chỉ là một cái kim thân do Tào Tháo bí mật sai người tạo ra mà thôi. Còn thi hài của ông, sau khi nhập liệm xong đã được vãi trên núi Kê Minh. Tào Bằng sai người dựng một tấm bia đá trên núi Kê Minh.

An Viễn vĩnh trấn!

Hắn không có nói An Viễn là ai, mà chỉ nhớ kỹ cái tên đó. Rất nhiều năm sau, có người đào được tấm bia đá này trong núi Kê Minh khiến cho An Xa hầu lập tức biến thành tên một vị dũng sĩ, từng ở đây chống lại giặc Khương mà chết. Cũng bởi vậy xuất hiện những truyền thuyết cực đẹp... Cái trấn nhỏ dưới chân núi Kê Minh cũng được đôi tên là trấn An Viễn.

Nhưng trên thực tế, cái trấn nhỏ đó là do năm xưa khi Tào Bằng an táng Tào Tháo đã bí mật tạo ra một cái trụ sở để huấn luyện đám ám sĩ.

Chỉ có điều trong sử sách không ghi lại điều đó.

Mùa xuân năm Thái Bình thứ hai, Ngụy Chiêu Vũ hoàng đế Tào Chương chính thức hạ chiếu khai chiến với Giang Đông.

Thủy quân Tào tập kết ở cửa Tam Giang, Kinh Nam đóng hai mươi vạn đại quân như hổ rình mồi. Bầu không khí lập tức trở nên căng thẳng.

Nhưng Đại tướng quân Tào Bằng lại chưa được phụng lệnh chỉ huy.

Tào Chương bất chấp sự phản đối của đám đại thần trong triều, quyết tâm ngự giá thân chinh. Y điểm ba đường binh mã, từ ba phía Kinh Nam, Quảng Lăng, Hợp Phì cùng tấn công Giang Đông.

Thiếu đốc Tôn Thiệu của phủ đại hành Kinh Nam làm tiên phong, xuất quân tới thẳng quận Trường Sa.

Mà thái thú Thái Sử Từ ở quận Trường Sa nhận được lệnh của Tôn Quyền cũng khởi binh ứng chiến. Hai bên giằng co bên bờ sông Bạc La, xảy ra mấy trận huyết chiến.
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...