Tàn Bào

Chương 66: Âm dương huyền học


Chương trước Chương tiếp

"Địa chi xuất hiện sớm nhất là vào thời Thương Chu. Địa chi có hai nhánh lớn phân theo hai mặt ý nghĩa của nó. Có người cho rằng cách giải thích đầu tiên là đúng, cũng có người cho rằng cách thứ hai mới là hợp lý, nhưng theo tôi cả hai cách này đều chưa toàn diện.

Ngoài ra, đối ứng với mười hai địa chi có mười hai loài vật là sự thật. Chuột làm dương thứ nhất, trâu làm âm thứ hai, cọp là dương thứ ba, mèo là âm thứ tư, rồng là dương thứ năm, rắn là âm thứ sáu, ngựa là dương thứ bảy, dê là âm thứ tám, khỉ là dương thứ chín, gà là âm thứ mười, chó là dương thứ mười một, heo là âm thứ mười hai. Con khỉ của Ngọc Phật chính là con đứng thứ chín trong mười hai địa chi, Ngọc Phật vẫn gọi nó là Cửu nhi, nó là dương thứ chín, nên chúng ta đều gọi hắn con khỉ cửu dương." Kim Châm kiên nhẫn giải thích, kiến thức về Huyền Môn của hắn vượt xa ông thầy tướng số.

"Ý của anh là mười hai con vật này đều thuộc hai nhánh của đại địa, chống giữ đại địa?" Tả Đăng Phong mơ hồ.

"Cậu hiểu chưa đúng lắm. Mười hai địa chi không phải chỉ mười hai con vật này là thứ chèo chống giữ vững đại địa, mà ý là chúng đều do địa khí sinh ra, cũng có thể ảnh hưởng tới địa khí." Kim Châm lắc đầu.

"Lý luận về mười hai địa chi này là của ai?"

"Có lẽ là Khương Tử Nha, vì mười hai con vật này chính là do Khương Tử Nha xác định ra." Kim Châm thuận miệng trả lời.

"Ông ta làm vậy để làm gì?" Tả Đăng Phong hỏi theo, hắn cái gì cũng không biết, nên việc duy nhất có thể làm đúng là hỏi. Nhưng câu trả lời của Kim Châm trả lời và lời ghi trên tấm bia đá trong lăng Lai Vương lại có điểm chung.

...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...