Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chương 36: Mẹ cần bờ vai của bạn


Chương trước Chương tiếp

Hiểu Nghiên, nữ, 15 tuổi, học sinh cấp hai.

Tôi là một cô bé mười lăm tuổi, luôn được sống yên bình trong vòng tay bao bọc của bố mẹ, hưởng thụ sự ngọt ngào, hạnh phúc trong mái ấm gia đình. Tuy nhiên, một chuyện bất hạnh đã ập đến.

Tôi còn nhớ rất rõ, đó là vào một buổi tối mùa hạ, tôi đang ngủ ngon lành thì bị tiếng kêu của mẹ đánh thức. Tôi nhìn thấy bố đang nằm ở trên giường, non ra rất nhiều máu. Mẹ ở bên cạnh bố, vừa hét vừa gọi tên bố, vừa bảo tôi lúc ấy hãy còn ngái ngủ: “Mau, mau đi tìm bác cả!”

Bác cả là anh trai ruột của bố, nhà ở ngay sát vách với nhà tôi. Tôi chạy thục mạng, đập cửa nhà bác ầm ĩ khiến cho cả nhà bác tỉnh giấc. Họ cùng chạy tới nhà tôi, vội vàng gọi cấp cứu, nhưng không hiểu sao điện thoại không liên lạc được. Tôi liền chạy ra đường để bắt một chiếc taxi. Nhưng nửa đêm nửa hôm, lấy đâu ra taxi mà bắt? Khi tôi quay về nhà, không thấy bố tôi đâu cả. Người lớn nói với tôi rằng đã có xe nên bố tôi được đưa tới bệnh viện rồi. Họ đều chuẩn bị đến bệnh viện, bảo tôi vào phòng ngủ đi vì ngày mai còn phải đi học. Họ an ủi tôi rằng, bố sẽ không sao. Tôi bán tín bán nghi, vào phòng đi ngủ, nhưng cả đêm đó tôi không sao ngủ lại được.

Ngày hôm sau, khi tôi đi học về, mọi người nói là bố tôi đã nhập viện, lúc đó tôi mới hơi yên tâm. Bố tôi nằm viện trong tình trạng hôn mê nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện ra là bệnh gì, thế nên đành phải để cho bố tôi chuyển viện khác. Cuối cùng bệnh viện kết luận là bố tôi bị viêm não. Bác sĩ nói, cho dù có chữa khỏi thì cũng để lại di chứng về sau. Đây đúng là một cú sốc lớn đối với mẹ tôi. Để chữa bệnh cho bố, mẹ đã phải vét sạch tiền bạc trong nhà, thậm chí chạy vạy vay khắp nơi.

Sau khi ra viện, bố không thể đi làm được nữa. Sinh hoạt của cả gia đình đều phải dựa vào ba, bốn trăm đồng tiền lương hàng tháng của mẹ. Người mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi của tôi vừa phải vất vả kiếm tiền, vừa phải chăm sóc cho chồng, lại còn phải lo lắng đến chuyện học hành bài vở của tôi nữa. Tất cả những vất vả của mẹ tôi đều nhìn thấy và khắc ghi ở trong lòng. Một đứa trẻ trước nay không hiểu chuyện như tôi nay đã trưởng thành hơn rất nhiều, và cũng trở nên trầm tư hơn hẳn. Bây giờ bố tôi rất hay nổi cáu, vì trí nhớ của bố bị ảnh hưởng nặng nề, thường xuyên hỏi đi hỏi lại một chuyện mà vẫn không nhớ được. Bà nội và bác cả đều cảm thấy rất khó chịu với bố tôi. Mỗi lần bố tôi nói chuyện với họ là y như rằng họ lại đả kích bố, khiến cho bố không chịu nổi. Thỉnh thoảng bố lại hỏi tôi và mẹ có chuyện gì không, hai mẹ con còn chưa kịp trả lời thì bố đã nổi cáu. Mẹ tôi đành ngậm bồ hòn làm ngọt, ai bảo bố đáng thương như vậy chứ!

Một hôm, tôi đang chơi ở của nhà bà nội, đột nhiên tôi nghe có tiếng cãi cọ trong vườn. Hóa ra bà nội và mẹ tôi đang cãi nhau. Nguyên nhân là do bố tôi. Bố hỏi mẹ vài việc, mẹ chưa kịp trả lời thế là bố tôi liền nổi cáu đánh mẹ. Bà nội ở bên cạnh nhìn thấy hết nhưng không nói năng gì. Mẹ lấy tay đỡ đòn của bố, bố đứng không vững liền ngã lăn ra đất. Mẹ tôi cũng bị ngã theo. Cả hai người ngã vào một cái chậu nhựa của bà nội làm cái chậu bị vỡ. Bà nội tôi vô cùng tức giận, mắng mẹ tôi là kẻ hư hỏng, rồi còn tát bố tôi rất mạnh. Mẹ tôi rất ấm ức, mẹ lấy bố tôi đã bao năm nay nhưng vẫn luôn bị bà nội quở trách. Lần này, mẹ tôi không nhịn nổi nữa, liền bỏ nhà ra đi.

Sau khi mẹ bỏ đi, bà nội và bác cả đều mắng mẹ tôi là kẻ hư hỏng, nói mẹ tôi đã muốn bỏ đi từ lâu, còn nói mẹ đã tìm cho tôi một người cha dượng rồi, thậm chí họ bảo tôi sắp phải đổi họ đến nơi rồi và không cho tôi ăn cơm ở nhà nữa. Tỏng cơn nóng giận, tôi đã cãi nhau với hj và bỏ đi tìm mẹ. Khi tìm thấy mẹ, tôi thấy mẹ trông suy sụp đi rất nhiều. Tại sao những người trong ngôi nhà đó lại có thể đối xử tàn nhẫn với một người phụ nữ hiền lành như mẹ cơ chứ?

Tôi ở với mẹ, nhưng mẹ vẫn không yên tâm về bố nên thường xuyên bảo tôi về thăm bố. Ban đầu tôi còn nghĩ mọi người sẽ đi tìm tôi và mẹ về nhà, thế nhưng, hai mẹ con bỏ đi đã chín tháng mà họ vẫn không hề đả động đến việc đón mẹ con tôi về. Vài ngày trước, lúc tôi về, tôi lại cãi nhau với họ một trận, bởi vì họ không cho tôi mang quần áo đi (lúc bỏ đi, hai mẹ con đi vội nên chỉ kịp mang theo mấy bộ), cũng không cho tôi lấy chiếc đài cát xét (tôi dùng để nghe băng tiếng Anh) đi nữa. Cô, bà nội thi nhau mắng tôi. Họ mắng tôi ích kỷ, không có lương tâm, còn nói đến chuyện “ly hôn”, “ra tòa”… Họ không cho phép hai mẹ con tôi về thăm bố.

Trở về chỗ ở của hai mẹ con, tâm trạng tôi rất tồi tệ. Mẹ hỏi tôi tình trạng sức khỏe của bố nhưng tôi chẳng biết nói sao. Mẹ hỏi đi hỏi lại mấy lần, tôi liền bực mình đáp: “Con không biết!”. Mẹ tức giận, mắng cho tooi một trận. Tôi thấy rất ấm ức. Ở bên đó bị mắng, về đến đây lại bị mắng. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng kìm nén cơn giận. Tôi biết mẹ buồn phiền vì công xưởng ngừng sản xuất, đơn vị của mẹ lại không chịu phát lương, sau này chúng tôi sẽ ăn cái gì đây? Nghĩ đến đây, tôi thấy trong lòng rất xót xa. Mẹ thì vẫn đang mắng mỏ tôi, bắt tôi sang ở với bố. Mặc dù biết là mẹ chỉ nói thế vì đang cáu giận thôi, nhưng tôi vẫn bỏ chạy ra ngoài. Dì hàng xóm kéo tôi lại và nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Nghĩ đến việc mẹ rất yêu thương tôi nên tôi đã quay về nhưng vẫn không thực sự thoải mái. Tôi biết mẹ không chịu được cách cư xử của tôi, tôi cũng không muốn làm cho mẹ buồn hơn nữa, nhưng tôi không biết phải làm sao để có thể thân mật lại với mẹ như xưa. Tôi thật sự không muốn mọi thứ tiếp tục thế này.

Chat room

Mỗi đứa trẻ phải lớn lên và đón nhận những bão tố trong cuộc sống. Mặc dù Hiểu Nghiên vẫn còn nhỏ tuổi nhưng hiện thực khắc nghiệt đã khiến cho cô bé phải trưởng thành trước tuổi. Đương nhiên, không phải là Hiểu Nghiên không hiểu được những điều này, nhưng cô bé vẫn chưa được chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý, vẫn đang quen sống trong sự bao bọc của bố mẹ. Cô bé không thể nghĩ được rằng, một người mạnh mẽ và kiên cường như mẹ rồi cũng có lúc không thể gồng mình lên để chống chọi với mọi việc được nữa. Có những lúc mẹ cũng cần đôi bờ vai non nớt của con gái để cùng gánh vác trách nhiệm nặng nề trong cuộc sống.

Bố Hiểu Nghiên đang bị bệnh, đây chính là nỗi buồn phiền và lo lắng lớn nhất của mẹ cô bé. Hơn nữa, mẹ lại có mâu thuẫn với bà nội và cả gia đình đằng nội. Điều đó cáng khiến cho mẹ Hiểu Nghiên dễ nảy sinh mâu thuẫn là bởi giữa họ không có quan hệ huyết thống. Trong cuộc sống, nếu gặp những tình huống tương tự nên có một người có mối quan hệ gắn bó với cả đôi bên để điều chỉnh mâu thuẫn. Bố Hiểu Nghiên hiện nay xem ra khó có thể đảm nhận được nhiệm vụ nặng nề này. Vậy thì, nhiệm vụ quan trọng trước mắt của Hiểu Nghiên là làm công tác tư tưởng cho cả hai bên, giúp cho hai bên có thể hòa giải với nhau.

Tôi rất hiểu tâm trạng bất bình thay cho mẹ của Hiểu Nghiên. Nhưng Hiểu Nghiên nên biết nhìn sự việc một cách sâu sắc, cần thuyết phục cả gia đình phía đằng nội chấp nhận mẹ một lần nữa để cả nhà cùng gánh vác trách nhiệm chăm sóc bố. Tôi tin rằng cả gia đình nhà bạn đều hy vọng có một kết cục như vậy. Bởi vì chỉ khi cả gia đình đoàn kết nhất trí mới có thể dễ dàng vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...