Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 595: Trong mắt lấp lánh ánh nền cầm tay (hạ)




Dịch giả: luongsonbac1102

- Mà lão phu muốn kéo con người rời xa dục vọng, hướng tới thiên lý.

Trong căn phòng ấm áp, Tần Tự Nguyên chậm rãi nói ra câu này, bên kia, Ninh Nghị nghiêng đầu, trong ánh mắt hiện lên thần sắc phức tạp khó nói.

- Trên thế gian này, phàm là con người đều có dục vọng cá nhân, khi dục vọng cá nhân này bành trướng thì con người sẽ bị mờ mắt, dẫn đến không phân biệt được hành vi của mình là đúng hay là sai. Những nho sinh chúng ta từ xưa đến nay tranh luận đủ loại học thuyết cũng chỉ cầu một điều đạo, một đạo đại đồng, một đạo quân tử. Những đạo này chung quy đều tương thông, cuối cùng có thể khiến vạn vật có thứ tự, khiến người trong thiên hạ đều có tôn ti có địa vị, nếu người nào tham lam, thì sẽ giáo hóa kẻ đó nên tham cái gì, không nên tham cái gì, sẽ giáo hóa họ đạo quân tử thích tiền tài, thu dùng theo đạo lý. Nếu ngươi mệt mỏi chán nản, sẽ giáo hóa người luôn hướng về phía trước, như thế nào mới là chính đạo.

Ông dùng một chút, lại nói tiếp:

- Thế gian này vì sao như vậy, vì sao phải làm như thế, đến cuối cùng có thể khiến con người tìm ra được đáp án, không bị u mê, hoang mang. Đây là đạo lý, cũng là thiên lý, cuộc đời lão phu sống hơn sáu mươi năm mà vẫn luôn gập ghềnh, con đường đi không hề suôn sẻ, nhưng thái độ làm người phải như thế nào, vì sao có một vài thiên kiến như vậy, tất cả đều chú giải trong mấy quyển sách này.

Nghiêu Tổ Niên nói vài câu tán dương hoa mỹ, Tần Tự Nguyện cười cười lắc đầu. Ninh Nghị ở bên cạnh hạ thấp giọng nói:

- Tồn thiên lý, diệt nhân dục...

- Theo như lời Lập Hằng nói, dường như tư duy của lão phu đạt tới cảnh giới của Thánh nhân rồi.

Tần Tự Nguyên cười ha hả:

- Kéo con người rời xa dục vọng là phù hợp với thiên lý, cũng chính là làm cho cái tôi nhỏ bé dung hợp với cái tôi lớn lao, nhưng trên thế gian này người thật sự có thể làm được như thế có thể có mấy ai chứ? Thế hệ chúng ta viết sách, thực hiện giáo hóa, quan trọng nhất không phải là nói cho họ đạo lý điểm cuối cùng như nào, mà là đạo lý bản thân vì cái gì, để tự họ lý giải, để chính họ tự tìm kiếm, nếu họ có thể nghe hiểu đạo lý trong đó, dĩ nhiên có thể khiến dục vọng của con người từ từ hướng tới thiên lý. Về phần thiên lý có tồn tại không, có diệt trừ được dục vọng cá nhân của con người không, cũng chỉ có thể nói là dục vọng của con người đã tương hợp một thể với thiên lý rồi. Giống như Khổng Thánh nhân vậy, bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Như vậy có thể nói là diệt nhận dục rồi. Nhưng Khổng Thánh nhân đạt được đến bước này còn chưa tới bảy mươi, thế hệ chúng ta... sợ là sẽ càng khó hơn. Chỉ có thể đem ngu ý này nói cho người khác nghe.

Nói đến đây, ông hơi tiếc nuối thở dài:

- Nói ngoài đề một chút, lão phu hơn mười năm qua gặp phải không ít kẻ ngu xuẩn, nhưng về phương diện khác thì họ dường như cũng có chút thông minh. Thoạt nhìn thì họ cũng từng hiểu rõ đại nghĩa, nhưng lại luôn luôn bị bức bất đắc dĩ, người làm quan tham sao có thể không tham? Khi mọi người bên mình đều tham sao mình không tham. Làm tướng khiến người ta sợ hãi, sao có thể không sợ hãi chứ? Khi mọi người bên cạnh mình muốn tìm đường đi cho tương lai, sao ngươi lại không như vậy. Nghe thì tựa như tất cả mọi người đều bất đắc dĩ, người nên chỉ trích hắn lại dường như không nên chỉ trích hắn, cả đời lão phu từng dùng nhiều thủ đoạn, mỗi khi nghĩ tới lại cảm thấy bản thân mình sau khi qua đời khó mà giữ được danh tiếng tốt, nhưng nếu không làm vậy thì lại luôn khó thành việc...

"Trong đầu tôi chỉ có mỗi goblin".

Câu chuyện nói về một đàn ông ước muốn trở thành mạo hiểm gia chỉ bởi một lý do duy nhất, giết goblin.

...

- Lão phu lại nghĩ, đến tột cùng nên có một phương pháp sửa đúng việc này hay không. Cuối cùng suy tính trước sau chỉ có thể đem đạo lý nói rõ, nếu người nào đều có thể hiểu đạo lý, tư dục có thể sẽ ít hơn. Nếu binh tướng có thể thông hiểu đạo lý, thì binh tướng không sợ tử chiến, nếu quan viên thông hiểu đạo lý, có thể ít tham ô, nếu hôm nay những thương nhân này tích góp lương thực cũng có thể thông hiểu đạo lý, có thể hiểu việc họ đang làm có tổn hại rất lớn với quốc gia có lẽ những thủ đoạn này sẽ giảm nhẹ đi, có lẽ... Lâm Xu Đình sẽ không chết...

Lão lắc đầu cười cười:

- Đương nhiên, cũng là do lão phu nghĩ nhiều quá rồi. Một vài cuốn sách này tuy rằng có chú giải, nhưng để có bao nhiêu người đọc hiểu được cũng rất khó nói. Lập Hằng, bên thư xá của người làm cũng rất khá, đợi lão phu chỉnh đốn xong, hãy in ấn cho lão phu, phân phát ra ngoài, nếu có thể được vài ba bạn tốt có cùng nhận thức, cuộc đời này của lão phu coi như không còn gì tiếc nuối rồi.

Ninh Nghị nhìn lão, gật đầu:

- ... Đương nhiên rồi.

Tần Tự Nguyên chỉ lý giải vài thuyết pháp cơ bản trong sách, tư tưởng của lão ở trong sách, không cần giải thích nhiều, chỉ có đám người Nghiêu Tổ Niên, Văn Nhân Bất Nhị thỉnh thoảng hỏi một hai câu thì lão mới đáp. Ninh Nghị vùi đầu vào cuốn sách, tìm từng chú giải trong đó, diễn giải ra, trong đầu hiện lên chính là hai câu: "Dẫn nhân dục, xu thiên lý. Tồn thiên lý, diệt nhân dục".

Đây là Lý học nha...

Tại hậu thế Ninh Nghị dù có chút thưởng thức nhưng lại không hề có nghiên cứu tỉ mỉ về Lý học, Nho gia, nhưng với năng lực của hắn, có vài thứ dù là thưởng thức cũng vẫn có thể hiểu đấy. Lý học ở hậu thế có phần bị lên án, nhưng đối với Ninh Nghị, một thứ có thể được lưu truyền phát triển đến ngàn năm nếu có người nói nó chỉ là cặn bã thì thật sự không có lý lẽ chút nào, hắn sẽ coi người này là kẻ ngu ngốc.

Lý học với Nho gia thuần túy là bị phong trào Ngũ Tứ mù quáng tẩy chay, trong mắt một vài học giả hoặc phẫn thanh ở hậu thế có một câu nói là: "Người Trung Quốc không có lòng kính sợ". Câu nói này thật sự quá đúng, trước phong trào Ngũ Tứ, người Trung Quốc đã gặp phải sự khuất nhục lớn lao, vì vậy khi văn hóa ngoại lai xâm nhập đã phủ định và phá vỡ tất cả mọi thứ của mình. Loại văn hóa ngoại lai xâm nhập này lúc ấy cũng có mặt tiên tiến đấy, ấy vậy mà người trong nước đã tự phủ định văn hóa của mình trước rồi, cũng không học được tinh thần chính yếu trong văn hóa đối phương, sau đó lại là đau đớn trường kỳ, tinh thần văn minh tan vỡ và không có chỗ quy y, thật là rất thảm.

Ninh Nghị thấy, Nho gia, bao gồm tất cả các học thuyết đều nghiên cứu vị trí của con người trong xã hội này như nào, vấn đề con người ở chung như thế nào, con người nên áp chế và rời xa ham muốn cá nhân như nào, lấy một hình thức nào để cấu thành quốc gia, để làm nên một quốc gia huy hoàng nhất, để diện mạo tinh thần của mọi người cũng tốt nhất. Đây là căn bản của toàn bộ hệ thống triết học, từ mấy nghìn năm trước đến hậu thế, cho tới bây giờ vẫn chưa từng cải tiến.

Như vậy, Nho học suy cho cùng là để làm gì, nếu như từ đầu đến cuối Khổng Tử sáng lập ra nó cũng không phải là vị đạo đức tông sư của hậu thế, nhưng thật ra ông rất chú trọng thực tế, một mặt, ông lấy đạo đức làm tiêu chuẩn truy cầu cao nhất, mặt khác, ông lại suy tính cho xã hội hiện thực, dạy con người làm việc. Từ câu chuyện xưa Tử Cống chuộc người, đến khích lệ khiếu nại, lại đến các loại luận điểm "Hương nguyện, đức chi tặc dã", "Lễ tại lý tiên" của Nho gia phát triển đến hậu thế. Lại đến thuần hương nguyện xã hội ở hậu thế một mặt dạy con người khiêm tốn, nhún nhường, nhưng lại không tách rời quy định quyền lợi của con người "giảng lễ không nói lý". Khởi điểm của Nho gia thật ra là "Trước tiên phân rẽ phải trái, sau mới giảng lễ".

Sau Khổng Tử, Nho gia phát triển hơn một nghìn năm, tới một giai đoạn lịch sử khác là Tống triều, sức sản xuất của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, lợi ích bắt đầu lớn hơn thì càng dẫn dắt dục vọng của con người lớn lên theo. Thương nghiệp phát triển, giai cấp bắt đầu trở nên hỗn loạn thì xã hội càng cần một quy phạm rõ ràng xác đáng, thậm chí còn cần một bộ gông xiềng thấu đáo. Đi tố cáo người khác, ngươi nên làm gì, không nên làm gì, vị trí của ngươi ở đâu, ngươi có thể theo đuổi được gì ở đó. Tại thời đại này, kiểu mẫu này đã xác lập một quốc gia, bản thân xác thực là hợp lý nhất.

Trung tâm Lý học, triết học là lý, thiên lý. Một triệu cá nhân cấu thành nên một quốc gia, lấy phương thức nào đi chăng nữa, quốc gia ổn định hài hòa thì chính là thiên lý, mà dù tại hậu thế, mọi người cũng hiểu rõ phân kỳ giữa tập thể và cái tôi, phân kỳ giữa cá nhân với quốc gia phải từ cái tôi cá nhân đến cái tôi lớn lao, dục vọng cá nhân không kiêng nể gì nhất định phải bị áp chế và chỉ dẫn.

Bản thân con người phạp thiện khả trần (bình thường, tài năng chỉ ở bậc trung, không quá giỏi cũng chẳng quá dốt), họ cũng là động vật có khả năng tính vô hạn, nhưng chỉ muốn xã hội cấu thành mà luận, thì xã hội vững bền nhất là gì? Chế độ chủng tính của Ấn Độ có một giai cấp nghiêm ngặt nhất, nhưng mấy nghìn năm qua, quốc gia họ ngay cả một người đứng lên khởi nghĩa cũng không có, vậy làm sao mà vững bền được. Nho gia song song với việc chỉnh lý quy củ, trên thực tế còn bảo lưu địa vị của con người, nó mong muốn một bộ phận con người có thể bộc lộ được hết tài năng, thậm chí mong muốn "một ngày nào đó" thiên hạ đại đồng, người người như rồng. Cũng vì điều ấy, Trung Hoa Trung Quốc mấy nghìn năm qua đã sáng lập nên nền văn minh huy hoàng nhất mà không an tĩnh chết lặng như Ấn Độ.

Mà đối với Đại Nho, sáng lập một nền học vấn, bản thân họ có nội hàm cao thâm, cầu chính là tri kỷ. Khi đó dạy học vấn, có một nguyên tắc chuẩn mực nguyện đánh nguyện chịu đựng, người nguyện ý học, ta mới nói cho ngươi, ngươi không hiểu, vậy hơn phân nửa là người ngu dốt. "Tồn thiên lý, diệt nhân dục" của Chu Hi là một loại trạng thái tối cao mà Thánh hiền truy cầu, cái gọi là nhân dục, cũng không phải là dục vọng, mà là tư dục. Họ tham khảo chính là trạng thái lý tưởng nhất mà một quốc gia làm thế nào có thể đạt được, trong đó đương nhiên cũng có đủ loại hà khắc, nhưng làm dân chúng bình thường hoặc là bách tính bình đẳng, chưa thể minh bạch "vì sao?", cũng được, ta sẽ nói cho ngươi biết nên làm thế nào.

Đến cuối cùng, khoanh tròn lại, người có thể lý giải đạo lý cũng không còn nhiều.

Người dân có thể biết có thể không, bởi: Ngươi có thể lý giải, ta nói cho người đạo lý ngươi lý giải không được, ta đây nói cho người làm thế nào là được.

Quy định của Lý học từ trước tới nay không phải là một loại nhân tính hoặc học thuật thụt lùi, trên mặt học thuật, nó hơn một lần tiến bộ vượt bậc. Khuôn sáo càng nhiều, nó quả thực làm cho mọi người mất đi chút tâm huyết, như hán tử trên thảo nguyên ăn tươi nuốt sống, còn người có tâm huyết nhất ai muốn đi làm chứ? Từ sau Lý học, Nho gia chân chính tìm được linh hồn và mật mã gien xuyên suốt từ đầu đến cuối qua nhiều triều đại, triều đại có thay đổi, Nho học thủy chung không bị diệt vong, bởi vì không dùng Nho gia, thì sẽ không thể nào trị quốc được.

Cho đến Tâm học của Vương Dương Minh, trung tâm là "Tri hành hợp nhất" (Sự thống nhất giữa nhận thức và hành động), đây cũng là truy cầu cao nhất của Thánh nhân, là truy cầu tối cao của những khái niệm như Thiện, chính tâm thành ý...nhưng tương đối mà nói, dùng để trị quốc thì nó không có ý nghĩa để đạt tới "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", đây chỉ là cảnh giới cao nhất của cá nhân truy cầu mà thôi. Chỉ có thể đến khi Thuần học phát triển, đương nhiên, tại hậu thế nó thậm chí bị xuyên tạc thành "Chúng ta muốn đối mặt với dục vọng cá nhân", "Quyết đoán nhìn thẳng vào lương tâm", đều là những câu chuyện khôi hài.

Sau Vương Dương Minh, cuối cùng một đại Nho là Tặng Quốc Phiên, học thuyết của ông ta là coi trọng sửa chữa bản thân đối đãi người ngoài, bởi vì hoàn cảnh thế giới ngay lúc đó cũng coi trọng chủ nghĩa thực dụng của kinh thế trị dụng. Chỉ là trải qua mấy ngàn năm thế cục hỗn loạn, Nho học bị đẩy ngã trong vũng bùn, học thuyết của ông ta lại bị ảnh hưởng của một nhóm lãnh đạo thượng tầng như Mao Công, Tưởng Công. Mà cái gọi là thánh nhân, quân tử rốt cuộc có bao nhiêu, từ việc của Tăng Quốc Phiên có thể thấy được: ông ta từng noi theo từng tham gia, ngày ngày tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không? Hàng ngày kiên trì như thế kéo dài một tháng, cuối cùng ù tai, mắt mờ, thổ huyết ngất xỉu bởi vì suy nghĩ quá nhiều. Mà những nguyên tắc nghiêm khắc ngày ngày tự xét ba việc này phải đến lúc ông ta già mới có thể đạt được.

Cho đến khởi đầu của cách mạng công nghiệp, thế giới đã xảy ra biến hóa to lớn trước nay chưa từng có. Truy cứu căn nguyên là do khoa học kỹ thuật phát triển khiến một số người có thể sử dụng lực lượng vài chục người vài trăm người, có thể sáng tạo lực lượng sản xuất từ mười đến trăm người. Mà xã hội trước kia bất luận thế nào, một người thì chỉ sử dụng một người. Nho gia hay chế độ dòng giống cũng đều thuộc về nhân trị dưới tiền đề này, nếu như không có sự thúc đẩy của khoa học kỹ thuật thì chúng hầu như vĩnh viễn dậm chân tại chỗ.

Nhưng khoa học kỹ thuật phát triển khiến cho dục vọng, khát vọng cá nhân của con người bị bành trướng, phát huy được tính năng động chủ quan của mỗi người, điều này trên căn bản vốn là bản chất của nhân trị. Nhân tính không bị trói buộc mới phát huy được hào quang lớn nhất, đương nhiên, sau này lại biến thành "Nhân tính không bị trói buộc sẽ hướng lên phía tích cực". Chủ nghĩa tự do của nước Mỹ hậu thế, tri thức tinh thần, giá trị phổ thế của phương Tây đều bởi tư tưởng này mà thành.

Nho học rốt cuộc bị phủ định, quả thật nó cũng nên bị phủ định, nhưng gốc rễ người Trung Quốc vẫn có nhiều dấu vết Nho gia, thế nên về sau có quá nhiều đau đớn khi văn hóa mới chưa kịp nảy sinh thì lại bị văn hóa cũ đẩy ngã.

Mà hình thức tư duy của người Trung Quốc trước sau vẫn khác biệt quá lớn với Phương Tây.

Phương pháp phân tích sự vật của người Trung Quốc là từ chỉnh thể đến bộ phận, mà phương pháp phân tích sự vật của phương Tây lại là từ bộ phận đến chỉnh thể, đây là căn cơ khác nhau giữa hình thái tư duy của phương Tây và Trung Quốc. Nhưng từ chỉnh thể đến bộ phận, đầu tiên cần một chính thể thành hình, nếu không có, lại chỉ có thể suy đoán như vậy. Mà từ bộ phận đến chính thể thì lại chỉ cần chắp vá suy luận một cách chặt chẽ, mặc kệ cuối cùng trở thành dạng gì, tóm lại cũng có thể sử dụng. Điều này dẫn đến khoa học phát triển giữa Trung Quốc và phương Tây có sự chênh lệch.

Mà trên cơ sở xã hội, cơ sở tự do tinh thần của phương Tây nằm ở phân rõ phải trái trước tiên. Nói cách khác, trước tiên quy định con người có bao nhiêu quyền lợi, sau đó mới chỉnh lý về mỹ đức. Thí dụ nói một con thuyền cứu sinh thấy trên năm người thì sẽ bị chìm xuống nước, có người còn muốn trèo lên nhưng người chỉ có thể đẩy họ xuống, đây là đạo lý không ai có thể chỉ trích, đương nhiên, nếu ngươi mạo hiểm tính mạng cứu họ, đây là mỹ đức. Mà với người Trung Quốc, đầu tiên chỉnh lý rất nhiều mỹ đức, người cần phải khiêm tốn, không nên tranh giành, ngươi nên làm thế nào đối đãi người khác khoan dung, đề xã hội hòa thuận vui vẻ, dù cho quy định xã hội quyền lợi là nhất thì mỗi người vĩnh viễn chỉ được chưa đến bảy điểm, còn ba điểm khác đi đâu, chúng lại thường bị những người không muốn khoan dung không coi trọng mặt mũi cướp đoạt, vì vậy vĩnh viễn chỉ có người lương thiện hoặc là người muốn làm người lương thiện bị chỉ trích, về phần người ác dục vọng của con người không tự nhiên là như vậy, đây không phải là những ham muốn rất tự nhiên, khi tồn thiên lý diệt nhân dục bị đánh rơi xuống vũng bùn thì đồng thời đại bộ phận người lại triệt để đi tới một cực đoan khác.

Đương nhiên, đây cũng chỉ là suy diễn ngoài lề thôi.

Đám người Ninh Nghị ngồi trong thư phòng rất lâu, đại thể đọc sách một chút, Nghiêu Tổ Niên thảo luận kịch liệt cùng với Tần Tự Nguyên, nhận ra được Nghiêu Tổ Niên vô cùng hưng phấn.

Lý học...

Trong lòng Ninh Nghị cảm thán, hắn quả thực hết sức phấn chấn. Nếu là do mấy thứ trong quyển sách này thúc đẩy, rất nhiều chuyện đều trở nên có trình tự, dân quyền, quân quyền, quan quyền vân vân, thậm chí đều chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Con người trên thế giới này là cần gông xiềng, gông xiềng này có thể khóa một vài dục vọng cá nhân không nên có, con người cũng cần một vài truy cầu siêu hình. Truy cầu này có thể khiến người ta nhiệt huyết sôi nổi, làm cho ngàn vạn người hướng tới. "Bất đắc dĩ", "thường tình của con người" chung quy không thể trở thành lý do để con người không thể làm được việc gì đó, không ai vừa đến thế giới đã lập chí nguyện "Ta phải làm một Hán gian", nếu Tần Cối ở một giai đoạn lịch sử khác cũng giống như điều này, như vậy, y đã nằm trong loại "thường tình con người", đi tới vị trí cuối cùng đấy.

Nhưng vậy phải là Hán gian rồi.

Mỗi triều mỗi đại, mọi người chỉ vào một hai người nổi bật, nói:

- Nhìn đi, xã hội chính là bị họ phá đổ đó.

Bởi vậy khoảng cách của song phương sẽ cách ly rõ ràng, cũng sẽ vĩnh viễn không muốn mình có bất kỳ liên quan gì đến hắn. Trên thực tế, nếu không phải là từng con sâu mọt đục khoét quốc gia, đem một quốc gia khỏe mạnh nhanh chóng đổ sụp, ắt không có sự xâm lược, cũng tuyệt đối sẽ không đến lượt mấy gian thần hành sự, lại càng không cần anh hùng đổ máu.

Cái hại của tham quan, hại gian thương còn gây ra nhiều cái chết lặng thầm nhiều thương tổn hơn, căn bản không hề ít hơn so với Hán gian, chỉ là mắng chửi Hán gian quá thoải mái, còn mắng lại mình thì chỉ hộc máu mà thôi.

Lúc mọi người đi ra khỏi phòng thì đêm đã khuya rồi, bóng cây hiu quạnh ở sân, dưới hành lang có ánh đèn vàng ấm áp trong phòng hắt ra. Gió đêm se lạnh, Ninh Nghị đứng ở đó, hơi hơi ngẩng đầu lên từ viện tử tầng tầng lớp lớp vượt ra ngoài, hắn như có thể thấy thành trì thật lớn, tám nghìn dặm đường, vùng quê - sông núi - rừng rậm con sông - thuyền - người nhà tất cả tất cả được vì sao của bầu trời đêm lặng lẽ chiếu rọi khắp nơi.

Tại mỗi một thời đại, sẽ có một người nào đó, tập hợp lực lượng của thời đại đó, nghiên cứu sinh mệnh và trí tuệ, đến cuối cùng tỏa ra ánh sáng tinh thần vô cùng rực rỡ chói lọi.

Ninh Nghị quay đầu lại, lão nhân đang đứng ở cửa phòng vẫy tay với bọn hắn. Hắn thở dài, hắn có thể hiểu được những lo lắng hết lòng, bỏ bao công sức của vị lão nhân này trong những năm gần đây, cũng có thể hiểu được những chất chứa ở trong quyển sách đó, chính là trách nhiệm và trân trọng đối với thời đại này.

Bởi vì hiểu, cho nên thương cảm.

Bởi vì hắn cuối cùng đã hiểu, thời gian thái bình thịnh thế của thời đại này đã không còn nhiều nữa rồi...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.