Nhớ Mãi Không Quên - Thiên Tại Thủy

Chương 43: Bệnh trầm cảm




Trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphus là vị vua cả gan chọc giận thần Zeus quyền lực. Ông đã bị các vị thần trừng phạt vì sự xảo quyệt và gian dối của bản thân bằng cách buộc phải nâng một tảng đá khổng lồ lên đồi. Tảng đá này sẽ tự lăn xuống mỗi khi nó gần đến đỉnh và bắt Sisyphus phải lặp lại việc lăn đá cho đến muôn đời. [*]

Trong khoa tâm thần thứ hai, Nguyễn Trinh đang ngồi trước máy tính trong văn phòng để kiểm tra hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân trong tổ của mình.

【Bệnh nhân có bệnh lý hoang tưởng, xem muỗi bay trên không như máy bay ném bom, hoảng sợ nằm lăn ra đất. Các bác sĩ và y tá nhiều lần giải thích, nhưng người bệnh vẫn tin điều đó là sự thật, không dám đứng dậy. 】

【Bệnh nhân bị ảo giác nội tạng*, than phiền:" Ruột của tôi bị giun ký sinh, chúng chui vào trong khoang bụng và bắt đầu gặm nhắm ruột tôi rồi." 】

(Ảo giác nội tạng*: Nội dung rất phức tạp, bệnh nhân thấy các sinh vật, dị vật trong cơ thể như: đỉa ở trong tai, rắn trong bụng, ếch trong dạ day, khó phân biệt ảo giác nội tạng với loạn cảm giác bản thể. Cảm giác bản thể là những cảm giác nặng nề không cụ thể, còn ảo giác bao giờ cũng cụ thể và phát sinh ở một nơi nào trên cơ thể.)

【Bệnh nhân có cảm xúc ngược, nét mặt hoàn toàn không phù hợp với trải nghiệm nội tâm của anh ta. Anh ta bật cười khi hay tin mẹ mình qua đời.】

【Sau khi bệnh nhân nhập viện, anh ta bị bảo vệ trói lên giường. Có đôi khi, anh ta dùng chăn che kín đầu và không nói gì. Nhưng đôi lúc lại tỏ ra kích động, la hét, chửi tục và lặp đi lặp lại yêu cầu cởi dây trói. 】

...

Hồ sơ bệnh án của khoa tâm thần khác với hồ sơ bệnh án thông thường tại các khoa khác. Hồ sơ bệnh án thông thường không được thành lời và nên tránh mô tả tài khoản chạy theo kiểu nhật ký. Trong khi đó, hồ sơ bệnh án của khoa tâm thần cần mô tả tình hình nhận thức của người bệnh. Quá trình phản ứng cảm xúc, quá trình hành vi theo ý muốn, ghi lại các hành vi bất thường khác nhau của bệnh nhân một cách chi tiết hơn. Khi các quá trình bệnh hàng ngày này được ghi lại, những người ngoài ngành ít hiểu biết không biết mình nên khóc hay nên cười khi đọc được chúng.

Từ biên bản nhập viện ngày đầu tiên đến ngày xuất viện. Bạn phải mô tả và ghi lại quá trình một bệnh nhân từ trạng thái tâm thần không bình thường đến dần dần trở lại bình thường.

Các bệnh nhân trong tổ phát bệnh, nhập viện, thuyên giảm và xuất viện. Khi nhìn thấy họ khỏe hơn từng ngày, Nguyễn Trinh bỗng dưng sinh ra cảm giác thành tựu trong lòng. Nhưng bệnh thần kinh, tâm lý rất dễ tái phát. Họ xuất viện rồi lại nằm viện hết lần này đến lần khác, giống như Sisyphus đẩy tảng đá lên đỉnh núi rồi lại lăn xuống. Cảm giác thành tựu vì chữa khỏi bệnh bỗng dưng trở nên đầy nhỏ bé.

Khi nhìn đến hồ sơ bệnh án của giường bệnh số 12, Nguyễn Trinh bỗng nhìn thấy một cái tên quen thuộc——Đồng Đồng.

Đến đầu tháng 3, bệnh nhân trầm cảm, ít nói, không cử động, ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đã cắt cổ tay tự tử một lần, được mọi người phát hiện và cấp cứu kịp thời. Vào ngày 10 tháng 4, cô ấy đến phòng khám sức khỏe tâm thần vị thành niên của bệnh viện chúng tôi, nhưng không có tiến triển gì, vẫn cảm thấy chán nản. Vào ngày 16 tháng 4, cô ấy đến khám tại khoa tâm thần thứ tư của bệnh viện chúng tôi, phòng bệnh ngoại quyết định cho nhập viện vì chứng "trầm cảm"...

Sau khi được điều trị tại khu bệnh viện đóng một tháng rưỡi, tình trạng của Đồng Đồng được cải thiện và cô ấy được phép xuất viện. Tuần này, cô ấy đến lấy số tại phòng khám ngoại trú của chủ nhiệm khoa tâm thần số hai và được chủ nhiệm chỉ định nhập viện.

Nguyễn Trinh và chủ nhiệm khoa ở cùng một tổ chữa trị. Có cơ cấu tam cấp là bác sĩ chính - bác sĩ chăm sóc sức khỏe và bác sĩ nội trú trong tổ. Chủ nhiệm khoa tương đương với bác sĩ cấp trên trực tiếp của Nguyễn Trinh, còn những bệnh nhân được chủ nhiệm tiếp nhận cũng là bệnh nhân của cô.

Về cơ bản, trong bệnh viện, các bác sĩ thuộc cấp bậc chữa trị không còn phải viết hồ sơ bệnh án của mình nữa. Hầu hết đều là do bác sĩ nội trú và bác sĩ thực tập viết.

Nguyễn Trinh lần lượt kiểm tra hồ sơ bệnh án do các bác sĩ tuyến dưới viết, sau đó đính kèm chữ ký điện tử của mình vào.

Hồ sơ bệnh án về lần nhập viện trước của Đồng Đồng đã được lưu vào phòng hồ sơ. Nguyễn Trinh phải đăng nhập vào hệ thống hồ sơ để xin quyền truy cập.

Trong khu tâm thần thứ hai, thường có 4 bệnh nhân trong một phòng bệnh. Ba người khác cũng đang sống cùng một phòng với Đồng Đồng.

Bệnh nhân ở giường 8 vừa được xuất viện sáng nay, bệnh nhân ở giường 9 là một nữ sinh viên đại học khoảng 20 tuổi, rất dễ bị kích động. Khi xảy ra sự việc nào đó, cô ấy sẽ mất bình tĩnh, ném đồ đạc và đánh người khác. Cô ấy thích chủ động nói chuyện với người khác, nhưng khi họ không để ý đến cô ấy, cô ấy sẽ mắng chửi. Cô ấy cũng có xu hướng ăn chơi quá đà. Trong khoảng thời gian đi học, cô ấy thường xuyên vay tiền của bạn cùng phòng nhưng không bao giờ trả lại. Cô ấy có rất nhiều mâu thuẫn với bạn cùng phòng, sau khi nhân viên tư vấn đại học nhận thấy sự bất thường của cô ấy, họ đã đưa cô ấy đến bệnh viện tâm thần của trường để được tư vấn tâm lý. Bác sĩ đã đề nghị cô ấy đến bệnh viện tâm thần chuyên nghiệp để chẩn đoán và điều trị. Cuối cùng, cô ấy đã nhập viện vì chứng "hưng cảm*".

(Hưng cảm*: Là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, hoạt động tăng, tư duy hưng phấn kèm các dấu hiệu rối loạn thực thể như mất ngủ, thèm ăn, gia tăng khả năng hoạt động tì.nh d.ục, sụt cân...)

Bệnh nhân tại giường số 10 là một phụ nữ ngoài 30. Sau khi sinh đứa con thứ hai vào đầu năm, cô ấy trở nên chán nản, trầm cảm, sống thu mình và khép kín, ngại đi làm và không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mỗi buổi sáng, cô ấy thức dậy lúc 4 giờ và không thể tiếp tục ngủ được nữa. Cô ấy tự khai mình bị trầm cảm sau sinh nên đã chủ động đến phòng khám ngoại trú của bệnh viện để xin được điều trị nội trú.

Bệnh nhân ở giường 11 là một người đàn ông trung niên ngoài 40 tuổi, rất thường hay lẩm bầm lầm bầm với không khí, cũng rất thích chơi trò nhập vai. Khi ở công ty, đôi khi ông ấy sẽ giả thành trưởng phòng rồi lại làm sếp của công ty, bắt chước giọng nói và nét mặt của họ. Khi ở nhà, ông ấy rất dễ cáu gắt, mất bình tĩnh, không tắm gội trong nhiều ngày, kén chọn, nhạy cảm, đa nghi, thường nghi ngờ vợ mình ngoại tình, lúc nào cũng nói vợ cắm sừng mình và thường hay bạo hành vợ. Tuần trước, con gái của ông ấy trở về nhà, người vợ đã nấu một bữa ăn thật ngon. Trong lúc ăn cơm, người vợ thuyết phục ông ấy nên ăn nhiều rau hơn, nên ông ấy đã ăn một ít. Lúc vừa nhai xong thì đã hất đổ cả bàn ăn và chửi rủa:" Trong rau có độc! Hai mẹ con tụi bây là lũ độc ác! Muốn thông đồng nhau hại chết tao!" Cuối cùng, ông ấy được gia đình đưa đến bệnh viện tâm thần để điều trị.

Bây giờ, bệnh nhân trên giường 11 đang mặc quần áo của bệnh viện và đứng trước giường số 12 của Đồng Đồng. Ông ấy đứng với tư thế đĩnh đạc, nét mặt dịu dàng, cố bóp giọng nói lại, chắp hai tay ra sau lưng, khẽ thì thầm:" Khi không có việc gì thì ra ngoài đi dạo đi, giao lưu với bọn chú nhiều hơn một chút. Nếu có chuyện gì không vui thì có thể kể cho chú nghe..."

Đồng Đồng ngồi trên giường bệnh, dùng vẻ mặt vô cảm nhìn người đàn ông trung niên đang bắt chước điệu bộ và động tác của Nguyễn Trinh, không nói một lời.

Bệnh nhân trên giường số 11 bắt chước một cách đầy sống động. Nguyễn Trinh bước đến, cắt ngang màn trình diễn của ông ta. Cô mỉm cười và hỏi:" Bác ơi, hôm nay bác có thấy khỏe hơn không?"

"Ôi trời, đã tốt hơn nhiều rồi, cảm ơn đã quan tâm." Nhìn thấy Nguyễn Trinh bước vào, bệnh nhân giường số 11 cúi đầu, khoanh tay bước đi như đang chạy trốn.

Nguyễn Trinh đứng trước mặt Đồng Đồng, đặt tay ra sau lưng và nhẹ giọng hỏi:" Có muốn đến phòng giải trí một chút không?"

Đồng Đồng do dự một lúc, sau đó gật đầu.

Khoa tâm thần thứ hai là một khoa mở, bệnh nhân cần có người chăm sóc khi nhập viện. Bố mẹ của Đồng Đồng ở nước ngoài và họ đã thuê một người chăm sóc toàn thời gian lo cho cô bé. An An cũng đến thăm và bầu bạn cùng cô bé mỗi ngày.

Vào lúc này, người chăm sóc đã ra ngoài để mua đồ, còn An An thì vẫn chưa đến. Nguyễn Trinh liền dẫn Đồng Đồng đến phòng giải trí để trò chuyện.

Quá trình trò chuyện với bệnh nhân cũng là quá trình xây dựng mối quan hệ tin cậy. Đây thường được gọi đùa là "liệu ​​pháp nói chuyện" trong khoa.

Về cơ bản, hầu hết các bác sĩ thuộc chuyên khoa tâm thần đều chẩn đoán và kê đơn thuốc theo tiêu chuẩn chẩn đoán triệu chứng. Sau khi khám theo y lệnh của bác sĩ vào buổi sáng, họ sẽ dành thời gian để viết bệnh án của bệnh nhân mà mình phụ trách, hoặc bận nhiều việc hành chính của bệnh viện nên ít có thời gian giao tiếp với bệnh nhân và những người thân trong gia đình họ.

Có lẽ bởi vì An An, Nguyễn Trinh đã quan tâm Đồng Đồng nhiều hơn một chút.

Khi được nhận vào khu bệnh đóng, Đồng Đồng cho biết chính vì áp lực học tập cao vào năm lớp 12 nên mới khiến cô bé bị trầm cảm, chán nản, thậm chí từng có ý định tự tử.

Nguyễn Trinh hỏi: "Còn lần này thì sao, em có muốn nói cho chị biết lý do không?"

Đồng Đồng nhìn ra ngoài cửa sổ kính, ánh mắt khẽ dao động:" Có lẽ bởi vì em nghĩ đến việc phải học lại lớp 12, cho nên mới cảm thấy áp lực..."

Những gì bệnh nhân nói có thể không đúng, nhưng việc Đồng Đồng không muốn nói cho cô biết sự thật đang chứng minh giữa cả hai chưa xác lập mối quan hệ tin cậy lẫn nhau. Nguyễn Trinh cũng không ép buộc cô bé, cô mở rộng chủ đề hơn, tán gẫu về các thành viên trong gia đình, trò chuyện về các bạn cùng lớp, thậm chí còn kể về lần gặp đầu tiên giữa cô và An An.

Nguyễn Trinh mỉm cười và nói với Đồng Đồng:" Hôm đó, An An được bố mẹ đưa đến phòng khám của chị để khám bệnh. Bố mẹ em ấy nhất quyết kêu chị kê đơn thuốc điều trị, chị cũng kiên quyết cho rằng đồng tính không phải là bệnh, vì vậy bố mẹ của em ấy đã mắng chị một trận. Sau đó, em ấy ngồi xổm trước cửa bệnh viện để đợi chị tan tầm. Em ấy đã kể cho chị nghe về tình hình của em, còn nói rằng chị là người không kỳ thị và muốn chị điều trị cho em. Thật ra, chị cảm thấy rất cảm động, nhưng vào lúc đó, chị chưa từng biểu đạt ra."

Hốc mắt Đồng Đồng dần ửng đỏ khi nghe được những lời này. Cô bé ngoảnh đầu đi để dụi mắt.

Nguyễn Trinh từ tốn nói cho Đồng Đồng hiểu:" Trước đây, khi em được điều trị trong bệnh khu đóng, em ấy không thể nào vào thăm em được. Nhưng em ấy thường đến bệnh viện của chị và ngồi trên chiếc ghế bên đài phun nước ở tầng dưới, vừa làm bài kiểm tra vừa nhìn lên vị trí mà em ở. Em ấy hy vọng em sẽ trở nên tốt hơn. Không chỉ mỗi em ấy mà còn rất nhiều người — bao gồm cả chị, giáo viên, Nhĩ Giai, những người bạn cùng lớp trước đây của em và Chu Chu nữa. Mọi người rất quan tâm đến em và hy vọng em có thể trở nên khỏe mạnh hơn. Nếu em có bất kỳ tâm sự gì nhưng lại cảm thấy khó nói với chị, em có thể nói cho An An và cô Chu Chu của em. Em chịu đến đây điều trị, chắc chắn em cũng hi vọng rằng bản thân sẽ khỏe mạnh hơn, có đúng không? Chị cũng thật sự hy vọng rằng mình có thể giúp được em. Nhưng em cũng đừng lo lắng quá, chúng ta cứ từ từ thôi."

Sắc mặt Đồng Đồng dần thả lỏng. Cô bé khẽ mở miệng, muốn nói lại thôi. Tiếng chuông điện thoại trong túi đột nhiên vang lên.

Cô bé lấy ra xem, là cuộc gọi của An An, liền vội vàng bắt máy:" An An..."

An An hỏi: "Chị đi đâu vậy? Sao em không thấy chị ở trong phòng bệnh?"

Đồng Đồng giải thích cho em ấy hiểu.

Nguyễn Trinh cầm lấy một nhánh hoa hồng bằng giấy nằm trong bình hoa trên bàn do một bệnh nhân đã xuất viện gấp ra và đưa cho Đồng Đồng, dịu dàng nói:" Quay về tìm em ấy đi. Tặng cho em ấy một bông hoa rồi tâm sự cùng em ấy. Nếu em cảm thấy không vui, cứ nói cho em ấy biết. Em ấy cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi hiểu được tâm trạng của em, không cần phải lo lắng và đoán già đoán non nữa."

Đồng Đồng nhận lấy hoa hồng, khẽ nói lời cảm ơn và trở về phòng bệnh của mình.

Nguyễn Trinh nhìn cô bé rời đi, sau đó quay trở lại văn phòng.

Chẩn đoán chính của Đồng Đồng là trầm cảm.

Trầm cảm, một căn bệnh tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại.

Phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng được thấu hiểu.

Nếu bạn nói bạn bị cảm và sốt, mọi người sẽ bảo bạn phải uống nhiều nước nóng hơn và giữ gìn sức khỏe. Nhưng nếu bạn nói bản thân mắc bệnh trầm cảm, một số người sẽ nghĩ rằng trầm cảm là một thứ phiền phức và cười nhạo sự giả tạo của bạn. Cũng sẽ có người khuyên can đừng suy nghĩ nhiều, vì việc suy nghĩ nhiều sẽ dẫn đến căn bệnh này.

Đây là căn bệnh có tỷ lệ tái phát rất cao, việc điều trị bằng thuốc chỉ có thể làm thuyên giảm các triệu chứng biểu hiện trên cơ thể. Hầu hết mọi người chỉ thuyên giảm tạm thời, chỉ có một số ít là có thể chữa khỏi vĩnh viễn, trở lại những cảm xúc bình thường như thuở ban đầu.

Nếu không tìm ra được nguyên nhân khiến Đồng Đồng bị trầm cảm, thì dù tạm thời yên tâm xuất viện, sớm muộn gì cũng phải tiếp tục nhập viện để điều trị.

Nguyễn Trinh nhớ về bệnh nhân của mình - nữ sinh hưng cảm trên giường số 9. Cô ấy có một người mẹ trọng nam khinh nữ, cũng bởi vì cơ thể mập mạp nên khi còn nhỏ thường bị bạo lực học đường.

Người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh tại giường số 10. Sau khi sinh con gái, chồng và mẹ chồng nhiều lần đòi sinh thêm con. Cô ấy sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến trong công việc và không muốn sinh đứa con thứ hai nhưng vẫn không thể thuyết phục được nhà chồng. Sau khi sinh đứa con thứ hai, cô ấy trở lại đơn vị công tác nhưng không còn bất kỳ cơ hội thăng tiến nào nữa, chỉ có thể làm những công việc bên lề trong vô vọng. Sau khi tan làm, cô ấy phải một tay chăm sóc đứa con mới sinh của mình, người chồng dường như cũng bỏ mặc gia đình.

Người đàn ông trung niên ở giường số 11 có lịch sử gia đình ly tán. Người bố giấu nhẹm tiền sử bệnh tâm thần phân liệt để lấy mẹ của ông. Sau khi kết hôn, người mẹ biết được tình trạng thực của người bố nên đã quyết định ly hôn. Người bố đã nuôi dưỡng ông và tiêm vào đầu ông những từ ngữ như phụ nữ chỉ là lũ ham mê danh lợi.

Hưng cảm, ảo tưởng, vọng tưởng, trầm cảm... Phía sau lớp vỏ bọc vớ vẩn và cảm xúc tiêu cực đó là diễn biến của những cuộc gặp gỡ và xung đột triền miên.

*

Sau khi tan tầm vào lúc trời nhá nhem tối, Nguyễn Trinh đã gọi cho Tống Nhĩ Giai và hỏi:" Hôm nay em có đến phòng tập thể hình không?"

Tống Nhĩ Giai nói: "Tình trạng của Cát Tường vẫn chưa ổn định, em muốn ở nhà để theo dõi nó một chút."

Sau khi kết thúc cuộc gọi, nàng đã chụp ảnh tấm thảm tập yoga cho Nguyễn Trinh xem:" Em đang rèn luyện tại nhà, không hề lười biếng."

Nguyễn Trinh liếc nhìn thời gian và quyết định tối nay sẽ không đến phòng tập thể hình. Cô lái xe đến cửa hàng gà xé ở phố Trung Sơn mà Tống Nhĩ Giai từng nói qua, xếp hàng đợi một giờ đồng hồ để mua được con gà xé mang về.

Loay hoay mãi cũng phải đến tận tám giờ tối mới về nhà.

Nguyễn Trinh mở cửa và nhìn thấy Tống Nhĩ Giai đang nằm trên thảm tập yoga để hít đất, còn chú mèo cam mập mạp lại đang ngồi xổm trên lưng nàng.

Nghe thấy âm thanh Nguyễn Trinh trở về, Tống Nhĩ Giai vẫn không ngẩng đầu lên, chỉ thở hổn hển và nói:" Chị giáo Nguyễn... Em nghĩ nếu hít đất thêm vài ngày nữa, em có thể phát triển các đường cơ ở cánh tay..."

" Quá ngây thơ." Nguyễn Trinh cười khúc khích rồi đặt hộp gà xe trên tay lên bàn ăn. Cô bước đến, ngồi xổm xuống, nhìn Tống Nhĩ Giai và buông lời bông đùa:" Đuổi Cát Tường xuống đi, đổi thành chị ngồi lên lưng em. Nếu em tập hít đất với chị trên lưng, nói không chừng vài ngày nữa em sẽ có cơ hội phát triển các đường cơ đấy."

- -

[*]: Trích từ Bách khoa Baidu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.