[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 32


Chương trước Chương tiếp

Phần thứ tư: 1990 – 1991

BAGHDAD

Chúng tôi lái xe trên con đường lộng gió từ Thung lũng Jordan tìm kiếm sự kiện vào tháng 10-1990. Tôi vu vơ nhìn gió bụi cuộn lên chân trời sa mạc, chạy qua khung cảnh khô cằn dưới ánh mặt trời tối sầm nhưng khi nhìn rõ trong tầm mắt, tôi nhận thấy luồng gió bụi kia đang ào tới bởi một tác động nào đó.

"Đó không phải là cơn bão bụi!", tôi kêu lên với các đồng nghiệp CNN đang ngủ trong xe. Mikhail, kĩ thuật viên âm thanh, giụi mắt nhảy ra xe xuống đường. Yehuda, nhân viên quay phim vạm vỡ theo sau, chạy tới lắp ráp thiết bị cồng kềnh của họ. Bám sát với nhau như những lữ khách sa mạc, họ quay về phía cơn lốc cát đang bắt đầu phát ra ánh sáng đèn. Tôi đứng xem thích thú. Chúng tôi đã tìm thấy hành động của mình!

Đó chính là những chiếc xe tăng to lớn lăn bánh ra khỏi đám mây bụi cát, nòng súng của nó thổi tung những mục tiêu trên sườn đồi phía xa. Yehuda cười khi chỉnh độ nhấn máy quay. Khuôn mặt Mikhail nhễ nhại mồ hôi cũng nở nụ cười. Những người này là những cựu binh trong làng báo chí, họ đã làm tin cuộc xâm chiếm ở Leban một thập kỷ trước đây.

Trong một lúc, tôi tin rằng chúng tôi đang nhìn thấy sự thật. Nhưng khoảnh khắc đó trôi qua. Những gì chúng tôi đang chứng kiến chỉ là đợt tập trận của lực lượng xe tăng quân đội Israel ở sa nạc Negev. Hành động thực sự cách đó một nghìn dặm băng qua những sa mạc nhiều đá của Jordan và trập nơi 30 quốc gia chống lại Saddam Hussein. Tôi bị nhầm chỗ và thật sự không vui vì điều đó.

Cuối buổi chiều hôm đó, chúng tôi lái xe về dọc theo bờ biển Chết khi những tia nắng mặt trời cuối cùng tắt dần sau bức tường đá và ghé thăm pháo đài trên đỉnh đồi cổ xưa của Masada trong ánh sáng bạc. Tôi mê hoặc với vở kịch của Masada. Truyền thuyết nói rằng những người phòng thủ người Do Thái tự kết liễu mạng sống của mình vào năm 79 sau công nguyên để tránh bị rơi vào bàn tay báo thù của quân La Mã. Có những bằng chứng kinh hoàng về cuộc vây hãm vẫn còn được nhìn thấy rõ trên sa mạc, một bức tường đá đỏ được các nô lệ La Mã lăn chuyển tới bờ vực để chặn người phòng vệ.

Tôi tự an ủi mình bằng những truyền thuyết về những cuộc chiến tranh ở miền Trung Đông thời cổ đại vì dường như không có khả năng tôi sẽ làm tin về cuộc chiến hiện tại. Tôi chuyển tới Israel vài tháng trước với tư cách là một phóng viên thường trú đóng ở Jerusalem, và CNN năn nỉ tôi ở lại Israel theo sát cuộc khủng hoảng từ phía đó. Đó là một nhân tố quan trọng trong câu chuyện, họ nói với tôi. Khủng hoảng xảy ra khi người Israel đối mặt với sự đe dọa tấn công hóa học cura người Iraq. Nhưng tôi đoán Israel chỉ là màn diễn phụ.

Sự buồn bã của tôi càng lớn dần khi trước Giáng sinh, người sản xuất Robert Wiener và phóng viên thường trú John Holliman tới từ Baghdad để nghỉ ngơi vài ngày. Họ dự định quay trở lại Iraq cho những chuẩn bị cuối cùng khi ngày 15-1 tối hậu thư của Liên hợp quốc dành cho Saddam Hussein rút quân ra khỏi Kuwait hết hạn.

Trong buổi gặp gỡ tại Bar Fink, Wiener khó lòng kìm chế sự phấn khích của mình, rằng người Iraq đã cho phép CNN thiết lập văn phòng truyền thông đặc biệt ở Baghdad nếu chiến tranh nổ ra. Không những thế, chính phủ còn cho phép họ ở lại để làm tin về cuộc chiến. Tôi rất ấn tượng với tài năng của Wiener nhưng cũng rất ghen tị. CNN sẽ làm tin trực tiếp từ hai phía và tôi bị tắc trong vũng nước phía sau, một đương đầu quân sự lớn nhất có thể xảy ra kể từ khi Chiến tranh Việt Nam tàn lụi. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi được Kimberly Moore an ủi, một phụ nữ trẻ từ Lakeland, Florida mà tôi gặp sau khi Gerlind Younts và tôi đi theo con đường riêng của mình một năm trước đó. Kimberly là thực tập sinh ở CNN, và tới Jerusalem tham gia cùng tôi. Cô ta có công việc với chương trình tin tức bằng tiếng Anh hàng ngày của Truyền hình Israel. Chúng tôi hủy bỏ kế hoạch kỳ nghỉ giáng sinh ở Paris vì chúng tôi không muốn ở ngoài nếu chiến tranh xảy ra.

Đầu tháng 1, mọi thứ CNN đưa lên hình liên quan tới cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Cả thế giới đang tính từng ngày tới khi cuộc chiến tranh nổ ra. Sự cứng đầu của Saddam Hussein mời gọi sự trả thù kinh hoàng. Phản kháng dường như vô ích. Mỹ bày binh bố trận rộng lớn và những cỗ máy chiến tranh đồng minh đã tập hợp sẵn sàng nghiền nát ông ta. Đồng minh làm rõ mục tiêu đầu tiên sẽ là Baghdad. Baghdad đặc biệt là điểm yếu vì khả năng tấn công bằng bom của lực lượng liên minh rất lớn nếu chiến tranh xảy ra.

Khi tôi phỏng vấn Thủ tướng Israel, Yitzhak Shamir, vào ngày 10-1, tôi đề cập rằng CNN có một đội làm tin ở Baghdad và ông ta nhìn tôi ngạc nhiên: "Họ có điên không vậy? Có phải họ muốn viết một cuốn sách hay cái gì đó không?". Rất nhiều phóng viên đã rời khỏi Baghdad, Đại sứ quán Mỹ tư vấn số còn lại cũng nên rời đi.

Khi trở về văn phòng, tôi được thông báo là gọi điện về cho biên tập quốc tế CNN, Eason Jordan ở Atlanta. Ông ta nói với tôi đội hình CNN ở Baghdad đang bắt đầu lỏng lẻo, một số người sẵn sàng rời đi. Và rằng tôi có đến đó để giúp họ không vì Baghdad sắp là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới trong một vài ngày tới. Dĩ nhiên là tôi muốn tới đó! Đó không phải là câu hỏi hay trả lời về sự dũng cảm; tôi chỉ tin có thể làm những gì phải làm và tôi có thể sống sót. Eason lại hỏi khi nào tôi có thể đi. "Ngay lập tức", tôi đáp.

Tôi nói với Kimberly, ngày hôm sau tôi sẽ đi Baghdad. Cô ấy đã chịu đựng sự kêu ca của tôi nhiều tháng nhưng bây giờ cô ấy lại lo ngại cho tôi. Cô ấy lái xe tiễn tôi ra sân bay Tel Aviv Ben - Gurton vào ngày 11-1, năm ngày trước khi Saddam Hussein phải rút khỏi Kuwait hoặc đối mặt với chiến tranh.

Sân bay đang trong tình trạng báo động và lính chiến trường có mặt ở khắp nơi. Rất nhiều hãng hàng không phải hủy bỏ chuyến bay trong khu vực. Chỉ sáu trăm dặm cách xa từ Tel Aviv tới Baghdad nhưng tôi không thể bay thẳng tới đó mà phải đi khoảng cách gấp hai lần qua Cairo và Amman, Jordan.

Hàng không Ai Cập không gặp vấn đề gì trên sa mạc Negev, nơi vài tuần trước đó tôi đã chứng kiến xe tăng tập luyện chiến tranh. Tôi chuyển sang máy bay hàng không Jordan bay tới Amman, vì Jordan vẫn là người hàng xóm thân thiện duy nhất của Iraq và Amman vẫn là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Baghdad.

CNN thiết lập căn cứ tiền phương ở đó, thuê tiền sảnh rộng lớn tại Khách sạn Philadelphia, tắp đặt thiết bị biên tập và một đống lớn thiết bị kĩ thuật cao nhấp nháy tín hiệu thu phát sóng. Một nhóm kĩ thuật viên và những người làm tin đang chuẩn bị công việc của họ, báo cáo thường xuyên được gửi về trụ sở CNN ở Atlanta.

Tôi gặp Dominic Roberston, một kĩ thuật viên trẻ CNN người Anh đang chuẩn bị vào Baghdad với tôi ngày hôm sau. Anh ta đang tháo một điện thoại vệ tinh cầm tay, giật mác và con số ở trên đó. Nic nói sẽ mang lén vào Baghdad bởi vì người Iraq sẽ không cho phép mang nó vào. Điện thoại vệ tinh có thể sử dụng bất kì lúc nào và liên lạc tới bất kì nơi đâu trên thế giới. Đó là thiết bị thông tin mới nhất không thể thiếu được.

Nhưng Nic không chắc anh ta có thể làm được điều đó. "Khi tôi vào Baghdad tháng 9 năm ngoái, mọi người còn lấy cả radio xách tay của tôi", anh ta nói với tôi khi bắt đầu giấu những phần điện thoại trong một tá túi và hộp chứa dụng cụ, băng hình và thức ăn. Nhưng anh ta biết sự kiểm soát sẽ là gì. Tôi quan sát chàng trai trẻ làm việc với các thiết bị đầy sự tương đồng trong tư tưởng.

Chiếc điện thoại vệ tinh trị giá 52 nghìn đô la nếu bị phát hiện nó sẽ bị tịch thu. CNN sẵn sàng mạo hiểm mất dụng cụ đắt tiền đó, nó đã mở kho bạc của mình và đang tiêu tốn hàng triệu đô la vào việc làm tin truyền hình về cuộc chiến một cách đầy đủ nhất. Nhân viên CNN ở Amman nói với tôi rằng sự đóng góp đó chỉ có sau rất nhiều cuộc chiến nội bộ. Ban kĩ thuật của CNN sợ rằng thiết bị truyền hình ảnh có thể cho phép chúng tôi truyền hình trực tiếp từ Baghdad - rất hữu ích với kẻ thù nếu rơi vào tay họ. Thiết bị trị giá nửa triệu đô la rải khắp các thùng tại Khách sạn Philadelphia chờ sự đồng ý cho vào từ Iraq.

CNN đầu tư nhiều cho câu chuyện hơn là cạnh tranh. Buổi sáng hôm sau tại sân bay Amman, tôi gặp hai đồng nghiệp từ Truyền hình CBS, phóng viên thường trú Lan Pissey và nhà sản xuất Larry Doyle. Doyle là người đàn ông lực lưỡng có tiếng táo bạo nhưng anh ta trông không vui, uống vài chai bia. Tôi thích Doyle. Anh ta từng mượn tiền tôi ở Panama để trả hóa đơn khách sạn. Và anh ta là người trong suốt cuộc đảo chính ở Guatemala năm 1983 cho phép CNN sử dụng băng video của mình khi người quay phim làm chúng tôi thất vọng.

"Các cậu, tôi cần các cậu bây giờ", Doyle nói. Anh ta giải thích rằng Pissey và anh ta được cử tới Baghdad mà không có phóng viên quay phim. Ban quản lí CBS không sẵn lòng cung cấp đủ bảo hiểm để thuyết phục các kĩ thuật viên lên đường. "Đây là hệ thống của Ed Murrow và Walter Cronkite và chúng tôi không có một đội đi cùng trong câu chuyện quan trọng nhất của năm", Doyle nói. "Chúng tôi sẽ gõ cửa của cậu để lấy video khi việc quay phim bắt đầu”.

Chuyến bay đến Baghdad muộn và đông đúc, đám đông các nhà ngoại giao và phóng viên vào phòng chờ. Không có nhiều người ở phòng khởi hành, chỉ vài nhà ngoại giao người Iraq và các thương gia người Jordan, Palestin và ba đội truyền hình từ các tổ chức tin châu âu.

Tracy Fleming, phát thanh viên trẻ CNN, đi cùng Nic Roberston và tôi tới Baghdad sau khi nghỉ ngơi. Cô ta nói muốn ở lại trong suốt thời gian chiến tranh. Cô ta nhìn tôi như bùa may mắn. “họ nói anh là áo chống đạn", cô ta tuyên bố.

Nic không quyết tâm lắm. Anh ta nói rằng nếu CNN không có khả năng đảm bảo, anh ta có thể rút ra ngay lập tức trong trường hợp anh ta muốn dời. Anh ta sẵn sàng mang thiết bị điện thoại vệ tinh vào nhưng không phải ở lại. Rất ít người ở bất kì tổ chức làm tin nào khác muốn ở lại, anh ta nói.

Tôi ngồi cùng các nhân viên trẻ của CNN trong chuyến bay 40 phút tới Baghdad. Phía dưới chỉ là sa mạc cháy khô tràn ngập ánh nắng mặt trời và những ngọn đồi trọc thấp bé. Tôi chưa bao giờ tới Baghdad nhưng đó không phải là vấn, đề với tôi, khung cảnh của khủng hoảng nhìn chung là giống nhau.

Khi chúng tôi xuống sân bay, Nic đi trước tôi vào khu vực hải quan. Anh ta mang theo giá thiết bị đĩa vệ tinh nặng thờ ơ dưới tay mình, như định nói với người Iraq đó chỉ là khung của máy quay. Chúng tôi chuyển phần còn lại của thiết bị vào năm xe đẩy và lăn chúng tới nhân viên hải quan đang chờ. Phần điều khiển nằm cùng với thức ăn, máy thu phát âm cầm tay trong hộp đồ dùng điện tử, đĩa ô bằng nhôm trong túi đầy quần áo.

Các nhân viên dò xét cẩn thận thiết bị của đội truyền hình phía trước chúng tôi, xé các hộp băng tách nhau. Nic hơi tái mặt đi một chút nhưng anh ta cũng giữ được bình tĩnh.

Khi tới lượt chúng tôi, một nhân viên hải quan mở hộp đầu tiên và nhìn thấy mảnh điều khiển. Nic nói nó dành cho biên tập hình. Tay nhân viên gật đầu và đẩy sang bên. Thiết bị cáp đã đi qua nhưng Nic mất radio sóng ngắn thay thế. Tay nhân viên đặt nó phía sau anh ta trên bàn tịch thu. "Tôi nghĩ họ sử dụng những thứ này để nghe VOA và BBC", Nic thì thào với tôi.

Thanh tra hải quan lục lọi túi quần áo và tìm thấy đĩa vệ tinh, một thiết bị khéo léo được làm bằng lưới dây bạc giống như một chiếc ô gãy không còn sử dụng. Nic giải thích với ông ta rằng nó được sử dụng để che máy quay - "ở đây mặt trời rất nóng," anh ta nói như thể một người Iraq không biết điều đó. Tay nhân viên đã không mở nó ra.

Kiểm soát đã tiến hành được nửa giờ. Một chiếc vali bằng nhôm được mở ra. Bên trong là một modem, thiết bị được sử dụng để bắt tín hiệu từ đường dây điện thoại tới máy tính. Đó là phần quan trọng của thiết bị mà không thể được ngụy trang và cần thiết cho điện thoại vệ tinh. Khi chúng tôi đặt nó lên bàn, nó trông thật to. Nic đã cảnh báo tôi rằng người Iraq luôn luôn tịch thu modem.

“Đây là bộ điều chỉnh điện áp", Nic giải thích với họ, cười vì sự miêu tả kĩ thuật chi tiết cho việc sử dụng nó. Tay thanh tra lắng nghe cẩn thận tất cả và sau đó nhìn thẳng vào mắt Nic.

- Không, đó là một modem - Tay thanh tra phản bác Nic.

- Đó không phải là modem - Nic trừng mắt cãi lại.

- Đó là một cái modem - Tay thanh tra tiếp tục khẳng định.

- Không - Nic đáp trả một cách tự tin, lên cao giọng - Đây không phải là một cái modem. Đây là bộ điều khiển điện áp?

Có những phút hòa khí hơn và sau đó tay thanh tra nhún vai để nó qua.

Tôi nghĩ chúng tôi đã làm được điều đó. Nhưng sau đó tay thanh tra phát hiện ra thiết bị điện thoại cầm tay và mỉm cười gọi một đồng nghiệp khác tới xem. Nic bảo vệ một cách kịch liệt. "Các ông không thể giữ nó, tôi cần nó cho công việc của tôi". Lần này thì sự phản kháng của anh ta thất bại. Thiết bị cầm tay bị cấm. Vị trí của nó là nằm trên bàn tịch thu.

Giữa sự hỗn độn ở sân bay, lái xe người Iraq của chúng tôi tới. Anh ta cầm lấy đĩa vệ tinh bằng kim loại mà Nic mang trên tay ra xe ô tô. Khi chúng tôi chất những phần còn lại của thiết bị, tôi chúc mừng Nic. Anh ta đã gần như vượt qua tất cả nếu không phải vì chiếc điện thoại cầm tay quan trọng.

Anh ta cười chiến thắng. "Peter, đó chỉ là một phần của bộ máy mà không quan trọng. Tôi có thể cắm vào bất kì điện thoại nào trong khách sạn để thay thế nó".

Tôi leo lên chiếc xe có mui của Nhật đang đợi sẵn, thở phào với sự thành công của Nic. Con đường sân bay dẫn tới đại lộ Qadisiya Expressway, đại lộ sáu tầng hiện đại, có những ngôi nhà sàn và những hàng cây rợp bóng ở vùng xung quanh. Nó rất giống một số nơi ở Queens, New York giữa sa mạc.

Niềm vui của tôi được tới Baghdad làm tin trở nên lớn hơn. Từ những ngày còn nhỏ, tôi đã rùng mình với vẻ đẹp kì lạ của quần đảo Ảrập. Hoa quả sấy khô của cửa hàng hoa quả địa phương đã tới trong những chiếc hộp từ Basra. Tôi đã đọc trong những cuốn sách ở trường rằng, khu vườn treo Babylon là một trong những kì quan của thế giới cổ đại. Những bài hát của dòng nhạc Kismet thêu dệt bức thảm dài trong trí tưởng tượng của tôi. Bây giờ tôi đã già hơn và khôn ngoan hơn nhưng chiếc thảm thần kì báo chí đã mang tôi đi từ New Zealand và sau hơn 35 năm, đã đưa tôi tới nơi hằng mong ước trong những ngày thơ ấu.

Người lái xe taxi của chúng tôi, Omar Hussain al- Aiad, một người Iraq nhiều tuổi với bộ râu cắt tỉa gọn gàng giống như hầu hết những người đàn ông địa phương. Khi chúng tôi vào thành phố, anh ta chỉ ra các địa điểm: trụ sở Đảng xã hội Ba'ath Quốc tế của Saddam Hussein, khu vực lễ hội và diễu hành ở Công viên Zawra. Chúng tôi đi qua đài tưởng niệm chiến thắng, hai cổng vòm bằng thép lớn được tạo bởi những thanh kiếm vắt chéo vào nhau do những đôi bàn tay bằng nhôm nắm.

Omar nói với tôi một cách tự hào rằng Saddam Hussein đã dùng phần tay dưới của mình làm hình mẫu, được làm to 48 lần về kích cỡ. Mọi người nói sắt dùng cho toàn bộ công trình đó từ chiến lợi phẩm mũ và xe tăng thu được trong chiến tranh với Iran, hàng nghìn những chiếc mũ của người Iran dùng để trang trí cho phần móng của đài tưởng niệm.

Ra khỏi đường cao tốc, chúng tôi lái xe qua đoạn đường hầm bằng bê tông, bên cạnh trung tâm hội nghị hiện đạt lớn. Phía bên trái là Khách sạn Al- Rashid. Tòa nhà mười bốn tầng cao nhất trong cả khu phố. Hàng rào cao mười thước bao quanh khách sạn.

Chúng tôi lái xe quanh vòi phun nước lớn tỏa ra từ các bình đựng nước gia làm bằng kim loại màu nâu. Phía trên công trình, là tượng một phụ nữ bằng đồng thiếc vươn tay lên trời. Nó làm tôi nhớ tới nghệ thuật chuyên chế của cộng sản Bắc Triều Tiên. Đoạn đường lái xe vòng quanh được tô điểm bằng những bụi hoa dẫn tới cổng chính của khách sạn. Tôi bước lên những bậc đá cẩm thạch. Mặt chính tiền sảnh được làm bằng đá cẩm thạch màu xám sẫm lớn và màu be khắc hình cấp số nhân.

Manawer, một người đứng ở cổng giới thiệu mình. Anh ta cao như vận động viên trung phong bóng rổ, chiều cao của anh ta được tô điểm bằng khăn xếp đỏ thẫm cuốn quanh đầu. Anh ta mặc bộ quần áo truyền thống Ả rập. Khi anh ta tiến tới bắt tay tôi, chiếc áo ngoài không thắt và tôi nhìn thấy anh ta đang mặc một áo vest màu be nhỏ, quần ống bó nhiều sóng màu trắng và đi giày xỏ ngón.

Những người khuân vác Sudan mang hành lí, chào đón chúng tôi bằng tiếng Anh. Trên một bức tường đá cẩm thạch tôi nhìn thấy một thẻ bài có hai bức rèm nhung đỏ thẫm viền vàng. Câu viết đề tặng nói rằng khách sạn được mở năm 1982 "suốt thời đại của Saddam Hussein".

Lối vào ấn tượng và lấp lánh. Tôi mong đợi nhìn thấy hàng máy bán tự động. Bốn chiếc đèn chùm bằng thủy tinh lớn treo trên trần nhà giống như những tổ ong bằng pha lê, và những cửa kính cao dẫn tới khu đi dạo trong vườn. Nhưng có rất ít đồ đạc, chỉ vài cây để trong bình và một bức hình Saddam Hussein cỡ lớn mặc trang phục. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tiền sảnh khách sạn tối và ảm đạm. Từ xa có một bảng hiệu trên cửa “Bar Sheherazade". Tôi tiến tới bàn lễ tân dài bằng gỗ dái ngựa, đăng kí phòng với một người đàn ông trong bộ lễ phục màu đen, chiếc áo vest và quần kẻ sọc màu xám. Tôi đoán rằng khách sạn phục vụ đám đông hiện đại hơn.

Nic Roberston chỉ tới một góc nơi mấy người Arập đang ngồi nói chuyện tại một chiếc bàn gỗ cạnh hàng điện thoại công cộng và nhìn về phía chúng tôi. "Họ là những người giám sát", Nic nói. Các nhân viên Iraq đã được cử tới để hộ tống các phóng viên và theo dõi mọi thứ họ làm bên ngoài khách sạn.

Tôi bước vào một thang máy với ánh đèn mờ cuối tiền sảnh. Nó lắc lư tới tầng 9, nơi có văn phòng CNN. Tôi phát hiện có sự giám sát bên trong: một nhân viên an ninh người Iraq đang ngồi trong buồng bằng gỗ gần thang máy và anh ta theo dõi khi tôi bước ra hành lang tới khu vực CNN.

Tôi nghe thấy giọng nói quen thuộc đang nói trên điện thoại ở phòng 906. Đó là nhà sản xuất Robert Wiener, đang nói chuyện với trụ sở CNN ở Atlanta. Anh ta đang sử dụng điện thoại Four-wire, một thiết bị liên lạc đặc biệt với Atlanta. Anh ta nói chuyện bằng micro-phone cắm từ hộp truyền tín hiệu bằng thép màu đen nhỏ trên bàn. Nó giống như hệ thống liên lạc quốc tế, liên kết bốn đường dây điện thoại giữa Baghdad và Atlanta. Những đường dây phụ làm cho tốc độ chuyển lời nói tốt hơn.

Thiết bị four-wire làm hỏng hệ thống bàn phím khách sạn và các hệ thống đang bật lên khác. Nó được truyền trực tiếp tới thiết bị truyền sóng ngắn tới Amman và sau đó bằng vệ tinh về Mỹ. Chỉ có CNN làm việc với chính quyền Iraq và được phép sử dụng hệ thống. Đó là quân bài của chúng tôi. Chúng tôi có thể liên lạc về Mỹ bất kì khi nào muốn và ngược lại.

Weiner đứng lên ôm chầm lấy tôi. Anh ta không cạo râu trong nhiều ngày và đeo kính đen. Anh ta cảm ơn tôi vì đã tới đây. "Tôi muốn anh biết", anh ta chen vào nhanh chóng, "Chúng tôi có thể đưa anh ra khỏi nơi này bất kì khi nào muốn. Tôi đã thuyết phục Atlanta thuê một máy bay và sẵn sàng ở Amman cho những trường hợp khẩn cấp".

"Cho tôi ra khỏi đây hả Robert? Tôi vừa mới tới mà".

Anh ta gạt sang một bên với vẻ bí ẩn. Anh ta nói với tôi mong muốn lớn lao của anh ta là thay thế lực lượng nhân viên làm tin về chiến tranh đang tan rã, những nhân viên chủ chốt, những người đã hứa với anh ta sẽ ở lại đến phút cuối nhưng giờ họ đang thay đổi. "Những lời hứa trước Giáng sinh giờ đã thay đổi vào năm mới", Robert than vãn. Anh ta nói hầu hết đội của anh ta vẫn ở Baghdad chỉ bởi anh ta đảm bảo có thể đưa họ ra đi khi có khủng hoảng.

Với giọng điệu căng thẳng, Robert nói với tôi các giải pháp bốc hơi của nhân viên CNN đồng nghĩa với lòng tin ngày càng tăng trong giới báo chí ở Baghdad rằng ở lại khi chiến tranh xảy ra có thể sẽ là tự vẫn. Anh ta muốn làm tin nhưng không muốn bất kì ai chết để làm điều đó. Anh ta nhắc lại câu chuyện đồn thổi giữa các nhà báo ở Ảrập những người nói rằng Baghdad sẽ bị đánh bom trở về thời kì đồ đá khi chiến tranh bắt đầu. Các phi công ở các chuyến máy bay Hải quân Mỹ ở Vịnh bị trích lời khi nói rằng Khách sạn Al- Rashid sẽ được dùng làm mốc cho chiến dịch đánh bom bởi nó là tòa nhà to nhất trong thành phố.

- Do vậy - tôi nói với Robert - một trận ném bom đúng nghĩa phải biết sự khác nhau giữa căn cứ chiến lược và một khách sạn chứ?

- Nhưng thế nào nếu chúng là một và giống nhau - Anh ta đáp lại một cách lo lắng.

Sự rối loạn của Wiener thật đáng thương. Khoảnh khắc dễ chịu nhất của anh ta là khi thuyết phục chính quyền Iraq cho phép CNN ở lại làm tin về sự khắc nghiệt của chiến tranh với thế giới. Nhưng chính bản thân anh ta lại không động viên nhân viên trong công ty vào thời khắc “nước sôi lửa bỏng". “anh không hiểu đâu, Peter", anh ta nói với tôi "Tôi chịu trách nhiệm về tất cả những người này ở CNN. Anh chỉ chịu trách nhiệm với bản thân mình. Họ phải biết sự thật, tất cả những gì đang diễn ra".

Tôi không tranh cãi. Robert chân thành. Tôi cố gắng vượt ra ngoài cơn sốt đồn thổi và những suy đoán, tìm hiểu tình hình và tự mình cân nhắc với những tiêu chuẩn của tôi.

Tôi hỏi anh ta sự an toàn của khách sạn. Anh ta chỉ ra ngoài một căn phòng về phía những vách ngăn làm bằng bê tông trên mỗi cửa sổ được cho là bảo vệ những viên đạn bay tới. Kính của cửa sổ chỉ dày vài centimét. "Anh phải đi xem các boong ke của khách sạn", Robert nói, "một nghìn người có thể trốn dưới đó".

Anh ta chỉ cho tôi phòng lưu trữ của CNN bên kia hành lang văn phòng. Nước đóng chai chất tới trần nhà. Thức ăn đựng đầy các thùng giấy. Có những thùng bánh, kẹo, pho mát, thịt hộp. Có các hộp nến, diêm, đèn pin, đèn dầu, giường cắm trại, chăn, màn chống muỗi. Và những thùng whiskey Scoth, rượu vang và rượu mạnh của Ý. Đó là kho chung.

Tôi kinh ngạc "Anh phải xem sự an toàn điện tử của chúng ta", anh ta tiếp tục một cách hân hoan. "Nó được chất bằng tiền".

“Anh nghĩ gì? Peter. Anh đã nhìn qua tất cả rồi. Anh sẽ ở lại chứ?"'

“Robert, tôi còn ở đây vì lí do gì nữa? tất nhiên là tôi sẽ ở lại"'

Tôi hỏi anh ta xem có ở lại cùng tôi không. Anh ta đáp lại: "Tôi tạo dựng điều này. Tôi phải ở lại. Tôi đã buộc thòng lọng xung quanh cổ chúng ta. Chúng ta sẽ đung đưa cùng nhau”.

Khi trời tối, một số ít sẵn sàng chia sẻ số phận với chúng tôi. Tôi tới phòng khai thác chính của CNN, Bernard Shaw ở trong hành lang. Anh ta đã tới trước một vài ngày để phỏng vấn Saddam Hussein và vẫn đang đợi. Anh ta nói sẽ ở lại miễn là cảm thấy khôn ngoan. "Tôi không muốn ở lại", Bernie nói, "nhưng phải có ai làm điều đó".

Vào bữa sáng hôm sau tôi gặp Ingrid Formanek, một nhà sản xuất CNN. Ingrid đã giúp CNN làm tin về sự sụp đổ cộng sản ở Đông Âu, cô ta thành thạo năm thứ tiếng và biết cách giải quyết những điểm có vấn đề. Cô ta đề nghị đưa tôi đi một vòng quanh thành phố. Tôi đã tới Baghdad cùng một bó tài liệu và báo mà tôi đã vớ được từ hệ thống thông tin nhưng câu chuyện tôi muốn viết là một câu chuyện bình thường, một câu chuyện có thể nhìn và tự mình nghe thấy.

Chúng tôi tham gia cùng Ala'a ai- Ani, từ Bộ Thông tin, một nhân viên cao lớn, u sầu là người giám sát CNN. Ala'a chào tôi vui vẻ bằng tiếng Anh hạn chế và sau đó nói cho tôi Saddam Hussein xuất sắc như thế nào. Tôi lắng nghe một cách lịch sự.

Tôi nói chuyện với Ala'a khi lái xe vào thành phố, cố gắng đánh giá anh ta. Anh ta quan trọng với chúng tôi như người hướng dẫn và phiên dịch. Tôi hiểu nhiều về Iraq qua đôi mắt anh ta. Anh ta chưa bao giờ đi xa. Anh ta nói với tôi có một phòng trong khách sạn dưới hành lang của tôi.

Chúng tôi tích trữ sáu bình nước khoáng. Ingrid mua những thùng đào Mỹ và các khối pho mát Camember. Một người bán hàng đi qua với thùng chà là khô, có lẽ nặng 20kg và tôi muốn mua toàn bộ. Chà là khô là thức ăn vận chuyển đường biển và giàu năng lượng.

Ingrid nhìn tôi khi tôi kiểm tra hạn dùng. "Anh mong đợi gì vậy? Chiến tranh thế giới thứ ba? Trận đánh tồi tệ này sẽ kết thúc vào cuối tuần" nhưng Ingrid vẫn mua mặc những dự đoán của mình. Cô ta chất lên xe whiskey loại nặng và cô-nhác.

Robert thất vọng vì chúng tôi không tìm thấy rượu Vodka ở khu chợ địa phương. "Tôi đoán chúng ta có thể khắc phục ở thị trường ngoại hối trước khi giá tăng", anh ta nói, "Có ai muốn mua mấy thứ này trừ chúng ta đâu".

Vào buổi chiều Robert và tôi đi tới Bộ Thông tin gặp một số quan chức cấp cao. Anh ta đi qua tiền sảnh, vẫy một số nhân viên an ninh khi họ tới. Chúng tôi đi qua nơi chạm trổ trang trí ở phòng hội nghị phía trong. Robert chỉ tay một bức chân dung lớn của Saddam Hussein trong trang phục truyền thống khi chúng tôi vào thang máy của nhân viên lên tầng tám. "Ngài Sadoun", Robert gọi một người Iraq vạm vỡ đang đứng chờ chúng tôi bước tới. Họ ôm nhau thân thiện.

Tôi nghe thấy âm thanh "Ngài Robert" từ người Iraq đó khi ông ta hôn Robert vào hai má. Không ai cạo râu trong vài ngày, tôi hầu như nghe thấy má của họ bị cào. Người Iraq lúc nào cũng vậy, sử dụng sự kính cẩn khi gọi chúng tôi.

Sau khi được giới thiệu, Sadoun al - Jenabi săm soi tôi. Đôi tay to toàn thịt của ông ta nghiến lấy tay tôi.

“Ngài Peter", ông ta nói giọng vang. "Ngài công bằng với chúng tôi, chúng tôi sẽ công bằng với ngài. Chúng tôi yêu quý ngài Robert, chúng tôi yêu quý CNN. Chào mừng".

Tôi không quen những lời công khai như vậy. Tôi không mong đợi những lời đó từ bất kì nhân viên chính phủ nào và đặc biệt không phải từ một nhân viên cấp cao của một đất nước chuẩn bị gây chiến. Robert nài nỉ tôi gặp sếp của Sadoun là Naji al - Hadithi, Tổng giám đốc ở Bộ Văn hóa.

Naji là một quan chức Iraq quan trọng, người không đơn giản tiếp xúc ngay lập tức với báo giới nước ngoài. Ông ta đến, Robert vòng tay ôm và họ cùng trao đổi nụ hôn.

Vị quan chức đó mỉm cười với tôi qua cặp kính dày. Đó là nụ cười nồng ấm và thân thiện. Ông ta nói tiếng Anh hoàn hảo: "Chúng tôi vui vì ông ở đây, ông At ạ. Chúng ta sẽ làm việc cùng nhau thân thiện". Robert đẩy Naji sang bên và thì thầm điều gì đó vào tai ông ta.

Tôi nhớ tới một ứng cử viên chính trị nhận lời khuyên khẩn cấp từ một cố vấn hay một người đánh cược lắng nghe sự may mắn từ người đánh cá ngựa thuê. Robert nói anh ta nói với Naji rằng CNN cảm thấy câu chuyện Baghdad là một phần quan trọng trong làm tin về chiến tranh. Naji gật đầu quả quyết khi chúng tôi rời đi.

Tôi ngạc nhiên với sự tự tin của Robert, nhưng tôi không sẵn sàng dừng lại sự cảnh giác cua mình. Vài tháng trước đó, nhà báo Fazard Bazoft bị hành quyết vì tội gián điệp không có căn cứ ở Iraq. Bộ Thông tin đã đồng ý cấp visa cho anh ta và chịu trách nhiệm bảo vệ anh ta suốt chuyến thăm. Họ là những quan chức tương tự đã nói họ yêu quý CNN.

Khi tôi hỏi Robert điều đó, anh ta cười. "Peter, anh làm những gì phải làm. Không có vị trí ở đây. Họ hoặc là yêu anh hoặc là ghét anh". Anh ta nói đang ép Naji cho phép chúng tôi sử dụng truyền hình di động mặt đất ở Amman. Sếp của Naji, Bộ trưởng Thông tin đã hứa với Robert ông ta sẽ đề cập vấn đề đó với Sadam Hussein, một người bạn thời thơ ấu của ông ta. Thiết bị vệ tinh cho phép chúng tôi truyền hình trực tiếp từ Baghdad. Nếu nó tới theo dự định thì CNN sẽ làm nên lịch sử báo chí.

Sự táo bạo trong kế hoạch của Robert làm tôi rối trí. Anh ta rõ ràng giành được sự tin tưởng của các quan chức Iraq và đã thuyết phục họ rằng CNN sẽ có mặt trong suốt cuộc chiến. Điều không chắc chắn duy nhất chính là sự lo lắng của nhân viên CNN.

Trở lại khách sạn, Ingrid nói với tôi Nhà Trắng tuyên bố thời hạn cuối cùng rời khỏi Iraq từ Kuwait hết hạn vào giữa đêm ngày thứ ba giờ New York. Còn hai ngày nữa.

Robert tin rằng tấn công đầu tiên bằng bom của đồng minh sẽ làm tê liệt thành phố, sáu chiếc cầu trên sông Tigris sẽ là mục tiêu chiến lược. Anh ta gợi ý chúng tôi nên chuyển tới Khách sạn Sheraton ở bên kia sông, vì Khách sạn al- Rashid đầy mùi chính trị, một phần trong dự án xây dựng của chính phủ.

Tôi có ý kiến chúng tôi có thể ở lại gần các trung tâm của chính phủ. Nếu chiến tranh xảy ra đó là cách duy nhất chúng tôi có thể có mặt trên các đường phố của Baghdad cùng sự hỗ trợ và bảo vệ của các nhân viên chính phủ. Bằng cách ở lại trong sự giam hãm đầy không gian của khu vực Khách sạn Al - Rashid, chúng ta sẽ có những người giám sát trong tầm tay cộng với tầm nhìn cuộc chiến đặc biệt từ những căn phòng tầng 9. Robert cho rằng điều đó đủ thuyết phục để ở lại.

Đêm hôm đó tôi viết bản tin đầu tiên từ Baghdad về nhiệm vụ hòa bình cuối cùng của Tổng thư kí Liên hợp quốc Perez de Cuellar đã thất bại. Khi dời đi, ông ta trông cau có. Khi ở Paris, ông ta được hỏi chiến tranh có xảy ra không. "Chỉ có Chúa mới biết", ông ta đáp lại.

Vào buổi sáng thứ hai ở Baghdad, tôi thức giấc biết rằng chiến tranh có thể bắt đầu vào ngày hôm sau. Lúc đó là 5 giờ 30 phút sáng. Phòng của tôi vẫn tối. Tôi làm một ghi chú trong đầu về những thứ cần ngay lập tức. Một chiếc đèn là cần thiết bởi vì khi chiến tranh nổ ra không nghi ngờ điện sẽ mất. Nến, nước khoáng và thức ăn đóng hộp.

Tôi đoán và cầu nguyện khách sạn sẽ không là mục tiêu của những máy bay chiến tranh của đồng minh vì có quá nhiều người nước ngoài lánh nạn ở đây. Nhưng tôi phân vân về nhân viên của khách sạn, hầu hết là người Sudan, Ấn Độ và Pakistan, những nhân viên hợp đồng. Tôi được nói rằng lý do duy nhất họ ở lại vì ban quản lí khách sạn đã tịch thu hộ chiếu của họ.

Mặt trời lên cao khi tôi tới nơi làm việc của CNN. Robert đang ngồi tại một bàn ăn bừa bộn, khuỷu tay chống, một khay có kem đang chảy. Anh ta nói với tôi biên tập hình Tracy Flemming sẽ rời đi. "Tôi đang gọi máy bay cho cô ấy vào sáng mai". CNN đang gửi vào một chiếc Rockwell Sabreliner, với giá 15 nghìn đô la.

Tôi nói với Robert điều đó sẽ tốt hơn cho chúng ta, Tracy nên đi nếu trái tim của cô ấy không muốn ở lại. Anh ta không được an ủi. Tracy là một trong số ít nhân viên đầu tiên cam kết ở lại. Bây giờ Tracy đang rời đi. Tình hình bắt đầu xấu đi. Robert đang chứng kiến sự tan rã trong nội bộ của mình.

Tôi nói với anh ta kế hoạch của anh ta có thể lập lại nếu chúng ta nghĩ lại về ưu thế nhân viên. Anh ta không lắng nghe, lo lắng cho sự an toàn của nhân viên, và sau đó là những thiết bị có giá trị, rồi đến trách nhiệm nghề nghiệp cần được xem xét. CNN chưa bao giờ gặp những chuyện như vậy. Tôi nhìn thấy cái cau mày và khuỷu tay bị ướt của Robert, cảm ơn Chúa rằng tôi chưa bao giờ rơi vào vị trí quản lí.

Tôi nói với Robert cần phải giảm tối thiểu lượng nhân viên nếu bom bắt đầu rơi. Tôi đang lo lắng Trung tâm sẽ yêu cầu tất cả chúng tôi ra khỏi Baghdad nếu những tổ chức thông tin khác rút nhân viên của họ. Tôi theo kịp Robert trong hành lang. "Trong toàn bộ cuộc nói chuyện của anh với Atlanta, anh hãy nói với họ rằng không chỉ tôi muốn ở lại làm tin về cuộc chiến mà tôi còn tin sẽ sống sót trong chuyện này. Nhớ rằng tôi đã có 13 năm kinh nghiệm khi tới đây".

Còn ai nữa sẽ ở lại? Khoảng cách giữa tôi và những nhân viên CNN trẻ dường như quá lớn. Tôi đã đến quá muộn để chiếm được lòng tin của họ. Tôi thấy Nic Robertson trong phòng làm việc cẩn thận thử nghiệm điện thoại vệ tinh. Chúng tôi biết rằng rất ít tổ chức thông tin khác có thể cạnh tranh với chúng tôi. Khi xem anh ta tập trung vào chiếc điện thoại, tôi biết rằng tôi cần Nic. Trong một thời gian ngắn tôi đã hiểu anh ta là một người táo bạo, khéo léo và chính trực. Anh ta khẳng định thiết bị ở trạng thái hoạt động và mỉm cười trong chiến thắng. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

"Nic, chúng tôi cần anh điều khiển thiết bị này. Anh là chìa khóa hoạt động của chúng ta ở đây". Tôi mỉm cười hy vọng với anh ta. Nic không lẩn tránh: "Peter, tôi biết tôi được cần. Mọi thứ có thể xảy ra. Anh cần một kĩ sư. Nhưng tôi không quyết định ở lại".

Tôi tin anh ta. Khi những người khác đưa ra quyết định tương tự tôi biết họ đang đưa ra lời xin lỗi và đơn giản là trì hoãn quyết định chắc chắn rời đi. Tôi hiểu Nic. Anh ta có sự uyên thâm bên trong, sự tách biệt từ tâm trạng lo âu dễ hiểu xâm chiếm quanh chúng tôi.

“Tôi biết, Peter. Có những người tin rằng anh là người yêu chiến tranh điên cuồng, người có thể làm mọi chuyện vì một câu chuyện", Nic nói.

Tôi cố gắng để giải thích: "Nic, chìa khóa với tôi là chẳng làm điều gì chỉ để tiêu khiển và tôi làm rất cẩn thận. Tôi đánh giá tình hình ở đây. Chúng ta có thể sống sót. Tôi chỉ đơn giản làm những gì tôi được trả để làm. Nếu tôi ra khỏi đây, tôi cảm thấy mình sẽ phải trả lại tấm séc bởi vì nó là sự báo hại cho công ty đã thuê tôi như một phóng viên. Nếu CNN yêu cầu tôi ra khỏi đây, Ted Turner nên trả lại cho công chúng tiền của họ cùng những lời hứa đưa ra khi ông ta kí hợp đồng với họ, những người đăng kí hệ thống tin tức 20 giờ của ông ta. Chúng ta không thể bước ra khỏi bản tin".

Nic đang mỉm cười. "Điều đó cũng hay, Peter. Thế còn cuộc sống riêng tư của anh? Tôi có cuộc sống riêng. Cô ta không muốn tôi ở đây. Cô ta lo lắng về tôi và gọi điện cho tôi hàng ngày. Peter! Nói thẳng nhé: Tôi sợ.".

Anh ta hơn tôi ở điểm đó. Tôi đã luôn đặt công việc lên trên, và tôi không tự hào vì điều đó.

- Nic, anh có thể rời khỏi đây và không ai đề cập tới chuyện này một lần nữa. Nhưng anh sẽ luôn luôn biết rằng anh đã bỏ lỡ câu chuyện lớn nhất từng có. Nếu anh không thử nghiệm bản thân ở đây thì đó sẽ là nơi nào?

- Có phải anh muốn nói những gì chúng ta làm ở đây tách biệt giữa người đàn ông và cậu bé?

- Không - tôi đáp lại thẳng thừng - chẳng có gì liên quan tới vấn đề đại trượng phu ở đây cả. Đó chỉ là vấn đề nghề nghiệp. Nó cho chúng ta nhìn rõ về sự lựa chọn và những trách nhiệm của chúng ta. Tôi không đề cập tới Luật sửa đổi Thứ nhất và những trách nhiệm đặc biệt của chúng ta theo Hiến pháp vì cậu không phải là người Mỹ và không ai nghĩ nhiều về những vấn đề này nữa. Nhưng không cần phải nói, có rất nhiều người trong thế giới này rất quan tâm tới những gì đang diễn ra ở Baghdad. Họ sẽ thực sự đánh giá cao nếu chúng ta ở đây để nói cho họ biết điều đó.

Tôi nhận thấy đang chiến thắng nên tôi tiếp tục:

- Nic, vấn đề duy nhất mà tôi nghe thấy bàn tán quanh khách sạn này là sự sống sót. Không ai nói về trách nhiệm báo chí cả. Nhưng nếu đó là sự sống sót mà anh quan tâm, thì đây là đánh giá của tôi về những gì đang diễn ra.

Tôi nói rằng Khách sạn al-Rashid là một cấu trúc kiên cố và thích hợp làm tin khi bom tới. Nơi trú ẩn trong khách sạn được thắp sáng đủ, có điều hòa bởi những người điều hành khẩn cấp. Tôi nói với anh ta tôi nghi ngờ rằng khách sạn là mục tiêu và không có lí do lô gíc gì để đánh bom nó. Có nhân viên báo chí và người dân sống ở đó, phụ nữ và trẻ em. Tôi có những tranh luận của mình với Lầu năm góc suốt 13 năm trước nhưng tôi chưa bao giờ sợ mình sẽ bị Chính phủ Mỹ ám sát.

Lực lượng không quân sẽ sử dụng các trận đánh bom đúng cách. Họ sẽ hướng tới các vị trí quân sự đặc biệt. Họ đã công khai nói rằng sẽ không có ném bom rải thảm xuống thành phố. Tôi nói với anh ta mọi thứ có thể xảy ra, Khách sạn al-Rashid có thể sống sót nếu bị đánh bom tình cờ. "Điều đó có thể rất đáng sợ. Nic. Nhưng có thể sống sót". Nic mỉm cười với tôi. "Điều gì sẽ xảy ra Peter, ai sẽ nhặt xác tôi trong vài tuần tới. Bạn gái tôi hay CNN?".

Cuối buổi sáng tôi đi xuống khu vực mua sắm trung tâm thành phố để có hình ảnh về việc chuẩn bị chiến tranh. Giờ ít người ở trên đường hơn. Những xe chở đầy tài sản cá nhân hướng ra khỏi thành phố. Truyền hình Iraq gửi tới những đoạn băng về quốc hội ủng hộ chính sách của Saddam Hussein về việc phản kháng, ủng hộ chiến tranh hơn là rút khỏi Kuwait. Tất cả nam giới trên 15 tuổi đều được cấp vũ khí cầm tay. Chiến tranh dường như là điều không tránh khỏi.

Sau đó, trong khi chúng tôi ngồi quanh khu vực làm việc CNN, Bernie Shaw tới trong bộ đồ tắm để mượn máy đánh chữ di động của tôi. Anh ta đã phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao, Nizar Hamdoon ở hậu trường sáng ngày hôm đó. Wall Street đáp lại ngay với bản truyền hình của anh ta, thị trường chứng khoán lên hơn 30 điểm.

Bernie trở lại phòng anh ta, nhưng trong vài phút lại bò ra khỏi giường vì trụ sở Atlanta lo lắng. Chúng ta có hay không có hòa bình?

Bernie tiếp tục lên hình nhấn mạnh khá tốt bản tin của mình về những điều kiện nhân nhượng được đưa ra ở Hội nghị hòa bình quốc tế. Các đồng minh từ chối dứt khoát những hội nghị như thế này.

Wall Street rút lui.

Sự kiện đó cho tôi thấy CNN được cả thế giới xem và tin tưởng. Chúng tôi phải có câu chuyện theo đúng nghĩa và phải làm rõ ràng.

Tháp đồng hồ thế kỷ XIX trên sân ga Baghdad mờ trong sương dày đặc buổi sáng nhưng tôi có thể nghe thấy tiếng chuông rung. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Đó là ngày 16-1. Thời hạn cuối cùng đã qua và Saddam Hussein không nhúc nhích.

Kĩ thuật viên quay phim của CNN Mark Beil lo căng thẳng quanh hình ảnh rõ ràng về tháp đồng hồ cổ bằng gỗ. Nic Robertson chỉnh microphone ở thiết bị âm thanh. Tôi nhìn lên bầu trời xám và lắng nghe chăm chú. âm thanh những bước chân ở sân ga là những gì tôi nghe thấy.

Tôi trở lại Khách sạn al-Rashid để phát hình. Tôi được biết Tổng thống Bush đã kí chỉ thị an ninh quốc gia phát động chiến tranh mà không cần chọc thủng phòng tuyến ngoại giao. Tôi miêu tả những gì nhìn thấy trên đường phố, những người qua đường thầm lặng, các nhóm thanh niên mặc đồng phục chờ đợi phương tiện tới. Tôi trích lời một người Iraq nói rằng Saddam Hussein và George Bush đều là những người đàn ông ngu ngốc dấn mình vào sự tàn phá.

Thời hạn rút quân đã qua, giới báo chí bắt đầu rời đi. Larry Doyle của CBS nhảy vào phòng chúng tôi. "Chúng ta ra khỏi đây", anh ta tuyên bố. Doyle nói rằng hầu hết mọi người đều cố gắng lao tới phần đất giáp biên giới Jordan. Văn phòng trụ sở của anh ta cho rằng Baghdad sẽ bị đánh bom tối hôm đó.

Chủ tịch CNN Tom Johnson muốn nói chuyện với tôi trên điện thoại. Ông ta hiểu tôi muốn ở lại nhưng ông ta lo lắng cho nhân viên của mình. Khi là Chủ tịch Thời báo Los Angeles, ông ta đã phải tìm xác hai trong các phóng viên thường trú yêu thích của ông ta từ chiến trường ở Trung Đông và Trung Mỹ, ông ta không muốn lại làm điều đó.

Tôi đảm bảo tôi không có ý định trở thành con số thống kê. Tôi chỉ ra rằng Baghdad có số dân là 4 triệu người và nếu tôi ở lại con số đó trở thành 4 triệu lẻ 1!

Saddam Hussein đã xâm chiếm Kuwait một ngày sau khi Tom Johnson đảm nhiệm CNN. Ông ta đã tiêu tốn hàng triệu đô la chuẩn bị cho chiến tranh và gửi hơn 100 nhân viên tới Trung Đông. Sự lựa chọn của ông ta là rút mọi người ra khỏi Baghdad, chuyển tới vị trí an toàn hơn ở ngoại ô thành phố hoặc là để chúng tôi ở lại.

Suốt tuần đó, người phát ngôn của Nhà Trắng, Marlin Fitzwater nói với Johnson: "người của ông ở Baghdad là ở trong nấm mồ nguy hiểm". Ông ta đã nói chuyện với Phó Chủ tịch Dan Quayle, người đã nói với ông ta rằng Bush rất lo lắng. Chính Tổng thống cũng thể hiện sự lo lắng về sự có mặt của người bạn ông ta Bernie Shaw ở Iraq và giục Tom "đưa anh ta ra khỏi đó".

CNN dao động và sau đó Ted Turner đi ngược với lời chỉ dẫn dành cho nhân viên quản lí của CNN: "Chúng ta là hệ thống quốc tế và chúng ta bắt buộc phải làm tin về câu chuyện từ Baghdad nếu chúng ta có thể. Chúng ta nên cho những người của chúng ta cơ hội được làm điều đó. Nhưng chúng ta cũng nên cho họ cơ hội dời đi nếu họ muốn vậy. Tôi không muốn quan điểm của mình bị bất kì ai hủy bỏ". Chính tôi cũng không thể nói điều đó tốt hơn.

Buổi tối ngày 16-1, có sáu nhân viên khác dự định rời đi trên trực thăng thuê vào sáng hôm sau. Họ nghĩ có thể ra khỏi Baghdad trước khi chiến tranh bắt đầu. Wiener và Nic Robertson quyết định ở lại.

Tối muộn hôm đó, Walter Cronkite lên hình từ văn phòng Washington của CNN, một người đàn ông lớn tuổi của truyền hình trong tâm trạng đầy triết lí khi nói chuyện về nhóm các phóng viên thường trú Mỹ ở lại thủ đô của kẻ thù trong những ngày đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai.

"Tôi không nghĩ sự nguy hiểm ở Berlin hay Tokyo hay bất kì đâu lại đặc biệt sắp xảy ra như đối với Baghdad hôm nay", "Tôi nghĩ quyết định ở lại một nơi rõ ràng là vùng chiến sự nguy hiểm, nơi đạo đức của con người được xem xét ở các phòng tuyến có thể coi là quyết định khó khăn nhất mà bất kì người làm báo nào từng phải đối mặt. Điều đó cũng khó khăn với chính người quản lí của anh ta".

Ông ta cũng dự đoán các nhà tuyên truyền ở Mỹ sẽ không vui nếu việc làm tin của chúng tôi gợt lên sự thông cảm cho người Iraq. Cronkite cho tôi vài lời khuyên thân thiện trên truyền hình. "Peter, anh là tài sản vô cùng quý giá với việc làm tin dũng cảm trên thế giới. Anh đã chứng minh điều đó. Đừng đứng trên sân khấu lần này nữa. Nếu anh có thể xem xét tất cả những điều đó. Tại sao thì anh đã biết, bảo trọng, chàng trai".

Trong một khoảnh khắc tôi nhìn trừng trừng vào chiếc micro-phone bốn dây. Tôi đã không mong đợi nghe điều này từ Walter Cronkite, một trong những hình mẫu vai trò của tôi.

Tôi nói với ông ta là tôi không có gì còn lại để chứng minh cả: “Đây chỉ là câu chuyện lớn nhất trên thế giới vào thời điểm này và tôi muốn làm tin về nó nhiều như có thể"


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...