Trùng Sinh Chi Nha Nội
Chương 6: Bái sư
Tôi ngoan ngoãn quan sát, đó chẳng phải là gian phòng sách vô cùng giá trị ư. Mặc dù, cái giá đỡ sách không được đẹp lắm, thế nhưng trong tủ, trên kệ khắp nơi đều có sách, hơn nữa lại đượcc sắp xếp rất trật tự, ngay ngắn.
Chắc chắn rằng bác Chu không phải giống như những người mê sách thông thường rồi.
Nhìn bác có vẻ hơi luộm thuộm, giống như là một tên ăn mày vậy. Thế nhưng, đối với những quyển sách quý giá này, thì lại được xếp rất gọn gàng khiến tôi vô cùng cảm phục.
Nhưng không cần biết sau này bác Chu có thể giúp cho tôi được việc gì tốt không hay không, nhưng đối với những người yêu sách, thì quả thật rất đáng được tôn trọng. Một quốc gia, một dân tộc muốn phát triển vững mạnh thì đều phải dựa vào trí thức.
“Cháu Tuấn, nói cho bác biết cháu thích loại sách gì nào?”
Giọng của bác Chu rất đầm ấm và thân thiện, Tuy nghèo khổ nhưng bán vẫn giữ được bản chất lương thiện, trung thực, cam chịu cảnh cô đơn, mặc dù là người có truyền thống đạo đức tốt đẹp của giới phần tử tri thức Trung Quốc, nhưng khi nhìn thấy chúng tôi đến thăm bác rất vui. Huống chi lại là người yêu sách thì đúng là càng khiến cho bác Chu vô cùng vui sướng.
“Bác ơi, sách của bác nhiều quá…..cháu vào tìm nhé.”
Cháu tự mình lựa ra những quyển sách có chữ “Châu” phía trước, tôi gọi trực tiếp tên của bác cho thân mật.
Bác Chu vui vẻ nhìn tôi, rồi gật gật đầu.
“Ừ, vậy cũng được, cháu tự tìm đi nhé, bác đi ra ngoài cùng cha cháu nói chuyện một chút đây.”
“Dạ, được, cháu cảm ơn bác.”
Tôi có lẽ kiếp trước chỉ vì ham mê đọc truyện tranh và tiểu thuyết, mới có mười mấy tuổi đầu mà đã bị cận thị rồi, phải đeo cặp kính dày tới 2 độ. Còn bây giờ đã mới bảy tuổi rồi, mà mắt của tôi vẫn còn rất tinh. Dù rằng, trong phòng sách của bác Chu rất tối, nhưng không thể ngăn cản tôi được. Chỉ thiệt thòi cho bác Chu, tuổi đã lớn rồi, lại bị cận thị, phòng tối như thế, làm sao mà tìm sách được chứ? Đường đường là một vị giáo sư, vì bị một tội danh không đáng có, lại bị đày đến một nơi xa xôi hẻo lánh, nghèo đến nỗi mà ngay cả miếng dầu hôi thắp đèn cũng phải tiết kiệm, thật đáng tội nghiệp.
Bác Chu phân ra từng loại sách thành từng chồng, lọai sách về triết học, lịch sử đảng được phân về một loại, chủ yếu là được biên tập, phát hành sau thời kiến quốc. «Tuyển Tập» 4 quyển sách này được để ở nơi dễ thấy nhất, ngoài ra, cũng không có ít sách còn là nguyên bản ngoại văn. Trình độ tiếng anh của tôi không giỏi, vì thế không thể dịch được. Nhưng tôi đoán, trong số đó có một quyển là của Nietzsche nổi tiếng «Zarathustra đã nói như thế». Tiếp theo chồng sách triết học, lịch sử đảng là chồng sách về lịch sử, nhị thất tứ sử đều đầy đủ cả. Trong đó thậm chí còn có cả sách đóng buộc chỉ. Loại thứ ba là sách về văn học. Hình như bác Chu đã đọc lướt qua hết rồi, đại bộ phận là tứ đại danh nhân cổ điển trung quốc và các tác phẩm của Tolstoy, Voltaire, Shakespeare, cũng không thiếu những tác phẩm tiêu biểu của người tiên phong trong thời kì vận động nền văn hóa mới Shima, ví dụ như «thơ của Shima», «những chiếc lá rụng», lại càng không thể thiếu những tác phẩm nổi tiếng của lỗ Tấn , điều khiến tôi vô cùng bất ngờ chính là quả thật trong này còn có cả «Liêu Trai Chí Dị» và «Sưu Thần Kí», loại này là tư tưởng chính thống, không giống với các học thuyết có hại khác của các học vấn gia. Từ đó có thể thấy bác Chu một chút cũng không bảo thủ rồi, cũng không phải quá cứng nhắc trong tư duy.
Dù là kiếp trước, tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy một ai có kho tàng sách phong phú đến như vậy. Quả thật không thể tin nổi trong thời chính trị giống như là địa ngục ấy làm sao vẫn có thể gìn giữ được những quyển sách này đây. Chắc là muốn giúp những người bị đi đày trở về quê hương. Cán bộ của đại đội Ma Đường Loan biết chữ không nhiều, vì vậy đối với những quyển sách này thì không coi trọng gì cả. Nếu lưu lại trong tỉnh thành, thì chắc chắn những quyển sách quý giá này khó mà lưu giữ lại được. Như vậy, đối với những người mê sách như bác Chu mà nói, thiêu cháy những quyển sách này so với việc mình bị giết chết thì còn đau khổ hơn rất nhiều. Điều này chính là “tái ông thất mã, yên tri phi phúc.”
Tôi tràn đầy vui sướng, nhẹ nhàng tìm kiếm trong những chồng sách này, đối với bác Chu mà nói, trong lòng vô cùng cảm kích.
Trước đây chỉ đọc qua những cuốn sách truyện bình thường, nên đối với việc đọc sách không có vấn đề gì cả, nhưng khi đến nhìn thấy kho sách của bác Chu (thì không gì có thể hình dung nổi được), thật sự có cảm giác rất trân trọng. Mới vừa xem một chút, mà trời đã nhá nhem tối rồi.
“Tiểu Tuấn,Tiểu Tuấn…” Là tiếng gọi của cha rồi.
“Tiểu Tuấn, Cháu đã chọn được quyển sách nào chưa vậy?”
Bác Chu cười cười hỏi, xem ra cha và bác Chu, hai người đều là phần tử trí thức nói chuyện rất vui vẻ.
Tôi ôm một chồng sách lớn, cố găng đi qua cửa bậc cửa (lúc đó trong nhà của mọi người dân, trước gian cửa đều có cục đá rất cao, không biết đây có phải là tục lệ không).
“Ồ, cháu đã chọn được rất nhiều sách rồi, bác lại đây xem nè.”
Bác Chu cười cười rồi cầm lấy xem một quyển sách, bỗng nhiên sững sờ.
“Binh Pháp Tôn Tử?” Không phải là phiên bản bạch thoại, mà là phiên bản cổ văn.
“Tiểu Tuấn, cháu có biết đây là sách gì không?”
“Dạ, cháu biết ạ. Không phải bác vừa nói rồi đó ạ, là sách Binh Pháp Tôn Tử.”
Cha tôi cũng ngạc nhiên, cầm lấy một quyển sách khác trên tay tôi rồi xem.
Liêu Trai Chí Dị….Tam Quốc Diễn Nghĩa….Thông Sử trung quốc….Kinh Thư….”
Cha thốt lên có vẻ rất kinh ngạc.
Đây…đây còn có cả một quyển sách ngoại văn nữa…”
Bác Chu xem qua rồi nói: “là truyện «Hamlet» của Shakespeare…”
“Tiểu Tuấn, đều là của con chọn à? Vậy con xem có hiểu không?”
Ba nhìn tôi, với vẻ rất ngạc nhiên.
Bác Chu nhìn chằm chằm vào tôi, cũng với vẻ ngạc nhiên ấy.
Tôi không nhịn nổi cười, nhìn vào sách rồi trả lời: “Dạ, con xem không hiểu gì ạ.”
Cha tôi thở dài, sau đó lại biểu lộ ánh mắt thất vọng.
Cha, cha nghĩ con là một thần đồng à? Một đứa bé bảy tuổi xem «Binh Pháp Tôn Tử» thì cũng bình thường thôi, dù gì thì cũng là chữ hán cả mà, cũng quen thuộc rồi. Còn xem phiên bản tiếng anh «Hamlet» ư? Thì không xem được rồi!
“Cháu xem không hiểu, vậy cháu lấy để làm gì?”
Tôi nghiêm túc trả lời: “Cháu xem không hiểu, thì bác dạy cho cháu nhé!”
Cha tôi lại tỏ vẻ ngạc nhiên.
Bác Chu cười cười rồi nói: “Thì ra tiểu Tuấn muốn bái thầy làm sư phụ à?”
Tôi gật đầu, có ý tỏ vẻ ngây thơ hỏi bác: “Cháu rất muốn được bái thầy làm sư phụ, không biết bác có muốn nhận cháu không thôi?”
Bác Chu ngạc nhiên, sắc mặt hơi vẻ nghiêm túc, nhìn cha tôi nói: “Tiểu Tuấn là hạt mầm tốt, nếu được chuyên cần chăm sóc, dạy dỗ, thì nhất định sẽ trở thành một người tài giỏi. Nhưng anh biết đấy, tôi thuộc phái bảo thủ, anh nên cân nhắc cho cẩn thận.”
Cha tôi do dự một lát, nhất thời vẫn chưa thể quyết định được.
Mặc dù biết thời điểm này đã gần kết thúc cuộc đại cách mạng rồi, nhưng nhân dân bách tính khắp nơi, đâu đâu cũng đều biết Trung quốc sắp có những biến đổi lớn? Sau khi được giúp đỡ của tứ phương, phá tan quân giặc, thì đất nước chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn, thế nhưng cũng phải mất đến vài năm.Trong tất cả các cuộc đấu tranh giai cấp, muốn tiến hành việc phá vỡ phái bảo thủ, không phải là chuyện đùa.
Chỉ có tôi biết rõ ràng rằng, kết thúc bạo loạn rồi, thái bình thịnh vượng sẽ tới.
“Cha ơi, cha không phải thường nói rằng, nhiệm vụ của học sinh là học hành đó sao? Cha và Bác đọc sách đều là việc tốt mà.”
Bác Chu dương mày, lộ ra vẻ cười rất hài lòng.
Cha tôi cũng cười: “Nếu bác con không chê, thì đây đương nhiên là một việc tốt, muốn tìm cũng tìm không thấy. Ý anh như thế nào ? ”
Bác Chu vui vẻ cười: “Anh không sợ, tôi thì sợ gì chứ? Dù sao thời gian rảnh rỗi cũng vô vị, Tiểu Tuấn thông minh, lanh lợi như thế, tôi cũng rất thích?
Tôi vui mừng nói: “Bác, bác đã đồng ý rồi à?
“Đồng ý rồi.”
Bác Chu gật gật đầu.
Để tuân theo cái đạo của phần tử trí thức lớn như Khổng Tử, Mạnh Tử, thì thông thường cũng phải tôn kính khí phách quân tử “Nhất nặc thiên kim.”
Cha cười nói: “Tiểu Tuấn, còn không gọi thầy đi à?”
Nhìn thấy những việc tôi làm khiến cha và bác Chu lại tỏ ra kinh ngạc.
Tôi cố nhiên phải quỳ xuống, cung kính bái lạy ba lần, ngẩng đầu đứng dậy, lại quỳ xuống, rồi thốt lên một tiếng “Con chào thầy ạ!”
Trong chớp mắt đã khiến bác Chu vì cảm động mà rơi lệ.
Cứ nghĩ rằng bái bác Chu làm sư phụ là một việc vui mừng, ai ngờ lại khổ cực như thế này. Lão phu tử này, không phải là nghiêm khắc thông thường, từ lúc khởi đầu thì đã quá nghiêm chỉnh rồi. Nếu muốn biết rõ, thì xin hãy xem tờ lịch biểu này.
Chiều thứ hai: Một giờ học anh văn, một giờ học ngữ văn.
Chiều thứ ba: Một giờ học nga văn, một giờ học toán học.
Chiều thứ tư: Một giờ học anh văn, một giờ học lịch sử.
Chiều thứ năm: Một giờ học anh văn, một giờ học ngữ văn.
Chiều thứ sáu: Một giờ học nga văn, một giờ học toán học.
Chiều thứ bảy: Một giờ học anh văn, một giờ học vật lý.
Chiều chủ nhật: Ôn tập, làm bài kiểm tra.
Trời ơi, tất cả đều theo phương pháp giáo dục cũ! Bác Chu vốn dĩ đã từ rất lâu rồi không đứng trên bục giảng rồi, thế mà lại đồng ý làm thầy giáo của tôi.
Tôi nhìn sơ qua tờ lịch biểu, hai con mắt, cả người giống như bị tê cứng, tê buốt cả xương sống vậy. Lịch học như vậy làm sao mà sống nổi đây? Nếu như là ở tây phương, thì chắc hắn sẽ bị tố cáo về tội hành hạ trẻ em rồi. Nhưng đây lại là trong nước, chưa từng có tiền lệ tố cáo giáo viên. Hơn nữa, đây lại là do tôi tự mình bái thầy làm sư phụ, vừa làm lễ bái sư xong, ngay lập tức thì có chút hối hận rồi, thế nhưng cũng chẳng dám nói nửa lời.
“Tiểu Tuấn, Cháu có thể kiên trì học hỏi không?”
Bác Chu hỏi tôi.
Cha tôi hướng nhìn tôi, hơi có vẻ căng thẳng, có chút không kiềm chế được.
Cho dù trong lòng tôi ngàn vạn lần cảm thấy không hài lòng, nhưng điều này lại không thể nào từ chối được. Muốn trở thành một đứa bé ngoan ngoãn thì phải trả giá thôi. Thế là, tôi nghiến răng gật gật đầu: “Dạ,có thể ạ!”
“Vậy thì tốt, từ ngày mai trở đi, chúng ta bắt đầu tiến hành học theo thời gian biểu nhé. Nếu con lười biếng, lại không chịu nghe lời, thì sẽ bị đánh vào tay đó.”
Quả thật, cái gọi là bị đánh vào tay, duy chỉ có giáo viên thời tiểu học vẫn duy trì cái tôn nghiêm mà sử dụng “thủ đoạn chuyên chính” này thôi, nhưng vẫn là khi bị roi trúc đánh vào tay rồi, hơi mạnh một chút, thì đủ khiến cho bàn tay tôi sưng phù lên như khí cầu rồi.
Tôi lấy hơi thở, mồ hôi toát ra nhễ nhại trên trán. Chính là “Thiên tác nghiệt do khả vi, tự tác nghiệt bất khả hoạt.” Đến nay, chỉ có những người cứng đầu, cứng cổ, giống như người quảng đông đã từng nói “Đu lão mẫu, đỉnh ngạnh thượng, cơ đại tựu cơ đại.”
Trời cũng đã dần tối, lại sắp tới phim rồi. Cha tôi đứng dậy cáo từ, mời bác Chu cùng đi xem phim. Tôi cứ nghĩ rằng bác Chu nhất định không biết đến loại phim thuyết giáo của “Cao Đại Toàn”, ai ngờ bác lại rất yêu thích nó.
Tôi suy nghiệm một chút, thì hiểu được tâm tư của bác rồi. Bác Chu là muốn qua phim ảnh có thể hiểu rõ hơn về công tác chính trị của tầng lớp trên, ở đây ti vi và các loại máy khác thì rất hiếm hoi, vì thế tin tức mà những người nông dân biết được chủ yếu là thông qua phim ảnh và báo chí.
Sắp ra về, tôi bỗng nhiên hỏi cha: “Cha ơi, hôm nay là ngày mấy tháng mấy rồi ạ?”
“Ngày 6 tháng 9.”
Tôi thót tim, ngày 6 tháng 9 năm 1976, ba ngày sau sẽ xảy ra một sự việc kinh hoàng hiếm thấy.