Chờ Điền thị đi khỏi, lão phu nhân mới nói với Chân Diệu: “Vợ Đại lang, cháu xem, bất kể là hành quân đánh trận hay là tranh đấu hậu trạch này, đôi khi đạo lý tương thông nhau đấy. Không thể cứ mãi tiến công, giết địch một ngàn tự tổn tám trăm là điều không đáng. Đôi khi cháu cảm thấy bản thân mình chiến thắng, kỳ thực lại thua càng lớn, có lúc lùi một bước, là để thắng càng đẹp.”
Chân Diệu dùng ánh mắt nhỏ đầy sùng bái nhìn Lão phu nhân.
Lão phu nhân này quả là một nhân tài nha, ai nói Lão phu nhân Trấn Quốc Công không tinh quản lý hậu viện, chỉ là người ta bình thường chẳng muốn giết gà mà dùng dao mổ trâu thôi.
Thấy cháu dâu lanh lợi lại nghe lời, lão phu nhân khí thuận hơn một chút, ý vị thâm trường nói: “Vợ Đại Lang, cháu và Đại lang đều còn trẻ, nói ra chính là thời điểm tốt để tích lũy tình cảm. Vợ chồng chung sống, luôn là trong lúc lơ đễnh dần dần xa cách, chờ khi muốn quay đầu lại thì lại không được nữa rồi. Cái gọi là vợ chồng từ thân đến sơ?(*), chính là đạo lý này.”
(*) Nguyên văn “chí thân chí sơ”: ý chỉ tình cảm từ nồng nàn càng ngày càng nhạt dần, khiến vợ chồng xa cách nhau.
Chân Diệu nghe lời này, như có điều suy nghĩ.
Nàng muốn cùng Thế tử sống thật tốt, nhưng lại không hề nghĩ đến vấn đề yêu hay không yêu.
Như vậy dĩ nhiên sẽ chịu ít thương tổn nhất, nhưng có phải cũng sẽ có một loại tiếc nuối khác hay không?
Trời Sinh Một Đôi
Chương 264: Mèo trắng