Trăng Gió Nơi Đây - Mộ Chi

Chương 17


Chương trước Chương tiếp

Editor: Đá bào

Beta: Bảo Trân



Đêm đó Trần Cương Sách sử dụng rất nhiều kỹ năng. Có lẽ do một người đàn ông không chấp nhận được việc người phụ nữ của mình gọi mình già, hoặc có thể do ánh mắt cô khi nhìn lên sàn nhảy tối nay quá rõ ràng, điều này đã khơi dậy tính chiếm hữu của anh đối với cô. Hoặc có thể anh muốn chứng minh với cô về câu nói kia: “Tuổi trẻ thường nhiệt huyết dâng trào và khó mà kiềm chế.” Suốt một đêm Trần Cương Sách lăn lộn với Nguyễn Sương.

Tiểu khu nằm tại vị trí có rừng sinh thái đa dạng trong khu danh lam thắng cảnh có thể nhìn ra hào nước phía trước. Trong sân trồng một cây hoa phượng tím, phòng ngủ chính trên tầng hai là cửa sổ kính sát đất, cây hoa phượng tím cao và thẳng đã qua thời kỳ ra hoa nhưng cành lá vẫn xum xuê, ánh đèn đường bên ngoài chiếu xuyên qua kẽ lá.

Nguyễn Sương nằm cạnh cửa sổ kính trong suốt từ trần đến sàn, cửa sổ lạnh lẽo và vòng tay ấm áp áp sát sau lưng khiến cô có cảm giác như đang ở trong một thế giới giữa băng và lửa. Trước khi chuyển đến sống cùng anh Nguyễn Sương nghĩ rằng Trần Cương Sách không có nhiều nhu cầu ở phương diện kia.

D*c vọng của con người thường được chia thành hai loại là ham ăn và h@m muốn và thường hai loại này được kết hợp chặt chẽ với nhau. Anh là người ăn uống đơn giản đạm bạc, thường chỉ ăn vài miếng là dừng lại. Về phần h@m muốn, Nguyễn Sương nhớ lại lần đầu tiên cô chung giường với anh bọn họ vẫn còn vô cùng mới mẻ và ngây thơ. Nghĩ đi nghĩ lại chắc anh vẫn luôn cố kiềm chế, bây giờ Nguyễn Sương cũng hiểu được bản chất thật sự của một người đàn ông.

Trần Cương Sách cảm nhận được cô đang mất tập trung nên vòng tay qua gáy cô, cúi người tới gần, trán chạm trán.

“Em đang nghĩ gì đó?”

“Em nghĩ…” Nguyễn Sương trầm giọng ừm một tiếng, thanh âm dao động trong không khí lộ ra một loại kh0ái cảm cấm kỵ, không đầu không cuối mà nói: “Tại sao anh lại trồng hoa phượng tím trong sân?”

Cô luôn hỏi những câu hỏi kỳ lạ, Trần Cương Sách di chuyển chậm rãi, trầm giọng trả lời: “Mẹ chồng em thích, hay là hôm nào anh dẫn em đi gặp bà ấy để bà ấy trả lời câu hỏi của em?”

Lời đàn ông nói trên giường tuyệt đối không thể tin. Nguyễn Sương cắn môi, quay đi và nhìn mình qua cửa sổ kính suốt. Trong nhà không bật đèn mà chỉ có một chút ánh đèn đường le lói chiếu vào từ ngoài cửa sổ. Trong lúc mơ màng cô nhìn thấy một khuôn mặt xinh đẹp, lông mi khẽ run lên, không khỏi nhắm mắt lại.

Đêm đó sau khi mọi chuyện kết thúc, Trần Cương Sách ôm Nguyễn Sương nằm trong bồn tắm. Bồn tắm nằm ở chỗ giao nhau giữa hai mặt của cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, Trần Cương Sách cho biết: “Kính được dán màng chắn cách nhiệt một chiều có tác dụng cản sáng và cách nhiệt. Người ở bên ngoài không thể nhìn thấy chúng ta.”

Nguyễn Sương vẫn kiên trì nói: “Tắt đèn đi.”

Cô đứng dậy tắt đèn, trên người vẫn đầy những dấu hôn nông sâu. Tất cả đều là kiệt tác của anh. Có thể thấy năng lượng chiếm hữu trong cơ thể anh sắp bộc phát trở lại, nhưng anh biết tối nay cô đã rất mệt. Nguyễn Sương bước một chân vào bồn tắm, một sức nặng bất ngờ đè lên eo làm cô ngã vào vòng tay anh, mất đi trọng tâm.

Cô mở miệng th ở dốc nhưng vẫn không đành lòng mắng anh: “Hôm nay em thật sự không còn sức lực nữa Trần Cương Sách, anh đừng dày vò em, để yên cho em tắm rửa.”

Anh nhẹ nhàng trả lời: “Ngâm mình.”

Nghiêm túc chỉ được ba giây anh liền bỡn cợt hỏi: “Muốn anh xoa bóp cho em không?”

Nguyễn Sương buồn ngủ đến nỗi không mở nổi mắt ra, thấy tinh lực anh vẫn tràn trề, nội tâm cô kêu khổ không ngừng. Cô hiếm khi cảm thấy hối hận nhưng hôm nay đã hối hận rồi, cô không nên gọi anh là ông già. Những con số trên chứng minh thư đều là giả, thể chất của anh hiện tại có thể so được với một cậu thanh niên trung học mười tám tuổi. Vậy là đành chịu một hiệp lại một hiệp. Chịu đựng sự mệt mỏi rã rời sau đó Nguyễn Sương mở mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, không nhịn được hỏi: “Anh có biết ý nghĩa của hoa phượng tím không?”

Trần Cương Sách cũng không có khiếu tao nhã nghiên cứu mấy thứ này, lạnh nhạt hỏi: “Là gì?”

“Chờ đợi tình yêu trong tuyệt vọng.”

“…” Trầm mặc hồi lâu Trần Cương Sách mới nói: “Ý nghĩa không hay lắm, anh sẽ bảo người thay đổi.”

Nguyễn Sương nằm trong lòng anh, hơi xoay người nhìn anh: “Không phải do mẹ anh trồng sao? Anh bảo người thay rồi nếu bà ấy biết, sợ là bà ấy sẽ không vui. Hơn nữa biết đâu bà ấy không biết về ý nghĩa của loài hoa này thì sao?”

“Nhưng em thì biết.” Trần Cương Sách cong môi, “Khó trách em cứ luôn ngơ ngác nhìn cái cây này. Hôm khác anh sẽ nhờ người đổi cây. Có cây nào có ý nghĩa hay không? Đại loại như “trăm năm hòa hợp?”

Anh không hề ngượng ngùng còn Nguyễn Sương thì ậm ừ nói: “Sao anh không hỏi xem có cây nào đêm đêm lại ngâm nga không?”

“Có sao?”

“…” Nguyễn Sương nhéo cánh tay anh, trừng mắt nhìn: “Không có!”

Hiển nhiên trên mặt Trần Cương Sách tràn đầy vẻ thất vọng.

Ngâm mình trong bồn tắm nhưng Trần Cương Sách vẫn không chịu yên ổn, lại muốn gần gũi cô. Bồn tắm chỉ có diện tích như vậy, Nguyễn Sương lúc đầu cũng tránh né nhưng căn bản không thể trốn được nữa nên đành cam chịu bị anh tiếp tục làm thịt. Dù sao đã bị anh ăn sạch sẽ từ lâu, từng tấc trên cơ thể đều bị anh hôn qua. 

Được anh ôm trong vòng tay, cô dần dần buồn ngủ trở lại rồi thiếp đi lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy cô thấy mình đã được đắp chăn nằm trên một chiếc giường khô ráo và mềm mại. Rèm cản sáng trong phòng đều đã đóng chặt, không nhìn thấy được tia ánh sáng nào từ bên ngoài.

Hôm nay có lịch quay chụp lúc ba giờ chiều, cô nhấc điện thoại lên thì thấy mới chỉ hơn mười một giờ trưa. Nguyễn Sương xuống giường ấn mở nút rèm, trong phòng có tiếng kéo rèm rất nhỏ. Cô lơ đãng nhìn ra ngoài rồi đứng đó sững sờ.

Cây hoa phượng tím cao lớn ngoài cửa sổ đã được thay thế bằng một cây khác, trông thì giống cây Chi Hông nhưng Nguyễn Sương nhận ra đây là cây Catalpa. Toàn bộ Nam Thành không có quá mười cây Catalpa được trồng.

*hình minh hoạ: cây Catalpa



Nguyễn Sương từng đến chùa Thiên Trúc ba năm trước. Những bông hoa ngọc lan ở chùa Thiên Trúc thường rất được mọi người ca ngợi nhưng cây Catalpa nở rộ bên cạnh những bông hoa ngọc lan lại không được ai chú ý đến. Thời kỳ ra hoa của cây Catalpa ngay sau hoa ngọc lan. Vào tháng tư và tháng năm hàng năm, cây được điểm xuyết thêm bằng những bông hoa màu hồng tím, màu ngọc bích và màu hồng nhạt hoà vào thể hiện sự trang nhã. Mà sở dĩ cô nhớ đến cây Catalpa là vì còn có một cái tên gọi khác. Nó được gọi là cây tình yêu.

Nguyễn Sương chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu của Trần Cương Sách, nhưng cô lại nghi ngờ chính mình. Cô từng cho rằng điều cô muốn là tạo ra và ghi lại thật nhiều khoảnh khắc bên cạnh Trần Cương Sách nhưng không biết tại sao lại trở nên tham lam hơn. Vì được anh yêu thật lòng nên từng phút, từng giây liên quan đến anh đều là những khoảnh khắc cô muốn sở hữu riêng. Mà tất cả những khoảnh khắc như cái chớp mắt này lại có khả năng tạo thành những khoảnh khắc vĩnh cửu và duy nhất trong cuộc đời.

Khi con người ta yêu, họ luôn hướng tới tình yêu vĩnh cửu; hay khi yêu một ai đó họ cũng muốn ở bên người đó mãi mãi?

Nguyễn Sương giống như đang bị vây hãm và không thể tìm thấy câu trả lời.



Ngày hôm đó lúc cô đi xuống lầu Trần Cương Sách đã không thấy trong phòng. Máy điều hòa trong phòng bật rất mạnh, cô khoác áo lông cừu nhìn cây Catalpa bên ngoài qua cửa sổ phòng khách. Một lúc lâu sau cô gửi tin nhắn cho Trần Cương Sách hỏi anh tại sao lại đột ngột đổi cây.

Ước chừng năm phút Trần Cương Sách mới trả lời tin nhắn, anh không đáp mà hỏi cô: [Em không thích sao?”]

Nguyễn Sương cũng học được thủ đoạn né tránh điều quan trọng nhất và tìm lối thoát dễ dàng: [Em thậm chí còn không nghe thấy âm thanh vận chuyển.]

Trần Cương Sách nói: [Chuyện bất ngờ phải được thực hiện một cách âm thầm.]

Thật khó để tưởng tượng từ khi nào và bằng cách nào anh đã mua cây rồi cử người thức suốt đêm đào cây và lấp hố.

Một ngày nắng không mưa không gió, trong nhà thật yên tĩnh. Im lặng đến mức có thể nghe được tiếng nhịp tim đập của cô.

Nguyễn Sương trả lời anh: [Chúng ta phải đợi đến tháng 4 năm sau để thấy nó nở hoa.]

Trần Cương Sách nói: [Chúng ta sẽ đợi đến lúc đó.]

Bằng cách này họ đã ước định dưới gốc cây Catalpa.



Buổi chiều khi Nguyễn Sương đến trường quay thì hầu như mọi người đều đã có mặt. Quý Tư Âm là người không liên quan ở đây nên đang đi loanh quanh, khi nhìn thấy Nguyễn Sương tới cô ấy vui vẻ lao về phía cô.

Nguyễn Sương có hơi buồn cười: “Sao cậu không dính lấy Trần Bá Ân nữa vậy?”

Quý Tư Âm nói: “Anh ấy đang đối diễn với nữ chính.”

Nguyễn Sương ừ một tiếng.

Quý Tư Âm: “Nghe nói bộ phim này chỉ quay một tháng rưỡi, vậy có thể quay bao nhiêu tập nhỉ?”

Nguyễn Sương: “Một trăm tập.”

Quý Tư Âm lập tức trợn tròn mắt: “Bao nhiêu cơ?”

Nguyễn Sương cười: “Một tập khoảng ba phút rưỡi, tổng cộng có một trăm tập thì cũng không phải là nhiều.”

Mục đích chính của những video ngắn là phân mảnh thời gian nên thời lượng của nó cũng phải được kiểm soát tốt. Mọi người đã đến đủ và bắt đầu tiến hành quay chụp. Một buổi quay kéo dài từ chiều đến tận khi màn đêm buông xuống.

Đến khi công việc sắp kết thúc, ông chủ lớn Bàng Tiện mới khoan thai đến muộn. Cậu ta đi một đôi dép lê, đầu tóc rối bù như ổ gà, râu ria thì xồm xoàm, nhìn đã biết là vừa mới tỉnh dậy.

Quý Tư Âm rất chán ghét: “Thà đừng tới còn hơn.”

Bàng Tiện liếc nhìn cô ấy một cái: “Ban đầu tôi cũng không muốn đến nhưng nhận được cuộc gọi nên tôi phải đến.”

Quý Tư Âm: “Cậu đến đây làm gì?”

Bàng Tiện nói: “Mang bức tranh đi.”

Những người đàn ông mặc vest đeo găng tay trắng lần lượt bước vào, họ muốn lấy những bức tranh ở cuối hành lang tầng một còn các nhân viên quay chụp thì đều ở trên tầng hai của biệt thự. Buổi chiều Quý Tư Âm và Nguyễn Sương rảnh rỗi không có việc gì làm nên đã đi dạo một vòng biệt thự.

Quý Tư Âm tiếp tục lẩm bẩm: “Tớ không biết Bàng Tiện thuê được căn biệt thự có vị trí đẹp và trang trí sang trọng này từ chỗ nào nhưng chủ nhân lại khá ham hư vinh. Tại sao họ lại mua mấy bức tranh giả treo ở hành lang nhỉ?”

Đó là bức tranh của Tề Bạch Thạch.

*Tề Bạch Thạch: tên thật là Tề Thuần Chi, là một họa sĩ, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu, sự vật trong tranh được khắc họa sinh động, hồn nhiên, bố cục mới mẻ.

Nguyễn Sương đã xem qua vài tác phẩm hàng thật của Tề Bạch Thạch ở hai căn hộ của Trần Cương Sách. Trong đầu đột nhiên nảy ra một suy nghĩ khá khó tin mà chính cô cũng không dám chắc về điều đó.

Cho đến tận bây giờ Bàng Tiện mới nói: “Trước đó anh Cương Sách đã bảo tôi chuyển mấy bức tranh này đi nhưng tôi lại quên mất. Hôm nay nằm trên giường một lúc thì bị doạ cho tỉnh lại nên tôi mới vội vàng tới đây. Sợ mấy người không biết đánh giá tranh nghĩ rằng đây là tranh giả rồi chẳng may bị hư hỏng va đập gì thì các cậu cũng không đền nổi.”

Quý Tư Âm bình tĩnh nói: “…Đây là nhà của Trần Cương Sách sao?”

Bàng Tiện ừ một tiếng, chợt nhớ ra điều gì đó bèn hỏi Nguyễn Sương: “Anh Cương Sách không nói cho cậu biết à?”

Nguyễn Sương lắc đầu: “Chúng tôi rất ít khi nói về chuyện công việc.”

Bàng Tiện gãi gãi đầu, giọng điệu khô khốc rồi lảng sang chuyện khác: “Sao cậu lại tới đây? Có cần tôi đưa về không?”

Nguyễn Sương nói: “Hôm nay tôi định qua đêm ở chỗ Quý Tư Âm.”

Bàng Tiện nói câu nào cũng không rời được ba chữ Trần Cương Sách: “Anh Cương Sách phải ở một mình trong căn phòng chăn đơn gối chiếc sao?”

Nguyễn Sương: “Tối nay anh ấy về nhà bố mẹ.”

Nghe vậy, vẻ mặt của Bàng Tiện hơi thay đổi nhưng trên mặt vẫn giữ vẻ giữ kín như bưng: “Cậu có chắc là anh Cương Sách nói anh ấy về nhà bố mẹ không?”

Nguyễn Sương nhớ lại tin nhắn anh gửi, chính xác thì là: “Anh ấy nói ông nội có gọi nên tối nay anh sẽ ở lại đó.”

Bàng Tiện cười: “Tôi nói cho cậu biết, anh ấy không thể nào nói ‘nhà bố mẹ’ được.”

Nguyễn Sương hỏi: “Vì sao?”

“Bố mẹ anh ấy mới ly hôn cách đây không lâu.” Bàng Tiện nói một cách thờ ơ, sau khi nói xong cậu ta mới nhận ra mình đã tiết lộ quá nhiều nên vội vàng giả ngơ để lảng đi: “Tôi còn phải chuyển bức tranh này nên đi trước đây.”

Trong vòng tròn của bọ họ việc kết hôn, ly hôn hay tái hôn đều là chuyện hết sức bình thường. Theo như Nguyễn Sương được biết thì mẹ ruột Quý Tư Âm cũng là vợ thứ tư của bố cô ấy. Khi Nguyễn Sương lần đầu đến thăm nhà Quý Tư Âm, cô ấy đã chỉ vào chân dung một quý bà duyên dáng và sang trọng và nói: “Bà ấy là vợ cả của bố tớ, tớ gọi bà ấy là dì.” Gia đình họ sống hạnh phúc dưới cùng một mái nhà mà không hề có tranh chấp gì. Năm đó Nguyễn Sương mười tám tuổi, nhận thức bị sốc nặng trước chuyện này. Cô tự hỏi rằng không biết còn gì có thể vượt qua trí tưởng tượng của cô hơn chuyện này. 

Nguyễn Sương không có ý kiến ​​về việc bố mẹ Trần Cương Sách ly hôn, hôn nhân là vì hạnh phúc, ly hôn cũng là vì hạnh phúc. Tuy nhiên cô là một sinh viên chỉ có mực trong mắt, sự hiểu biết vẫn quá hời hợt và phiến diện.

Đối với một gia đình như nhà Trần Cương Sách thì việc ly hôn là một vấn đề rất phiền phức và kéo dài. Nó không đơn giản chỉ là một tờ đơn ly hôn mà còn liên quan đến việc phân chia tài sản. Trần Cương Sách đã sống trong một gia đình bất ổn kể từ đêm giao thừa năm nay. Mẹ anh là một người phụ nữ yêu ghét rõ ràng, bà làm gì cũng rất thận trọng và chu toàn. Vào đêm giao thừa, trước sự chứng kiến ​​của tất cả những người thân trong gia đình nhà họ Trần, hàng trăm bức ảnh chụp cô thư ký ngoại tình với chồng bà đã được tung ra. Bà đã bị phản bội nên đương nhiên sẽ không chịu khuất phục trước người đàn ông đã hạ nhục mình. Bữa tối đêm giao thừa tuyệt vời đã trở thành một mớ hỗn độn vì sự bội bạc của Trần Vũ Tín. Cuối tháng 3 cả hai tiến hành việc phân chia tài sản kéo dài hai tháng và cuối cùng đi đến thống nhất.  Thỏa thuận ly hôn được ký ngay trong ngày đầu tiên, ngày hôm sau đối tác lừa dối của Trần Vũ Tín là Ôn Niên, thư ký đã ở bên ông ta 5 năm công khai dọn đến nhà họ Trần.

Trần Cương Sách ít khi ở nhà họ Trần, buổi tối anh vừa mới nói chuyện điện thoại với Nguyễn Sương xong, nói đến khi miệng lưỡi khô khốc, thấy trong phòng không có nước liền xuống giường đi xuống lầu lấy nước. Không ngờ anh vừa ra khỏi phòng, mới đi được vài bước thì có một người đi về phía anh. 

Cô ta mặc một chiếc váy ngủ hai dây màu trắng tinh khiết, đủ ngắn để che đi phần đùi và làm lộ ra cảnh xuân trước ngực, rãnh sâu và uốn lượn quanh đường cong của cô ta. Tinh khiết và gợi cảm. Ý chí của con người thường khá yếu vào ban đêm, Ôn Niên lại có dáng người đầy đặn quyến rũ nên mặc một chiếc váy ngủ như vậy có thể dễ dàng khơi dậy sự hứng thú của đàn ông.

Nhưng trong mắt Trần Cương Sách, anh chỉ đang nghĩ đến Nguyễn Sương.



Cô nhóc của anh có rất nhiều ý tưởng và trong đầu luôn nảy ra một số điều kỳ lạ, sau khi bị anh đọc kịch bản một lần thì thỉnh thoảng cô lại nói chuyện với anh về kịch bản mới.

“Sau khi trải qua tình một đêm với tổng tài tôi đã bỏ trốn khỏi thành phố ngay trong đêm. 5 năm sau trở lại tôi đã là mẹ của 4 đứa con, một đứa con của tôi là đặc vụ SCI, đứa thứ hai là sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard khi chỉ mới 5 tuổi, một đứa là hacker đẳng cấp nhất thế giới, đứa còn lại là cô con gái duy nhất và được cả nhà cưng chiều.”

Tựa phim cũng đã nghĩ đến “Manh bảo đột kích x Tổng tài bị lừa cả thân lẫn sắc.”

“Tôi và chồng cưới nhau được ba năm. Ba năm sau, Bạch Nguyệt Quang của anh ấy trở về. Ngày tôi và anh ấy ký giấy ly hôn anh ấy đã quỳ xuống cầu xin tôi hiến thận, gan và tim cho Bạch Nguyệt Quang của anh ấy.”

“Cái này thì tựa phim là gì?”

“X tổng, phu nhân nói cô ấy tuyệt đối sẽ không phục hôn”

“…”

“…”

Khi cô nói mấy lời này trong mắt đầy vẻ giảo hoạt và tà ác, rõ ràng là đang cố ý nói đùa. Trần Cương Sách cũng bị mấy lời này của cô làm cho bật cười. Nếu như Nguyễn Sương nhìn thấy cảnh này trước mắt thì có lẽ cô sẽ tóm gọn lại trong một câu: “Mẹ kế gợi cảm hẹn hò với con riêng của chồng vào đêm khuya.”

Đặc biệt là Ôn Niên còn đi tới nói như thế này: “Cương Sách, tôi có chút chuyện muốn hỏi cậu. Đây là chuyện nghiêm túc trong công việc nên chúng ta nói chuyện được không?”

Có ai đi nói chuyện chính sự vào lúc nửa đêm lại còn mặc một chiếc váy ngủ hở hang. Nguyễn Sương lúc ở trên giường cũng chưa bao giờ mặc ít như vậy.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...