Tống Y
Chương 16: Hương thơm trong thư phòng
Anh Tử đang treo một cái đèn lồng đỏ ở cầu thang, bên trong thư phòng đã thắp đèn. Đi qua cửa thì thấy một cái, một cái hương án cổ kính chế tác từ gỗ lim, trên bàn có đặt giá bút gồm nhiều cây bút lông lớn nhỏ khác nhau, một cái nghiên mực. Ở góc bên kia có đặt một tập giấy trắng.
Sau bàn là một cái ghế thái sư lớn, thành ghế có chặm khắc những đường cong rất đẹp, mặt ghế có rải một tấm thảm vuông mỏng mầu đỏ, Đỗ Văn Hạo sờ tay thì thấy rất mềm mại.
Bên cạnh và hậu phòng là hai giá sách dài, trên đó xếp đầy các cuốn sách xếp theo ngăn rất gọn gàng. Anh Tử lên đây quét dọn hàng ngày nên giá sách không có bụi
Trong phòng có một chiếc giường bát bộ, mắc màn mầu xanh, theo hình lưỡi liềm, khăn trải giường và chăn gối đều mới tinh, chiếc gối thêu hoa cúc, tỏa ra hương thơm dịu của hoa cúc.
Cạnh giường, giáp tường là một chiếc tủ quần áo, ở góc phòng là một cái đài hoa cao bằng đầu người, bên trên có một chậu Điếu Lan. Mặt quay ra sân là một loạt cửa sổ, chấn song có khắc hoa, giấy dán màu trắng, một cửa sổ đang mở, Đỗ Văn Hạo đi tới nhìn xuống, bên dưới chính là sân bọn họ ngồi bào chế dược liệu lúc trước. Bên dưới cửa sổ có hai cái ghế, một bàn trà cỡ trung bình, cũng đều đồ cổ chế tác từ gỗ lim.
Những đồ gỗ này rất hiếm có ở xã hội hiện đại và đắt tiền, nhưng vào thời Tống, đó là điều bình thường ai cũng có, không có cái gì được coi là vật quý hiếm.
Mặt bên kia của căn phòng có một cái cửa, thì ra hai phòng tương thông với nhau, giờ đã đóng kín, trước cửa có đặt một cái bàn nhỏ, trên bàn có hai bồn hoa
Lâm Thanh Đại cười nói: “Đỗ đại phu, ngài có vừa lòng với chỗ này không?”
Đỗ Văn Hạo nhìn quanh, hắn cũng cười nói: “Thật tốt quá, đa tạ chưởng quỹ”.
“Không nên khách khí, cần gì ngài cứ gọi Anh Tử. Trời không còn sớm, nghỉ sớm đi”.
Lâm Thanh Đại cùng Anh Tử đi ra ngoài.
Đỗ Văn Hạo thấy lạ lẫm, đây là lần đầu tiên hắn sống trong một gia đình cổ đại, hoàn toàn khác biệt với việc ngụ ở khách điếm tối qua. Hắn nằm trên giường thưởng thức hương thơm dịu nhẹ của hoa cúc, trong lòng thấy ấm áp. Hắn chợt nghe tiếng bước chân vang lên ngoài cửa, hắn vội bò dậy, ngồi cạnh giường.
Thì ra Anh Tử đi vào, nàng bê một chiếc chậu gỗ, bên trong đựng nước nóng, nàng nhìn Đỗ Văn Hạo mỉm cười rồi tiến đến chỗ cái cái giá, nàng đặt cái chậu gỗ lên đó, nàng quay lại nói: “Đỗ đại phu, mời ngài rửa mặt, ngài có khăn rửa mặt không? Tôi quên mang cho ngài”.
“Có, có!” Đỗ Văn Hạo vội nói, buổi sáng Tuyết Phi Nhi đưa cho hắn cái khăn mặt để dùng.
“Tốt lắm, phía dưới chậu rửa mặt là chậu rửa chân. Sau khi ngài làm xong, ngài gọi tôi vào đổ nước đi”.
“ Cám ơn Anh Tử cô nương”.
“ Hì, hì, tôi là nha hoàn, không cần gọi cô nương, khách khí quá, cứ gọi là Anh Tử là được”.
Anh Tử đi ra ngoài, nàng nhẹ đóng cửa.
Đỗ Văn Hạo dùng cái khăn của Tuyết Phi Nhi để rửa mặt, sau đó hắn đổ nước ra rửa chân, hắn đến bên cạnh bàn, ngồi xuống ghế để rửa chân, nước hơi nóng, hắn đành chờ nước nguội đi để khỏi bỏng, hắn lắc đầu , thuận tay hắn cầm một quyển sách trên giá. Cuốn sách rất dầy, nhìn kỹ thì ra thì giống loại hộp dầy đựng văn kiện, một cạnh được buộc lại bằng một đoạn dây.
Hắn nhẹ cởi dây buộc, mở tập tài liệu , vài cuốn sách thư bìa màu lam, trên mặt trang bìa có in mấy chữ: “Thần Y Phổ Cứu Phương”!
Đỗ Văn Hạo vừa mừng vừa sợ, hắn biết bộ thư y này do Hoàng đế Bắc Tống, Tống Thái Tông hạ lệnh thu thập sửa sang lại từ hàng ngàn thư y thành một bộ khoảng trên một nghìn tập. Nhưng cuốn y thư này lớn, sau lại bị thất truyền. Không thể tưởng tượng nó lạ xuất hiện ở đây. Đây chính là bảo bối, cuốn y thư này bao gồm các phương thuốc của các triều đại từ những năm đầu Bắc Tống trở về trước. Mặc dù hắn đi theo bá phụ học Trung y, cũng đã nghiên cứu Trung y truyền thống ở học viện y khoa, nhưng các phương thuốc của các triều đại trước truyền lại không phong phú, không ai có thể ghi nhớ hết tất cả, chỉ có thể nhớ một số phương thuốc thường dùng, chỉ có thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh tăng hay giảm, bây giờ hắn có bộ Hồng Thiên Cự Trứ thì không cần lo lắng về những triệu chứng mà hắn không nhớ.
Hắn quên cả việc rửa chân, hắn tháo giầy đứng trước giá sách háo hức nhìn xem có cái gì gọi là bảo thư. Hai hàng giá sách phần lớn đều là y thư, phần lớn mới được in. Bộ “Thần Y Phổ Cứu Phương” chiếm gần ba dãy, đủ một ngàn cuốn, từ khi bộ sách được ấn hành đến nay cũng hơn một nghìn năm. Lúc đó Bắc Tống không xảy ra đại biến lọan, các sách này là bản in khắc, bình thường có thể mua được trên thị trường nên đến lúc này vẫn không bị thất lạc.
Hăn tiếp tục lật xem, hắn phát hiện bộ “Thái Bình Thánh Huệ Phương” ở trên giá, đây là bộ do Tống Thái Tông hạ sắc lệnh cho Vương Hoài sưu tập và biện soạn thành sách, tổng cộng khoảng một trăm tập, một vạn sáu nghìn bản là một bộ đủ cả toán, lý, pháp luật, phương, dược đầy đủ trong cuốn y thư.
Hơn nữa hắn cũng tìm thấy “Khai Bảo Tân Tường Bổn Thảo”, “Khai Bảo Trọng Chi Bổn Thảo”, “Bổ Chú Thần Nông Bổn Thảo”, “Hoàng đế Nội Kinh Tố Vấn”, “Tân Giáo Bị Cấp Thiên Kinh Yếu Phương” và một số quyển khác, phần lớn đã thất truyền ở xã hội hiện đại.
Bắc Tống đặc biệt chú trọng việc biên soạn y thư, khai quốc không lâu lạp tức ban chiếu lệnh thu thập y thư, tổ chức biên soạn lại. Tống Nhân Tông năm thứ hai đã phê chuẩn đề xuất của Xu mật xứ Hàn Kỳ, thành lập cục biên soạn y thư, tập trung một số danh y nổi tiếng, tiến hành biên soạn lại những bộ y thư quan trọng của các triều đại trước, mỗi khi hòa thành một bộ phải ghi rõ địa phương tiến hành chỉnh sửa, nguyên nhân chỉnh sửa, sau đó đệ trình Hoàng đế thưởng lãm.Sau khi hoàng thượng phê chuẩn mới giao cho Quốc tử giám khắc bản in. Vì vậy thời Bắc Tống y thư rất đa dạng, trong thư phòng nhỏ của gia đình Lâm chưởng quỹ cũng chất đầy hai giá sách y thư.
Nhưng y thư cùng thuật trị bệnh là hai vấn đề khác nhau, nhiều y thư không không nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp trị bệnh vì vậy cũng không có tác dụng.
Tại giá sách Đỗ Văn Hạo còn tìm được quyển “Âu Hạng Phạm Ngũ Tạng Đồ” đây cũng là cuốn y thư đã thất truyền ở xã hội hiện đại. Tống Nhân Tông năm thứ năm, quan phủ Nghiễm Tây xử tử năm mươi sáu kẻ phản lọan, giải phẫu ngực và bụng tử thi, Nghi Châu thôi quan Ngô Giản cùng đại phu và họa công quan sát kỹ lưỡng cơ quan nội tạng của các thi thể này, họa công Tống Cảnh đã vẽ lại và biên soạn lại thành Bổn Giải Phẫu Chuyên Trứ.
Trong cuốn sách về giải phẫu cơ thể người, Đỗ Văn Hạo đã từng học y khoa hiện đại, hệ thống học tập có học qua giải phẫu học hiện đại, vẫn còn có khuyếm khuyết, nhưng vào lúc đó thì đó là sự tiến bộ nhất thế giới
Đỗ Văn Hạo rất cao hứng khi tìm được nhiều công trình nghiên cứu y khoa, đây là điều hắn thiếu nhất, vì vậy hắn lấy cuốn “Thần Y Phổ Cứu Phương”, hắn háo hức ngồi đọc trên ghế, quên mất việc rửa chân. Anh Tử gõ cửa hỏi hắn đã rửa ráy xong chưa, hắn mới vội vàng đi rửa chân, Anh Tử mang chậu nước ra ngoài. Đỗ Văn Hạo cài chốt cửa, lấy đèn lồng đặt trên bàn, hắn tựa đầu vào thành giường chăm chú đọc.
Trong trạng thái tĩnh tâm, hắn mơ hồ nghe tiếng âm thanh nói chuyện, là Lâm Thanh Đại đang nói chuyện với nha hoàn Anh Tử. Hắn không muốn nghe lén người khác nói chuyện, nhưng giường của hắn lại dựa vào vách ngăn cách với phòng ngủ của hai người Lâm Thanh Đại bên kia, hắn tưởng không nghe rõ được. Cũng may thanh âm nói chuyện bên kia vách rất khẽ không thể nghe được, không ảnh hưởng gì đến việc đọc sách của hắn.
Xem sách một lát, hắn chợt nghe hai nữ nhân sát vách mơ hồ nhắc đến tên hắn, hắn chợt động tâm, tiến sát vách hắn chăm chú lắng nghe, tai hắn rán sát tường, hắn nghe khá rõ. Chỉ nghe được Anh Tử khẽ nói: “Phu nhân, người trả Đỗ đại phu mỗi tháng nhiều tiền quá, bọn ngốc tử mỗi tháng cũng chỉ có ba trăm văn. Hắn nói chuyện rất dễ nghe, nhưng ai biết hắn nói về phương pháp bào chế dược liệu có thực không? Linh y bọn họ chính là dựa vào miệng lưỡi để kiếm cơm, không khéo lại bị hắn lừa!”
Lâm Thanh Đại khẽ nói: “Hắn khác với linh y giang hồ, tối qua hắn trị chứng đinh sang cho đứa nhỏ, sử dụng thủ pháp và phương thuốc không giống các đại phu bình thường. Hơn nữa hắn còn trực tiếp rạch đinh sang nặn độc, đây là điều các đại phu khác không dám làm, thường ngày chúng ta thấy Sài đại phu chữa đinh sang không dám tùy tiện dạch đinh sang nặn mủ, nên ta cũng lo lắng. sáng nay ta quan sát kỹ, thật không ngờ cái đinh sang ở mông đứa nhỏ đã lên da non. Không còn mủ, thật kỳ diệu!
“Trị bệnh đinh sang là sở trường của linh y, đương nhiên cũng phải có chút bản lĩnh, hơn nữa không phải chúng ta muốn mời danh y đến dược đường, không phải danh y thì không có bản lĩnh đó”.
“Nếu chỉ có vậy ta đương nhiên sẽ không đưa ra quyết định này”.
“Còn cái gì nữa” Anh tử ngạc nhiên hỏi.
“Ngươi không chú ý sao? Hắn lúc trước nói về việc bào chế dược liệu rất hay sao?”
“Có, rất hay, nhưng không biết có thật hay không”.
“Ngươi không biết nhiều về dược liệu thô vì vậy không thể hiểu được điều huyền diệu trong đó, hắn nói bào chế dược liệu thô là một phương thức, cân nhắc kỹ thì cũng có đạo lý”.
“ Đạo lý?”
“Ừm” Lâm Thanh Đại dừng lại, sau rồi nàng khẽ nói: “Theo ta hiểu thì bản lĩnh của hắn chỉ sợ không chỉ có vậy!”