Tống Thì Hành

Chương 116: Giải từ (Hạ)


Chương trước Chương tiếp

Ngọc Doãn nhìn bộ dạng ngây dại của Vương Thắng thì trong lòng thầm cười lạnh.

Ta không chọc ngươi thì thôi, ngươi lại tìm ta để gây chuyện?

Vậy thì cũng đừng trách ta không nể mặt ngươi!

Nghĩ đến đây hắn ngồi xuống nâng chén rượu lên uống một ngụm cho nhuận giọng, nói tiếp:

- Đoạn sáu câu này như là Lý nương tử tức cảnh sinh tình chỉ trong một ngày đêm mà sáng tác ra. Một mình trên thuyền lan, vốn muốn giải nỗi ưu sầu nhưng ngóng mây trời, trời lại xa vời. Theo Tiểu Ất nghĩ, giải từ chính là chín câu "Nhất vọng đoạn thiên nhai, thần trì tượng ngoại". Mặc dù vẫn chưa đủ ý nhưng cũng có thể biểu đạt được ý tứ sâu xa trong đó.

Những lời bình của Ngọc Doãn không hề nói đến tình cảm nam nữ.

Mà chín từ "Nhất vọng đoạn thiên nhai, thần trì tượng ngoại" đúng như lời hắn nói vậy, chưa hết ý nhưng lại chuẩn xác nhất.

Lý Thanh Chiếu nhẹ nhàng gật đầu, lộ vẻ tán thưởng.

- Mà ba câu cuối cùng của bài, ta nghĩ mãi nhưng không nghĩ ra giải từ nào hay hơn.

Chỉ cảm thấy "Nhật biên tiêu tức không trầm trầm, họa mi lâu thượng sầu đăng lâm'; lại có "Bằng cao mục đoạn, hồng nhạn lai thì, vô hạn tư lượng chi ý”. Tần Quán từng sáng tác câu '”Khốn ỷ nguy lâu, quá tẫn phi hồng tự tự sầu', tuy nghĩa khá gần nhưng cẩn thận ngẫm nghĩ thì câu “Vô ngôn độc thượng tây lâu, nguyệt như câu” mới nói đúng ý nghĩa của câu: “ Nhạn tự hồi thì, nguyệt mãn tây lâu”.

Cho nên ba câu từ này chẳng thà dùng một bài thơ thất tuyệt làm giải từ có lẽ chuẩn xác hơn.

Ngọc Doãn nói vậy khiến mọi người thay đổi sắc mặt.

Trong các câu thơ vừa nói kia toàn là do cổ nhân sáng tác nhưng lại được Ngọc Doãn thuộc lòng hiểu rõ thật sự khiến người ta cảm thấy kính nể.

Lý Dật Phong vội khom người nói:

- Xin lắng tai nghe.

Bài thơ Tả Tình do Lý Ích sáng tác:

“Thủy văn trân điệm tư du du

Thiên lý giai kỳ nhất tịch hưu

Tòng thử vô tâm ái lương dạ

Nhâm tha minh nguyệt hạ tây lâu.”

Bài thơ “Nhất tiễn mai” của Lý Thanh Chiếu và bài “Tả Tình” của Lý Ích thi nhân đời Đường đều miêu tả chiếu trúc, ánh trăng, tây lầu.

Ngọc Doãn dùng bài thơ này để làm giải từ, chẳng những giải được ba câu khó hiểu cuối cùng, đồng thời còn kết thúc luôn.

Lý Dật Phong hơi sửng sốt quay sang nhìn Cao Nghiêu Khanh và Tần Cối, trong mắt bất giác lộ vẻ sợ hãi kinh ngạc.

Bọn họ kinh ngạc sự hiểu biết rộng của Ngọc Doãn, kinh ngạc vì Ngọc Doãn có thể hạ bút thành văn.

Cao Nghiêu Khanh và Tần Cối còn đỡ, nhưng Lý Dật Phong lại biết trong nhà Ngọc Doãn không có sách gì, sao lại biết nhiều thi từ đến vậy?

Triệu Phúc Kim bật cười vỗ tay, trong mắt Lý Thanh Chiếu ngập lệ nóng, liên tục khen ngợi.

Ngọc Doãn giải từ chẳng những giữ lại thể diện cho Lý Thanh Chiếu, đồng thời còn nói ra được cảm thụ và tâm trạng của Lý Thanh Chiếu khi sáng tác thơ.

Người đàn ông kia sao lại hiểu được tâm tư nữ nhân?

Mặc dù Lý Thanh Chiếu không nói gì nhưng vẻ tán thưởng trên mặt đã bộc lộ hẳn ra ngoài.

- Còn muốn ta tiếp tục nữa không?

Ngọc Doãn xoay người nói với Vương Thắng.

Vương Thắng mặt đỏ bừng, hai mắt đỏ ngầu trừng trừng nhìn Ngọc Doãn. Nghe Ngọc Doãn nói vậy, gã cắn răng nói:

- Giải, đương nhiên muốn giải tiếp.

Thật đúng là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.

Ngọc Doãn thở dài, lại uống một ngụm rượu.

Một thanh niên đứng bên vội bưng bầu rượu lên rót đầy cho Ngọc Doãn. Thái độ này và thái độ trước đó thật khác xa một trời vực.

“Hoa tự phiêu linh thủy tự lưu (hoa tự rơi nước tự chảy), là một câu đơn vừa tức cảnh, vừa thi hứng, rất hài hòa với câu trước đó là “hồng ngẫu hương tàn” và “độc thượng lan chu”. Như thế khiến Tiểu Ất nhớ tới bài thơ”Hoán Khê Sa” của Yến Thù:

“Vô khả nại hà hoa lạc khứ”

(Biết làm sao được khi hoa cứ rụng)

Hà hà, vô cùng hợp nghĩa.

‘Nhất chủng tương tư, lưỡng xử nhàn sầu’ (một mối tương tư, hai chốn ưu sầu) chẳng qua bổ khuyết thêm cho câu “Vân trung thùy ký cẩm thư lai” (Trong mây ai gửi lá thư qua).

Với cảm hoài của ta thì lại không qua được một câu tương tự như “Giang Nam giang bắc đa ly biệt, nhẫn báo niên niên lưỡng địa sầu” của La Nghiệp. Cũng chính là hai câu này liên kết với câu kế tiếp “Thử tình vô kế khả tiêu trừ”, lòng bao nỗi khắc khoải, khó có thể giải sầu, mới có cảm hoài “Tài hạ mi đầu, khước thượng tâm đầu”. Tuy nhiên thiết nghĩ ba câu kết phách này giống như sự biến đổi ra từ “Ngự nhai hành” của Phạm lão phu tử:

“Đô lai thử sự

Mi gian tâm thượng

Vô kế hồi tị...”

Ha hả, không biết có đúng hay không?

Ngọc Doãn khom người cung kính hỏi, Lý Thanh Chiếu khẽ mỉm cười gật đầu biểu thị chính xác.

Ngọc Doãn cũng cười:

- Cho nên ta đối với giải từ của ba câu kết phách nà chỉ có tám chữ, chính là “Ngữ ý siêu dật, người người sáng mắt”.

Ha hả, ta tài sơ học thiển chỉ có thể giải từ ở mức độ đó.

Không biết Vương nha nội có vừa lòng không, nếu không có thể đề xuất thương thảo cùng mọi người.

“Người này thật sự là quá giỏi!”

Triệu Đa Phúc nhìn Ngọc Doãn, ánh mắt tràn ngập sự sùng bái.

Giải từ là một việc vô cùng phí tâm tư, hơn nữa lại rất khó. Cho nên người bình thường không ai muốn giải từ, làm không tốt thậm chí sẽ đắc tội người khác.

Ngọc Doãn hạ bút thành văn siêu dật, mà khí chất thản nhiên kia nàng đã từng thấy trên người cha nàng là Hoàng đế Huy Tông. Tuy nhiên lại không hề khắc sâu như Ngọc Doãn lúc này vậy. Nhớ ngày đó Ngọc Doãn giao tranh với Lã Chi Sĩ trên võ đài, phong thái đó khiến Triệu Đa Phúc vô cùng ngưỡng mộ. Mười ba tuổi, ở hậu thế có lẽ chỉ là một đứa trẻ, nhưng ở thời cổ đại thì đã là một thiếu nữ bắt đầu biết động lòng. Triệu Đa Phúc đã gặp rất nhiều thanh niên tài tuấn, có thô lỗi, có yếu đuối. Từ xưa mỹ nhân yêu anh hùng nhưng không có nói yêu tú tài nghèo yếu đuối. Đương nhiên, nếu anh hùng có phong thái nho nhã thì mỹ nhân lại càng yêu thích hơn.

Ngọc Doãn cao lớn khôi ngô.

Từ nhỏ đã học đô vật, cộng thêm trước đây từng hay ẩu đả với người khác nên có khí chất mạnh mẽ nhanh nhẹn.

Nhưng hôm nay trong khí chất mạnh mẽ nhanh nhẹn lại thêm vài phần nho nhã thản nhiên khiến cho khí chất mạnh mẽ nhanh nhẹn kia bớt đi vài phần thô lỗ, tăng thêm nhiều phần anh khí.

Triệu Đa Phúc không kìm nổi vỗ tay:

- Tiểu Ất, giải từ hay lắm!

“Rốt cuộc người này đã đọc bao nhiêu sách rồi?

Chẳng lẽ hắn chỉ chuyên nghiên cứu thi từ sao?

Sao lại có thể giải được nhiều thi từ đầy tự nhiên, phóng khoáng như thế.”

Trong mắt Lý Dật Phong tràn ngập vẻ khó tin, liên tục lắc đầu.

Người này lại nổi bật tiếp rồi!

Ngươi nói đi là đi, mà trước khi đi còn tỏ vẻ này khác, thật sự là, thật sự là...

Lý Dật Phong nghĩ mãi không được câu thích hợp.

***

- Giải từ là chuyện nhỏ, Ngọc Tiểu Ất có dám so cầm cùng ta không?

Vương Thắng thật sự không muốn tỏ ra yếu kém mất thể diện, hai lần bị Ngọc Doãn chiếm phong thái, lại còn được hai vị Đế Cơ liên tục khen ngợi.

Lúc này Vương Thắng giống hết như con khổng tước xòe lông muốn thu hút sự chú ý của hai vị Đế Cơ.

Nhưng càng như thế lại càng khiến người ta chán ghét.

Gã đứng lên múa may cánh tay, lớn tiếng kẻ cả.

Gương mặt xinh đẹp của Triệu Phúc Kim sầm xuống:

- Vương Thắng, rốt cuộc là ngươi muốn làm gì?

- Ngọc Tiểu Ất, chẳng phải ngươi rất tinh thông nhạc luật sao?

Vương Thắng không để ý tới Triệu Phúc Kim mà chỉ chú tâm tới Ngọc Doãn, hét to:

- Vậy chúng ta đấu cầm, mỗi người đàn một khúc để mọi người bình phẩm phán xét. Xem người là Khai Phong đệ nhất cầm hay chỉ là hư danh thôi.

Bại bởi ai cũng được, nhưng không thể thua Ngọc Doãn.

Ta đường đường là con cháu Thái Tể, sao không thể bằng ngươi, một kẻ bán thịt heo trên phố Mã Hành.

- Tiểu Ất...

Lý Dật Phong nghe Vương Thắng nói vậy, vội đứng lên định ngăn cản.

Nào ngờ Ngọc Doãn lại mở miệng, cười vang nói:

- Vậy xin nghe theo Vương nha nội.

Vương Thắng mỉm cười!

- Người đâu, lấy cầm cho ta.

Vương Thắng thân là cháu trai của Vương Phủ, đương nhiên cũng có tùy tùng đi theo, chẳng qua trong đình nhỏ này, tùy tùng không có tư cách đi vào. Cho nên hầu hết tùy tùng đều ở bên bờ hồ nghe sai phái, nghe tiếng gào thét của Vương Thắng, lập tức có người đáp ứng.

Không bao lâu, thấy một tùy tung cầm theo một cây đàn cổ tiến đến, cung kính đặt cầm lên bàn, lập tức rất nhiều người biến đổi sắc mặt.

- Thất Huyền cầm?

Lý Thanh Chiếu chau mày, muốn đứng lên để nói.

Ngọc Doãn giỏi Kê Cầm là điều hiển nhiên, nhưng Kê Cầm và Thất Huyền Cầm lại khác biệt rất lớn.

Thất Huyền Cầm là đàn ngọc, cổ cầm, chính là một trong tứ nghệ quân tử. Mà Kê Cầm mặc dù có thể được lên cung yến, nhưng vẫn không thể sánh với đàn cổ Thất Huyền Cầm danh tiếng. Ngọc Doãn chỉ là một tài tử bình thường, cũng chỉ biết đàn Kê Cầm, chưa bao giờ được thấy Thất Huyền Cầm, Vương Thắng này rõ ràng là treo đầu dê bán thịt chó, thiết kế một cái bẫy để Ngọc Doãn rơi vào.

Vương Thắng nói:

- Đương nhiên là Thất Huyền Cầm, chẳng lẽ giống như kẻ khác học không thành phải đi biểu diễn khắp hang cùng ngõ hẻm hay sao?

Hai gò má Ngọc Doãn giật giật, lộ ra vẻ nghiêm trọng.

- Tiểu Ất, nhận thua đi để khỏi bị mất mặt.

- Đúng vậy, ngươi dù tinh thông nhạc luật nhưng Kê Cầm không giống với Thất huyền cầm, ngươi đừng mắc mưu hắn.

Vương Thắng dương dương tự đắc:

- Thế nào, có dám tỷ thí không?

Ngọc Doãn nhắm mắt lại, hai tay nắm chặt thành quyền.

Lý Dật Phong còn có thể nhận ra áo bào Ngọc Doãn run nhẹ theo thân thể...

- Tiểu Ất...

Ngọc Doãn mở mắt, ngăn cản Lý Dật Phong.

- Hôm nay ta nhận lời mời của Lý nương tử đến đây, vốn đã là vinh hạnh. Sao có thể để Vương nha nội thất vọng. Vậy thì chúng ta sẽ tỷ thí một trận. Tuy nhiên, ngươi có dám “tác phác” không?

Tác phác, chính là đặt cược.

Vương Thắng nghe vậy ngẩn ra, trong lòng thầm nhủ: “Chẳng lẽ người này là cao thủ Thất Huyền Cầm sao?”

Nhưng nhìn kỹ lại phát hiện thân thể Ngọc Doãn run khẽ, trong lòng gã khẽ động, chợt bừng tỉnh ngộ.

Thằng nhãi này rõ ràng là phô trương thanh thế.

- Ngọc Tiểu Ất, nếu ngươi muốn tác phác, vậy thì nói điều kiện đi.

- Nếu ta thua thì sẽ chặt đứt cánh tay chơi đàn của ta, từ nay về sau không chơi đàn nữa. Nhưng nếu ngươi thua thì sẽ tác phác như nào?

- Ta...

Vương Thắng hoảng sợ.

Cái gọi là tác phác chính là dùng bộ phận trên thân thể để đặt cược: tay, chân, mắt, thậm chí ngay tính mạng cũng có thể tác phác.

- Tiểu Ất, ngươi cần gì phải thế?

Lý Dật Phong thấp giọng khuyên:

- Thất Huyền Cầm này không giống như Kê Cầm.

Ngọc Doãn xoa nhẹ gò mà.

Hành động này người khác không để ý, nhưng lại bị Vương Thắng phát hiện.

Hừ, ngươi tiếp tục giả bộ, gạt được ta sao? Tuy nhiên, ngươi muốn cùng ta tác phác, thân phận ngươi là gì chứ? Ngươi lại tính cái gì vậy?

Vương Thắng trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi trầm giọng nói:

- Cầm này của ta chính là danh cầm nguyên niên Đại Đường Vũ Đức chế tạo, mặc dù không được coi là vô giá nhưng giá trị ở trên thị trường cũng phải trên một trăm ngàn quan...

Nếu ta thua ngươi thì sẽ giao cầm này cho ngươi!

Lời vừa ra khỏi miệng, Vương Thắng không nén nổi sự đau lòng.

Thất Huyền Cầm này là báu vật được Vương Phủ vô cùng yêu thích.

Vốn lần này mượn trổ tài tại thi xã để thu hút sự chú ý của Đế Cơ, có thể chiếm được trái tim mỹ nhân, từ nay về sau thăng quan tiến chức.

Nào ngờ Ngọc Doãn lại xuất hiện ngáng giữa đường, đoạt lấy sự nổi bật của gã.

Vương Thắng tự nhận tài đánh đàn không tầm thường, trước kia đấu cầm cùng người khác chưa bao giờ thất bại.

Mà nay gã so tài với Ngọc Doãn. Về thi từ, gã thật sự không có lòng tin, người trước mắt này quả thật như một quái thai, có thể đem thi từ hạ bút thành văn, bản lĩnh thi từ này tuyệt đối không kém, có lẽ còn hơn gã gấp bội.

Nếu thi từ đã không chiếm thế thượng phong, vậy thì chỉ có thể đấu cầm!

Về phương diện này, Vương Thắng tin tưởng có thể sẽ thắng.

Ngọc Doãn nheo mắt lại thành một đường nhỏ, tỉ mỉ đánh giá đàn cổ trên bàn, âm thầm tán thưởng không ngừng.

Mai Hoa Lạc, không ngờ chính là Mai Hoa Lạc cầm!

Đúng như lời Vương Thắng nói, Mai Hoa Lạc Cầm được chế tạo vào năm đầu Võ Đức Đại Đường. Hắn bước lên nhìn tỉ mỉ, góc trái mặt bắc trong Long Trì phát hiện có mười chữ “Đại Đường Vũ Đức nguyên niên tuế thứ mậu dần”. Bề mặt cầm được quét sơn màu đỏ vàng, đường vân như bụng rắn, làm bằng gỗ lim, hiện lên hình ngôi sao năm cánh, bên cạnh điêu khắc thành hình bánh răng, hoa văn tinh tế tỉ mỉ. Ẩn giữa ước 110cm, rộng 19cm, đuôi khoảng 13cm, chếch lên dày 6cm.

Quả nhiên là Mai Hoa Lạc!

Ánh mắt Ngọc Doãn hơi ẩm ướt.

Lúc này đàn cổ này không gọi là “Mai Hoa Lạc”. Khoảng tám trăm năm nữa tức là năm 1962 Công Nguyên, đàn này sẽ rơi vào tay một cầm gia có tên là Thẩm Thảo Nông, rồi sau đó mới có tên là “Mai Hoa Cầm”. Đời trước, Ngọc Doãn từng theo cha đi thăm quan cây đàn cổ này. Sau đó cha hắn mua được một cây đàn được chế tác theo Mai Hoa Lạc Cầm, và đó cũng là cây cầm đầu tiên mà Ngọc Doãn học đàn.

Thật không ngờ...

Ngọc Doãn hít sâu một hơi, đột nhiên xoay người nói với Vương Thắng:

- Nếu đã vậy, Tiểu Ất tỷ thí với ngươi một trận.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...