Tơ Đồng Rỏ Máu
Chương 25: Minh phượng
“Trước mắt, cô tạm thời không gặp lão được.”
“Giám đốc Chu nói thể lực của em không vấn đề gì…”
“Không phải vì thế. Mà là chiều nay Mễ Trị Văn bỗng bị ngất, vừa nãy anh đã tạt sang đó lão vẫn chưa tỉnh. Giám đốc Chu đã bố trí người quan sát, hiện giờ lão mới tạm ổn.”
Na Lan hậm hực nói, “Biết chọn đúng lúc để ngất thật!” Đồng htời cô cũng nghĩ, mMễ Trị Văn có thể từ giã cõi đời bất cứ lúc nào, nếu sự việc còn đúng như lão nói “vụ a1n ngón tay khăn máu sẽ còn tiếp diễn”, nếu lão chết thì sẽ là mất hết mọi manh mối? Hoặc là, lão vẫn đang bỡn cợt người ta, chính lão là hung thủ, vậy nên mong lão chết sớm hay nên mong lão được kéo dài sự sống?
Ba Du Sinh trầm ngâm. Na Lan ngẩng nhìn anh, biết anh đang do dự định nói gì đó. Bèn hỏi, “Lẽ nào… lão đã đoán trước hôm nay em tìm thấy hài cốt của Quan Tinh?”
“Chắc thế. Cho nên trước khi ngất, lão đã để lại cho cô một chữ mới.”
Na Lan thấy toàn thân ớn lạnh, đầu lại ngâm ngẩm.
Một chữ mới. Tức là một bộ hài cốt.
Chỉ cô mới có thể tìm thấy.
Cô lẩm bẩm, “Bao giờ lão mới chịu thôi?” Cô nhìn Ba Du Sinh, “Anh đưa cho em xem đi!”
Ba Du Sinh lắc đầu, “Đừng nói cô chưa khỏe, mà dù đã khỏe trở lại thì anh cũng không muốn cô sa lầy vào vụ án vô tận này nữa. Anh đã đề nghị cấp trên đưa anh trở lại tham gia khám phá, với tư cách hỗ trợ cũng được, cậu Kim Thạc vẫn là chỉ huy.”
Ba Du Sinh sẽ chỉ là nhân viên của Kim Thạc. Na Lan nói, “Chỉ em mới giải được cái chữ kia.”
Ba Du Sinh, “Anh cũng phải có trách nhiệm với sự an toàn và sức khỏe của cô.”
“Vụ án này kết thúc thì em mới an toàn và khỏe mạnh được. Anh nghĩ mà xem, dù có phaải Mễ Trị Văn làm hay không, nhưng nếu lại xảy ra án mạng thì áp lực sẽ ra sao? Em có thể yên tâm được không?”
Ba Du Sinh im lặng rất lâu, rồi mới nói, “Anh nhận ra một điều, kể từ khi gặp Mễ Trị Văn, có cảm giác…” Anh lựa chọn từ ngữ.
Nhưng Na Lan dứt khoát nói, “Từ sau khi gặp lão, đúng là tâm trạng của em không ổn định, sự thật là thế.”
“Có biết nguyên nhân không?”
“Em thấy sợ. Tuy chấp nhận làm việc này nhưng đúng là em sợ tiếp cận tội phạm. Và em cũng quá nhạy cảm nữa, em hay nghĩ về các nạn nhân.” Cô đã rất nhiều lần nghhĩ đến vấn đề này.
“Cô khiến anh nhớ đến một cậu thanh niên quen mấy năm trước trong một vụ án lớn, cậu ấy có chút khả năng đặc biệt, có thể cảm nhận ra nỗi đau của người khác, không phải nỗi đau tinh thần mà là cảm giác đau đớn thể xác thực sự.”
Na Lan ngượng cười, “Em chưa đạt đến trình độ ấy, em chỉ cảm nhận một cách trìu tượng mà thôi.”
“Cho nên, những người như cô…” Anh lại thấy bí từ ngữ, “… sẽ có sự nhạy cảm đặc biệt hơn người, sẽ là chuyên gia tâm lý xuất sắc, sẽ trợ giúp rất lớn cho bọn anh phá án nhưng cô sẽ rất đau khổ.”
Ông Chu Trường Lộ bước vào phòng, Ba Du Sinh khẽ nói với ông mấy câu, chắc là hỏi về thể chất của Na Lan. Rồi anh trở lại bên giường cô, nói, “Được! Nhưng cô phải chịu khó tĩnh dưỡng đến ngày mai. Mai mà phải lên lớp thì cứ lên, còn được nghỉ thì cũng phải hoàn thành bài vở của tổ nghiên cứu sinh đã rồi hãy đến Sở. Chúng ta sẽ cùng tấn công giải mã cái chữ mới ấy.”
Na Lan hỏi, “Mễ Trị Văn trước khi hôn mê đã đưa ra chữ này, và phải nói vài câu gì đó nữa , đúng không?”
Ba Du Sinh hơi ngạc nhiên, “Nói gì?”
“Chắc chắn lão sẽ nói Na Lan làm việc quá chậm, sẽ không kịp mất! Sắp xảy ra vụ án ‘ngón tay khăn máu’… đại loại như thế.”
Ba Du Sinh hỏi, “Sao cô biết?”
“Cho nên anh mới đề nghị được trở lại điều tra…”
“Thực ra tôi chưa từng cắt đứt với vụ án này.”
“Nhưng lần này anh đề nghị được chính thức trở lại tham gia điều tra, dù làm cấp dưới cũng được. Đủ thấy anh đã càng coi trọng vụ việc. Anh vừa nói hai chữ ‘tấn công’ thì là cấp bách rồi!”
Ba Du Sinh ngượng cười, “Cô ngày càng đáng sợ!” Anh đứng lên, mỉm cười. “Anh thăm đến đây thôi, còn phải nhường lượt cho sếp Kim Thạc.”
Lần này thì đến lượt Na Lan cười nhăn nhó.
Kim Thạc đến, cầm theo một bó hoa. Na Lan nhẩm rất nhanh, có nên học tập đại sư Thương Hiệt giả vờ đã ngủ? Nhưng không kịp nữa. Mà cũng không nên tưởng tượng xa xôi quá. Mang theo hoa vào thăm bệnh nhân cũng đúng phép lịch sự thôi mà. Ba Du Sinh bắt tay Kim Thạc, cả hai chào hỏi mấy câu, rồi anh bước ra luôn. Kim Thạc ngồi xuống cái ghế bên cạnh giường nói, “Rốt cuộc tôi đã hiểu tại sao Sở Công an và anh Ba Du Sinh luôn muốn cô tham gia. Cô đúng là rất khác thường.”
“Chứ còn gì! Tôi là người luôn gặp vận đen chí mạng, luôn bị rắc rối bám theo. Công an sinh ra để giải quyết các rắc rối cho nên mới dùng tôi để nhử rắc rối ló mặt ra.”
Kim Thạc bật cười, khi không cố làm bộ giữ kẽ thì anh vẫn là một chàng trai đáng mến. Anh nói, “Tôi cầm đến cho cô một thứ rất hay.”
Na Lan mới chỉ thấy bó hoa chứ không thấy gì khác.
“Còn nhớ hôm qua nhờ tôi tìm băng ghi âm vở kịch nói Nhà chứ?”
Na Lan mừng rỡ, “Anh đã tìm được à?”
“Không.”
“Lại trêu nhau rồi!” Na Lan trách khéo.
Kim Thạc cười đắc ý, “Không tìm được trích đoạn băng ghi âm, nhưng tôi tìm được băng ghi âm của vở kịch đó!”
Na Lan mỉm cười, “Sồng ở thủ đô có khác, ăn nói lắt léo!”
“Nhưng nếu chưa từng sống ở thủ đô thì không thể kiếm nổi băng ghi âm này. Tôi đã nhờ các đồng nghiệp tìm ở đài phát thanh, đài truyền hình, thư viện, phòng hồ sơ… Giang Kinh, đều không có. Sau đó nhờ người quen ở Bộ Công an tìm tư liệu về kịch nghệ Trung Quốc, từ đó lần ra Viện Kịch nghệ Trung ương, họ có ccả một kho băng ghi âm đáng tin cậy và hoàn chỉnh nhất!”
“Có lý!”
“Viện Kịch nghệ Trung ương có nhiều bản Nhà khác nhau, nhưng không có bản ghi âm do đoàn kịch nói Giang Kinh biểu diễn những năm 60.”
Na Lan thầm nghĩ, gã điển trai này đừng vòng vo tam quốc nữa thì tốt. Cô nói, “Cũng không đáng ngạc nhiên, vì nó chưa phải cuốn băng tiêu biểu đặc sắc gì.”
“Sau đó một giáo sư già ở khoa Biểu diễn Viện kịch nghệ Trung Quốc mách nước cho, nơi có nhiều khả năng lưu trữ băng ghi âm của đoàn kịch Giang Kinh chính là một đồng nghiệp của cô…”
“Càng nghe càng thấy khó hiểu quá.”
“Đại học Giang Kinh có Học viện Nghệ thuật Biểu diễn đúng không?”
“Có! Tiền thân của nó là Trường Hí kịch Giang Kinh. Sau khi sáp nhập vào Đại học Giang Kinh thì nó biến thành một học viện.”
“Trong khoa Biểu diễn của Học viện có một giảng viên là dân Giang Kinh chính cống, cũng laà nhân vật kỳ cựu trong giới văn nghệ Giang Kinh, thường say mê sưu tầm tư liệu. Tôi bèn gọi điện hỏi, quả nhiên bà ấy có! Nhưng bà ấy không thể đưa cho vì nó là báu vật của bà, ở dạng băng cổ lõ sĩ, nếu muốn nghe tại nhà bà thì được. Bà nói là không ngại gì, vì chính bà thỉnh thoảng vẫn mở các băng cũ ra nghe.”
“Cũng vừa khéo tôi đang muốn hỏi vài điều về vở kịch đó, anh giúp tôi nói với bà ấy được không?”
“Định bao giờ đến chỗ bà ấy?”
“Tối nay.”
Chỉ còn hai giờ nữa là đến “tối nay”.
Chu Trường Lộ xem lại các chỉ số về thể trạng Na Lan rồi đồng ý cho cô rời buồng hồi sức cấp cứu. Nếu biết ngay sau đây Na Lan lại đi điều tra các tình tiết vụ án, chắc ông sẽ giữ cô lại đến sáng mai luôn.
Na Lan biết mình không thể chờ nổi nữa.
Sau khi phát hiện ra hài cốt của Quan Tinh, và Mễ Trị Văn lại tung ra một chữ mới, Na Lan có cảm giác gấp gáp rõ rệt. Trò chơi này còn kéo dài đến đâu? Lẽ nào vụ “ngón tay khăn máu” sẽ tiếp diễn thật? Cô chưa biết cuốn băng ghi âm bà mẹ Mễ Trị Văn biểu diễn kịch nói có đem lại bước đột phá cho công tác chinh sát hình sự không, nhưng cô có cảm giác đây sẽ là một khâu quan trọng để tìm hiểu Mễ Trị Văn và tìm hiểu vụ án “ngón tay khăn máu”.
Học viện Nghệ thuật Biểu diễn trực thuộc Đại học Giang Kinh, vốn là trường Hí kịch Giang Kinh, sau khi sáp nhập nó vẫn ở địa chỉ cũ phía tây khu Văn Viên, cách Đại học Giang Kinh hai mươi phút đi bộ. Gần đay Na Lan sinh hoạt chẳng theo quy luật gì, đi bơi cũng không có thời gian, lại vừa bị ngất… lúc này cô vẫn rất đuối sức bèn đi tàu điện ngầm cho đỡ mệt.
Cửa tòa nhà văn phòng khoa Biểu diễn đóng im im, cô đang do dự thì một bà già chợt mở cửa bước ra. “Cháu là Na Lan à?”
“Chào cô Nhiếp!”
“Vào đi!” Bà Nhiếp Dương giảng viên khoa Biểu diễn dẫn Na Lan vào, cửa khu nhà tự động đóng lại. Đèn hành lang sáng sủa, có thể thấy rõ chiếc áo khoác len của bà rất đẹp và trang nhã, lưng bà vẫn thẳng, bước chân vẫn nhanh nhẹn gọn gàng. “Xin lỗi nhé, bắt cháu phải đến tận đây. Nhưng cuốn băng đã quá cũ, đem đi đem lại tôi không yên tâm, nhất là cho chạy bằng máy lạ e sẽ gây ra hậu quả.”
Ấn tượng đầu tiên của Na Lan là bà rất thẳng thắn. Bước vào phòng làm việc của bà, Na Lan bỗng sủng sốt, không nghĩ gì thêm về bà nữa.
Trên tường treo kín ảnh lớn nhỏ, chụp sân khấu kịch, chụp các diễn viên, áp phích quảng cáo truyền hình hoặc kịch nói. Trong đó đều có bà và Nhiếp Dương cùng với rất nhiều diễn viên sáng giá như Bốc Tồn Hân, Phan Hồng, Lý Mặc Nhiên, Phùng Viễn Chinh, có một số ảnh cũ bà Nhiếp Dương chụp với các diễn viên mà Na Lan chịu không biết là ai.
Bà chỉ vào một bức ảnh đen trắng, nói, “Tôi chụp với thầy Tào Ngu.” Bức ảnh in lại thì phải, bản gốc chắc chắn đã cất lại vào album.
“Ông ấy chuyển thể Nhà của Ba Kim rồi đưa lên sân khấu.”
Bà Nhiếp Dương nói, “Bảo là chuyển thể, nhưng tôi cho rằng nói là sáng tác thì cũng không quá lời.”
Lúc này Na Lan đã nhìn thấy chính diện bà Nhiếp Dương. Tuổi đã cao nhưng bà vẫn rất trẻ, đôi mắt boồ câu của cô gái tuổi hai mươi với khuôn mặt luôn tươi cười. Na Lan nói, “Phần lớnảnh và quảng cáo các cô gái chàng trai ở đây cháu không biết là những ai.”
“Không biết là phải, vì họ đều là các văn nghệ sĩ Giang Kinh và có nhiều người không mấy tên tuổi, ai có tê tuổi thì lại là lớp người quá xa xưa.” Bà chỉ một tờ quảng cáo cỡ lớn, in đen trắng, “Ví dụ đây là Trang Điệp, thập kỷ 30-40 nổi tiếng khắp nam bắc Trường Giang, là người Giang Kinh, nhưng nay chẳng ai nhắc nữa.”
Cả hai ngồi xuống đi văng. Na Lan nói, “Cháu rất muốn biết cô dùng máy gì để chạy lại băng ghhi âm cổ điển?”
Nhiếp Dương cười dí dỏm, cầm chiếc laptop lại, nói, “Cáo này.”
Na Lan ngạc nhiên, “Thì ra cô có bản điện tử, sao cô không gửi cho Sở Công an, và cháu cũng không phải lặn lội đến làm phiền cô buổi tối.”
“Vì cô muốn làm quen với cháu.”
Na Lan lại ngạc nhiên, “Cháu… rất vinh dự nhưng quả là…”
Nhiếp Dương thẳng thắn hơn Na Lan tưởng. “Cháu là cô gái được bàn tán nhiều nhất của Đại học Giang Kinh, nên không ai không tò mò về cháu. Có cơ hội gặp thì không thể bỏ qua.”
Na Lan ngượng cười, “Cô nói thế thì cháu hết cơ hội để xấu hổ rồi.”
Nhiếp Dương cười ha ha hệt như nam giới. “Trăm nghe không bằng một thấy là thế! Nói thật nhé, cô rất muốn làm quen với cháu để thỏa trí tò mò. Cô, có lẽ mắc bệnh nghề nghiệp – cái nghề chuyên mô phỏng bắt chước – nên rất hay suy ngẫm về người khác, gặp những người thú vị, cô thường phân tích về tính cách, ngôn từ, cử chỉ của họ ra sao, cho nên cô dạy học thì được chứ không thể ra biểu diễn thật, kẻo sẽ mắc chứng đa nhân cách như chơi!”
“Ở Giang Kinh chúng ta có một vụ án điển hình…”
“Uông Lan San!” Nhiếp Dương nói luôn, và chỉ về phía góc tường. “Có tranh có ảnh đủ cả. Nghe nói bà ấy có đến mấy chục nhân cách, diễn xuất quá nhập vai, rốt cuộc bị đa nhân cách, chỉ còn nước vào viện tâm thần, nhà dưỡng lão mà ở!”
Na Lan nhìn bức ảnh chụp chung treo trên tường đúng là Nhiếp Dương với suối tóc bạc lóng lánh như tơ và một bà già tóc xám rối bù, họ ăn mặc trang điểm rất khác nhau, trông uls già hơn một hai chục tuổi nhưng thần thái cả hai đều tươi roi rói, vẻ rất thân thiết.
Na Lan lại hỏi, “Cô và bà uls đều rất mê mô phỏng, hẳn phải tuyệt vời siêu hạng?”
“Mô phỏng là kỹ năng cơ bản của biểu diễn, cô và bà ấy có nổi trội một chút nhưng chưa đạt đến trình độ cao siêu như các diễn viên thượng hạng. Cháu gọi là tẩu hỏa nhập ma cũng được.”
Trên đời này sao có lắm người tẩu hỏa nhập ma thế nhỉ?
“Chắc cô biết quá rõ về những chuyện ngớ ngẩn đáng buồn của cháu. Nhưng lần này cháu đến đây không phải vì bản thân cháu.”
“Vì ai trong vở kịch Nhà?” Bà thật thông minh.
“Minh Phượng.”
“Hoàng Tuệ Trân?” Nhiếp Dương nghĩ ngợi. “Tiếc rằng cô không biết gì về bà ấy, bà ấy thuộc lớp trước, lại không sắm vai chính nên chẳng mấy ai tìm hiểu nhiều. Diễn xuất của bà trong vở kịch này cũng khá, tuy hơi non nhưng vẫn là có nghề, có thể coi là một điểm sáng của vở kịch. Dàn diễn viên nói chung là bình thường, do diễn viên hạng nhì của đoàn kịch nói phối hợp với một số diễn viên quần chúng ở cơ sở dựng vở nhân dịp liên hoan sân khấu, khá nhất là Minh Phượng do sắm vai. Chắc cháu biết rồi, Hoàng Tuệ Trân sẵn có nét u buồn, Minh Phượng vốn là một a hoàn, a hoàn yêu cậu Ba con trai ông chủ nhưng không môn đăng hộ đối nên cậu ba không cưới được, về sau coô ta bị đưa đi làm thiếp, thất tình nhảy xuống hồ tự tử. Đó là một vai rất bi kịch.” Nhiếp Dương lại nhìn lên bức ảnh. “Hoàng Tuệ Trân có liên quan gì đến vụ án của các cháu à?”
“Bà ấy về sau mất tích, con trai bà ấy là một phạm nhân. Cháu hy vọng tìm thấy bà ấy, thì rất có thể bà sẽ… thuyết phục người con trai hợp tác với bọn cháu.”
“À, ra thế. Lát nữa chúng ta cùng nghe, cháu sẽ thấy giọng của Hoàng Tuệ Trân rất đặc biệt, chất giọng êm dịu, du dương mềm mại như con gái Giang Nam. ‘Đã yêu ai thì mình rải lối đi bằng phẳng cho người ấy chứ đừng biến thành một gánh nặng của người ta…’” Nhiếp Dương bỗng cao hứng cất giọng buồn buồn “nhại” một câu thoại của mp trong vở kịch Nhà. Na Lan bàng hoàng, khi Nhiếp Dương bắt trước giọng của mp, cô thấy dường như bà đã biến thành một người khác!
26
GẶP LẠI THUYẾT ĐOẠT HỒN
Trong phòng họp của đội cảnh sát hình sự, cửa đóng kín, im lặng, thỉnh thoảng có tiếng ai đó uống hớp nước. “Chữ” thứ ba của Mễ Trị Văn đưa ra hôm qua được máy chiếu phóng đại trên màn vải trắng treo ở cuối phòng họp. Màu mực đỏ như máu.
Ba Du Sinh mải miết suy nghĩ, không thể tĩnh tâm ngồi yên ở ghế được, cả buổi chiều anh chỉ đi ra, lát sau đi vào, rồi lại đi ra. Lần này đẩy cửa bước vào, phía sau anh là chiến sĩ trẻ bưng năm suất cơm hộp. Na Lan cố ý cúi đầu xuống. Tối qua nghe băng ghi âm ở nhà Nhiếp Dương đến gần nửa đêm mới về, nằm trằn trọc mãi bởi vì cơn ác mộng cô gái bị trói vào giá chữ thập rồi chôn sống. Ngủ thế này còn khổ sở hơn không ngủ. Rồi lại nhớ đến đoạn thoại ai oán của mp do Hoàng Tuệ Trân sắm vai, “Em phải tìm đến cái chết…” “Em chỉ muốn nhìn anh một lần nữa…” sự bi đát và tuyệt vọng của một cô gái đã quyết địnhgiã từ cuộc sống. Sau đó lại là hình ảnh Hoàng Tuệ Trân tươi trẻ yêu kiều tóc đuôi sam đen nhánh biến thành bà Nhiếp Dương tóc bạc.
Rồi cũng chịu đựng được đến mờ sáng, cô dậy rửa mặt chải đầu, soi gương và ngớ ra, Na Lan trong gương, quầng thâm dưới mắt càng rõ hơn, gần như chiếm nửa khuôn mặt. Cô cố cứu vãn, đắp khăn nước ấm, xoa kem lấp vết nhăn, đánh phấn, kẻ mi mắt… vận dụng hết chiêu thức. Nhưng người trong gương trông vẫn như con gấu trúc! Cho nên giờ cô cứ như Tây Thi đang ốm, đầu lúc nào cũng cúi xuống.
Trong phòng họp, ngoài Na Lan ra còn có một kỹ thuật viên của Sở Công an cùng hai chuyên gia được mời đến, một chuyên gia bút tíc học và một bậc thầy văn tự học của Học viện Văn học thuộc Đại học Giang Kinh là ông Dư Hoán Hy. Trước mặt mỗi ngườ đặt một máy tính xách tay, có cả iPad để đôi khi lên mạng tra cứu, phát biểu quan điểm… Nhưng Na Lan biết, từ cách đây hơn một giờ mọi ý tưởng đã khô kiệt. Cơm hộp ư? Dù có cả thùng chất kích thích cũng không thể khiến các chuyên gia phấn chấn được. Cô cũng bế tắc.
Ba Du Sinh cũng nhận ra tất cả chưa có tiến triển gì, anh nói, “Chúng ta ăn tạm một chút đã, ăn xong sẽ tổng kết rồi về nghỉ vậy.”
Ông dhh nói, “Không cần ăn, tôi về ngay bây giờ kẻo bà xã lại kêu là ra ngoài nhậu nhẹt. Thật ra tôi đã làm phí thì giờ của các vị. Chữ này không liên quan gì đến văn tự Trung Quốc cả, các vị nên mời chuyên gia ký hiệu học xem sao.”
Na Lan tán thành quan điểm của ông. Chữ lần này rất khác với hai chữ lần trước. Hai chữ kia còn có cấu trúc, đường nét hẳn hoi, có bóng dáng của chữ Hán thời cổ, nhưng chữ này thì quá xa với định nghĩa về “chữ” truyền thống. Nó chỉ là tập hợp rời rạc của các khoanh tròn và đoạn thẳng. Cụ thể là 7 vòng tròn và 5 nét sổ.
Kỹ thuật viên của Sở nhân dân đây tổng kết luôn, “Chúng tôi cũng đã gửi cho vài chuyên gia ký hiệu học, họ đưa ra một số quan điểm, là thuyết về bát quái, thuyết về mật mã Morse, và thuyết về tranh vẽ của nhi đồng…”
Ba Du Sinh hỏi, “Nhi đồng vẽ à?”
“Có nhiều đứa trẻ khi mới tập vẽ thường hay vẽ vòng tròn và nét thảng, ví dụ vòng tròn là đầu, đường thẳng là thân mình hoặc tay, chân; vòng tròn là tán lá cây, đường thẳng là cành cây; hình tròn là hoa, đường thẳng là cuống hoa; ba đoạn thẳng nối nhau thành hình tam giác là lá cây, vân vân…”
Chuyên gia bút tích học nói, “Về phương diện bút tích, có thể khẳng định đúng là do Mễ Trị Văn viết ra.” Hình như ông muốn chứng minh Mễ Trị Vănv không phải đứa trẻ con mới tập vẽ.
Dhh góp ý, “Thuyết bát quái, rất không ổn. Kể cả coi các vòng tròn là vạch ngang, cộng với các nét sổ là 12 vạch cả thảy, đúng ra có thể tập hợp thành 3 quẻ, nhưng các vạch ngang buộc phải tập hợp thành đôi, thì ngay tôi chỉ là dân văn khoa thế hệ cũ cũng nhận ra 7 vạch ngang không thể tập hợp thành đôi chẵn.”
Kỹ thuật viên của Sở cũng nói, “Ký hiệu Morse thì càng không giống. Morse chỉ dùng vạch ngang và chấm, nhưng ở đây lại là vạch dọc và vòng tròn, sắp xếp thì lộn xộn bát nháo.”
Ba Du Sinh nhìn Na Lan, như muốn nói, cô có vẻ bình thản nhỉ? Cô nghĩ, vâng, em bình thản như con gấu trúc.
Na Lan nói, “Chữ thứ hai khó đoán hơn chữ thứ nhất rất nhiều. Chữ thứ ba sẽ càng khó đoán. Tin rằng nó không thể giản đơn như Bát quái hay tín hiệu Morse. Theo kinh nghiệm rút ra khi tiếp xúc với Mễ Trị Văn qua hai chữ trước, thì lần nay chữ tuy khó hơn nhưng lão không mong trò chơi kéo dài đến vô tận, xem ra lão rất gấp gáp, thậm chí còn sốt ruột hơn cả chúng ta. Lão có thể sốt ruột vì điều gì?”
Vụ án “ngón tay khăn máu” sẽ còn tiếp diễn.
Kỹ thuật viên hỏi, “Ý cô là gì?”
“Tôi muốn nói rằng chữ này tuy rất khó giải mã, không hề có vẻ là chữ, nhưng chắc chắn Mễ Trị Văn muốn chúng ta giải thật nhanh chứ không như chữ lần trước phải đi phỏng vấn hơi nhiều.”
Ba Du Sinh ngượng cười, “Xem ra, ‘nhốt’ các vị trong nhà vẫn là đúng, nếu các vị bằng lòng thì cứ tiếp tục thảo luận, sau năm tiếng nữa tôi sẽ bưng món ăn khuya vào.”
Mọi người đều giả bộ than vãn mấy câu nhưng ai cũng hiểu cả, dhh và chuyên gia bút tích hhọc bắt đầu mở hộp cơm. Na Lan thì ngồi ngẩn ra. Ba Du Sinh bước đến khẽ nói, “Cô ăn một chút đi, rồi về nghỉ cho cái đầu được thư giãn. Rất có thể ngày mai sẽ nghĩ ra.”
Na Lan lẩm bẩm, “Vẫn là em.”
Ba Du Sinh im lặng. Cô nói tiếp, “Chỉ em mới có thể đoán ra, không cần đi hỏi nhiều mà là cần vắt óc suy nghĩ… Sở Hoài Sơn nói sao?”
Ba Du Sinh ngồi xuống bên cạnh cô. “Anh ta cũng nói thế, chỉ cô mới giaải mã được. Anh ta cũng nhắc đến ký hiệu Morse, vạch Bát quái... nhưng đều cảm thấy không thỏa đáng.”
“Em có cảm giác đang dần tiếp cận nhưng cái đầu không sao hình thành nổi phuong hướng đang lảng vảng ngay trước mắt. Lúc này em lại mong Mễ Trị Văn tiếp tục vẽ. Chữ lần trước tạo thành bởi hình vẽ, nó vẫn còn chút gợi ý.”
Ba Du Sinh lại nhìn lên màn hình với con chữ phóng to, nói, “Nhưng rất có thể đây vẫn là hình vẽ. Lúc nãy họ nhắc đến giả thiết tranh vẽ của nhi đồng, cũng hơi có lý.” Anh lại trầm ngâm.
Na Lan đờ đẫn, đầu cô lại ngâm ngẩm đau. Cô nói, “Đầu em hóa dđá rồi. Em về nhà suy nghĩ vậy.”
Ngồi lên taxi, Na Lan quên hẳn trong hộp cơm kia có những món gì. Dù là đất đá sạn cát thhì cô cũng phải nhai nuốt tất. Bên ngoài cửa kínnh xe là Giang Kinh buổi tối, xe cộ nội thành vẫn ùn tắc chật cứng. Cô hạ cửa kính xe xuống để không khí mát mẻ tràn vào cho cái đầu bớt đông đặc.
“Cô ơi, đừng mở. Không khí rất ô nhiễm. Càng về đêm lại càng độc hại.” Anh lái xe lầu bầu.
Na Lan thẫn thờ nhìn ra ngoài, vô số ánh đèn néon loang loáng vụt qua. Tại sao lại là 7 vòng tròn và 5 vạch đứng? Morse, vạch Bát quái, tranh trẻ con vẽ.
Tròn, là cái đầu. Thẳng, là tay chân.
Cô cảm thấy đáp án đã đến rất gần nhưng cũng rất xa.
“Kìa, người đẹp kéo cửa kính lên đi! Tôi lái xe suốt ngày, ngửi mùi rượu bia, thuốc lá, hành tỏi... bị đủ thứ mùi tra tấn, đến tối cô lại thả không khí ô nhiễm vào thì tôi chết luôn đấy!” Anh lái xe kêu lên.
Lúc này cô mới nghe ra, đầu vẫn đang nghĩ về các nét tròn nét thẳng.
Cô mở di động. Sở Hoài Sơn đã lên WeChat : Tiến triển ra sao rồi?
Na Lan : 2 giờ chiều bắt đầu, có khoảng bốn năm người, mỗi người lãng phí bảy tiếng đồng hồ.
Sở Hoài Sơn : Chỉ cô mới giải được nó.
Na Lan : Anh định đọc danh ngôn của Mễ đại sư đến bao giờ đây?
Sở Hoài Sơn : Cô vẫn nên hồi tưởng các trải nghiệm của mình, xem có liên quan đến 7 vòng tròn và 5 nét thẳng hay không.
Na Lan : Tôi chưa từng nhìn thấy các ký hiệu tương tự.
Đột ngột, đáp án bỗng đến gần hơn. Vì ngồi nghĩ cả buổi chiều nhưng cô lại quên một điều, tại sao nó nhất thiết phải là ký hiệu, phải là hình vẽ hoặc là mật mã?
Trải nghiệm của mình, 7 vòng tròn, 5 nét thẳng.
Một sự kiện mà mình không cần đi hỏi nhiều, không cần hồi tưởng nhiều.
Sở Hoài Sơn lại nhắn : Gần đay cô có tiếp xúc với hai chữ số 7 và 5 không?
Trước mắt Na Lan hiện lên bảy hòn đá đen bóng nhẵn nhụi.
Sở Hoài Sơn : Thế nào?
Na Lan : Ngả 5 nét dọc xuống được cái gì?
Sở Hoài Sơn : Được 5 nét ngang.
Na Lan : Đặt chấm và nét ngang cạnh nhau?
Sở Hoài Sơn : Ký hiệu Morse.
Na Lan : Đó chính là đáp án.
Sở Hoài Sơn : Sao phải ngả 5 nét dọc xuống?
Na Lan : Vì 7 và 5.
Sở Hoài Sơn : Tôi vẫn chưa hiểu.
Na Lan : Bảy người đi nghỉ dưỡng trượt tuyết, ở ngôi nhà gỗ, bảy người lần lượt biến mất, cuối cùng chỉ còn lại mình tôi.
Mắt cô ươn ướt.
Sở Hoài Sơn im lăạng một lát, rồi đáp : Chỉ còn cô và người chị họ tl. Rõ ràng là lão ta biết toàn bộ đáp án.
Na Lan : Đúng. 7 người thì 5 người chết. Câu đố chữ này là ký hiệu Morse và cũng là tranh trẻ con vẽ. 7 chấm tròn là 7 hòn đá mài nhẵn hoặc 7 cái mặt người ; 5 nét sổ là 5 thân người đang đứng, còn sống ; sự việc diễn biến đến phút chót thì 5 người nằm xuống, bỏ mạng. Cho nên tôi đoán rằng ta phải ngả 5 nét dọc ấy xuống.
Sở Hoài Sơn : Tại sao chỉ có 5 người? Cô và tl đâu? Còn sống, sao không thấy người?
Na Lan : Đó là Mễ Trị Văn ngầm gợi ý tôi hãy chú ý đến hai chữ số này.
Cô bỗng xúc động trào nước mắt, tiếp tục trả lời : Cò đầu, mất thân. Có thể lại là một ẩn ý.
Sở Hoài Sơn im lặng. Là người thông minh, anh đã đoán ra.
Na Lan : Sống còn khổ hơn chết. Lão đang chế nhạo tôi và tl tuy đang sống mà chẳng khác gì đã chết rồi.
Cô đương nhiên không thể quên quãng thời gian sau khhi rời núi tuyết, bức bối và ảo giác, phải điều trị tâm lý liên tục. Cô cũng biết tl đã bình phục nhưng vẫn không ngớt bị ám ảnh bởi bóng đen của cuộc hôn nhân đổ vỡ, chồng thì phản bội.
Sở Hoài Sơn : Mễ đại sư cũng có lúc sai.
Na Lan : Chữ của lão không sai! Chúng ta đã biết đây là những ký tự Morse...
Sở Hoài Sơn : Nhưng vẫn phải hết hơi thì mới giải được nó.
Na Lan : Tại sao? Tôi không thạo Morse lắm.
Sở Hoài Sơn: Một tập hợp ký hiệu, luôn chứa đựng nhiều khả năng. Ví dụ, giả thiết đều là ký tự ABC, nếu hàng thứ nhất xếp “. - - - -”, có thể giài ra là AOE, AMN, EON hoặc EMG thậm chí JN. Và nhiều khả năng khác nữa..
Na Lan: Tôi ù cả tai.
Sở Hoài Sơn : Đoán chữ, là khâu có tính quyết định. Mấu chốt là ta ngắt ở đâu, . là E, .- là A, .—là W, .--- là J.
Na Lan : Hay ta bắt đầu bằng cách trực quan nhất, ngắt từ giữa đi, chia thành . - - và - -..
Anh lái xe bỗng ngoảnh lại nói, “Đến nơi rồi. Còn đi nữa không?” Na Lan giật mình, thì ra xe đã chạy đến cổng trường Đại học Giang Kinh. Cô chỉ lối cho anh ta đi tiếp, rồi lại cúi nhìn di động.
Sở Hoài Sơn : Hàng một W, G hàng hai U,S.
Na Lan ngây người nhìn bốn chữ cái cho đến lúc xe chạy đến cửa khu ký túc xá vẫn không nhận ra chúng có ý nghĩa gì, thậm chí không thể ghép thành bất cứ từ nào trong tiếng Anh.
“Kìa, chưa trả tiền!” Anh lái xe gọi.
Thì ra cô quên béng trả tiền taxi, cô xin lỗi rối rít và rút tiền trả. Trên gác lố nhố đầu thò ra nhìn ngó, phen này lại có mấy mẩu tin chọc ngoáy rồi đây.
Sở Hoài Sơn tiếp tục: Nếu ta giả thiết, chúng là các chữ số, và vẫn ngắt ở chính giữa, quy tắc Morse thông thường, không giải được, nhưng có thể dùng cách viết tắt của Morse. Hàng 1 là 3, 7. Hàng hai là 2, 5.
Na Lan nhìn bốn chữ số, bỗng thở gấp, tay cũng run run. Sau đó toàn thân như đông cứng, đang mùa xuân mà cảm giác như giá buốt mùa đông đột ngột quay về. Vài giây sau cô chạy ào ra khỏi cửa ký túc xá. Chiếc taxi vừa nãy chạy ngay phía trước, đang tà tà rẽ qua vườn hoa ký túc. Cô đuổi theo, gọi to, “Chờ đã! Chở tôi đến một nơi nữa!”
Mấy cái đầu lại lố nhố thò ra trên gác ký túc, ngó nhìn “nữ vương lắm chuyện của Đại học Giang Kinh” tiếp tục lên taxi.
Nhà số 3, nhóm 7, số phòng 25.
Dân ở đây chủ yếu là các “bô lão” trong ngành công an, được phân nhà từ đời nảo đời nào. Họ là công an về hưu hoặc con cháu của họ. Chủ nhân căn hộ số 25 là người độc thân, một cảnh sát già, Trần Ngọc Đống.
Tại sao chữ mới của Mễ Trị Văn lại chỉ vào chỗ ở của ông Trần Ngọc Đống? Xét về lý thì chỉ có một khả năng, đến đó sẽ tìm ra một bộ hài cốt trong vụ án “ngón tay khăn máu”.
Làm gì có chuyện đó!
Trần Ngọc Đống là người cảnh sát đầu tiên tiếp xúc với vụ án “ngón tay khăn máu”, và cũng là người luôn không mệt mỏi, miệt mài nghiên cứu khám phá vụ án này suốt bao năm trời, về hưu rồi mà vẫn hỗ trợ cảnh sát điều tra tiếp. Sao chỗ ở của ông lại là nơi chứa hài cốt của một nạn nhân? Tại sao ông ta phải cất giấu nó?
Chỉ có một cách giải thích.
Ông ta là hung thủ.
Một cách giải thích quá viễn tưởng hão huyền. Ông ta đã vất vả điều tra vụ án, sao lại biến thành hung thủ được? Trừ phi ông ta giống như bộ khoái Lã Diệp Hàn trong cuốn Không dũ tùy đàm, quá đắm đuối, suy đoán nắm bắt tâm tư hung thủ, đến nỗi chính tẩu hỏa nhập ma, rồi mô phỏng hung thủ để gây án!
Na Lan càng nghĩ càng thấy sợ, Lã Diệp Hàn tẩu hỏa nhập ma, tại sao Trần Ngọc Đống lại không thể? Khoa Tâm lý học biến dạng và Thần kinh học đã dẫn ra vô số ví dụ, vì nhập vai quá sâu hoặc đi sâu quá mức đối với một hành vi nào đó sẽ dẫn đến biến dạng thần kinh.
Nhưng tạm thời chớ vội kết luận. Đây có thể chỉ là một trò bỡn cợt của Mễ Trị Văn, một cách đánh lạc hướng, một phần cuuả trò chơi vô duyên của lão. Na Lan đứng xa xa bên ngoài nhà Trần Ngọc Đống, cố nhớ lại khung cảnh trong nhà ông ta, không có tủ lạnh cỡ lớn để có thể chứa một bộ xương hoàn chỉnh.
Rành rành là chuyện hoang tưởng.
Nhưng cô cũng không muốn nhún vai rồi ra về cho gọn chuyện. Hai chữ trước đây của Mễ Trị Văn đã đem lại thu hoạch, lẽ nào lần này ra về tay không? Nên làm gì bây giờ? Gọi điện cho Ba Du Sinh hoặc Kim Thạc, nhưng nên nói gì? Các anh cử người đến khám nhà Trần Ngọc Đống, có thể trong đó đang giấu một bộ hài cốt của vụ “ngón tay khăn máu”?!
Vẫn là chuyện hoang tưởng.
Đúng lúc ấy, cô ngờ ngợ có người đang nấp oở đâu đó theo dõi mình, bèn đưa mắt nhìn bốn xung quanh. Bóng tối bóng tối, tất cả chỉ có bóng tối. Hễ đi tìm hài cốt là cô lại có cảm giác bị ai đó bám theo. Tại sao? Hay là ma? Là oan hồn của nạn nhân? Cô quyết định ra khỏi bóng tối, bước đi chầm chậm. Không thấy bóng ai di chuyển, không thấy kẻ dõi theo mình, hoặc có lẽ hoàn toàn không có chuyện đó mà chỉ là mình bị ám ảnh mà thôi.
Cô đi quanh nhà số 3 một vòng, lúc đến cửa sổ căn hộ của Trần Ngọc Đống, cô ngạc nhiên, bên ngoài cửa sổ là một bồn hoa nho nhỏ đơn giản, khóm hoa tròn tròn, được vây lại bằng vải phiến đá hình chữ nhật.
Đường tròn, và vạch thẳng.
Có 8 khóm hoa, dùng hơn 12 phiến đá vây lại. Có phải các đường tròn và vạch thẳng kia ám chỉ hài cốt được cất giấu dưới đất không?
Cô sờ vào di động. Ít ra Kim Thạc có thể đem người đến đào xới bồn hoa.
Đúng lúc ấy, cô trông thấy Trần Ngọc Đống.
Ông ta đang lững thững đi ra phía ngoài khu tập thể, hoàn toàn không nhận ra Na Lan đang đứng bên nhà mình. Dáng ông hơi gù, cúi đầu, tựa hồ đang nghĩ ngợi. Na Lan đứng nguyên tại chỗ nhìn cho đến khi ông ta chìm vào bóng tối.
Cô quay trở vào hành lang nhóm căn hộ số 7.
Cửa nhà Trần Ngọc Đống đóng im im, cô thử đẩy cửa, không được. Cô soi đèn pin, ổ khóa đơn giản cũ kỹ, chắc là có từ mười mấy năm trước hồi xây khu nhà này. Cô nhớ lại lần trước đến nhà Trần Ngọc Đống, ông ta cầm chìa khóa khẽ vặn một cái là được ngay. Tức là ổ khóa cực đơn giản, ông già độc thân chẳng có của nả gì lại là cựu cảnh sát ở khu tập thể công an, khỏi cần cải tạo nhà cửa cho chắc chắn cũng là chuyện thường tình.
Cho đến hôm nay, Na Lan có thể bạo mồm tự xưng mình là coông an nghiệp dư cũng không ngoa, cái khóa cổ lỗ này bất cứ ai cũng mở được, cô cần một mảnh nhựa.
Cô mở ví lấy ra chhiếc thẻ ngân hàng ấn vào khe cửa, từ từ nhích nhích... hơn chục giây sau đã mở được cửa.
Lia đèn pin. Cảnh tượng vẫn như mấy hôm trước nhìn thấy, các chồng sách xếp kín mặt sàn, chỉ có thể đứng tạm. “Càn quét” một lúc, cô kết luận, không có bất cứ thứ gì có thể chứa một bộ hài cốt, cũng không ngửi thấy mùi gì khó chịu. Cô bước vào buồng ngủ, soi đèn nhìn kỹ gầm chiếc giường đơn của Trần Ngọc Đống, cũng không có hòm xiểng gì. Mặt sàn lát gạch bình thường, không có vết khe hở hay tấm ván nào khả nghi.
Trong bếp chỉ có chiếc tủ lạnh cỡ trung bình. Na Lan ngờ ngợ, dù không chứa nổi một bộ hài cốt nhưng nếu gỡ nhỏ, phân tán ra thì sao?
Hão huyền!
Nhưng cô vẫn mở tủ lạnh ra.
Chỉ thấy hai bát thức ăn còn thừa, một chai nước quất, một âu cơm nhỏ, và một ít rau xanh còn nguyên mớ. Cô mở ngăn đá phía trên. Một túi bánh gói đông lạnh, một túi đùi gà, một túi chân gà.
Cô chợt nghĩ.
Chân gà?
Cô soi đèn vào một ái túi nilon được quấn rất chặt.
Một vật nặng giáng thẳng vào đầu. Na Lan gục ngay xuống chết ngất.
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp