Thiết Huyết Đại Minh
Chương 427: Dung hợp chủng tộc (2)
- Vạn tuế, Tĩnh Nam vương còn nhờ lão thần thay mặt thảo một tấu chương.
Hoàng đế Long Vũ hỏi:
- Tấu về việc gì?
Tôn Truyền Đình đáp:
- Về việc dung hợp chủng tộc.
- Dung hợp chủng tộc?
Hoàng đế Long Vũ ngạc nhiên nói:
- Dung hợp chủng tộc là cái gì?
Trước triều Đại Minh, chỉ có phân biệt Hán – Hồ, mà không có khác biệt về dân tộc.
Tôn Truyền Đình nói:
- Tĩnh Nam vương nói, ở đất Đại Minh chỉ có thể có một chủng tộc, đó là dân tộc Đại Hán, chỉ có thể có một loại ngôn ngữ, đó là tiếng Hán, chỉ có thể có một loại văn tự, đó là chữ Hán! Dân bản địa sinh sống ở hai kinh và mười ba tỉnh của Đại Minh, chỉ cần không phải Kiến Nô, Mông Cổ và người Sắc Mục (tiếng bọn thống trị thời Nguyên gọi các dân tộc ở Tây Vực), thì đều là con dân Đại Hán. Hễ là con dân Đại Hán, trên nguyên tắc chỉ nói tiếng Hán, viết chữ Hán, tất cả ngôn ngữ không phải tiếng Hán, tất cả văn tự ngoại trừ chữ Hán, đều bị cấm!
Hoàng đế Long vũ hỏi:
- Ý kiến của Tôn các lão và nội các thế nào?
Tôn Truyền Đình nói:
- Người xưa nói “Không cùng tộc với ta, tâm tất khác”, nội các nhất trí với đề nghị của Tĩnh Nam vương.
Hoàng đế Long Vũ nói: