Tất cả đều bắt đầu bằng một cơn mưa.
Chẳng ai ngờ cơn mưa kia sẽ rơi mãi không ngừng, hơn nữa càng mưa càng lớn. Một tháng sau hệ thống thoát nước của thành phố không thể chống đỡ được thì mọi thứ đã quá muộn.
Hoa Thành ở nơi cao, mà chung cư của Kiều Thanh Thanh lại là nơi cao nhất. Năm xưa quảng cáo bán nhà người ta còn nói có thể ngồi ở đây ngắm toàn cảnh Hoa Thành, mọi thứ đều ôm trước mặt.
Một chung cư như thế nhưng lúc gặp phải lũ lụt vẫn ngập mất sáu tầng. Những nhà ở khu vực thấp hơn nước còn ngập qua mười mấy tầng.
Lũ lụt giằng co gần một năm, sau đó nhiệt độ không khí giảm xuống 40 độ C, từ 22° vào mùa thu trực tiếp giảm xuống âm 20° độ và nó vẫn sẽ giảm xuống, thậm chí tới tận âm 80 độ.
Vào lúc ấy thiên tai đến không hề báo trước. Mọi người nhớ lại giai đoạn đầu của mạt thế mới phát hiện lúc trước nó đã rất ‘dịu dàng’ với bọn họ. Lũ lụt không đột nhiên xuất hiện, ít nhất một tháng mưa phía trước đã cung cấp đủ thời gian cho mọi người có cơ hội phản ứng. Ban đầu chính phủ cũng có thể ứng phó được, mãi tới khi mực nước càng ngày càng cao, các nơi đều chìm trong biển nước…… Theo báo chí đưa tin ngoài mấy tỉnh phía tây địa thế khá cao còn những tỉnh khác đều rơi vào cảnh ngập lụt.
Lúc sau nhiệt độ hạ thấp, một thành phố phía nam như Hoa Thành còn xuống âm 80 độ thì không thể tưởng tượng được các thành phố phương bắc sẽ thế nào.
Lúc lên mạng mua đồ Kiều Thanh Thanh mua sắm vật liệu tránh thiên tai trước. Cô đặt rất nhiều thùng nước khoáng, vì đơn quá lớn nên cô còn nhận được ưu đãi của chủ cửa hàng. Sau đó cô thuê một kho hàng ở vùng ngoại ô và gửi địa chỉ cho chủ cửa hàng.
Tiếp theo cô đặt hàng gạo, mì sợi, bột mì, áo lông vũ, chăn bông và các đồ giữ ấm khác. Theo lý thuyết thì mua mấy cái này ở nơi sản xuất lương thực hoặc nơi bán sỉ sẽ càng có lợi hơn. Vào cuối tuần này mưa còn khá nhỏ, đến một tuần sau mưa mới lớn hơn. Chờ đến khi có lũ lụt thì cũng còn nửa tháng nữa để cô xoay chuyển. Nhưng Kiều Thanh Thanh không dám mạo hiểm, nếu trên đường bị kẹt không tới được thì sao? Cô mua nhiều đồ như thế lại thuê kho hàng ở nơi khác cũng không tiện. Chẳng bằng mua ở chính nơi mình ở, chỗ nào cũng quen thuộc. Cô thuê riêng một nhà kho quần áo ở ngoại ô, một tháng là một vạn tệ, đặt cọc trước 4000 tệ. Nhà kho này cách khu dân cư gần nhất 800 mét, không sợ người ta nhìn trộm.
Ở kiếp trước cô từng gặp nhiều kẻ thấy hơi tiền là nổi máu tham và làm việc ác. Ngay cả cái nhà này cũng bị người ta theo dõi và cướp đi. Vì thế việc cô thu
thập vật tư tuyệt đối không thể bị kẻ khác biết được.
Lúc này chẳng cần tiết kiệm nữa, dù sao tiền này cũng sẽ thành giấy lộn thôi. Vì mua nhà nên bọn họ có 120 vạn tích lũy, lúc này cô sẽ lấy hết ra để mua vật tư!
Một giờ sau công nhân lắp hệ thống sưởi và máy phát điện năng lượng mặt trời lần lượt tới. Kiều Thanh Thanh đón người vào và trong nhà bắt đầu được sửa sang lại. Giường trong phòng ngủ chính có thể di động được nên cô thu nó vào không gian. Sàn nhà không lát gạch nên lúc này đỡ mất công cạy gạch lên. Căn phòng này là nhà cũ hơn 20 năm nhưng khi xây người ta dùng nguyên vật liệu tốt nên hơn 20 năm rồi mà chất lượng vẫn tốt. Ít nhất ở đời trước sau khi bị lũ lụt ngâm một năm, lại bị băng tuyết đông lạnh gần hai năm, chờ tới khi vào hè nóng bức, băng tuyết tan đi, Kiều Thanh Thanh bị đuổi đi mà căn phòng này vẫn tốt.
“Các anh làm tốt phần cách tầng nhé, đừng để ảnh hưởng tới tầng dưới.” Kiều Thanh Thanh dặn dò công nhân làm hệ thống sưởi sàn rồi mang theo công nhân lắp máy phát điện lên sân phơi.
Nhà cô ở tầng 8, là tầng cao nhất. Lúc trước mua nhà cô được tặng kèm phần gác mái, bên ngoài còn có một cái sân phơi chừng 15 mét vuông. Mấy năm trước vì thoát nước không tốt nên chỉ hơi mưa đã ngập. Sau khi Kiều Thanh Thanh kết hôn căn phòng này được dùng làm phòng ở cho hai vợ chồng. Thiệu Thịnh An mang theo công nhân lên sân phơi và gác mái sửa lại hệ thống thoát nước và tình hình lúc ấy mới được cải thiện.
Máy phát điện năng lượng mặt trời cô mua là loại 10KW, miễn phí lắp đặt, cuối cùng chốt giá 11 vạn. Cô đã chi 2 vạn tiền đặt cọc.
Thấy mưa bé nên đám công nhân làm việc khá thuận lợi. Kiều Thanh Thanh cũng xuống lầu nhìn chung quanh gác mái thấy nó thấp bé, chỗ cao nhất cũng mới 2 mét, vào đông lạnh, vào hạ thì nóng, không thích hợp sống ở đó nên ngày thường cô chỉ để đồ đạc linh tinh. Trong lúc vô tình cô thấy một cái thùng nên đi qua mở. Bên trên đầy tro bụi, vừa mở nắp thùng đã lộ một đống ảnh cũ. Cô lật từng tấm, tất cả đều là ảnh của gia đình cô, từ khi cô đầy tháng tới năm 7 tuổi. Cô cười nhạo và ném đống ảnh này vào thùng, định lúc rảnh rỗi sẽ cắt phần ảnh của mẹ và mình ra.
Tới giữa trưa cô đặt bảy hộp cơm và cũng ăn giống công nhân.
Cơm nước xong cô thấy chồng gửi lời mời gọi video: “Em xem, anh lên máy bay rồi. Máy bay bị chậm một tiếng và lát nữa anh sẽ phải tắt máy. Em chờ chút nhé, khoảng 5 giờ chiều là anh về tới Nguyệt Thành, đến lúc đó anh đi tàu cao tốc thì chừng 8 giờ là về tới nhà.”
“Được, anh về nhanh nhé.” Kiều Thanh Thanh đứng ra ban công nhận điện thoại nên Thiệu Thịnh An chỉ nghe thấy những tiếng ầm ĩ nhưng không nghĩ nhiều. Tiếp viên hàng không tới nhắc nhở thế là anh lưu luyến dặn dò cô mấy câu rồi ngắt video.
Kiều Thanh Thanh cũng không buồn thương bao lâu mà tiếp tục mua sắm điên cuồng. Những đơn nào số lượng lớn cô sẽ mang tới kho hàng, nếu số lượng ít mà khoảng cách gần cô sẽ đưa về nhà. Nhân viên chuyển phát nhanh dầm mưa lục tục mang đồ tới cho cô. Khu chung cư này cũ nên không có thang máy, nhân viên chuyển phát nhanh đều leo bộ mệt tới độ đầu đầy mồ hôi. Kiều Thanh Thanh đánh giá 5 sao khen ngợi từng người, còn thưởng cho bọn họ.
Vào lúc hai giờ chiều có công nhân tới lắp thêm két nước. Công nhân làm cửa sổ cũng tới. Trong khoảng thời gian ngắn trong nhà đều có người thi công.
Tới bốn giờ công nhân tới đo kích cỡ sân phơi. Ông ấy mang theo học trò nhanh chóng đo xong kích cỡ. Vì là bạn giới thiệu nên ông ấy cũng nói luôn: “Ban công là vấn đề nhỏ nhưng nếu muốn dùng kính bịt kín sân phơi này hẳn sẽ tốn không ít tiền đâu. Tôi thấy cô còn lắp máy phát điện năng lượng mặt trời nên chắc chắn phải lấy sáng được có điều chưa chắc đã cần thủy tinh công nghiệp, dùng nhôm hợp kim bình thường hoặc inox bịt các mặt rồi lắp kính trên mái là ổn. Như thế giá cả sẽ thấp hơn, lại mang tính thực dụng. Phần mái chỉ cần nối tiếp từ chỗ này là được, đảm bảo kín.”
“Không sao, tôi vẫn muốn 5 lớp thủy tinh công nghiệp. Chú cứ tính giá cả đi, cần bao nhiêu tiền đặt cọc?” Lắp inox đương nhiên là rẻ hơn nhưng trong trường hợp này không thể tiết kiệm được. Khi lũ lụt dâng lên tới tầng 6 rồi nhiệt độ hạ xuống khiến mọi thứ đóng băng thì tầng tám sẽ thành tầng 2. Sẽ có những kẻ mang theo ác ý bò lên. Nếu dùng inox vậy chẳng phải quá dễ cho bọn họ bò ư? Cô cần phải dùng thủy tinh công nghiệp, như thế sẽ chẳng ai có thể bò được một tấc.
Giao xong tiền cọc rồi công nhân rời đi, ông ấy nói mình phải về nhà xưởng đặt hàng.
Cả ngày này lầu tám náo nhiệt vô cùng thế nên hàng xóm cũng hóng hớt và đi lên xem.
“Thứ bảy mà cháu không nghỉ ngơi còn trang hoàng nhà cửa sao? Ai u, cháu muốn phá nhà ư, mấy năm trước kết hôn chẳng phải mới trang hoàng à?”
Người đi lên chính là bà Vương, là người nhìn Kiều Thanh Thanh lớn lên. Tính tình bà không xấu nhưng thích lẩm bẩm, lời nói cũng hơi khó nghe.
“Vâng, mái nhà lại thấm nước nên cháu gọi thợ tới sửa.”
“Lại thấm nước à? Năm đó bà đã bảo cha cháu đừng mua căn nhà này vì chủ trước bán mãi mà chẳng ai thèm mua nhưng cha cháu tham rẻ nên nhất quyết muốn mua thế nên hôm nay mới khổ vì thấm nước đó.” Bà Vương lải nhải mãi, “Chồng cháu không có nhà sao? Nó không ở nhà cháu còn gọi người tới sửa cái gì, người ra vào nhiều thật khó coi. Sao không đợi chồng về rồi hắng làm?”
“Bà, có phải quá ồn không, để cháu bảo công nhân nhẹ hơn chút nhé. Bà xuống lầu từ từ.”
Bà Vương xua tay: “Cũng không ồn lắm, bà chỉ thấy toàn người xa lạ lên xuống lầu nên đến xem thế nào, hóa ra là nhà cháu đang trang hoàng lại.”
Đang nói thì có công nhân nâng két nước đi lên.
“Ống dẫn đã chuẩn bị xong, chỉ cần nối với két nước là được.”
Kiều Thanh Thanh đỡ bà Vương lùi qua một bên và chào hỏi mấy người đó: “Vậy mọi người làm việc đi.”
Bà Vương trừng mắt đếm: “Ai u, nhà cháu muốn lắp bao nhiêu két nước thế? Một cái là đủ rồi, sao phải cần tới ba cái?”
“Vâng, để cháu đỡ bà xuống lầu nhé.” Đỡ bà lão xuống lầu bảy rồi cô mới xin lỗi nói, “Nhà cháu chắc còn ầm ĩ mấy ngày nay, công nhân cũng sẽ ra vào thường xuyên nên nếu có ảnh hưởng tới bà thì cho cháu xin lỗi. Chờ chồng cháu về sẽ tới cửa nhận lỗi với bà nhé.”
Lời này bà Vương thích nghe vì thế bà ấy vỗ mu bàn tay Kiều Thanh Thanh nói: “Trong nhà vẫn nên để đàn ông làm chủ, cháu đừng học mẹ mà đẩy chồng mình đi……”
“Cháu gặp bà sau nhé.” Kiều Thanh Thanh xoay người đi luôn.
“Con bé vẫn không thích nghe lời này, nhưng đó đều là đạo lý ——” bà Vương thở ngắn than dài rồi vào nhà xem TV. Bà chỉ đóng cửa chống trộm nên vẫn nghe được động tĩnh bên ngoài và nhìn thấy người đi lại. Thấy có người lên lầu bà không nhịn được chống quải trượng ra ngoài và quở trách: “Người trẻ đúng là không biết tiết kiệm, mua nhiều đồ thế này đều là tốn tiền, còn phải sinh con nuôi con nữa chứ……”
Người mới tới là công nhân đến đo kích cỡ nhà, bên kia két nước cũng đã lắp xong. Vốn dĩ trên sân phơi đã có két nước, bên cạnh còn có máy bơm vì nhà ở tầng cao nên nhiều khi nước yếu không lên được. (Hãy đọc thử truyện Quốc gia bảo ta đi làm ruộng của trang Rừng Hổ Phách) Hôm nay cô lắp thêm ba két nước loại 0.5 tấn nữa, một cái để trong ban công, một cái để ở sân phơi.
Lúc tính tiền cô hỏi: “Nhà xưởng của tôi cần két nước loại lớn, loại lớn nhất ở chỗ các anh có dung tích là bao nhiêu?”
Công nhân vừa đếm tiền vừa cười nói: “To lắm, đường kính 4 mét, cao 1 mét, có thể chứa mười tấn nước đó!”
10 tấn? Kiều Thanh Thanh vừa nghe đã vừa lòng. Thứ bỏ vào không gian sẽ giữ nguyên trạng thái, chỉ cần chứa đủ nước thì bọn họ vẫn sẽ có đủ nước sạch để ăn trong mười năm mạt thế.
“Một cái bán thế nào?”
Công nhân vừa nghe cô hỏi đã biết cô muốn mua và vô cùng vui vẻ nói, “Cô chờ một lát để tôi hỏi ông chủ.”
Anh ta lập tức gọi điện hỏi rồi nói: “Trong xưởng còn tám cái, giá thị trường là 5230 tệ một cái.”
“Anh đưa điện thoại cho tôi nói chuyện với ông chủ đi.”
Qua một lúc mặc cả cuối cùng cô mua 10 két nước với giá bốn vạn tám trăm tệ.
“Đây là địa chỉ kho hàng, mọi người đưa tới đó đi, tôi nhận hàng sẽ trả tiền luôn.” Kiều Thanh Thanh viết địa chỉ lên tờ giấy và đưa cho công nhân.