Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 884: Đối chất ở huyện nha


Chương trước Chương tiếp

Hai bên đường là từng mảng ruộng lớn đã được thu hoạch, thân lúa chất đống trong ruộng, xa xa là từng mảng bóng đen, từ hình dáng có thể đoán là rừng rậm hoặc thôn trang, tuy nhiên không nhìn thấy ánh đèn, có thể là rừng rậm.

Mọi người lại đi thêm vài dặm, sắc trời đã hoàn toàn tối đen. Dương Nguyên Khánh nhìn khắp bốn phía, phát hiện cách đó hơn hai dặm có nhiều ánh đèn, hẳn là ở đó phải có một thôn xóm. Dương Nguyên Khánh dùng roi ngựa chỉ:

- Đi! Vào trong thôn làng qua đêm!

Mọi người đều giục ngựa chạy nhanh, dọc theo bờ ruộng, hướng thôn xóm cách đó hai dặm chạy tới. Không bao lâu sau, mọi người đã đứng trước cửa thôn. Đây là một cái thôn không lớn, không đến trăm hộ gia đình. Từ lượng đèn mà đoán, người trong thôn đều ở kín rồi.

Không đợt mọi người tới gần đã có hơn chục con chó từ trong thôn chạy ra, hướng về phía kỵ binh mà sủa, từ trong thôn, tiếng chó sủa vang lên thành từng hồi. Lúc này, có mấy người từ trong thôn đi ra, mang theo đèn lồng. Bọn họ nhìn thấy nhiều kỵ binh như vậy có chút do dự, nhưng cuối cùng vẫn nơm nớp lo sợ tiến đến.

Người cầm đầu là một lão già, từ ánh đèn mờ mờ của đèn lồng có thể thấy được râu tóc của người này đã bạc trắng, lưng đã còng. Đi sau lão là ba người trẻ tuổi, trong tay cầm cây côn xiên cỏ. Có thể thấy bước chân của họ rất do dự, dường như tràn đầy ý sợ hãi.

- Các vị quân gia là từ đâu đến?

Trình Giảo Kim đi theo Dương Nguyên Khánh, y vừa muốn há miệng hét lớn thì bị Dương Nguyên Khánh kéo y ngăn lại, sau đó tiến lên chắp tay cười nói:

- Chúng ta từ Thái Nguyên ra ngoài làm việc, hiện tại trở về Thái Nguyên. Sắc trời đã tối, muốn tá túc trong thôn một đêm, uống chén canh nóng. Chúng ta sẽ trả tiền trà nước.

Lão già cầm đèn lồng tiến đến trước mặt Dương Nguyên Khánh nhìn một lúc lâu, thấy bọn họ đúng là quan quân, không phải loạn phỉ liền gật đầu:

- Thôn rất nhỏ, cũng không có phòng ốc để không. Tuy nhiên trong thôn có một cái miếu thổ địa rất lớn, các vị có thể ở trong miếu nghỉ lại một đêm, lão đi tìm người nấu chén canh nóng cho các vị.

Dương Nguyên Khánh quay đầu lại nói với mọi người:

- Không cho phép vào nhà dân, tới miếu thổ địa nghỉ ngơi!

Bọn lính đều có vẻ mệt mỏi, tất cả xuống ngựa, dắt ngựa đi vào trong thôn. Quả thật thôn này không lớn, một con đường chạy dọc thôn dài chừng hai dặm, ở giữa con đường là một cái miếu thổ địa rộng khoảng mười mẫu. Bọn lính dẫn ngựa vào miếu thổ địa, sau đó tìm nơi nghỉ ngơi ăn uống.

Hơn chục thân binh đến Tây Sương phòng trong miếu thổ địa quét dọn một chút, đốt một đống lửa, có mấy tên lính chạy đi tìm giếng múc nước nấu trà. Dương Nguyên Khánh ngồi xuống, hắn thấy Trình Giảo Kim có chút không yên lòng, liền cười nói:

- Có phải chứng nghiện rượu lại tái phát hay không?

Trình Giảo Kim gãi đầu, có chút ngượng ngùng nói:

- Vừa mới nhìn thấy trong thôn trang có một quán rượu, khiến cho chứng nghiện rượu của ty chức nổi lên, hiện tại khó chịu muốn chết.

Dương Nguyên Khánh biết y xem rượu như mạng, từ lúc xuất chinh đến giờ vẫn chưa được uống một giọt rượu nào, quả thật cũng làm khó y rồi. Dương Nguyên Khánh biết nhưng lại vờ như không biết Trình Giảo Kim tìm được một lọ rượu gạo tốt nhất từ trong Vương cung Cao Ly, y đã vụng trộm cho qua cơn nghiện. Dương Nguyên Khánh thấy y vì đại cục mà vẫn khắc chế chính mình, liền nghĩ không làm khó y nữa, cười nói:

- Ngươi đi đi! Uống ít một chút, đừng gây chuyện cho ta!

Trình Giảo Kim mừng rỡ, tựa như mông bị mũi tên bắn trúng, nhảy dựng lên, như một cơn gió chạy ra khỏi miếu thổ địa (với cái thân hình của TGK thì phải là bão chứ gió gì ). Lúc này, ông già dẫn theo hơn chục người trẻ tuổi mang đến mấy thùng lớn canh nóng tiến vào, cười nói với bọn lính:

- Các vị quân gia mời đến dùng canh đi! Đây là canh thịt, trong canh còn có thịt thỏ.

Sau khi một gã quân y thử độc, bọn lính đều cầm bát tiến đến múc canh. Ông già lại đến trước mặt Dương Nguyên Khánh, khom người thi lễ:

- Vị quân gia này, có thể phiền quân gia đến nhà ta một chút hay không?

- Có chuyện gì không?

Dương Nguyên Khánh cười hỏi.

Ông già thở dài:

- Có chút việc muốn phiền đến quân gia.

Dương Nguyên Khánh thấy vẻ mặt của lão có chút ảm đảm, đoán chừng là gặp phải một vấn đề phiền não gì đó liền gật đầu:

- Được rồi! Ta đi với ông một chuyến.

Hắn đứng lên, mang theo năm sáu thân binh đi theo lão già ra khỏi miếu thổ địa. Không bao lâu sau liền tiến vào một cái sân trước:

- Đây là nhà của lão, mời quân gia ngồi.

Dương Nguyên Khánh cùng ông già bước vào một căn phòng, trên thực tế là phòng bếp và phòng ở liền với nhau, đã thắp một ngọn đèn nhỏ, ánh đèn mờ ảo, xuyên thấu không gian mờ mịt, có thể nhìn thấy ở góc phòng chất một đống lúa mì chưa tuốt và một vài bó củi.

Trong phòng có hai cái giường cũ nát. Lão già mời Dương Nguyên Khánh ngồi xuống, lại rót cho hắn một chén nước ấm:

- Làm phiền quân gia, thật ngại quá.

- Không việc gì, lão trượng có chuyện gì cứ việc nói!

Lão già về phòng mang tới một phong thư, có vẻ rất lo lắng. Lão đem thư đưa cho Dương Nguyên Khánh, thở dài nói:

- Sau khi quân gia về Thái Nguyên, có thể thay chúng ta chuyển một phong thư không?

Dương Nguyên Khánh nhận lấy bức thư, chỉ thấy trên bao thư viết “Gửi Đại Tùy Sở Vương Điện hạ” thì ngẩn ra, hóa ra phong thư này lại gửi cho mình…

Dương Nguyên Khánh trầm ngâm một chút rồi hỏi:

- Lão trượng cho là ta có thể gặp mặt Sở Vương sao?

Trên mặt ông già lộ ra vẻ bất đắc dĩ:

- Chúng ta cũng không có cách nào, dùng rất nhiều mối quan hệ đều không được. Nghe nói quân gia từ Thái Nguyên đến, thế nên mới thử một lần.

Nói tới đây, ông già lại lấy từ trong nhà ra một cái hộp nặng trịch, đặt trước mặt Dương Nguyên Khánh:

- Chúng ta cũng không để quân gia làm việc không công. Ở đây có mười xâu tiền, đều là tân tiền của triều Tùy, biếu quân gia uống rượu.

Nói xong ông lão bèn đưa chiếc hộp cho Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khánh chợt phát hiện ngoài cửa cũng có mấy ông lão, đều đang nhìn hắn, ánh mắt tràn đầy hi vọng.

Hắn bỗng nhiên hiểu ra một chút, cười nói:

- Lão trượng là trưởng thôn phải không?

Ông lão gật đầu:

- Lão họ Kiều, thôn này cũng gọi là thôn Kiều gia, chín phần dân trong thôn đều họ Kiều. Mọi người tín nhiệm lão, để lão làm trưởng thôn.

Ông lão lo sợ Dương Nguyên Khánh không đồng ý bèn cầm hộp tiền đẩy đến trước mặt Dương Nguyên Khánh nói:

- Chỉ cần quân gia cố gắng hết sức, nếu không làm được cũng không sao, số tiền này là để bồi dưỡng cho quân gia.

Dương Nguyên Khánh thầm bội phục tài ăn nói của ông lão. Đã nói đến bước này, không đáp ứng cũng không được rồi.

- Được rồi! Ta tạm thời thử xem. Ta có một người bạn, thân thích của y chính là Sở Vương Trương Trắc Phi, có lẽ có thể truyền tin giúp các ngươi. Có điều ta muốn hỏi một câu, đã xảy ra chuyện gì, các ngươi muốn cáo trạng phải không?

- Cũng không phải là cáo trạng, chỉ là muốn phản đối một việc. Chúng tôi nghe nói thuế ruộng ở quận Hằng Sơn là một phần hai mươi lăm, vì sao chúng ta ở nơi này lại là một phần hai mươi? còn có lợi tức (tiền lãi) mạ non thì tính thế nào? Còn có vấn đề về kho lương, trước kia quy định là khi nào có thiên tai thì trả lại, năm trước và năm kia chúng ta đều nộp, nhưng năm nay hạn hán, chỉ có vụ hè là thu hoạch được một chút, không nói trước kia, chẳng lẽ năm ngoái và năm kia chúng ta đều là mất trắng sao?

Trong số các quận ở Hà Bắc, quận Hằng Sơn và quận Thượng Cốc là vì bị ảnh hưởng tai hại nặng nề của Ngụy Đao Nhi, cho nên ban cho một cái thuế suất khoan dung, một phần hai mươi lăm tổng lượng lương thực thu hoạch. Quận Thanh Hà và quận Bột Hải cũng giống như vậy. Các quận khác đều là một phần hai mươi, đây cũng không phải vấn đề gì quá đặc biệt cả.

Mà tiền mạ non là ở thời kì giáp hạt, quan phủ tạm thời cấp cho nông dân sinh hoạt phí trước khi cây trồng vụ hè và vụ thu sau được thu hoạch, không thu lợi tức. Cho nên khi nghe đến lợi tức mạ non, Dương Nguyên Khánh không tránh khỏi ngẩn ngơ.

Dương Nguyên Khánh liền hỏi:

- Thật là kỳ quái. Tiền mạ non ở chỗ này còn thu cả lợi tức sao?

- Chính là kỳ quái như vậy! Các huyện khác đều không có, vì sao huyện chúng ta lại có. Tuy rằng lợi tức không cao, cứ hai mươi tiền thì mất một xu lợi tức, nhưng vẫn khiến cho người ta cảm thấy bất mãn.

Trong lòng Dương Nguyên Khánh cảm thấy nghi hoặc, hắn vẫn giấu diếm vẻ mặt như cũ, lại nói:

- Thuế ruộng một phần hai mươi là đúng. Huyện Hằng Sơn bị Ngụy Đao Nhi tàn phá nặng nề, cho nên tiền thuế có chút đặc thù. Về phần lợi tức mạ non đúng là lần đầu nghe thấy. Năm nay hạn hán, các ngươi phải trả bao nhiêu?

Mấy ông lão đứng ở ngoài cửa cũng đã bước vào trong, mồm năm miệng mười nói:

- Đều là năm đấu gạo. Đó là lương thực giao cho kho lương mùa hè năm nay, nhưng năm trước và năm kia chúng ta đều nộp một thạch lương thực. Chúng ta đi tìm huyện nha, huyện nha lại bảo chúng ta đi tìm Đậu Kiến Đức mà đòi. Nhưng chúng ta biết, Đậu Kiến Đức không hề lấy đi lương thực trong kho lương. Chúng ta đều biết, tại sao Đại Tùy lại không biết?

Lông mày của Dương Nguyên Khánh nhăn lại thành một đường thẳng. Hắn nhớ rõ tháng tư năm nay, Tử Vi Các có thảo luận vế việc khôi phục chế độ kho lương, trong đó có nói về vấn đề kéo dài lương thực trong kho lương của tiền triều.

Lúc ấy nói là, để cho các huyện kiểm kê tài sản và lương thực trong kho lương, nếu còn tồn tại lương thực mà sổ sách rõ ràng, hoặc là sẽ tiến hành tính toán lại, lúc ấy còn phái ra Ngự sử giám sát, đưa đến ba mươi huyện tiến hành kiểm kê lại.

Đề phòng trường hợp bởi vì sổ sách kho lương của các huyện không được đầy đủ, hoặc đúng là đã bị quân đội của Đậu Kiến Đức mang đi, tất cả đều có khả năng xảy ra. Nhưng không ngờ huyện này lại vi phạm quy định, dám thu lợi tức mạ non, điều này khiến cho người ta hoài nghi kho lương thực có vấn đề.

Nghĩ vậy, Dương Nguyên Khánh nói:

- Như vậy đi! Ngày mai ta ra mặt thay các ngươi, đến huyện nha hỏi xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì. Các ngươi cũng phái vài tên trưởng giả đi cùng ta, đem sự việc này làm cho rõ ràng.

Kiều trưởng thôn cùng vài lão nhân nhìn nhau, cùng đứng lên khom người thi lễ:

- Đa tạ quân gia trượng nghĩa ra mặt thay chúng ta…

Sáng sớm hôm sau, Dương Nguyên Khánh thống lĩnh năm trăm thân vệ tiếp tục đi về hướng bắc. Nha môn huyện thành cách thôn Kiều gia hơn mười dặm về phía bắc, cùng đi còn có năm tên trưởng giả của thôn Kiều gia, có cả Kiều trưởng thôn. Bọn họ đều nghĩ Dương Nguyên Khánh là Thiên tướng từ kinh thành tới, tuy rằng quân – chính không liên quan đến nhau, nhưng người từ kinh thành tới luôn khiến người ta sinh ra một loại ảo tưởng về quyền lực.

Dương Nguyên Khánh lại có một đêm gần như thức trắng. Hắn đang suy nghĩ xem lỗ hổng của chế độ này ở chỗ nào? Từ xưa đến nay, các loại chế định, chế độ của triều đình luôn luôn không hoàn thiện, luôn có một khe hở nào đó ở bên trong, những sơ hở này dễ dàng bị kẻ dưới lợi dụng.

Cái này cố nhiên là bởi vì chế định đưa ra rất nghiêm mật sẽ làm tăng gánh nặng cho triều đình. Quan trọng hơn là muốn lưu lại một chút đường sống cho quan viên phía dưới, đây cũng là truyền thống từ xưa tới nay, phàm việc gì cũng phải lưu lại một con đường sống, làm người cũng lưu lại một con đường sống, chức vị cũng lưu lại một con đường sống, cho nên chế độ ban ra cũng sẽ lưu lại một con đường sống.

Cứ như vậy, quan viên phía dưới có cơ hội kiếm tiền. Cứ lấy vấn đề kho lương làm ví dụ, nếu như sổ sách không đầy đủ, cũng có thể hợp nhất cũ mới. Cái gì gọi là sổ sách không đầy đủ? Sổ sách vốn rất đầy đủ, cũng vì có quy định này mà một nhóm quan viên địa phương sẽ hủy sổ sách, khiến nó trở nên không đầy đủ, khiến cho lương thực trong kho lương trở thành lương thực không được ghi chép.

Dương Nguyên Khánh chắc sẽ không cho phép xảy ra chuyện như thế này. Nhưng hắn không có khả năng suy xét chu toàn mọi mặt, cho nên hắn mới thực thi chế độ hợp nghị ở Tử Vi Các. Loại chế độ này, khi xuất hiện đại sự đều do mọi người cùng bàn bạc, sau đó biểu quyết thông qua. Nhưng loại này vẫn giữ lại tư tưởng lưu lại đường sống truyền thống, khiến cho đám Tướng quốc ngầm hiểu với nhau, rất nhiều chế độ cứ như vậy mà xuất hiện một hoặc nhiều lỗ hổng nhưng vẫn được thông qua.

Điển hình nhất là chế độ ruộng đất thời Vĩnh Nghiệp triều Đường, chính là không chịu khóa chặt việc mua bán đất đai, để lại lỗ hổng có thể mua bán, khiến cho đất đai thời đó bị thổ địa thôn tính quy mô lớn, cuối cùng bùng nổ loạn An Sử (1).

1. Loạn An Sử là một cuộc phản loạn quy mô lớn xảy ra từ năm 755 đến năm 763, trong thời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông nhà Đường. Cầm đầu cuộc phản loạn này là An Lộc Sơn (vốn là một Tiết độ sứ của triều đình) và thuộc hạ là Sử Tư Minh.

Loạn An Sử – Wikipedia tiếng Việt

Còn có các loại quy chế pháp luật ở đời sau, lỗ hổng nhiều không kể hết, đúng thật là do người thảo chế độ không biết sao? Cũng không phải, kỳ thật chính là do loại tư tưởng dung túng quấy phá, làm việc cũng không muốn làm đến tuyệt đối, để lại cho mình một con đường sống. Núi không vòng thì sông vòng, nói không chừng đến một ngày nào đó những quy chế này sẽ đổ lên đầu chính mình hoặc con cháu mình, cho nên có danh nhân đã viết: làm người phải để lại ba phần làm vốn.

Thật ra, nghĩ sâu hơn, cho dù định ra một chế độ hoàn thiện cũng vô dụng, bởi vì chế độ là vật chết, người là vật sống. Chế độ cần người tới chấp hành, người chấp hành bất lực, giơ cao đánh khẽ, thậm chí còn không để ý tới cái gọi là chế độ, vậy thì phải làm thế nào?

Trong lúc Dương Nguyên Khánh trầm tư, Trình Giảo Kim lại bừng bừng khí thế. Hôm qua y đánh một hơi hết ba bình rượu, mặc dù chỉ là rượu trái cây những cũng vô cùng thoải mái, khiến y quên hết tất cả nặng nhọc đã trải qua.

Trình Giảo Kim đã biết việc Dương Nguyên Khánh muốn đi đối chứng, ý tưởng của y rất nhiều, rất giỏi đối phó với loại sự tình này, tiến lên nói với Dương Nguyên Khánh:

- Tổng quản, những tên này làm quan đều là một đám gian xảo như quỷ, khẳng định là đã có cách đối phó rồi, nếu cứ đường hoàng đến hỏi bọn chúng, khẳng định là không có hiệu quả gì. Chi bằng để ty chức đi điều tra, đào ra chân tướng sự việc.

Dương Nguyên Khánh không thể không thừa nhận những gì Trình Giảo Kim nói. Có những lúc Trình Giảo Kim rất hữu dụng. Có những chuyện không phải cứ đi đường thẳng là có thể giải quyết được, nhiều khi cũng phải đi đường ngang ngõ tắt. Mà lúc này đây, năng lực của Trình Giảo Kim mới được biểu hiện.

Dương Nguyên Khánh gật gật đầu:

- Ngươi mang theo vài huynh đệ thôi! Nhớ kỹ, không được để bại lộ thân phận.

- Tổng quản yên tâm, giải quyết những việc thế này luôn là ưu thế của lão Trình.

Trình Giảo Kim dẫn theo vài huynh đệ giục ngựa nhanh chóng đi trước một bước… Nha môn huyện nha là một tòa nhà hơi nhỏ nằm trong huyện thành. Trong huyện thành chỉ có gần hai ngàn hộ dân, đại đa số người dân đều ở tại hương thôn, huyện thành cũng không lớn, chỉ cần thời gian một nén nhang là có thể đi ngang qua huyện thành.

Huyện lệnh nha môn họ Từ, tên là Từ Thủ Tín, năm nay đã hơn bốn mươi tuổi, nhậm chức huyện lệnh ở nơi này từ năm Đại Nghiệp thứ chín cho đến nay, các mối quan hệ trong huyện đã đến mức thâm căn cố đế.

Từ Thủ Tín cũng không biết việc Sở Vương đi qua, càng không biết mình đã bị thôn dân ở phía nam huyện tố cáo. Trong khoảng thời gian này, y luôn luôn suy xét, làm cách nào để đưa số lương thực dư thừa trong kho lương đến Trung Nguyên bán đi.

Giữa trưa, Từ Thủ Tín đang nghĩ cách trong thư phòng, bỗng có tên nha dịch chạy tới bẩm báo:

- Bên ngoài huyện có một đội kỵ binh, nói là từ kinh thành tới, muốn gặp mặt ngài.

Từ Thủ Tín không khỏi cúi đầu mắng một tiếng, không cần phải nói, những kỵ binh này chắc chắn là muốn ăn uống miễn phí. Bất đắc dĩ, y đành phải đi ra huyện nha, lại liếc mắt nhìn Dương Nguyên Khánh đang ngồi trên lưng ngựa.

Từ Thủ Tín cũng không nhận ra Dương Nguyên Khánh, cũng không hiểu lắm về biên chế quân đội, không nhận ra mấy trăm kỵ binh trang bị hoàn mỹ này đều là thân vệ của Sở Vương, có điều, dù sao y cũng là một huyện lệnh, ít nhiều cũng có chút kiến thức, nhìn thấy Dương Nguyên Khánh đầu đội kim khôi, trong lòng không tránh khỏi bồn chồn. Kim khôi chỉ có chủ soái một quân mới được đội.

Khái niệm chủ soái một quân chính là một mình thống lĩnh một quân, ví dụ như Từ Thế Tích và Tần Quỳnh bây giờ, bọn họ cũng có thể đội kim khôi, chỉ có điều là hai người không dám mạo phạm, đều không mang kim khôi mà chỉ đội ngân khôi thôi.

Trong lòng Từ Thủ Tín có chút bất an, vị quan lớn mang kim khôi này là ai? Lúc này, y bỗng nhìn thấy bên hông Dương Nguyên Khánh đeo bảo kiếm, không ngờ là chuôi kiếm bằng ngọc đen. Y từng là Tùy thần, đương nhiên biết bảo kiếm có chuôi kiếm bằng ngọc đen này đại biểu cho cái gì?

Đây là Bàn Dĩnh Kiếm, trước đây là kiếm của Thiên tử, sau đó ban cho Dương Nguyên Khánh, việc này thiên hạ đều biết. Hiện giờ thanh kiếm này lại xuất hiện bên hông một quan quân, đầu đội kim trụ, hông đeo Bàn Dĩnh Kiếm. Hai điều này hợp lại một chỗ, lập tức thân phận của vị quan quân này đã rõ như ban ngày.

Hai chân Từ Thủ Tín chợt run rẩy, y đã đoán được người quan quân trước mặt này là ai. “Cộp” một tiếng, Từ Thủ Tín quỳ rạp xuống đất, giọng run rẩy nói:

- Huyện lệnh huyện nha Từ Thủ Tín tham kiến Sở Vương Điện hạ. Điện hạ thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế!

Những lời này của y khiến cho mấy lão nhân thôn Kiều gia sợ đến ngây người, trở nên ngây ngốc đứng nguyên ở nơi đó. Bỗng nhiên, năm lão nhân cùng nhau quỳ xuống, dập đầu như băm hành, đầu đập xuống đất phát ra âm thanh bang bang rung động:

- Tiểu dân có mắt như mù, chậm trễ Sở Vương Điện hạ, khẩn cầu Sở Vương Điện hạ tha tội!

Lời bọn họ nó rất đúng, rất thật. Tối hôm qua Dương Nguyên Khánh dẫn binh lính đến thôn nghỉ qua đêm, bọn họ chỉ nấu một nồi canh nóng ứng đối qua loa. Nếu biết sớm, bọn họ nên bỏ ra lương thực và heo dê, chiêu đãi binh lính thật tốt.

Dương Nguyên Khánh khoát tay chặn bọn họ lại, hướng về hai phía nói:

- Tất cả mọi người đứng lên đi!

Rồi hắn hướng Từ Huyện lệnh cười nói:

- Mấy vị xã nông này có việc không hiểu, cho nên ta đặc biệt dẫn bọn họ đến đây hỏi thăm một chút.

Trong tâm Từ Thủ Tín phát lạnh, dường như có một khối băng rơi vào lòng y…

Trong nghị sự đường của huyện nha. Sắc mặt Dương Nguyên Khánh không chút thay đổi, ngồi ở vị trí cao nhất, chậm rãi uống trà. Ở dưới, hai bên trái phải có một nhóm người đang ngồi, bên trái là năm trưởng giả của thôn Kiều gia, bên phải là Từ Huyện lệnh và Nhâm Huyện thừa.

Theo nghi lễ, Huyện lệnh và Huyện thừa là trưởng, ngồi ở bên trái vì dù sao bọn họ cũng là quan phụ mẫu. Nhưng ở trước mặt Dương Nguyên Khánh, bọn họ không dám bày ra cái thái độ của quan phụ mẫu, chỉ có thể bày tỏ thái độ khiêm tốn thấp kém nên đành ngồi bên phải.

Nhưng năm trưởng giả của thôn Kiều gia lại không biết quy cách về chỗ ngồi, bọn họ chỉ quan tâm đến lợi tức mạ non và lương thực trong kho lương, đây mới là vấn đề liên quan đến lợi ích của bản thân. Có Dương Nguyên Khánh làm chỗ dựa, giọng điệu của năm lão trưởng giả cũng trở nên thẳng thắn và bén nhọn.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...