Tam Nhặt - Tô Tha

Chương 44


Chương trước Chương tiếp

Lâm Nghiệt ở nhà Hình Tố đến mười giờ, sau khi phát tiết xong nỗi nhớ nhung mấy ngày nay lên người cô thì nằm xuống đất, đầu dựa vào giường.

Hình Tố tựa vào đầu giường, từ từ mặc quần áo vào, hơi nhoài người đến mép giường, từ trên nhìn xuống anh: “Tắm đi, tôi đưa cậu về.”

Lâm Nghiệt mở mắt ra, nhìn vào khuôn mặt đang cúi xuống của Hình Tố: “Kéo quần lên là đuổi tôi đi? Cho dù là ‘gậy tự sướng’ cũng đâu có dùng như chị?”

Hình Tố cười: “Cậu muốn ở lại cũng được.”

Lâm Nghiệt phải trở về, mấy ngày nay dạ dày bà ngoại không thoải mái, anh không muốn làm bà lo lắng, mặc dù cũng chưa chắc gì bà ấy sẽ lo lắng, nhưng trở về thì cũng yên tâm hơn một chút. Anh hơi nhổm người lên, đủ để đến gần môi cô hôn một cái: “Tôi tự về.”

Vậy Hình Tố sẽ không tiễn, cô cũng không giỏi khách sáo.

Lâm Nghiệt vốn định đi tắm nhưng thấy cô không có chút phản ứng thì anh cũng không vội, từ dưới đất đứng lên nhảy phốc lên giường, nhốt cô vào giữa hai cánh tay: “Không giữ tôi?”

Hình Tố lắc đầu.

Lâm Nghiệt lập tức cắn một cái lên gò má cô, để lại một cái dấu răng: “Giữ hay không giữ?”

Hình Tố hỏi ngược lại anh: “Tôi giữ thì cậu sẽ ở lại sao?” Lâm Nghiệt không nói gì.

Hình Tố sờ khuôn mặt đẹp trai của anh một cái, nhìn chằm chằm hàng lông mi thật dài của anh rồi nói: “Cậu thích thăm dò tôi, nhưng cậu lại sợ, sợ câu trả lời của tôi không giống với suy nghĩ trong lòng cậu, cho nên sau khi cậu hỏi tôi một số vấn đề quá đáng thì luôn hối hận, không muốn nghe câu trả lời của tôi.”

Lâm Nghiệt tiếp tục im lặng.

Hình Tố nhìn Lâm Nghiệt, cô hiểu rất rõ sức ảnh hưởng của việc anh hôn cô ở trường học.

Nếu như lúc cô học trung học gặp phải một người có gương mặt xuất sắc và hợp khẩu vị như vậy, thì cho dù đạo đức có không tốt cô cũng sẽ thích. Nhất định là bọn họ không chấp nhận được việc cậu con trai mình rung động đầu đời lại bị một người phụ nữ lớn tuổi như thế nhúng chàm.

Thấy cô nghĩ mãi, Lâm Nghiệt chợt nói: “Chị giữ thì tôi sẽ ở lại.”

Câu nói hơi đột ngột, Hình Tố suy nghĩ một hồi mới hiểu ra anh đang trả lời câu hỏi của cô.

Anh sẽ ở lại nếu cô giữ.

Nụ cười bỡn cợt của Hình Tố tắt đi một nửa, hết lần này tới lần khác, Lâm Nghiệt đã cho cô quá nhiều khoảnh khắc tấn công trực tiếp vào linh hồn.

Lâm Nghiệt lại hỏi cô, giọng mềm mại hiếm thấy: “Giữ hay không giữ?”

Trong lòng Hình Tố nghĩ không giữ nhưng khi mở miệng lại là: “Cậu đừng đi.”

Trong mắt Lâm Nghiệt chợt lóe lên niềm vui sướng, anh vẫn cố duy trì vẻ mặt không để tâm nhưng ánh mắt lại không phối hợp, nếu như nó biết nói chuyện thì bây giờ nhất định đã cười ra tiếng.

Anh vui vẻ như vậy là bởi vì cô giữ anh lại. Hình Tố biết rồi còn hỏi: “Vui vậy sao?”

Lâm Nghiệt không chịu nói thật: “Khổ thế chứ, chị lại không cho tôi đi.”

Hình Tố cười: “Vậy cậu có đi tắm không?”

Lâm Nghiệt đi tắm nhưng không muốn tắm một mình nên đã vác Hình Tố lên, cùng vào phòng tắm.

Bà ngoại nhận được WeChat của Lâm Nghiệt, anh nói tối nay không về, bà cũng chỉ đợi cơ hội này gọi một nhóm các bà cụ đến nhà đánh mạt chược.

Con người bà tương đối ích kỷ, cơ bản sẽ không suy nghĩ đến cảm nhận của người khác, nhưng Lâm Nghiệt là ranh giới cuối cùng của bà, ngày thường bà muốn làm gì thì làm nhưng cũng sẽ nghĩ đến

cảm nhận của Lâm Nghiệt, cố gắng không gây ảnh hưởng tới anh. Cho nên lúc anh có mặt thì bà cũng ít khi đánh bài.

Đám cụ bà này tụ tập với nhau thì sẽ trở nên lắm mồm, suốt ngày lo chuyện thiên hạ.

Có người nói: “Con gái bà không có chút tin tức gì sao?”

Bà ngoại ấn nút xào mạt chược, liếc nhìn bà ta một cái, khi mở miệng cũng nói lời rất khó nghe: “Liên quan rắm gì tới bà.”

Mọi người cũng đã quen với cái miệng chua ngoa của bà ngoại nên cũng không ngại: “Tôi nghe nói ông chủ của Sa Trường kia không còn sức cho Sa Trường hoạt động tiếp nữa, hai năm trước còn có thể chui qua lỗ hổng của nhà nước, tạo mối quan hệ tìm cách giải quyết, nhưng hai năm nay bị quản lý nghiêm, một chút mỡ cũng ép không ra. Con gái bà và anh ta sống không tốt, trong tay bà lại có một khoản tiền gửi ngân hàng, bao nhiêu là phòng như vậy, không thôi thì nhân cơ hội này làm lành với con gái bà đi.”

Bà cụ vừa nói chuyện trước đây là giáo viên dạy trung học, sau này về hưu thì không đụng tới sách vở nữa nhưng vẫn không đổi được thói quen nói chuyện nghiêm túc, hơn nữa cũng không biết nhìn sắc mặt, rõ ràng là bà ngoại không muốn nói chuyện về con gái mình, bà ta lại nhắc tới thì không xong rồi.

Có người nhìn thấy sắc mặt bà ngoại ngày càng khó coi nên đã chặn bà ta lại: “Nghe nói con trai bà được điều đến cơ quan làm việc rồi?”

Bà cụ hơi đắc ý: “Là vì được thầy giáo coi trọng.”

Lời nói khiêm nhường nhưng cũng không tránh được có chút giả bộ, bà cụ đặt câu hỏi lúc nãy cho bà ta mặt mũi, lại hỏi: “Làm bộ đội tốt hơn hay làm ở cơ quan tốt hơn? Hẳn là đều rất cực khổ nhỉ?”

Bà cụ bị hỏi cũng không hiểu, công việc ở chỗ này yêu cầu phải bảo mật với thân nhân, bà ta không rõ nhưng vẫn giả vờ: “Nhất định là

cơ quan tốt hơn.”

Tiếp đó bọn họ lại giả lả nói thêm mấy câu. Bà ngoại tập trung đánh bài.

Bà cũng không phải loại người bỏ ngoài tai những lời ong tiếng ve bên cạnh, nhưng hôm nay bà đã làm được. Chính bà cũng không biết tại sao, có thể là do dạ dày không thoải mái nên cả người ỉu xìu, cũng có thể là do cháu ngoại không về nhà, ít nhiều gì bà cũng hơi nhớ.

Trò chuyện một chút, đề tài lại lệch đi: “Thật sự có loại nghề nghiệp buôn súng ống đạn dược sao? Ở ngay trong nước chúng ta hả? Nực cười nhỉ?”

Bà cụ kia kiên nhẫn trả lời: “Trước đây con trai tôi có giúp đỡ công đoạn lắp ráp súng ống đạn dược, thời điểm đó rất nhiều tên lửa và đại bác được mang vào từ đường dây tư nhân, bây giờ thì không còn nữa, giờ mà có thì thực sự nực cười.”

Ở đó có một bà cụ, ông cụ trong nhà rất thích tin tức quân sự, bà ta thường nghe thấy nên cũng biết một ít, uốn nắn bọn họ: “Bây giờ vẫn còn làm cái này, có công ty hợp pháp, có điều phần lớn là mua vào bán ra linh kiện và kỹ thuật. Công việc này tương đối bên lề như làm người giữ mộ, không thể bởi vì bà chưa nhìn thấy mà đã nói nó nực cười. Chỉ là những thứ đó cách quá xa cuộc sống của chúng ta, nhưng xa xôi thì không tồn tại sao?”

Bà ngoại nghe bọn họ nói một hồi lâu từ chuyện nhà đến quân sự thì không khỏi cũng muốn nói hai câu: “Bà cho rằng bán vũ khí chỉ là cái loại trong phim điện ảnh thôi sao? Ai cũng có võ nghệ xuất chúng, lúc nào cũng đối mặt với chuyện nguy hiểm tới tính mạng hả? Còn phải đề phòng bị tổ chức khủng bố bắt cóc? Thật ra thì công việc của người ta cũng rất đơn giản, việc nói chuyện hợp tác cũng chẳng khác gì mấy cái công ty khác, cũng hẹn đi tắm, xông hơi, tổ chức mấy chương trình giải trí, vừa chơi vừa nói.”

Chuyện này những người khác nói thì còn có tính chân thật, nhưng bà ngoại nói thì không thể tin được. Dù gì thì trong nhà bọn họ cũng có người từng tiếp xúc hoặc xem qua tin tức, nhưng bà ngoại suốt ngày chỉ nghe tiết mục tình cảm trên đài phát thanh, những lời nói ra có hơi không thực tế.

Có người còn nghi ngờ bà: “Bà nghe được từ đâu vậy?”

Bà ngoại không đáp, đột ngột quá bà cũng không nhớ ra được tại sao mình có thể nói ra những câu này.

Đề tài này kết thúc trong sự im lặng của bà ngoại, mấy người lại chuyển từ quân sự về đến nhà cửa, nói mãi đến hơn bốn tiếng, đánh bài xong, bà ngoại tiễn họ ra về.

Đóng cửa lại, bà ngoại đột nhiên nhớ ra mình nghe được chuyện kia từ đâu, bà trở lại phòng mình lục tung mọi thứ tìm ra một cái máy cát xét nhỏ, là của con gái bà. Nội dung băng nhạc bên trong là buổi ca kịch của Shakespeare mà nó đã thu lại, khi ấy nó đã giữ khư khư lấy cái ti vi thu lại hết cả tiết mục, người chủ trì kia đang nói về quy trình và con đường giao dịch súng ống đạn dược của lúc bấy giờ.

Thu đến một nửa thì xuất hiện giọng nói của một người thanh niên âm, anh ta nói: “Em thích anh làm nghề này không?”

Sau đó là giọng của con gái bà: “Không, chỉ cảm thấy thật tàn khốc, nếu nước mình có nghề này thì em nhất định sẽ tranh thủ một chút.”

Tiếp theo là một hồi tạp âm, sau đó là kêu rên, con gái bà nói rất nhỏ: “Anh ngậm phải tóc em rồi!”

Người thanh niên kia nói: “Anh chỉ muốn ăn em.”

Con gái bà nghe vậy còn cười: “Anh mơ đi, ai cho anh ăn.”

Sau đó hình như là người thanh niên kia tóm được cô đặt xuống nơi nào đó, chỉ nghe anh ta cậy mạnh yêu cầu: “Thi Kỳ, nói em yêu anh đi.”

“Em không nói.”

“Có nói hay không?!”

“Ai nha anh đừng lộn xộn, đè đau em!” “Nói em yêu anh!”

“Em không yêu anh!”

“Vậy anh sẽ làm em! Làm đến khi em nói, em có tin hay không?” “Lâm Hựu Đình! Anh có bệnh à!”

“Bệnh tương tư, em tham gia trại hè gì đó, đi một chuyến liền biệt tích nhiều ngày, em có biết anh không nhìn thấy em là muốn phát điên lên không? Hay là em muốn thấy anh điên vì em? Sao em lại ác độc như vậy? Có người phụ nữ nào ác như em không?”

Con gái bà cười rất vui vẻ: “Anh nhớ em hả? Vậy anh có muốn đi học không?”

Tiếp đó là một hồi im lặng, giọng thanh niên kia hơi buồn: “Anh không đi học thì không xứng với em phải không?”

“Anh có làm nghề hốt phân thì cũng xứng với em, em chỉ hy vọng anh tốt hơn.”

“Anh không đi học thì không tốt?”

“Anh cắt đứt quan hệ với ba mẹ mình, cả đời cũng không qua lại, anh lại không học tập thì cuộc sống sau này của chúng ta phải làm sao? Dựa vào khoản tiền cho vay của anh xây một cái nhà hả?” Sau đó là giọng dỗ dành: “Em đóng học phí cho anh, anh đi học có đi được không?”

Lại là một hồi im lặng, sau đó là mở cửa, rồi đóng cửa, cuối cùng là tiếng con gái bà hít mũi, giống như là đang khóc.

Đoạn băng này được ghi đến hết, có thể thấy là khi con gái bà học lớp mười hai, mới vừa lấy được đề cử đi học, lúc bà giúp cô dọn dẹp phòng đã vô tình chạm vào công tắc của máy cát xét, cứ thế mà nghe được.

Lúc ấy thái độ của bà rất kiên quyết, nếu con gái bà quyết tâm ở bên cạnh tên côn đồ đó thì bà sẽ đánh gãy chân cô, kết quả cô không thèm học đại học, còn ầm ĩ muốn tuyệt thực, nhất định phải ở bên anh ta, sống chết không hối hận.

Lúc đó bà ngoại đã trải qua cuộc sống tang thương một lần rồi, gì mà tình yêu, gì mà trung trinh đều là chuyện vớ vẩn.

Độ tuổi tươi đẹp nhất của con người là không quá hai mươi, khát vọng tình yêu ở giai đoạn này bà có thể hiểu được, nhưng không thể chấp nhận.

Bởi vì bà biết rõ hơn cô, cô đã chọn phải một người lông bông.

Lời nói và đạo lý của người xưa không phải đều đúng, nhưng cũng không thể nói là sai, con đường bà đi và con đường của con gái bà không giống nhau, cảnh vật nhìn thấy cũng không giống, nhưng bản chất con người phức tạp đến đâu cũng sẽ có khi nhất trí, chủ yếu thể hiện ở những mặt tối.

Bà ngoại tin chắc mình không nhìn lầm, bà nhốt con gái trong nhà, có chết cũng phải tách họ ra.

Nhưng suy nghĩ của bà làm sao cũng không nhanh nhạy bằng người trẻ tuổi, bà nhốt một lần, con gái bà lại có một trăm cách chạy trốn, cuối cùng vẫn để cô chạy thoát.

Chuyện kia mọi người đều biết, lan truyền thành rất nhiều phiên bản, trong số đó còn nói con gái của bà làm tiểu tam cho ông chủ Sa Trường y như thật.

Sau đó mấy năm, con gái bà dẫn Lâm Nghiệt về vẫn nhưng không nói cô đã sống thế nào, có điều thời điểm đó bà ngoại đã không

thèm để ý.

Hôm nay bất ngờ nhắc tới súng ống đạn dược, bà lại nhớ về mười mấy năm trước, đoạn đối thoại trong băng cát xét giống như mới xảy ra ở ngày hôm qua, đứa con gái rất có ‘cốt khí’ của bà giống như vẫn còn ở bên cạnh bà.

Đột nhiên, dạ dày của bà co rút một trận, đau đến nổi bà phải thả lỏng tay, máy cát xét trong tay cũng vuột ra, rơi cộp một tiếng xuống đất.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...