Song Nữ Hiệp Hồng Y

Chương 93: Quyết không bênh vực


Chương trước Chương tiếp

Lục Vân nghe ba người đạo sĩ ấy nói như vậy mới vỡ nhẽ, nàng đoán chắc chúng đã gặp Giang công tử với vợ chồng Thôi Văn Úy rồi.

Vì mình với chị mình giống hệt nhau, cả quần áo cũng giống nốt, nên chúng mới hiểu lầm như thế.

Nàng đang nghĩ ngợi thì lão Đại, lão Tam và lão Tứ của huyền Linh môn đã múa tít cây Tu la bỗng quát lớn một tiếng, xông lại tấn công nàng ta ngay.

Thực là vạ vịt, dù nàng có mồm mà không sao cãi lại được. Vì phen này không quản ngại xa xôi, tới tận Bắc Hải là muốn trả được mối thù cho cha, như vậy không sớm thì chầy, thế nào nàng cũng phải gây hấn với Huyền Linh môn rồi, vì vậy nàng liền nghĩ bụng:

"Đằng nào cũng thế, chi bằng ta cứ nhận hết tất cả những việc ấy, để chị ta khỏi bị phiền phức có hơn không?".

Nàng quyết định xong liền quay người một vòng đã thoát khỏi thế công của ba cây Tu la bổng ngay, mồm thì quát lớn:

- Các ngươi muốn chết, như vậy thì đừng trách bản cô nương đại khai sát giới đấy nhé?

Tám tên đạo sĩ mặc áo bào xanh thấy Lục Vân thoát ra khỏi vòng vây của bầy Tu la bổng, chúng lại tưởng nàng định đào tẩu, đồng thanh thét lớn:

- Chạy đi đâu?

Bóng người thấy thoáng, bọn chúng đã xông lên ngăn cản.

Chúng có biết đâu Lục Vân đã nổi sát khí. Nàng liền giơ cây Thiết Tỳ Bà lên, chỉ nghe đờn kêu "tính tang" mấy tiếng đã có một chùm giây bạc mau như mưa bay ra liền.

Bốn đạo sĩ mặc áo bào xanh đi đầu đã kêu la thảm khốc và ngã ngửa người về phía sau ngay.

Lục Vân ném một chùm phi trâm rồi vội dùng tay trái càm Thiết Tỳ Bà, tay phải thì tuốt trường kiếm ra khỏi bao. Nàng vội giở "Khảm Ly Nhất kiếm", tuyệt học của Côn Luân ra, nhằm ba đạo sĩ mặc áo bào đen, tự nhận là Bắc Hải Thất Tinh tấn công luôn.

Lúc ấy Liễu Kỳ cũng thét lớn một tiếng, xông lên tấn công bốn đạo sĩ mặc áo bào xanh, Hồng Thị sợ nàng địch không nổi vội múa thiết quài xông lên theo.

Ba đạo sĩ mặc áo bào đen không ngờ đối phương đã bị quây như vậy mà còn ra tay giết chết được bốn người trong nhóm Lãnh Tiền Bát Túc, nên chúng tức giận khôn tả, mồm quát tháo lia lịa, và xông lên tấn công nàng luôn.

Ngờ đâu chúng vừa phát động thế công, thì gặp Lục Vân đã giở tuyệt học của Côn Luân ra rồi. Tuy võ công của Bắc Hải Thất Tinh rất cao siêu, nhưng chúng đỡ sao nổi thế kiếm pháp của chúng chưa kịp giở ra thì đã thấy gió lạng dồn tới, ánh sáng loé mắt, và chúng chưa kịp trông rõ đối phương ra tay như thế nào, hai cây Tu la bổng của hai tên đã chặt gẫy làm đôi rồi.

Lục Vân thấy mình vừa ra tay tấn công một thế đã đắc thắng như vậy, tinh thần càng phấn trấn thêm, nàng lại ném cây Thiết Tỳ Bà ở bên đó, tay phải vẫn sử dụng thế "Khảm Ly Nhất Kiếm", thế kiếm của nàng như vũ như bão dồn dập tới.

Chỉ nghe thấy hai đạo sĩ kêu la thảm khốc cùng nổi lên một lúc, một tên đạo sĩ áo đen đã bị Thiết Tỳ Bà ném trúng ngực ngã lăn ra đất còn một tên nữa thì bị Kiếm mạng của nàng quét trúng, mất cả một bên bả vai. Chúng chỉ kêu được một tiếng, máu tươi đã bắn ra tung toé và ngã lăn ra đất chết tốt.

Lão Đại của Bắc Hải Thất Tinh trông thấy thế kiếm của đối phương rất kỳ lạ, và đối phương mới ra tay tấn công đôi ba thế kiếm, bên mình đã có sáu người bị toi mạng rồi, y biết mình cũng khó thoát nạn, nên y thét lên một tiếng, giở toàn lực ra múa cây Tu La Bổng, sử dụng thế " Nộ Hải Đàng Giao " và như điên như khùng tấn công ngay một thế, rồi thừa cơ nhấy lui ra ngoài xa hơn trượng.

Chỉ vì Khảm Ly Nhất Kiếm của Lục Vân không sao sử dụng liên tiếp được nên tên đạo sĩ ấy mới có cơ dịp may nhẩy lùi ra ngoài xa như thế.

Chỉ trong nháy mắt, y giơ tay áo lên phất mạnh một cái, đã có ba trái lưu tinh đạn kêu "soẹt soẹt soẹt" bay thẳng lên trên không, và nó " bốp bốp bốp " tia ra ba làn mây ngũ sắc tức thì.

Tự nhiên đó là tín hiệu cầu cứu của y. Lục Vân thấy thế đã chót thì chét, nàng lại phi thân tới. Y thấy một luồng ánh sáng bạc nhằm đầu mình úp chụp xuống, chưa kịp lên tiếng quát tháo, thì người y đã bị chém ngay ra làm hai mảnh chết tốt.

Lúc ấy ba tên mặc áo bào xanh đấu với Hồng thị, đã có một tên chết dưới thiết quài còn hai tên nữa bị quài phong bao chặt chỉ có cách chống dỡ chứ không sao phản công lại được.

Chỉ còn một tên nữa đang đấu với Liễu Kỳ, hai người ngang tay nhau, trận đấu kịch liệt khôn tả.

Đang lúc ấy có ba tiếng thánh ngọc kêu rất dòn ở trong sơn cốc vọng ra. Tiếp theo đó, có một bóng đen ở trong rừng phi ra, mồm thì quát bảo:

- Ngừng tay lại!

Năm người của đôi bên nghe thấy tiếng quát bảo ấy, cùng nhẩy sang hai bên, quay đầu lại nhìn, liền thấy một đạo sĩ mặc áo bào đen cao lớn vạm vỡ đang đứng yên ở đó, trông rất oai nghi.

Tuy người này cũng mặc áo bào đen như Bắc Hải Thất Tinh nhưng trước ngực áo của y lại có một cái bát quái thâu bằng kim tuyến, có lẽ đó là dấu hiệu của người có địa vị cao hơn.

Y đưa mắt nhìn Hồng Thị ba người một cái, rồi lớn tiếng quát hỏi:

- Các người đột nhập Thiên Hồi Lãnh này làm chi?

Ba đạo sĩ mặc áo bào xanh đang thở hổn ha hổn hển vội đứng nghiêm, cung kính kêu gọi:

- Tam Quan Chủ!

Rồi một tên trong bọn kể lại đầu đuôi câu chuyện cho đạo sĩ vừa tới nghe.

Đạo sĩ vừa tới dằng giọng mũi kêu "Hừ" một tiếng, đưa mắt liếc nhìn những xác nằm ngổn ngang trên mặt đất, liền giận dữ quát mắng:

- Các người càng ngày càng vô lễ thật! Người ta đã đến đây cầu kiến, tại sao các người lại không vào bẩm báo một tiếng, mà đã tự tiện ra tay đấu như thế? Bây giờ đã kinh động đến sư tôn rồi, thử hỏi ai gánh vác nổi trách nhiệm này? Được, hãy dẫn họ đến trước sơn cốc đợi chờ, để ta vào thưa với sơ tôn rồi hãy định đoạt sau!

Ba đạo sĩ ấy đã hoảng sợ đến mặt mất hết sắc máu, vâng vâng dạ dạ luôn mồm. Đạo sĩ nọ đưa mắt nhìn bon Lục Vân ba người, lạnh lùng hỏi:

- Các người, ai là Chu Lục Vân thế?

Lục Vân cắm kiếm vào bao rồi đáp:

- Tiểu nữ là Chu Lục Vân, thừa lệnh gia sư đem thư tới đây!

Đạo sĩ nọ chìa tay ra nói tiếp:

- Ngươi thừa lệnh Côn Luân Lão Nhân đem thư tới đây, vậy thư đâu, đưa đây để bần đạo chuyển trình lên sư tôn.

Lục Vân nghe nói, hơi ngẩn người ra một chút rồi nghĩ bụng:

"Người của Huyền Linh Môn, người nào cũng như người nào, thái độ của chúng như một là nung ra vậy".

Nghĩ đoạn, nàng ngiêm nghị đáp:

- Tiểu nữ thừa lệnh ân sư, thư này phải đích tay tiểu nữ trình lên Huyền Linh lão tiền bối. Xin đạo trưởng lượng thứ cho!

Đạo sĩ ấy chỉ cười nhạt một tiếng, dậm chân mạnh một cái rồi tung mình nhẩy lên cao, nhanh như điện chớp, và đi mất dạng ngay.

Lục Vân thấy vật kinh hãi và nghĩ tiếp:

- Chỉ môn khinh công ấy của người này cũng đủ hơn ta rồi. Môn hạ của Huyền Linh môn lợi hại thật! Như vậy những đạo sĩ tuần sơn vừa rồi chỉ là những tay hạng nhì, hạng ba thôị..?

Nàng đang suy nghĩ, một đạo sĩ áo bào xanh đã tiến lên, lạnh lùng nói:

- Mời ba vị theo bần đạo đến đằng này!

Nói xong, y đi ven theo đường núi, tiến thẳng về phía trước. Lục Vân nhặt cây Thiết Tỳ Bà ở dưới đất lên, cùng Hồg Thị với Liễu Kỳ lần lượt đi theo đạo sĩ kia luôn.

Đi vòng qua một ngọn núi đã tới một con đường núi khá rộng, hai bên có hai ngọn núi cao. Bọn Lục Vân biết đã đi đến cốc khẩu rồi. Quả nhiên, đi được vài chục trượng nữa, đã thấy chỗ cốc khẩu có xây một cái đình bát giác bằng đá, hình như để cho người ta ngồi nghỉ chân vậy. Vách đá bên trái có khắc ba chữ thật lớn:

" Thiên Hồi Lãnh ".

Đạo sĩ áo xanh đi tới cạnh đình bát giác liền ngừng chân, quay đầu lại nói:

- Mời ba vị vào trong đình nghỉ ngơi, chờ một lát sẽ có người ra tiếp dẫn! Xin thứ lỗi, bần đạo không thể tiếp ba vị được!

Nói xong, y quay đầu đi luôn.

Hồng Thị thấy bộ dạng ấy cũng khẽ cười khì một tiếng, chờ đạo sĩ mặc áo bào xanh đi rồi, bà ta mới khẽ nói:

- Thiên Hồi Lãnh này hai bên có hai vách núi cao chót vót, ở giữa chỉ có một lối đi thôi, tình thế ác hiểm lắm, có lẽ bên trong còn có cơ quan máy móc hay mai phục gì nữa cũng nên?

Liễu kỳ đỡ lời:

- Chúng ta đã xông qua hai quan ải rồi, chả nhẽ lại còn sợ mai phục và máy móc gì của họ nữa hay sao?

Lục Vân nhận thấy từ khi mình vào Bắc Hải đến giờ, liên tiếp chém giết và đả thương rất nhiều người, tuy là bắt buộc phải ra tay, nhưng lát nữa gặp Huyền Linh Tú biết nói năng ra làm sao?

Nghĩ như vậy, nàng cảm thấy khó sử vô cùng.

Lúc ấy đã là giữa giờ Thân với giờ Dậu, ba người ngồi đợi chờ giây lát, không thấy có người ra đón tiếp gì cả, nên người nào người ấy đã bắt đầu thấy nóng lòng sốt ruột, thì bỗng thấy có ba cái bóng người từ trong cốc phi ra.

Người đi trước cũng mặc áo đạo mầu đen, trước ngực có thêu cái bát quái bằng kim tuyến, mặt trắng, râu đen, tuổi trạc năm mươi, thân pháp rất lanh lẹ, chỉ thoáng cũng đủ biết y là người có võ công rất cao siêu rồi. Còn hai đạo sĩ theo sau cũng mặc áo bào đen, nhưng trước ngực không có cái Bát Quái, lưng đeo trường kiếm và võ công cũng khá cao siêu.

Chỉ thoáng cái, ba đạo sĩ ấy đã phi tới trước đình bát giác. Lão đạo sĩ đi đầu đưa mắt nhìn ba người ngồi ở trong đình, vái chào một lạy, rồi vừa cười vừa nói:

- Đã mấy chục năm rồi, Huyền QÚy cung trên Thiên Hồi Lãnh này chưa có quí khách nào lui tới cả. Vừa rồi thấy Tệ sư đệ vào bẩm báo rằng Chu nữ hiệp thừa lệnh Côn Luân lão thân tiên đem thư tới.

Nhưng vừa gặp lúc gia sư đang tĩnh toạ, nên chúng tôi không dám kinh động, vì vậy mới khiến ba vị đợi chờ lâu như thế!

Thấy đối phương ăn nói lễ phép như thế, Lục Vân vội đứng dậy, tiến lên vái chào một cái rồi đáp:

- Tiểu nữ Chu Lục Vân, thhừa lệnh đầu thư đâu dám cảm phiền đến hạc giá của đạo trưởng như thế? Không biết pháp hiệu của đạo trưởng xưng hô ra sao?

Lão đạo sĩ nọ trả lời:

- Bần đạo là Tuyệt Trần Tử là chủ quản của Chân Võ quán.

Phiền Chu nữ hiệp giới thiệu hai vị nữ thí chủ kia cho bần đạo lãnh giáo!

Lục Vân vội giới thiệu Hồng Thị với Liễu Kỳ cho lão đạo sĩ hay.

Tuyệt Trần Tử cười ha hả nói tiếp:

- Hai mươi năm trước đây, bần đạo đã vào Trung Nguyên một lần, có phong phanh Phi Long Quài Thạch đại hiệp là người rất cấp công hiểu nghĩa, tiếng tăm lừng lẫy khắp giang hồ. Không ngờ hai mươi năm sau lại được gặp Thạch phu nhân ở nơi đây, thực là hân hạnh vô cùng!

Nói tới đó, y lại nhìn Liễu Kỳ nói tiếp:

- Lệnh sư tên tuổi đứng đầu nhóm Lục Tuyệt, bần đạo đã đuợc nghe gia sư nói tới, rằng lẹnh sư đã được Võ Lâm Trung Nguyên bầu làm Thái Sơn Bắc Đẩu. Ngày hôm nay ba vị ở xa tới, khiến Thiên Hồi Lãnh này vẻ vang vô cùng. Mời ba vị lên trên sơi nước!

Lục Vân thấy người ta lễ phép chu đáo như thế, và tuyệt nhiên không nhắc nhở tới câu chuyện vừa xẩy ra, nàng lạii càng không yên thêm, Ngừng giây lát, nàng mới lên tiếng nói tiếp được:

- Đạo trưởng khiêm tốn như vậy, khiến tiểu nữ càng hổ thẹn vô cùng. Vừa rồi ở tiền sơn, bà già của tiểu nữ vì gặp thấy kẻ thù lâu năm, nên mới có sự chém giết...

Tuyệt Trần Tử mặt hơi biến sắc, nhưng chỉ thoáng cái thôi lại bình tĩnh như thường ngay vội xua tay đáp:

- Chu nữ hiệp thừa lệnh Côn Luân lão thần tiên đem thư đến cho gia sư. Nữ hiệp đã là tân khách của Huyền QÚy Cung, xin nữ hiệp đừng có quan tâm đến việc ấy!

Hồng thị xông pha trên giang hồ ngót ba chục năm nay, rất giầu kinh nghiệm, và biết võ công của Huyền Linh Tú đã thông huyền tự, thành lập một môn phái riêng biêt, ngày thường rất kiêu ngạo, không coi ai vào đâu hết và lại rất hay bênh môn hạ. Vừa rồi nghe giọng nói Lao Sơn Song Ác, thì người trên giang hồ hễ cứ vào Thiên Hồi Lãnh, nếu không có tín vật của Huyền QÚy Cung thì đừng hòng sống sót ra khỏi được. nay bọn mình ba người suốt dọc đường đã chém giết mất chín người của họ, tuy có đem theo lá thư của Côn Luân lão nhân, đối phương không dám thất lễ, nhưng không khi nào đối phương lại chịu bỏ qua câu chuyện này một cách dễ dàng được.

Huống hồ hình như đối phương không muốn nhắc nhở nhiều đến việc đã xẩy ra ở tiền sơn. Như vậy chỉ có hai cách như sau:

Huyền Linh Tú chưa trông thấy lá thơ đích bút của Côn Luân lão nhân, không biết trong thơ nói những gì? Vì vậy mà ông ta phải tạm gác chuyện môn hạ bị chém giết sang một bên để xem xong nội dung của lá thơ đã, rồi mới quyết định sau. Cho nên ông ta không tỏ rõ thái độ cho môn hạ biết vội, Tuyệt Trần Tử chưa biết ý định của sư phụ mình ra sao tất nhiên không dám phê bình gì cả, mà chỉ trả lời một cách hàm hồ như thế.

Điều thứ hai là họ cố ý làm ra rộng lượng như thế là có ý định gì đây?

Hồng Thị thấy điểm trên hợp lý hơn. Như vậy trước khi lá thư chưa vào tới tay của Huyền Linh Tú thì họ vẫn chưa dám làm gì mình đâu? Nghĩ thế, ba ta liền xen lời nói:

- Lục Vân! Quan chủ đã nói như vậy, chúng ta không nên khách khứa như thế nữa! Bây giờ cũng đã muộn lắm rồi, phiền quan chủ sớm dẫn chúng tôi vào yết kiến Huyền Linh lão thần tiên thì hơn!

Tuyệt Trần Tử mỉm cười vái chào một vái rồi dẫn ba người đi vào trong sơn cốc luôn.

Thì ra con đường mòn ấy rộng chừng ba trượng, vách núi ở hai bên thẳng tuột như dùng dao đẽo vậy. Ở giữa, cứ cách năm sáu bước là có mấy bực thang, và địa thế càng ngày càng dôc trên cao.

Một lát sau, mấy người đã đi tới trên lưng núi. Nơi đây cây cối cao chọc trời, một con đường đá lớn rộng vòng quanh núi từ trái quay sang phải, rồi lại từ phải quay sang trái. Hai bên đường đều có những cây cao và con đường này hình như mở theo lối Ngũ Hành Sinh Khắc?

Đi được nửa tiếng đồng hồ mơi ra khỏi rừng rậm và đi tới một bình đài ở giữa hai ngọn núi. Đằng trước có một cái cổng rào bằng đá trắng, giữa cổng ráo có đề ba chữ:

"Huyền Linh Môn".

Vượt qua bình đài liền tới Huyền QÚy Cung, nơi đã khét tiếng giang hồ. Trước của cung có cánh cửa thực lớn, và trước cánh cửa nào cũng có một lư hương bát quái khổng lồ, hương trong lư đang bốc lên nghi ngút, khiến ai trông thấy cũng cảm thấy tâm linh thanh tịnh nhiều.

Huyền QÚy cung xây ở trên đỉnh núi, lưng tựa vào vách núi, nên càng cao. Đứng ở dằng xa trông thấy cung điện này thực là nguy nga lộng lẫy khôn tả.

Mấy người đi đến cửa lớn đã thấy tám đạo sĩ mặc áo bào đen đứng xếp hàng đôi ở cửa lớn cung kính đón khách.

Tuyệt Trần Tử dẫn ba người đi qua cửa lớn tới hành lang. Hành lang quanh co khúc khuỷu, rồi lại đi đến không biết bao nhiêu điện vũ. Tuy gặp rất nhiều các đạo sĩ mặc áo bào xanh, nhưng đạo sỉ ấy thấy tới vội tránh sang bên nhường lối ngay, và người nào củng rất lễ phép. Cung rộng lớn như vậy mà lại yên lặng như tờ, ngoài tiếng chim kêu ríu rít ra, không có một tiếng người nào cả.

Lại đi một quãng đường nữa mới tới một căn nhà, xung quanh trồng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ. Bốn tên đạo đồng tuổi trạc mười lăm mười sáu, mặt mũi thanh tú, thấy bốn người tới đều cúi mình vái chào rất cung kính.

Tuyệt Trần Tử dẫn ba người vào một phòng khách vừa lịch sự vừa sạch sẽ. Ba người ngồi xuống song, đã có một đạo đồng bưng khay nước trà thơm ra mời uống.

Tuyệt Trần Tử mỉm cười nói:

- Mời ba vị ngồi chơi sơi nước, để bần đạo vào thưa gia sư rồi ra tương thỉnh sau.

Hồng Thị vừa đi vừa để ý, thấy họ không có vẻ gì là ác ý với bọn mình, trong lòng mới yên tâm. Thấy tuyệt trần tử nòi thế bà ta vội đáp:

- Xin quan chủ cứ tuỳ tiện.

Tuyệt Trần Tử vội vái chào mọi người một lạy rồi mới quay người đi vào bên trong tức thì.

Ba người đợi chờ một lúc vẫn chưa thấy Tuyệt Trần Tử ra. Vì ở trong nhà của người, Hồng thị không tiện nói. Đồng thời lại sợ Lục Vân với Liễu Kỳ không biết giữ ý, nhỡ lỡ lời làm mếch lòng chủ nhân nên bà ta đưa mắt ra hiệu cho hai người trước.

Ba người ngồi yên đợi chờ cho tới lúc mặt trời tối hẳn, liền thấy một tiểu đồng vào thắp đèn. Chỉ trong chốc lát, bốn bề đã sáng như ban ngày.

Lại một lát sau, Tuyệt Trần Tử mới ra, mỉm cười nói:

- Mời ba vị vào Huyền QÚy Điện, gia sư đang đợi chờ tại đó!

Nói tới đó y đưa mắt nhìn trường kiếm và thiết tỳ bà của Lục vân và nói tiếp:

- Ba vị vào yết kiến gia sư, nên để khí giới ở đây thì hơn!

Lục Vân đưa mắt nhìn bà mình, thấy bà khẽ gật đầu, nàng mới cởi bỏ khí giới ra để ở trong phòng khách, rồi theo Tuyệt Trần Tử đi vào bên trong.

Đi được một lát đã tới một đại điện kiến trúc rất vĩ đại, trước của điện có mười mấy bực thang đá. Bốn người đi hết những bực thang đá ấy đã thấy nơi chính giữa của đại điện có một lão đạo sĩ mặt hồng, tóc bạc, ngồi ở trên một chiếc ghế bành bằng gỗ đàn hương đang tủm tỉm cười. Lão đạo sĩ này mặc áo đạo mầu vàng thêu rất nhiều bát quái, chân đi hài, trông mặt rất oai nghi, và thực là tiên phong đạo cốt, khác hẳn người thường.

Phía sau đạo sĩ ấy có tám đạo đồng mặc áo mầu xanh đứng sếp thành hàng ngang. Khỏi cần phải Tuyệt Trần Tủ giới thiệu, bọn Lục Vân cũng biết lão đạo sĩ ấy là Huyền Linh Tú rồi.

Lục Vân vội tiến lên mấy bước, quỳ xuống vái lại và nói:

- Chu Lục Vân, môn hạ phái Côn Luân tham kiến lão tiền bối!

Huyền Linh Tú khẽ giơ tay phải lên nâng một cái, vừa cười vừa đáp:

- Cô nương ở xa tới vất vả mệt nhọc như vậy, khỏi cần phải hành lễ như thế!

Lục Vân chưa kịp quỳ xuống đã có một luồng chân khí nâng mình đứng lên ngay, Hồng Thị và Liễu Kỳ cũng vội tiến lên vái chào.

Huyền Linh Tú liền nói:

- Không dám!

Lúc ấy bọn đạo đồng đã khênh ba cái ghế tới mời ba người ngồi ở chỗ trước mặt Huyền Linh Tú và ở một bên.

Huyền Linh Tú với đôi mắt rất sắc bén nhìn ba người một lượt, rồi tươi cười nói tiếp:

- Ba người ở xa tới là khách, xin mời ngồi xuống nghỉ chân đã rồi hãy nói chuyện sau!

Lục Vân ba người cáo lỗi xong mới dám ngồi. Lục Vân vội móc túi lấy lá thơ của Côn Luân lão nhân cung kính cầm hai tay dâng lên. Một tên đạo đồng đã vội chạy lại đỡ lấy lá thơ rồi mới đưa tay Huyền Linh Tú.

Xem xong lá thơ, Huyền Linh Tú hơi cau mày lại suy nghĩ giây lát rồi hoà nhã nói tiếp:

- Thế ra cô nương với Chúc Sĩ Ngạc, môn hạ của lão, lại có mối huyết cừu ấy. Năm xưa, vì y thấy cha y bênh đồ đệ, ghẻ lạnh y nên y mới xin gia nhập Bắc Hải môn của lão. Từ đó tới nay lão không nghe thấy y nói tới chuyện này. Nhưng đã có Côn Luân lão nhân ra mặt tất nhiên lão phải tin. Thù cha không đội trời chung, lão quyết không bênh vực môn hạ đâu, nhưng cô nương...

Nói tới đó, ông ta lại liếc mắt nhìn Lục Vân một hồi rồi mới gật đầu nói tiếp:

- Côn Luân lão nhân là người mà lão phu khâm phục nhất. Cô nương tuy hãy còn ít tuổi mà đã được chân truyền của phái Côn Luân rồi, nhưng hễ báo thù thì đo lòng xem công lực của đối thủ trước mới được. Sĩ Ngạc năm xưa đã có võ công của cha y truyền thụ cho trước, rồi mới xin gia nhập Bắc Hải môn. Bây giờ thì y đã sở trường cả võ công của hai môn phái, lão là sư trưởng, dù lão không bênh vực đồ đệ của mình nhưng cô nương cũng phải nhờ ở võ công của mình mà chiến thắng nổi y thì mới có thể trả thù được mối thù đó. Nhưng theo sự quan sát của lão phu thì công lực của cô nương vẫn chưa có thể thắng nổi y được. Nhỡ có sự gì thất thố, lão phu biết nói năng làm sao với tôn sư? Vả lại hiện giờ y đang đem tiểu muội của y đi Giang Nam chưa về, cô nương hãy trở về trả lời cùng tôn sư là trong ba tháng, Sĩ Ngạc trở về tới đây, lão phu thể nào cũng bảo y lên núi Côn Luân để tôn sư giải quyết cho dứt khoát mối oan cừu này đi.

Chẳng hay cô nương nghĩ sao?


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...