Sở Hán Tranh Bá

Chương 3: Bốn bề Sở ca


Chương trước Chương tiếp

Cố Lăng, đại doanh của quân Hán.

Đại tướng Phàn Khoái hớn hở đi vào trung quân đại trướng, bẩm báo với Hán vương Lưu Bang đang ngồi uống rượu giải sầu:

- Đại vương, khoái mã đến báo, Hán Tín đại phá quân Sở, giết hơn tám mươi ngàn tên, Hạng Vũ chỉ còn cách dẫn hai trăm ngàn tàn quân lui về giữ đại doanh. Lương vương Bành Việt, Cửu Giang vương Anh Bố, cùng với Lưu Cổ, Chu Ân cũng đã dẫn quân đuổi tới chiến trường, quân Sở xong rồi!.

- Ồ?

Lưu Bang đưa chén rượu lên làm một ngụm, ngạc nhiên nói,

- Quân Sở thất bại nhanh như vậy sao?

- Vâng, bại rồi!

Phàn Khoái gật đầu mạnh một cái, nói,

- Tên tiểu tử Hàn Tín này thật là biết đánh, mẹ kiếp đánh hay lắm!

- Biết rồi, ngươi lui xuống đi.

Lưu Bang phất tay ra hiệu cho Phàn Khoái lui xuống, rồi một mình ngồi trầm ngâm rất lâu.

Hai mưu sỹ Trương Lương, Trần Bình đang ngồi tiếp rượu bên cạnh cũng hiểu ý ngậm miệng không nói lời nào. Bọn họ đều là người tinh ý, đương nhiên đoán được lúc này trong lòng Lưu Bang đang rất buồn bực. Ngẫm cũng đúng thôi, Lưu Bang đích thân dẫn theo hai trăm ngàn quân Hán đuổi đánh một trăm ngàn quân Sở, ngược lại bị quân Sở đánh cho thất bại nặng nề, còn suýt nữa bị toàn quân bị tiêu diệt.

Nhưng Hàn Tín thì sao? Y dẫn theo có bốn trăm ngàn quân Tề, vừa mới đuổi đến chiến trường, còn chưa kịp thở, đã đánh tan quân Sở, còn giết được hơn tám mươi ngàn tên. Đem so sánh với nhau thì thấy rõ được sự cao thấp giữa Lưu Bang y cùng Hàn Tín. Lúc này, tuy rằng Sở quân đã mất đi lợi thế, nhưng công lao phá tan quân Sở đều thuộc cả về Hàn Tín, dường như chẳng liên quan gì lắm tới Lưu Bang hắn.

Hơn nữa, cùng với việc Hán Tín phá tan quân Sở, thì lại xuất hiện thêm một vấn đề nan giải hơn, đó là Lưu Bang phải phong thưởng thế nào cho Hàn Tín? Hàn Tín hiện tại đã là Tề vương rồi, giờ lại lập được công trạng cái thế, bảo Lưu Bang phải thưởng cho hắn thế nào? Không lẽ phong hắn làm Hoàng đế? Hàn Tín làm hoàng đế rồi, vậy không lẽ Lưu Bang hắn ngược lại lại trở thành thần tử của Hàn Tín?

Theo bản năng đưa tay vuốt vuốt hai hàng ria mép, trong lòng Lưu Bang đang manh nha nảy sinh sát khí.

Trương Lương dường như thấy rõ ý định đen tối của Lưu Bang, nhưng y cho rằng trước mắt vẫn chưa đến lúc diệt trừ Tề vương, bèn khuyên nhủ mà rằng:

- Đại vương, tuy quân Sở thất bại nặng nề, nhưng vẫn còn hai mươi ngàn tàn quân, vẫn chưa hoàn toàn mất đi sức chiến đấu, hơn nữa hai quận Giang Đông vẫn chưa bình định được, Hạng Vũ vẫn có cơ hội ngóc đầu trở lại.

Lưu Bang im lặng, một lúc lâu sau mới nói:

- Tử Phòng, vậy theo ngươi bây giờ nên làm thế nào?

Trương Lương nói:

- Việc cấp bách trước mắt là phải nhanh chóng tiêu diệt tàn quân của Hạng Vũ, sau đó phái đại tướng đi san phẳng căn cứ địa của quân Sở.

Trần Bình nói:

- Quân Sở đang như con thú dữ bị dồn đến đường cùng, tướng sỹ đều liều mạng chống trả, muốn tiêu diệt chúng trong thời gian ngắn e là không phải chuyện dễ.

Trương Lương khẽ mỉm cười, quay sang Lưu Bang nói:

- Lương có một cách, có thể không tốn nhiều công sức mà làm tiêu tan được ý chí chiến đấu của quân Sở.

---------------------

Đại doanh của quân Sở.

Đêm khuya tĩnh lặng, Hạng Trang nắm chặt đốc kiếm, âm thầm tuần tra xung quanh đại doanh.

Phóng tầm mắt nhìn ra, chỗ nào cũng thấy các thương binh nằm ngồi la liệt, bọn họ hầu hết đều có vẻ mặt đờ đẫn, ánh mắt ngây dại, thậm chí có không ít người còn ai oán rên rỉ, thỉnh thoảng lại có một người âm thầm không một tiếng động mà chết, rất nhanh sau đó bị người ta khiêng đi. Không ai nói chuyện phiếm, càng không có tiếng cười đùa, một bầu không khí nặng nề, bi thương bao trùm lên tất cả, khiến cho người ta không thể thở được.

Phía xa, trung quân đại trướng của Hạng Vũ vẫn đèn đuốc sáng trưng, mơ hồ còn thoảng nghe tiếng tiêu sáo bi thương vọng đến.

Hạng Trang dễ dàng hình dung ra tình hình trong đại trướng, một dáng người yểu điệu đang nhẹ nhàng nhảy múa trong tiếng tiêu sáo bi thương, đó là Ngu Cơ, đại mỹ nhân nổi tiếng lừng lẫy trong lịch sử, cùng là thê thiếp được Hạng Vũ thương yêu nhất. Cho dù hành quân đánh trận, Hạng Vũ cũng nhất định mang nàng theo bên cạnh, không bao giờ để nàng rời xa mình trong giây lát.

--------------------

Trong trung quân đại trướng của Hạng Vũ.

Hai ca kỹ cầm tiêu sáo trong tay, đang thổi một tấu khúc bi thương, những âm điệu sâu thẳm, ai oán, bi thương, da diết của tiêu sáo lặp lại quanh quẩn trong đại trướng, khiến người nghe cảm thấy tan ruột nát lòng. Text được lấy tại TruyệnFULL.vn

Trên tấm thảm giữa đại trướng, Ngu Cơ đang di chuyển nhảy múa theo làn điệu bi thương.

Ở mặt chính bắc của đại trướng, Hạng Vũ đang nửa ngồi nửa quỳ trước hương án, tay cầm vò rượu, vẻ mặt đau thương, dường như bị tiếng tiêu sáo bi thương tác động, lại dường như đang tiếc thương tám mươi ngàn tướng sỹ của quân Sở chết trận lúc ban ngày

Đột nhiên, Hạng Vũ ngửa cổ uống cạn rượu trong vò, rồi rút kiếm đứng lên.

Ngu Cơ thấy thế vội dừng bước nhảy múa, lui sang một bên, Hạng vũ sải bước xuống giữa đại trướng, duỗi ngón tay búng mạnh vào thân kiếm một cái. Lưỡi kiếm bằng thép tinh luyện khẽ bật ra một tiếng "coong", lưỡi kiếm đã ngừng rung mà âm thanh vẫn chưa dứt. Hạng Vũ cất giọng ngâm lên ai oán:

- Lực rời núi, với khí phách ngất trời này, gặp lúc thất thế, chết không chết được, không chết được cũng không làm thế nào khác được.

Ngâm đến đây, Hạng Vũ đột nhiên ngồi sụp xuống, rồi quay đầu âu yếm nhìn Ngu Cơ đang đứng bên.

Nhìn thấy dung mạo như hoa như nguyệt của Ngu Cơ – vẫn như lần đầu gặp mặt, còn dáng người yểu điệu của nàng, cũng vẫn nhẹ nhàng dịu dàng như từ trước đến giờ vẫn thế, trong lòng Hạng Vũ chợt nổi lên một nỗi sầu muộn rất khó hình dung, vừa lắc đầu, vừa ngâm tiếp với một giọng điệu mơ hồ:

- Chết không chết được cũng không làm gì được, Ngu Cơ nàng ơi khổ cho nàng! Ngu Cơ nàng ơi khổ cho nàng.

Không hay không biết, Hạng Vũ đã rưng rưng nước mắt, Ngu Cơ nhìn thấy lòng đau như dao cắt, lệ rơi theo như mưa, khóc không thành tiếng mà rằng:

- Đại vương, Ngu Cơ sống là người của Đại vương, chết là ma của Đại vương, người sống thì Ngu Cơ sống, người thác đi, thì Ngu Cơ cũng sẽ theo người xuống dưới suối vàng bầu bạn với người, đời đời kiếp kiếp, mãi không xa rời.

- Ngu Cơ!

Hạng Vũ giang rộng hai cánh tay, Ngu Cơ nấc lên một tiếng nghẹn ngào rồi lao vào trong vòng tay của Hạng Vũ.

Nhìn hai người bọn họ ôm nhau mà khóc, hai ca kỹ đứng thổi sáo bên cạnh cũng không kìm được mà khóc theo, trong nhất thời, một đám mây u ám phủ trùm khắp trong đại trướng.

Bên ngoài đại doanh của quân Sở, từ trong màn đêm phía xa đột nhiên loáng thoáng bay tới tiếng ca, chính là bài "Việt nhân ca" của dân ca Giang Đông:

Buổi chiều này là buổi chiều nào, khẳm thuyền giữa dòng.

Ngày này là ngày nào, được cùng Vương tử chung thuyền.

Ngỡ là hay mà sao hổ thẹn, biết đâu đâu vinh nhục sau này.

Lòng nhiều muộn phiền không dứt, biết chăng Vương tử chàng ơi.

Trên núi có cây, trên cây có cành, trong lòng lo nghĩ cho chàng mà chàng nào hay.

Nghe thấy giọng tiếng quê nhà Giang Đông quen thuộc, nghe thấy bài dân ca quê nhà não nề, tướng sỹ quân Sở không ai là không thấy não nề.

Trong bóng đêm, cũng không biết là ai đã ngâm theo, rất nhanh sau đó, rất nhiều quân Sở cũng tham gia vào ngâm nga hát, chỉ trong chốc lát, khắp cả đại doanh quân Sở đã bị tiếng ca ngâm ai oán, bi thương bao trùm lên, nghĩ đến mình chinh chiến bên ngoài, đời này kiếp này e rằng chẳng còn sống được mà về lại quê nhà, tướng sỹ Sở không ngăn được dòng lệ lã chã tuôn rơi.

Hạng Trang đang tuần tra quanh doanh trại thì kinh hãi thất sắc, bốn bề Sở ca, có lẽ đây chính là câu ngạn ngữ "bốn bề Sở ca" trong truyền thuyết (để chỉ tình huống bị cô lập bốn bề).

Nếu còn không nhanh chóng áp dụng biện pháp nào đó, cứ để tình hình này tiếp diễn, thì hai mươi ngàn quân Sở còn lại sẽ nhanh chóng mất hết ý chí chiến đấu, trong tình hình lòng quân lung lạc, nhất định sẽ có hiện tượng số lượng lớn quân Sở bỏ trốn, đến lúc đó, liên quân căn bản chẳng cần tiến đánh, chỉ cần ngồi yên mà nhìn, quân Sở cũng tự động tan rã.

Thảo nào trong Sử ký ghi lại, trận chiến ở Cai Hạ, cuối cùng Hạng Vũ chỉ dẫn theo tám trăm kỵ binh đột phá vòng vây xông ra!

Xem ra, căn bản không phải là Hạng Vũ vứt bỏ "một trăm ngàn đại quân" của mình, mà là "một trăm ngàn đại quân" vứt bỏ Hạng Vũ, trong tiếng ca ngâm như khóc như kể đó, số tàn binh rút về cố thủ ở doanh trại của quân Sở đã đánh mất hết ý chí chiến đấu, nhân lúc đêm tối bỏ trốn, đợi đến lúc Hạng Vũ tỉnh ra, thì bên mình chỉ còn lại tám trăm người trung thành nhất!.

Không được, nhất định phải ngăn chăn bi kịch này tái diễn!

Nhưng muốn ngăn cản sự lan truyền của bài ca nước Sở thì đâu phải chuyện dễ?

Hạng Trang có thể ngăn cản binh sỹ Sở hát theo, nhưng đâu thể nào ngăn cản được liên quân của các nước bên ngoài kia!

Phá vòng vây, phải nhân lúc Sở quân còn chưa hoàn toàn bị lung lạc, ý chí chiến đấu còn chưa hoàn toàn tan rã nhất định phải phá vòng vây trong đêm, lập tức xông ra vòng vây Cai Hạ, không thể chậm trễ giây phút nào nữa!

Trong lòng đã có quyết định, Hạng Trang bèn quay đầu lại, bước thẳng về phái trung quân đại trướng của Hạng Vũ.

Bên trái của trung quân đại trướng có dựng một chiếc trống đồng lớn, đó là chiếc trống mà Hạng Vũ dùng để triệu tập tướng sỹ, không hề do dự, Hạng Trang cầm lấy chiếc dùi trống bằng gỗ nặng trịch.

Tên vệ sỹ đứng canh giữ bên cạnh trống thấy vậy kinh hãi, vội bước đến ngăn cản:

- Tam tướng quân, không thể được!

- Cút ngay!

Hạng Trang không phân trần gì, đạp tên vệ sỹ sang một bên, vung dùi trống mạnh mẽ gõ xuống.

Trong chốc lát, tiếng trông hùng hồn thâm trầm dồn dập vang lên như mưa, trong các doanh trại của quân Sở, bất kể là Hạng Vũ đang ôm Ngu Cơ khóc lóc, hay các đại tướng đang mượn rượu giải sầu là Ngu Tử Kỳ, Chung Ly Muội, Tiêu Công Giác, hay các binh sỹ đang chìm đắm trong nỗi nhớ nhà, tất cả đều lập tức bị kinh động.

- Ai? Ai đang đánh trống?

Mành trướng vén lên, Hạng Vũ với thân hình to lớn bước ra.

Thấy Hạng Trang đang đánh trống, Hạng Vũ sững người một lát, ngạc nhiên hỏi:

- Tâm đệ, ngươi làm gì thế này?

- Vương huynh, không còn cách gì rồi, chuẩn bị phá vòng vây thôi!

Hạng Trang vứt bỏ dùi trống, lớn tiếng hô:

- Tập tức phá vòng vây!

Đại doanh của quân Tề.

Hàn Tín đang đối ẩm với đặc sứ của Hán Vương là Trương Lương trong trung quân đại trướng.

Nghe thấy bài ca nước Sở như kể như khóc, khiến người rơi lệ vang lên bên ngoài, Hàn Tín không kiềm nổi mà giơ ngón tay cái hướng về phía Trương Lương, nói:

- Tiên sinh quả đúng như thần, hiến một kế "bốn bề Sở ca", uy lực thật không thua kém sức mạnh của một trăm ngàn đại quân.

- Đại vương quá khen.

Trương Lương mỉm cười khiêm tốn nói:

- Một chút mẹo nhỏ thôi, không đáng kể gì.

Dứt lời, Trương Lương lại tiếp:

- Nhưng phía Đại vương, chắc hẳn đã có phương sách làm thế nào tiêu diệt quân Sở rồi đúng không?

Hàn Tín khẽ mỉm cười, rồi vỗ vỗ tay, hai tên hộ vệ khiêng ra một tấm bình phong đặt ở giữa doanh trướng, rồi lấy một tấm địa đồ vùng sông Sơn Xuyên treo lên trên bình phong.

Hàn Tín điềm tĩnh đứng lên, chậm rãi bước tới trước tấm bình phong, đưa tay chỉ lên tấm bình phong, nói:

- Ta đã cho bố trí thập diện mai phục từ Cai Hạ đến Ô Giang, nếu Sở quân đi về phía nam thì toàn quân cầm chắc bại vong.

- Ồ, thập diện mai phục?

Trương Lương hơi thay đổi sắc mặt, nói:

- Xin hãy nói rõ hơn.

Hán Tín cười cười, nói:

- Mặt thứ nhất, tướng quân Khổng Hy đã dẫn theo ba ngàn tinh binh đi suốt đêm lên vùng thượng du Đà Thủy, dựng đập ngăn nước; Mặt thứ hai, tướng quân Trần Hạ đã dẫn theo ba ngàn tinh binh đến hẻm núi Lạc Thạch mai phục; Mặt thứ ba, tướng quân Tào Tham đã dẫn theo năm trăm tinh binh đến mai phục ở bình nguyên Dã Mã… Mặt thứ mười, tướng quân Quán Anh dẫn theo năm ngàn kỵ binh đợi ở trung lộ, sẵn sàng tiếp ứng cho các đội quân khác.

- Hay, hay lắm!

Nghe Hàn Tín giải thích xong, Trương Lương không khỏi bật thốt:

- Từ Cai Hạ về Giang Đông chỉ có ba con đường có thể đi, Đại vương đã lập ba mặt mai phục trên mỗi con đường, cộng thêm năm ngàn kỵ binh của Quán Anh tiếp ứng phía sau nữa, thập diện mai phục như thế này, trừ khi quân Sở không về Giang Đông thì thôi, chứ nếu về Giang Đông thì cầm chắc cái chết, tài dụng binh của Đại vương, thật khiến cho người khác chỉ có thể thán phục mà nhìn.

Hàn Tín xua tay, thành khẩn nói:

- Nếu không có kế "bốn bề Sở ca" của tiên sinh, quân Sở chắc chắn sẽ liều chết phòng thủ ở thành lũy Cai Hạ, chiến đấu như một con thù dữ bị vây khốn, dù cho ta có đặt ra thập diện mai phục cũng uổng công mà thôi.

Rồi Hàn Tín lại nói:

- Cho nên, công lao phá tan quân Sở này, ngoài tiên sinh ra không còn ai xứng đáng hơn.




Bình luận
Sắp xếp
    Loading...