Hắn còn biểÂu Dương các cấp tổ chức và bộ môn đã tiến hành an ủi và trấn an gia đình thợ mỏ gặp nạn. Mỗi hộ gia đình đều được trao tặng món quà với số tiền mặt là hai chục ngàn và một phần thực phẩm có giá trị mười ngàn đồng. Đồng thời, hắn còn đến bệnh viện thăm hỏi những thợ mỏ bị thương đang nằm viện.
Sau khi đi một vòng như vậy, An Tại Đào lại cùng với tổ điều tra trở lại nhà khách mỏ than Đông Phong. Lúc này đã là hơn 10h đêm.
Nhà khách Đông Phong là nhà khách của mỏ than Đông Phong, được xây dựng vào thập niên 50, cũ nát, phương tiện rất đơn sơ. Bình thường khách đến đây đa phần là người nhà của thợ mỏ từ nơi khác đến. Lãnh đạo huyện Cốc Lan và lãnh đạo tập đoàn luôn mãi thỉnh cầu An Tại Đào đến nhà khách của huyện hoặc đến chỗ tiếp đãi của tập đoàn mỏ than, nhưng An Tại Đào vẫn từ chối, cùng với người của tổ điều tra ở lại cái nhà khách rách nát, dơ dáy này.
Điều này chứng minh cho một thái độ, một nguyên tắc cứng rắn của An Tại Đào. Từ lúc An Tại Đào nhậm chức cho đến nay, đều là thành lập cho mình một quy cũ. Với cương vị của một Cục trưởng Cục giám sát an toàn mỏ than quốc gia, hắn khi xử lý tai nạn mỏ thì không bao giờ nhận sự tiếp đón của chính quyền địa phương hoặc cán bộ địa phương.
Người của mỏ than và văn phòng Huyện ủy không còn cách nào, chỉ biết sai người đến dọn dẹp lại phòng, thay nệm gối mới, khăn tắm mới. Nhưng mặc dù vậy, với điều kiện quá kém, cũng khiến cho đám người Mã Hiểu Cường phải cau mày. Chỉ có điều Cục trưởng An đã quyết định như vậy, bọn họ là cấp dưới, làm sao dám nói cái gì.