Quan Sách

Chương 36: Lạt mềm buộc chặt


Chương trước Chương tiếp

Tỉnh Sở Giang, con sông lớn nhất tỉnh Sở Giang, đã chia tỉnh Sở Giang ra làm hai phần.

Sở Thành là một thành phố cũ, cũng là một thành phố giàu văn hóa, Trần Kinh lớn lên ở trong thành phố này, khắp mọi nơi trong thành, thập chí là từng con phố nhỏ, đối với Trần Kinh cũng vô cùng thân thiết.

Đưa ô tô vào trạm bảo dưỡng, Trần Kinh mở cửa sổ ra, hít một hơi thật sâu.

Không khí ở thành phố này kém xa so với không khí trong lành ở Lễ Hà, nhưng, đây là quê hương, Trần Kinh hít thật sâu để ngửi mùi của quê hương mình.

Ra khỏi xe, Trần Kinh từ chối khéo không ngồi xe nữa, một mình đi dạo khắp những con phố của thành phố, mang theo ít hành lý trên lưng, cảm thấy thoải mái từ tận trong xương cốt. Hắn tìm một trạm điện thoại, ngượng ngùng nói với ông chủ cửa hàng vài câu bằng tiếng Sở Giang rồi mới bấm một dãy số.

- Xin chào, đây là đài phát thanh Tam Giang, tôi là Phạm Giang, xin hỏi anh là ai?
Đầu dây bên kia truyền đến một giọng nam.

Trần Kinh cười hì hì, nói:
- Tôi tìm “Phạm Tiện”, anh có thể bảo anh ấy đến nhận điện thoại không?

Đầu dây bên kia yên lặng một chút, rồi đối phương lập tức đổi giọng:
- Cái thằng này, về lúc nào đấy? Ngày trọng đại của em gái vẫn chưa diễn ra chứ?

- Về trước tiên là để thăm Phạm tổng của chúng ta mà! Nghe nói đã được đề bạt lên làm Tổng giám đốc? Chủ tịch công ty của các cậu mù rồi sao?
Trần Kinh tiếp tục nói móc bạn mình.

- Xem ra khí sắc của cậu không tồi, nhất định là có chuyện vui. Cùng nhau ăn trưa nha, để tôi xem Kinh Tử của chúng ta có thật sự trở thành người thành phố rồi hay không.
Phạm Giang nói.

- Như vậy đi, tôi đợi ở dưới công ty của cậu! Không gặp không về!

Phạm Giang người không cao, bụng lại không nhỏ, so với Trần Kinh thì còn kém xa. Năm đó hai người còn học đại học, nói đến chuyện học hành, thì Phạm Giang cũng không bằng được Trần Kinh, dù sao thì Trần Kinh vẫn luôn hơn Phạm Giang một cái đầu.

Nhưng sự nghiệp sau này của Phạm Giang lại tốt hơn, hiện tại đã làm Tổng giám đốc của một công ty văn hóa truyền thông rồi, thuộc loại thành phần trí thức tinh anh của thành phố, công ty cậu ta phát hành cổ phiếu, mua nhà, lập tức muốn lấy vợ, cuộc sống vô cùng may mắn.

Những người xung quanh thì thấy, Phạm Giang giỏi hơn Trần Kinh rất nhiều, Trần Kinh bây giờ chỉ là một anh nhà quê “ba không”.

Nhưng không cần biết ánh mắt của người khác như thế nào, cũng không ảnh hưởng gì đến tình bạn của hai người. Trần Kinh ngồi đợi ở quán cà phê nổi tiếng ở Sở Thành gần nửa tiếng đồng hồ, Phạm Giang mặc com lê là lượt mới cười hì hì xuất hiện.

Hai người không bắt tay, Trần Kinh đứng dậy, hai người ôm nhau, ngay sau đó nghe thấy Phạm Giang hét lên một tiếng chối tai:
- Mẹ kiếp, cậu nhẹ tay một chút, đúng là người nhà quê, ra tay mạnh như vậy!

Trần Kinh vỗ vỗ vai anh ta, hai người nhìn nhau, cùng mỉm cười.

Anh em gặp nhau, không nói chuyện cũ nhiều, nói toàn chuyện linh tinh, hai người nói chuyện phiếm trêu ghẹo nhau được nửa tiếng đồng hồ, ánh mắt Phạm Giang nhíu lại:
- Kinh Tử, lần này cậu về là có chuyện gì sao? Sao vậy? Tôi có cơ hội nào giúp đỡ cậu không?

- Cậu nói như vậy là có ý gì? Cậu nhạy cảm quá đi! Tôi không có chuyện gì thì không thể tìm cậu được sao?
Trần Kinh giận dữ nói.

Phạm Giang hoảng hốt nhìn Trần Kinh, lắc lắc đầu nói:
- Cái thằng này, chỉ tại không thấy về quê bao giờ nên tôi không tin là tôi còn thân hơn em cậu. Cậu không gặp Trần Xán trước, đây đúng là giấu đầu hở đuôi mà.

Trần Kinh cười ha hả, nói:
- Người hiểu tôi, đúng là chỉ có lão Phạm, đại gia của truyền thông Tam Giang, đúng là tôi có chuyện muốn nhờ cậu giúp.

Trần Kinh vẫy vẫy tay với Phạm Giang, bảo anh ta ghé tai lại gần, thì thầm vào tai anh ta mấy câu.

Phạm Giang nghe, mắt nhíu lại, một lúc sau, anh ta ngạo nghễ nhìn Trần Kinh, nói:
- Ai da, tên tiểu tử này, có quan hệ với cả Chủ tịch huyện cơ đấy, như thế nào? Được đề bạt?

Trần Kinh gật gật đầu, nói:
- Đại khái nó là như vậy! Việc này cậu có thể xử lý được không?

Phạm Giang nhăn mặt, nói:
- Để tôi thử xem?

- Thử cái gì mà thử, nhất định phải làm được, Chủ tịch huyện Lễ Hà của chúng tôi không dễ dàng gì tới thành phố lần này, cậu cho rằng ngày nào ông ấy cũng ở đây du sơn ngoạn thủy sao? Lịch trình của lãnh đạo dày đặc!
Trần Kinh cả giận nói, chuyển giọng, thanh âm lên cao vút:
- Cậu đừng tưởng là cậu đang giúp tôi, tôi nói thật cho cậu biết, việc này cũng có lợi đối với công ty của cậu. Bây giờ cậu phải thay đổi suy nghĩ, cơ hội kiếm tiền ở ngay trước mắt...

- Được rồi, được rồi! Chuyện này để tôi làm được chưa? Để tôi làm!
Phạm Giang mặt khổ sở, bộ dạng có chút ấm ức.

Trần Kinh cười ha ha, nâng chén lên mới phát hiện đây là một ly cà phê...


Trụ sở làm việc của Lễ Hà ở Sở Thành là ở nhà khách Lâm Giang.

Bình thường những tình huống mà thị trấn cần phải liên lạc với tỉnh thành để xử lí cũng không nhiều. Lễ Hà thành lập văn phòng làm việc ở Sở Thành, là bởi vì Lễ Hà ở nơi xa xôi hẻo lánh, tin tức không tới, cần một nơi để liên lạc đối ngoại. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng hơn nữa, đó là vấn đề di dân ở Lễ Hà trong vài năm gần đây trở thành vấn đề rất nghiêm trọng, ban liên lạc ở thành phố chủ yếu là để phục vụ quan hệ chạy chọt, phải quay về giải quyết vấn đề này.

Chủ nhiệm của Ban liên lạc ở Sở Thành chính là Văn Kiến Quốc. Ông ta là cán bộ chính thức cấp phòng, kiêm luôn cả chức Phó chủ nhiệm Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Lễ Hà, là người rất được Mã Bộ Bình trọng dụng, hơn nữa Mã Bộ Bình phái một cán bộ lâu năm như Văn Kiến Quốc đến tỉnh như vậy, cũng bởi vì ông coi trọng vấn đề di dân.

Văn Kiến Quốc năm nay năm mươi tuổi, kinh nghiệm vô cùng nhiều, làm việc vô cùng ổn thỏa và lão luyện. Ở chính đàn Lễ Hà, ông ta cũng từng là một nhân vật nổi tiếng.

Nhưng mấy ngày gần đây, trong lòng Văn Kiến Quốc có chút bực bội, Chủ tịch huyện Mã đích thân chạy đến đây vì vấn đề di dân, khiến cho ông ta bị áp lực rất lớn. Vấn đề di dân ở đập Bàn Sơn Lễ Hà, từ trước đến nay vẫn luôn phải đem ra bàn cãi, chuyện phức tạp này làm đau đầu bộ máy chính quyền của Lễ Hà.

Vấn đề như vậy, không phải trong một sớm một chiều có thể giải quyết được, liên quan đến rất nhiều đơn vị, bộ, ban, ngành, làm sao mà muốn một lần là xong được.

Tình cảnh của Mã Bộ Bình, Văn Kiến Quốc biết, nhiệm kỳ sắp tới, cấp trên đối với Mã Bộ Bình vẫn còn nhiều tranh luận, nghe nói các lãnh đạo còn có cái nhìn khác về năng lực làm việc của Mã Bộ Bình.

Mà ở Lễ Hà, Thư Trị Quốc có chết cũng không thả ra, khắp nơi chỗ nào cũng chĩa mũi nhọn vào Mã Bộ Bình.

Năm Mã Bộ Bình trúng cử, trước toàn thể nhân dân của huyện đã hứa hẹn ba điều. Ông ta hết một nhiệm kỳ rồi, ba điều mà ông ta đã hứa hẹn vẫn chưa thực hiện được. Mà trong đó lời hứa quan trọng nhất đó là giải quyết vấn đề di dân của đập chứa nước Bàn Sơn, nhưng đến bây giờ, vấn đề đấy vẫn chưa được giải quyết.

Gần đây, dân bị di rời ở đập chứa nước Bàn Sơn liên tục gây rối, còn trực tiếp đến tận cửa Ủy ban nhân dân huyện gây rối.

Tên của Mã Bộ Bình cũng bị sửa thành “Mã Khoác Lác” “Mã Không Pháo”, ngoài ra di dân còn khiếu nại vượt cấp lên Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố, may là bị người trong huyện phát hiện ra, ngăn chặn kịp thời, bằng không thì hậu quả khó lường, thậm chí là không thể tưởng tượng được.

Mã Bộ Bình ở Lễ Hà phải chịu hai mũi tấn công, những tin đồn ở thành phố cũng không có lợi đối với ông ta, từng bước, từng bước bị động, vạn nhất có bước nông nổi, ông ta sẽ được ăn cả ngã về không mà về tỉnh.

Ông ta mà vào tỉnh thì phải tương đương với thời xưa Hoàng thượng ngụ giá thân chinh. Nếu lần này ông ta đến Sở Thành mà không đạt được cái gì, cứ như tay trắng trở về như vậy, nhân dân ở Lễ Hà sẽ nhìn ông ta như thế nào? Lãnh đạo thành ủy sẽ nhìn ông ta như thế nào? Đám đồng nghiệp ở Lễ Hà sẽ nhìn ông ta như thế nào? Đây đều là những vấn đề vô cùng tế nhị sâu xa....

Vì lãnh đạo ưu tiên sắp xếp giải quyết trước, Văn Kiến Quốc vẫn luôn làm việc một cách cần mẫn, nhưng bây giờ năng lực của ông ta cũng có hạn, không nghĩ ra được cách nào.

Hôm qua, Lương Thu ở Lễ Hà gọi điện cho ông ta, nói ở Lễ Hà có một người tên là Trần Kinh là Phó cục trưởng, là người thành phố, gia đình anh ta có quan hệ thân thiết với Phó giám đốc Triệu của sở Thủy lợi, Phó giám đốc Triệu là học trò của ông nội anh ta.

Lương Thu để cho Văn Kiến Quốc liên hệ với Trần Kinh, để xem có thể làm được điều gì đột phá được hay không.

Văn Kiến Quốc lúc nhận được điện thoại của Lương Thu cảm thấy không đáng tin lắm,. Phó giám đốc sở Triệu trước đây ở sở Thủy lợi thì cũng coi như là người có thể nói chuyện được, nhưng bây giờ anh ta được cử sang Singapore học nửa năm, sao mà có thể nói tên tiểu tử Trần Kinh đó có quan hệ gì đó được, chuyện này sao mà trùng hợp như vậy.

Mặt khác, cho dù chuyện đấy có là thật đi chăng nữa, vậy thì cũng không giải quyết được vấn đề. Văn Kiến Quốc đã ở Sở Thành được hai năm, trong hai năm đó, sở Thủy lợi coi như là nhà là vườn của anh ta. Hai năm qua, có loại quan hệ nào mà anh ta không có?

Đến Phó giám đốc Triệu cũng đã từng gặp qua, hơn nữa anh ta cũng đã từng tặng một bộ cờ vây, lúc đó nói chuyện cũng không tệ lắm.

Mấu chốt vấn đề không phải là việc sở Thủy lợi có thể một mình giải quyết được vấn đề, có quan hệ thân thiết thì làm được gì chứ.

Nhưng bây giờ Văn Kiến Quốc không còn cách nào khác, rơi tình cảnh bất đắc dĩ này, nên ông ta vẫn liên hệ với Trần Kinh mấy lần.

Lần đầu tiên liên lạc, ông ta gọi vào máy BP cho Trần Kinh, nhưng đối phương không trả lời lại.

Lần thứ hai liên lạc, ông ta gọi vào điện thoại bàn nhà Trần Kinh. Nhà anh ta rất ồn, nhận điện thoại là một phụ nữ, giọng Sở Thành đặc sệt, âm điệu cao vút, không đợi Văn Kiến Quốc nói hết câu, đã dập máy.

Văn Kiến Quốc bám riết không tha. Lần thứ ba lại gọi vào máy BP, lần này rốt cuộc Trần Kinh cũng gửi điện trả lời.

Bên kia đầu dây rất ồn, hình như là tiếng nhạc, Trần Kinh giọng như lão đại, Văn Kiến Quốc tự bảo mình, Trần Kinh hừm một tiếng, nói:
- Ồ, tôi biết, là chủ nhiệm Văn à! Hôm nay vừa về, giúp người bạn góp vui nên hơi ầm ĩ, có chuyện gì gấp sao?

Văn Kiến Quốc tức đến hộc máu, ông ta gấp gáp xoay người lại, người ta đang ở hộp đêm chơi bời vui vẻ lắm.

Có thể bởi vì như thế này, Văn Kiến Quốc đã để bụng chuyện này. Ông ta đã ở thành phố mấy năm rồi, đối nhân xử thế cũng nhiều rồi, nhìn thấy Trần Kinh như thế này, đúng là loại công tử bột điển hình, loại người này không có ngày nào đúng đắn, nhưng có hậu phương vững chắc, đường rộng thênh thang, có thể nói là hai bên chính tà đều có cách, đúng là phải dùng rồi,đúng là rất biết làm việc.

Văn Kiến Quốc lấy lại tinh thần, lập tức thay đổi thái độ, đối với Trần Kinh vừa nhiệt tình vừa khách sáo, vừa dụ dỗ Trần Kinh gặp mặt.

Trần Kinh cứng giọng, muốn gặp mặt cũng được thôi, nhưng phải đợi đến hôm sau mới được, hơn nữa buổi sáng ngày hôm sau cũng không được, ít nhất cũng phải đợi đến trưa. Trần Kinh không nói nhiều, cũng không đợi Trần Kinh trả lời, cúp luôn điện thoại xuống.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...