Quan Sách

Chương 1310: Tài của Trần Kinh


Chương trước Chương tiếp

Nói chuyện với Trần Kinh một buổi, Triệu Dịch liền trằn trọc khó nghỉ.

Ông ta cảm thấy, lần này bí thư thị sát Đức Cao, rất không hài lòng với sự chấp chính của Ân Lâm ở Đức Cao. Phỏng chừng cuộc sống của Ân Lâm ở Đức Cao sắp chấm dứt.

Vì thể ông ta cũng âm thầm đổ mồ hôi lạnh.

May là vợ mình lần trước chủ động tiếp xúc mấy lần với Trần Kinh.

Nếu không không còn phong quang của Ân Lâm, cục diện Đức Cao thay đổi cực lớn, Triệu Dịch và Ân Lâm trước đây quan hệ gần như vậy, thế tất sẽ ảnh hưởng tới tiền đồ của ông ta.

Có lẽ, với quan hệ của ông ta và Ngũ Đại Minh, hiện tại bí thư Ngũ còn tại nhiệm một ngày, còn có thể bảo vệ ông ta, nhưng sau khi nhiệm kỳ của bí thư Ngũ kết thúc thì sao?

Triệu Dịch ngẫm lại mà sợ, trong lòng nhận thức với Trần Kinh cũng không khỏi sâu thêm một tầng.

Trước kia ông ta thường nghe Ân Lâm nói, Trần Kinh tài trí hơn người, không tồi, nhưng Trần Kinh kiêu ngạo, lòng dạ hẹp hòi, khó chấp nhận người khác.

Trần Kinh nhậm chức trưởng ban thư ký liền động thủ với Đức Cao. Trên thực tế chính là nhìn thấy Đức Cao có được thành tích, lo lắng Đức Cao nổi bật áp đảo Kinh Giang.

Lại nói trước kia Trần Kinh công tác ở Đức Cao, cũng là như vậy.

Thích chèn ép cán bộ, cá tính mạnh, quyết sách độc đoán chuyên hoành, không chấp nhận ý kiến bất đồng.

Phàm là cán bộ chống lại hắn, toàn bộ đều ghi trong lòng, dần dần thanh trừ hết.

Còn nói Trần Kinh khi ở Lĩnh Nam cũng vẫn cái tính đó, nhưng Lĩnh Nam là địa khu phát triển, chính trị rất rõ ràng, Trần Kinh làm mấy năm ở Lĩnh Nam, chiến tích miễn cưỡng cũng chấp nhận được, nhưng đắc tội quá nhiều người.

Rời khỏi Lĩnh Nam so với việc nói là đề bạt, còn không bằng nói là chủ động tìm quan hệ, có chút bất đắc dĩ.

Ân Lâm nói mình có bạn ở Lĩnh Nam. Bên Lĩnh Nam, nhất là Hoàn Thành, người ta nhắc tới Trần Kinh chỉ lắc đầu.

Tô Hoa Bình còn nói, Trần Kinh không được lòng người, không sai. Nhưng hắn có một đặc điểm, thích làm kiểu đường lối cơ sở, hắn cũng đắc tội rất nhiều quan chức, nhưng lại lung lạc được rất đông dân chúng.

Điệu bộ thích mua danh chuộc tiếng, chuyên tạo cho mình một đám thiết binh hổ tướng.

Lúc hắn rời khỏi Hoàn Thành, đám hổ tướng kia tổ chức rất nhiều người vui vẻ tiễn, cảnh tượng rất hoành tráng, giống như đi du lịch.

Sau đó, chính hắn liền tự biên tự diễn, để người ta khuếch đại chiến tích ở Hoàn Thành của hắn. Trước khi đi còn có người tặng ô vạn dân, kỳ thật đây đều là trò hề tự biên tự diễn.

Quan hệ của Triệu Dịch và Ân Lâm rất gần, nghe những lời này nhiều, đương nhiên có thành kiến với Trần Kinh.

Nhưng hiện tại nhìn lại, Trần Kinh quyết đoán xử lý vấn đề của Đức Cao, dường như trong đó có tầng nguyên nhân sâu xa hơn.

Đức Cao xảy ra chuyện, khi đó có rất nhiều người tự làm xấu mặt.

Trần Kinh cực kỳ quyết đoán xử lý dao sắc chặt đay dứt điểm vấn đề. Trên thực tế coi như là bảo vệ Đức Cao, đồng thời cũng duy trì danh tiếng cọc tiêu mà Tỉnh ủy thiết lập.

Đáng tiếc Ân Lâm không thấy như vậy, ngược lại bất mãn với Trần Kinh.

Thị thị phi phi trong đó cũng chỉ có người trải qua từ đầu tới cuối mới có thể cảm nhận được.

...

Ngũ Đại Minh thị sát Dung Châu hai ngày, toàn bộ hành trình Thiệu Vĩnh Cường đều đi cùng.

Trần Kinh ở bên cạnh luôn thờ ơ lạnh nhạt, cái nhìn đối với Thiệu Vĩnh Cường này cũng thay đổi.

Thiệu Vĩnh Cường là người của Lã Quân Niên, hơn nữa còn là dòng chính. Trần Kinh nghe rất nhiều tin tiêu cực về Thiệu Vĩnh Cường.

Có người nói Thiệu Vĩnh Cường tác phong bất chính, nuôi tình nhân bên ngoài, có quan hệ bất chính với cấp dưới.

Còn nói Thiệu Vĩnh Cường thích độc quyền, tác phong công tác lỗ mãng đơn giản, thích làm quyết sách vỗ đầu.

Cái gọi là tai nghe là giả, mắt thấy mới là thật, sự phát triển của Dung Châu cũng không tệ.

Dung Châu không lớn, đại bộ phận là núi. Môi trường sống của dân chúng rất khó khăn, tin tức tắc nghẽn, giao thông không tiện, nơi như vậy rất khó phát triển kinh tế.

Nhưng ý tưởng phát triển của Thiệu Vĩnh Cường rất rõ ràng, đoàn kết bộ máy khá tốt, phân công rõ ràng, quyền lực và trách nhiệm rõ ràng, tính tích cực của cán bộ bên dưới khá tốt.

Hiện tại làm khai thác du lịch, Thiệu Vĩnh Cường đặc biệt cụ thể, phàm các chức vụ liên quan tới du lịch, toàn bộ đều cạnh tranh để được nhậm chức.

Thành ủy tổ chức các loại khảo hạch chuyên môn tỉ mỉ. Các cán bộ nằm trong vòng khảo hạch, diễn thuyết tranh cử trên hội nghị thường ủy, sau hội nghị sẽ căn cứ nguyên tắc người giỏi lên, người kém xuống, tiến hành chọn lựa cán bộ cụ thể.

Các làm này là một sự đổi mới trong tổ chức, đảm bảo chất lượng cán bộ được chọn.

Ngoài ra, phàm cán bộ liên quan tới du lịch, Thành ủy và ủy ban thành phố sẽ có quỹ thưởng chuyên môn, trọng thưởng người có đóng góp. Thông qua các phần thưởng để thúc đẩy các công tác thu hút đầu tư xúc tiến du lịch, quản lý du lịch, khai thác du lịch...tiến về phía trước.

Cho tới hiện tại, du lịch Dung Châu đã có khởi sắc, tiến triển không phải là nhanh, nhưng bước đi vững chắc, cơ sở rất mạnh.

Mà Thiệu Vĩnh Cường này, thông qua tiếp xúc mấy ngày, Trần Kinh cũng cảm thấy có chút trầm ổn.

Không giống một vài cán bộ bên dưới, hơi tí là hạ mình, nịnh nọt.

Có đôi khi Ngũ Đại Minh đưa ra những cái nhìn của mình đối với công tác của Dung Châu, ông ta có gan tranh luận.

Ở rất nhiều vấn đề mấu chốt, giữ chắc nguyên tắc, thật khiến Trần Kinh nhìn với cặp mắt khác xưa.

Vốn chỉ thị sát ngày rưỡi, Ngũ Đại Minh dường như chưa xem đủ.

Trần Kinh liền bảo Thiệu Vĩnh Cường sắp xếp thêm nửa ngày, cả đoàn người cũng tới nơi tên là Hoàng Liên Kiều.

Hoàng Liên Kiều ở ngoại ô phía tây thành phố Dung Châu. Dung Châu tứ phía là núi, mây bay lững lờ, chỉ có Hoàng Liên Kiều là bằng phẳng.

Đúng giữa hè, vùng ngoại ô rất đẹp.

Đặc biệt Hoàng Liên Kiều vì là vùng núi nham thạch, tầng đất mặt rất mỏng, đây là vùng bằng phẳng khồng có đồng ruộng cũng không có đại thụ.

Tất cả đều là cây bụi và đồng cỏ.

Đoàn xe đến đây, thấy tất cả đều là đồng cỏ xanh và hoa dại, còn có dê bò thành đàn.

Trời xanh mây trắng, cây cỏ xanh biếc, đẹp vô cùng, như tới thảo nguyên Mông Cổ vậy.

Ngũ Đại Minh tâm tình rất tốt, nói với Trần Kinh:

- Trần Kinh, lại đây, lại đây. Nơi này thì sao? Cậu được xưng là tài tử Sở Giang, thấy cảnh đẹp như vậy, có phải tức cảnh sinh tình, làm cho chúng ta bài thơ bảy bước không?

Trần Kinh ngẩn người, vội vàng khoát tay nói:

- Bí thư, ngài cho tôi nan đề rồi, tôi cũng đâu có tài này.

- Cậu khiêm tốn cái gì? Có phải thấy mọi người chưa đủ náo nhiệt không?

Ngũ Đại Minh cười nói:

- Nào, cổ vũ trưởng ban thư ký của chúng ta một chút nào. Hôm nay chúng ta cùng khảo một chút tài tử Sở Giang.

Ngũ Đại Minh tâm trạng tốt, mọi người lập túc đùa giỡn phụ họa.

Trần Kinh có chút khó xử, sau khi trầm ngâm thật lâu, nói:

- Vậy được, như vậy đi, hôm nay không chỉ có tôi là tài tử, chủ nhiệm Triệu cũng được xưng là cán bút số một, bí thư ngài cũng là tác gia thi đàn lớn, trước tiên tôi thả con tép, bắt con tôm.

Trần Kinh suy tư trong chốc lát, nói:

- Cực mục thanh thiên nhật tiệm cao, Ngọc Long cửu chuyển tự yêu nhiêu, vô biên lục thúy bằng dương mục, túng mã phi ca nhâm tiêu diêu...

Trần Kinh đọc xong bốn câu thơ, yên tĩnh một hồi, sau đó tiếng vỗ tay vang lên như sấm.

Thiệu Vĩnh Cường ở bên cạnh nói:

- Hay, bài thơ của trưởng ban thư ký cực kỳ hợp với hoàn cảnh. Câu đầu tiên bây giờ vừa qua giờ thìn, rất hợp. Câu thứ hai chúng ta dạo qua ngọn núi này, vừa đi vừa về 9 chuyển 18 vòng, Ngọc Long cửu chuyển, rất tuyệt...

ông ta dừng một chút, lại nói:

- Đặc sắc nhất vẫn là câu cuối, phóng ngựa bay ca tiêu dao, hào khí đập vào mặt, bảy bước thành thơ. Có thể có bài thơ hay thế, không hổ tài tử nổi danh Sở Giang.

Thiệu Vĩnh Cường vừa nói, mọi người lại vỗ tay.

Ngũ Đại Minh liên tiếp gật đầu, lấy tay vỗ đầu nói:

- Lợi hại, Trần Kinh, hôm nay coi như tôi phục cậu rồi. Bài thơ vừa đọc ra, phía sau không cần nữa rồi. Tiểu Triệu ghi lại bài thơ này, cận hiện đại trong thơ thất ngôn, thật hay, bài thơ này không tồi, quay về tôi sẽ viết một bức tranh chữ.

Triệu Dịch ở bên cạnh liền vội vàng gật đầu, nhìn Trần Kinh thật sâu liếc mắt một cái.

Trong lòng ông ta cũng âm thầm bội phục, ông ta cũng là nhân tài, thời đại học vẫn thích chơi chữ.

Tài tử nhiều ngạo khí, văn nhân vẫn luôn cạnh tranh nhau. Triệu Dịch sớm biết Trần Kinh là tài tử Sở Giang, nhưng trong lòng cũng không dễ chịu phục.

Nhưng trong thời gian ngắn như vậy, Trần Kinh không ngờ xuất khẩu thành thơ, trực tiếp phú được một bài, hơn nữa rất hợp hoàn cảnh, ông ta tự thấy mặc cảm.

Trong lòng ông ta thầm nghĩ, Trần Kinh có thể trẻ như vậy đã được Ngũ Đại Minh yêu thích, một bước lên trời. Quả nhiên không thể quy kết cho vận may, người ta đúng là có tài thật.

Đám người làm thơ nói chuyện phiếm, không khí rất hòa hợp.

Sau đó nói tới vấn đề chính, mỗi người tùy ý nói ra.

Theo quy hoạch của Dung Châu, định xây sân bay ở Hoàng Thiên Kiều. Nơi này chục ngàn mẫu đất bằng phẳng, thích hợp xây dựng sân bay.

Tác dụng thúc đẩy của sân bay đối với du lịch Dung Châu không cần nói cũng biết. Tinh lực mà Thiệu Vĩnh Cường bỏ ra đối với dự án sân bay gần như là xuyên suốt toàn bộ kỳ chấp chính của ông ta ở Dung Châu.

Dùng lời của ông ta, tới thủ đô tới mức chân mềm nhũn. Ông ta tới tổng cục hàng không dân dụng, ngay cả cảnh sát bảo vệ vũ trang cũng biết. Không cần thông báo có thể trực tiếp đi vào.

Nhưng dù như vậy, chướng ngại vẫn không nhỏ.

Dung Châu thành thị quá nhỏ, cơ sở số dân toàn thành phố Dung Châu ít, kinh tế hiện tại còn chưa náo nhiejt, quốc gia đầu tư sân bay phải nghĩ tới nhân tố lưu lượng khách.

Nếu sân bay Dung Châu có thể phóng xạ tới Đức Cao, thành phố xung quanh Cửu Lễ, hạng mục này mới có thể phê duyệt.

Điều kiện hiện tại xem ra, còn có rất nhiều điểm chưa chính muồi, nhất định cần Tinh ủy hỗ trợ giải quyết điều hòa các vấn đề xung quanh, còn cả đầu tư xây dựng lại mạng lưới giao thông trên mặt đất, mới có thể khiến giấc mộng của Dung Châu trở thành hiện thực.

Ngũ Đại Minh và Trần Kinh nghe các cán bộ phụ trách liên quan báo cáo về vấn đề quy hoạch sân bay của Dung Châu, phân tích tính khả thi của báo cáo.

Ngũ Đại Minh cuối cùng tỏ thái độ:

- Trước tiên các anh chuẩn bị tài liệu liên quan, nhất là ý tưởng xây dựng mạng lưới giao thông. Chuyện này phải thận trọng nghiên cứu, chúng ta tìm cơ hội nghe những ý kiến của lãnh đạo khác ở hội nghị thường ủy.

Nếu hội nghị thường ủy có thể qua, chúng ta lại mở cuộc họp thu thập ý kiến, nghĩ tới mọi khả năng, rồi làm quyết sách khoa học.

Ông ta khẽ vỗ vai nói với Thiếu Vĩnh Cường:

- Vinxh Cường, suy nghĩ phát triển này của các anh là đúng, cũng rất rõ ràng. Tôi hy vọng các anh có thể tiếp tục duy trì nhiệt tình này, làm công tác thực sự thiết thực.

Nếu cuối cùng quyết sách của Tỉnh ủy đưa xuống, chúng ta cùng nhau cố gắng lại tới tổng cục, Dung Châu xây dựng sân bay không phải giấc mơ, cá nhân tôi rất xem trọng hạng mục này...


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...