Quan Sách

Chương 1234: Thị sát nghiêm ngặt!


Chương trước Chương tiếp

Tại nhà máy dệt Toàn Thắng.

Toàn bộ nhà xưởng xây mới đã hoàn thành, công việc sản xuất đã trở lại như thường ngày.

Lúc Trần Kinh đến phân xưởng nhà máy dệt, các công nhân đều đang ai bận việc nấy, cũng không có thấy bí thư đến mà nhao qua vồn vã gì.

Giám đốc xưởng Trâu Minh Thuận tự hào chỉ vào phân xưởng tẩy trắng, nói:

- Bí thư, những thiết bị này đều là hoàn toàn mới cứng, chất lượng hàng đầu trên thế giới. Hiện nước ta đang rất mạnh về dệt may, từ đời Đường thì từ vải vóc, phường nhuộm cho đến kỹ thuật gia công đều đã nổi tiếng thế giới.

Bây giờ tuy là thời đại phát triển, nhưng sản nghiệp dệt may trong nước vẫn giữ ưu thế mạnh như trước, tất cả đều nhờ vào ngành sản xuất trong nước.

Nghành sản xuất nước ta đã nổi danh trên toàn thế giới, rất nhiều thương hiệu thời trang, giầy, sô pha quốc tế cao cấp đều là hang sản xuất trong nước, cho ngành sản xuất dệt may của chúng ta có thể nói là mang ưu thế hết sức nổi trội.

Trần Kinh nhẹ nhàng gật đầu, tỏ ra hăng hái nghe Trâu Minh Thuận giải thích cho hắn một vài yếu điểm của kỹ thuật dệt, lại còn ngẫu nhiên qua bắt chuyện với mấy công nhân, tìm hiểu tình hình công việc, tình trạng sức khỏe và cuộc sống gia đình của họ.

Dệt may là ngành sản xuất gây ô nhiễm, lại gây hại lớn với cơ thể con người, thường thì công nhân dệt may đều mắc phải bệnh nghề nghiệp, nhà nước cũng có sắc lệnh rõ ràng yêu cầu công nhân viên chức trong ngành xin nghỉ hưu sớm theo quy định.

Trần Kinh sơ lược những điểm chính với Trâu Minh Thuận ngay tại hiện trường, yêu cầu ông ta nhất định phải chú ý kiểm tra sức khoẻ công nhân, coi trọng phối hợp ẩm thực một cách hợp lý, luân phiên công việc, cố gắng bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công nhân.

Trần Kinh nhấn mạnh kinh doanh xí nghiệp mấu chốt vẫn là ở con người.

Kinh doanh sức lao động chứ không phải là áp bức sức lao động.

Xí nghiệp kinh doanh tốt hay không mấu chốt vẫn là việc xí nghiệp có mảng cạnh tranh chủ đạo hay không

Để có được điều đó thì cần phải bỏ công sức sáng tạo và quản lý, đây mới là lý tưởng đúng đắn trong kinh doanh xí nghiệp.

Trần Kinh chỉ vào Đơn Gia Cường bên cạnh nói:

- Hôm nay tôi dẫn bí thư Đơn đến chủ yếu là để xem xét cơ chế tiền lương và thưởng phạt của lãnh đạo xí nghiệp. Chúng ta muốn xóa bỏ cách quản lý xí nghiệp theo kiểu hành chính cũ kỹ thì đầu tiên phải đi từ mặt đãi ngộ cho đến tính tích cực của lãnh đạo trong hoạt động của xí nghiệp.

Trước kia doanh nghiệp nhà nước chúng ta bị thất thoát ở đâu? Tôi thấy mấu chốt chính là ở cơ chế mang nặng tính bao cấp.

Nhân viên quản lý bậc cao và trung của xí nghiệp đều là ăn lương dựa theo cấp bậc hành chính.

Làm nhiều làm đều như nhau, làm tốt hay xấu cũng thế cả, sống chết mặc bay, cơ chế quản lý như vậy thì sao có thể điều động được tính tích cực của mọi người?

Trần Kinh vung tay lên:

- Cho nên, chúng ta phải kiên quyết phá vỡ cơ chế truyền thống bất hợp lý này, tôi thấy trước tiên phải đấu tranh về phương diện tiền lương, cải cách cơ cấu tiền lương của doanh nghiệp nhà nước. Anh Thuận đây có khả năng dẫn dắt chúng ta đạt thành tích, giúp xí nghiệp có lãi cao.

Đãi ngộ cá nhân sẽ tùy vào thành tích. Có công được thưởng, có tội phải phạt.

Lãnh đạo bậc cao và trung cũng thế, hiện tại toàn tỉnh vẫn chưa có địa phương nào thực thi biện pháp như vậy. Kinh Giang ta sẽ là lá cờ đầu.

Trần Kinh vừa dứt lời, người chung quanh đều nhất tề vỗ tay.

Nhất là nhân viên công ty Toàn Thắng đi theo lại càng vỗ tay ác hơn cả.

Chế độ tiền lương linh hoạt, cải cách hệ thống tiền lương của doanh nghiệp nhà nước, đề nghị này đã có từ nhiều năm trước.

Nhưng cho tới nay cơ chế này vẫn mãi nằm trên giấy, chưa từng được thực thi.

Hôm nay Trần Kinh là Bí thư Thành ủy, trong một trường hợp công khai lại đã đưa ra ý tưởng, điều này không khỏi khiến ai nấy khấp khởi hy vọng.

Tiếp đó, Trần Kinh lại thị sát những phân xưởng khác của Toàn Thắng, mới đó mà đã giữa trưa rồi, Trâu Minh Thuận lại gần trơ mắt nhìn Trần Kinh, nói:

- Bí thư, anh ở lại ăn cơm trưa đi! Chúng tôi đều ăn cơm văn phòng, đã sắp xếp xong xuôi, ngay tại nhà ăn cho công nhân viên chức!

Trần Kinh quay sang Đơn Gia Cường cười, nói:

- Chủ nhà đã có thịnh tình như thế, bí thư Đơn, ý anh thế nào?

Đơn Gia Cường nói:

- Anh Thuận xem ra đã tính hết cả, vừa rồi tôi thấy phía bên ngoài cổng sắt đóng kín mít cả rồi. Xem ra bí thư không ở lại ăn bữa cơm thì chắc anh ấy sẽ không cho đi mất!

Trần Kinh cười ha hả, nói:

- Tốt lắm, chúng ta đến nhà ăn dùng cơm, xếp hàng ăn cơm thôi!

Đang lúc giữa trưa, nhà ăn rất đông người, Trần Kinh muốn dung cơm cùng công nhân viên, Trâu Minh Thuận cũng không dám phản đối.

Vì thế tất cả mọi người đều cầm lấy một chiếc khay inox đựng đồ ăn, Trần Kinh gọi món ăn xong thì liền ngồi lẫn vào trong đám công nhân.

Lại chỉ còn một chỗ ngồi ở bên đó nên những người còn lại vừa thấy như vậy thì đều chưng hửng.

Trâu Minh Thuận đưa tay xoa mồ hôi trên trán, đang muốn qua đó bảo đám công nhân viên đang ăn cơm đi chỗ khác.

May mà Đơn Gia Cường kéo ông ta lại bảo:

- Anh Thuận, tính làm gì đó? Bí thư đang muốn làm gương, chúng ta chia nhau ra ngồi cũng được mà.

Trâu Minh Thuận đành khổ sở gật đầu, trên tay bưng đồ ăn mà khó nuốt trôi cho được.

Lúc trước khi Trần Kinh thị sát tiến độ xây mới nhà xưởng, Trâu Minh Thuận đã gióng trống khua chiêng tiếp đãi, toàn bộ nhà máy cờ hoa phấp phới.

Băng rôn biểu ngữ nhộn nhịp.

Lần đó Trần Kinh nổi nóng có giáo huấn cho ông ta một tràng.

Hôm nay ông ta liền theo lời dạy mà sắp xếp tiếp đãi theo nguyên tắc rất khiêm tốn.

Nhà xưởng vẫn cứ sản xuất như cũ, cũng chẳng hề treo biểu ngữ trước cổng.

Vốn dĩ ông ta nghĩ hôm nay có thể qua màn kiểm tra thuận lợi rồi, không ngờ Trần Kinh lại bỗng ra chiêu này.

Công nhân trong xưởng đa số đều là nữ với trình độ văn hóa thấp, đều là giai cấp công nhân bình thường, phỏng chừng bọn họ cũng không nhận ra Bí thư Trần, bởi vì lúc Trần Kinh đi sang ngồi, người chung quanh thậm chí chẳng một ai tỏ ra xao động.

Ông ta cứ tự trách mình sơ suất.

Dù khiêm tốn đến đâu thì cũng phải ngoài lỏng trong chặt chứ! Tin bí thư đến thị sát mà cũng không truyền đạt xuống dưới.

Trần Kinh ngồi xuống ăn cơm, đối diện chỗ hắn ngồi là một phụ nữ trạc hơn ba mươi tuổi.

Người này nhếch miệng cười với hắn, Trần Kinh bèn bắt chuyện:

- Sống cũng tạm ổn đấy chứ, còn có hoa quả mà ăn?

Người phụ nữ này ngẩn người như không hiểu, đúng lúc này Trần Kinh chợt nghe phía sau có đứa bé kêu:

- Có táo kìa, táo, mẹ ơi con muốn ăn táo!

Là một cô bé tầm bốn năm tuổi, mặt nhếch nhác như chú mèo nhỏ, quần áo lấm lem khiến chiếc áo khoác vốn màu lam nay đã nhuộm thành màu đen.

Tóc xõa xuống dính bết vào nhau.

Người phụ nữ kia khẽ mỉm cười, cầm quả táo trong khay inox đưa cho cô bé:

- Hoa à, đây, con cũng phải ăn chút cơm nữa!

Cô bé thích chí đón lấy quả táo, nhìn quanh rồi khẽ kêu:

- Nhỏ thế!

Người phụ nữ kia mặt đỏ lên, có vẻ rất xấu hổ.

Một người phụ nữ khác tầm hơn bốn mươi tuổi cầm trái trong khay của mình bảo:

- Hoa này, cô đổi cho cháu nhé?

Con bé mừng rơn:

- Thật ạ?

Người phụ nữ trung niên gật đầu nói:

- Thật!

Rồi con bé lại nói:

- Nhưng cô cũng lâu rồi chưa được ăn táo, cô đổi cho cháu thì quả kia bé thế ăn sao đủ!

Người phụ nữ trung niên cười, khẽ bảo:

- Bé Hoa dễ thương quá cơ, cô thích ăn quả nhỏ mà!

Cô bé dường như rất do dự, nhưng chung quy cũng không cự lại được cơn thèm bèn đổi cho người phụ nữ trung niên kia.

Mẹ con bé vội nhắc:

- Còn không cảm ơn cô đi?

- Cảm ơn cô!

Cô bé đáp lại bằng giọng rất dễ nghe.

Trần Kinh cau mày nhìn sang phía bên cạnh, hỏi một cô gái tầm hơn hai mươi tuổi:

- Này cô, ở đây bao lâu có táo ăn một lần?

Cô gái hơi ngượng ngùng, đỏ mặt nói:

- Có lãnh đạo đến thăm nhà máy mới có, bình thường cũng chả có thịt mà ăn!

Cô gái vừa nói vừa ngấu nghiến ăn lấy ăn để.

Trần Kinh ngậm ngùi không nói gì nữa, chỉ vùi đầu ăn cơm.

Và xong miếng cuối, hắn ngẩng đầu lên thì đã thấy Trâu Minh Thuận xấu hổ đứng trước mặt hắn.

Không đợi Trần Kinh mở miệng, ông ta đã nói:

- Bí thư, tôi... hiện chúng tôi quả thực đang rất khó khăn, chúng tôi... việc quay vòng vốn lại càng gian nan, cho nên, cho nên...

Trần Kinh ung dung lấy giấy ăn lau miệng, nhìn quanh bốn phía thấy ai nấy đã đi hết.

Trâu Minh Thuận quyền cao chức trọng ở đây, vừa xuất hiện thì chẳng công nhân nào dám ăn cơm ở đây nữa.

- Chuyện đứa bé vừa nãy là thế nào?

Trần Kinh cất tiếng hỏi.

Trâu Minh Thuận ngẩn người, nói:

- Là như thế này, ở đây có một nữ công nhân, gia cảnh vô cùng khó khăn. Người chồng năm trước bị tai nạn xe qua đời, hai ông bà cụ trong nhà tự lo liệu cuộc sống cũng đã khó khăn, lại thêm một bé gái hơn bốn tuổi thật sự không biết đi đâu, cho nên ban ngày mới theo mẹ tới đây làm việc.

Cho nên...

Trần Kinh gật gật đầu im lặng.

Trâu Minh Thuận thì thấy trong lòng khó chịu nên nói:

- Bí thư, anh cứ phê bình tôi đi! Là tôi lừa gạt... Rồi, tôi... Tôi lại phạm sai lầm, đúng là không nên giả vờ tạo cảnh thái bình như thế này!

Trần Kinh khoát tay, nói:

- Anh liên hệ với Chủ tịch thành phố Lưu nhờ nghĩ cách mượn ít tiền ngân hàng. Hiện tại chúng ta đều rất khó khăn, bên anh khó khan thì ở thành phố cũng khó khăn. Nhưng dù có khó khan hơn nữa thì tôi vẫn hy vọng các công nhân có thể ăn đủ no.

Làm công nhân thật không dễ dàng, mấy nữ công nhân vừa rồi còn có một công việc, ít nhất mỗi tháng còn có chút thu nhập.

Kinh Giang ta còn có bao nhiêu công nhân viên chức thất nghiệp? Cuộc sống của họ ra sao?

- Bí thư...

Trâu Minh Thuận hướng ánh mắt trông mong nhìn chằm chằm Trần Kinh, cảm xúc bỗng nhiên trở nên kích động, ấp úng hồi lâu mới nói:

- Tôi... Tôi cam đoan sẽ kinh doanh thật tốt nhà máy dệt. Nhất định không để anh thất vọng!

Trần Kinh khoát tay, nói:

- Không phải khiến tôi thất vọng, mà là mấy ngàn công nhân của các anh. Bọn họ là trọng trách trên vai anh, nếu nhà máy dệt kinh doanh không tốt thì mấy ngàn hộ gia đình sẽ lâm vào tình cảnh càng khó khăn hơn. Anh phải hiểu được trách nhiệm này!

Trải qua mọi cung bậc của cảm xúc, Trần Kinh rời khỏi nhà máy dệt, cảm xúc trở nên trĩu nặng.

Là bí thư một thành phố, Trần Kinh bình thường đi tới đi lui, rất khó cảm nhận được cuộc sống thường ngày của một thị dân Kinh Giang.

Giờ kinh tế cả nước đều đi lên rồi, trung ương lại đưa ra mục tiêu phải xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đi đâu cũng thấy nói cuộc sống người dân đã khá giả, mức sống đã được cải thiện rồi.

Nhưng tình hình thực tế ra sao?

Trần Kinh cảm thấy danh hiệu Bí thư có tiền đồ nhất Thành ủy Sở Giang thật buồn cười.

Bởi vì hiện tại cuộc sống của nhân dân Kinh Giang rõ ràng còn nằm dưới mức trung bình toàn quốc, Bí thư Thành ủy ở đây sao có thể coi là có tiền đồ nhất được.

----------oOo----------



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...