Nửa Cõi Sơn Hà
Chương 14: Hán quan tấu nguyệt (tt)
Nào ngờ đâu Thiết Phiến Tử vừa nghe thấy Tiểu Hắc tự nhận là đồ đệ của Bao Đả Thắng, y lại lấy ân làm oán trong lòng liền nảy sinh sát cơ.
Chỉ thấy mặt y bỗng biến đổi, miệng nhếch mép cười nhạt rất nham hiểm nói :
- Tiểu tử, đó là mi đã tự tìm đến cái chết. Mi bảo sư phụ của mi là lão điên khùng Bao Đả Thắng.
Tiểu Hắc trợn mắt hỏi :
- Tại sao vậy? Có phải ngươi sợ sư phụ Bao Đả Thắng đấy không?
Thiết Phiến Tử hậm hực đáp :
- Ai bảo là ta sợ y! Dù có đến mười tên Bao Đả Thắng dưới mắt cũng không coi vào đâu hết. Y có một mối thù với ta. Ta kiếm không ra y thì giết đồ đệ của y thế vào cho bõ ghét. Ai bảo mi là đồ đệ của lão khùng Bao Đá Thắng đó.
Dứt lời, y liền giơ chưởng lên định vỗ xuống. Tiểu Hắc bỗng nói :
- Khoan đã. Ta còn một sư phụ nữa gọi là Bồ Tát.
Thiết Phiến Tử cười nhạt, nói :
- Tiểu tử hôi thối còn nói tầm bậy tầm bạ gì nữa! Mi thử kêu Bồ Tát ra đây cứu mi coi!
Chỉ nghe thấy vù một tiếng. Thiết Phiến Tử đã điểm thắng xuống đỉnh đầu Tiểu Hắc. Đang lúc ấy, bỗng nghe thấy phía sau có tiếng cười ha hả nổi lên. Bên tai Thiết Phiến Tử phảng phất như nghe thấy có tiếng người nói vọng tới :
- Bồ Tát đến rồi, xin nể mặt mỗ hạ thủ lưu tình.
Thiết Phiến Tử giật mình thất kinh, vội nhảy lui về phía sau đưa mắt nhìn dáo dác tứ phía, nhưng không phát giác ra được bóng người nào cả liền quay lại hỏi Cát Đạt Tố :
- Có người tới đây, bạn có trông thấy không?
Cát Đạt Tố ngơ ngác đáp :
- Ngươi nói gì thế?
Thiết Phiến Tử nói :
- Ta vừa nghe thấy có người nói: Bồ Tát đến rồi. Ngươi có nghe thấy không?
Cát Đạt Tố cười đáp :
- Bạn thật như kẻ mất hồn. Nội trong mười trượng, dù là cánh hoa rơi chiếc lá rụng cũng không qua được tai mắt của Cát Đạt Tố mỗ.
Câu “Bồ Tát đến rồi” đó chắc chỉ do tâm lý của các hạ hỗn loạn tướng tượng ra đấy thôi.
Thiết Phiến Tử hoài nghi vô cùng, vò đầu bứt tai nói :
- Mỗ rõ ràng nghe thấy mà, và hình như thanh âm ấy bao hàm một luồng kình lực rất mạnh mẽ, sắc bén, chứ đâu phải tâm lý của mỗ bị hỗn loạn.
Cát Đạt Tố khinh khỉnh cười nhạt nói :
- Nếu có là Bồ Tát thật thì đã sao nào! Cứ việc tiến ra đây, gặp gỡ Cát Đạt Tố mỗ một phen.
Thiết Phiến Tử thấy cát Đạt Tố hào khí ngất trời trong lòng cũng vững bụng phần nào, liền trấn tĩnh tâm thần vỗ ngực nói :
- Phải lắm! Bồ Tát cái khỉ mốc gì mà lại co đầu rụt cổ như con rùa như vậy. Là hảo hán có giỏi cứ việc ló mặt ra đây!
Bỗng nghe có tiếng cười ha hả từ phía sau tảng đá mà Tiểu Hắc vừa ngồi phát ra. Thiết Phiến Tử và Cát Đạt Tố không hẹn mà cùng giật mình kinh hãi, vội tiến về phía sau tảng đá, trố mắt lên nhìn thì thấy một hòa thượng dơ dáy đang nằm ở dưới chân tảng đá tay cầm hồ lô rượu đưa lên miệng tu ừng ực.
Tiểu Hắc đã nhận ra được tiếng cười đó là của hòa thượng Bồ Tát mừng rõ vô cùng, vội ngồi nhỏm dậy đưa mắt nhìn, miệng kêu gọi :
- Hòa thượng Bồ Tát tới rồi đấy ư?
Cát Đạt Tố vì từ Thanh Hải tới, cho nên đối với các vật sự của võ lâm Trmg Nguyên được biết rất ít, cho nên y thấy hòa thượng dơ dáy đang nầm tại đó, tay nâng hồ lô rượu, y cũng không coi vào đâu cả, liền đưa mắt nhìn Thiết Phiến Tử thấy hắn ta mặt lộ đầy vẻ kinh hoàng lẫn nghi ngờ, ngẩn người ra như tượng gỗ một hồi lâu vẫn không nói được tiếng nào. Vì trong lòng Thiết Phiến Tử đang hoảng hốt, nghĩ bụng :
- “Chẳng lẽ hòa thượng này chính là Túy hòa thượng mà truyền thuyết vẫn thường nhắc nhở tới?”
Y nhìn chiếc hồ lô đã đoán ra được đến tám thành là ông ta rồi.
Trong Trung Nguyên võ lâm thường lưu hành hai câu như sau :
Đạo thiện, Cát Phong, Túy hòa thượng.
Mạc Nam lão ma, Thiên Diện Hồ.
Mười bốn chữ này là miêu tả Vũ Trụ Ngũ Kỳ: Vô Trần đạo sĩ, Hoàng Diện Phong Cái, Túy hòa thượng là thuộc những kỳ nhân của võ lâm chính phái. Còn Mạc Nam lão ma và Thiên Diện Hồ là cao thủ thượng đẳng của tà phái.
Túy hòa thượng rất ít khi lộ diện trên giang hồ, hành tung rất phiêu hốt. Thiết Phiến Tử chỉ thường được nghe danh, chứ chưa bao giờ được thấy mặt.
Trong truyền thuyết, thì bất luận Túy hòa thượng xuất hiện ở địa phương nào, bên mình đều có đem theo chiếc hồ lô. Nhân vật hiện đại, người mang theo chiếc hồ lô rượu chỉ có một mình Túy hòa thượng mà thôi.
Cho nên cái danh hiệu Túy hồ lô cũng là để chỉ Túy hòa thượng, và y cũng ghi nhớ rất kỹ.
Thiết Phiến Tử vừa nghĩ tới đó, trong lòng bỗng nảy sinh khiếp sợ vội thối lui về phía sau hai bước, giơ tay ra chỉ Túy hòa thượng hỏi :
- Dám hỏi đại sư pháp hiệu xưng hô ra sao?
Túy hòa thượng cười ha hả đáp :
- Tửu gia không có pháp hiệu, mà chỉ có vật này thôi.
Ông ta lại nâng hồ lô lên tu một hớp, giơ cao lên vỗ vỗ mấy cái nói tiếp :
- Bạn có nhận ra được vật này không?
Thiết phiến Tử ấp úng hỏi lại :
- Đại sư có phải là một vị trong Vũ Trụ Ngũ Kỳ...Túy hòa thượng đại sư đấy không?
Túy hòa thượng quát mắng :
- Vừa hòa thượng lại vừa đại sư, xưng hô gì mà hỗn độn như vậy!
Tửu gia là hòa thượng thôi chứ không có say sưa gì cả.
Thần sắc Thiết phiến Tử lộ vẻ kinh hoàng cực độ, lắp bắp hỏi :
- Dạ! Dạ! Đại... hòa thượng, không phải là đại sư và cũng không say sưa.
Giọng nói của y run rẩy, như là chuột thấy mèo. Cát Đạt Tố đứng cạnh đó thấy vậy rất bực bội, xen lời nói :
- Trương Nguyên huynh, hòa thượng điên điên khùng khùng này hà tất phải cung kính vơi lão như thế. Thôi chúng ta cứ mặc kệ y, đem Trần cô nương đi thôi.
Nói xong, Cát Đạt Tố liền giơ tay ra định kéo Trần cô nương lên, Tiểu Hắc thấy hòa thượng Bồ Tát đã tới nơi, nó không hãi sợ gì nữa, lại sử dụng luôn một thức Quần Long Vô Thủ tấn công vào mặt Cát Đạt Tố, không cho y lại gần Trần cô nương.
Cát Đạt Tố giận dữ quát bảo :
- Tên tiểu tử hôi thối này muốn chết chắc.
Hữu thủ của y đã cuốn lên nhằm Chương Môn huyệt của Tiểu Hắc tấn công tới. Tiểu Hắc lại theo thói quen tuần tự sử dụng đến chiêu Đại Tai Càn Nguyên, nhưng vì nó ra tay hơi chậm trễ, liền bị Cát Đạt Tố uốn người, hất mạnh tay lại một thế.
Chỉ nghe bộp một tiếng, Tiểu Hắc đã bị đánh ngã lăn ra đất chổng bốn vó lên trời. Túy hòa thượng thấy vậy cười ha hả nói :
- Đáng tiếc thật! Đáng tiếc thật! Tiểu tử mi đã thiếu tự tin, nên ra tay trù trừ, chậm trễ mới để lỡ mất tiên cơ. Hỏng bét! Hỏng bét!
Cát Đạt Tố cười nhạt hỏi :
- Hòa thượng ngươi nói gì thế?
Hòa thượng đáp :
- Hòa thượng mỗ nói: đáng tiếc tiểu tử đã ra tay chậm đó. Bằng không huynh đệ cũng bị làm khó dễ không ít.
Cát Đạt Tố trừng mắt hỏi :
- Hòa thượng khùng, con mèo ba chân kia, ngươi bảo tên nhãi con đó có thể cầm cự với ta ư?
Hòa thượng cười ha hả đáp :
- Tửu gia hòa thượng ta mèo bốn chân chứ không phải ba chân.
Cát Đạt Tố cười nhạt nói :
- Nếu vậy càng hay! Chúng ta hãy thử thách với nhau một phen xem sao?
Y vừa nói vừa sửa soạn phát động thế thức Vu Viên công ra tấn công. Hòa thượng bỗng cười ha hả nói :
- Tửu gia hòa thượng mỗ còn đang muốn uống rượu không có thì giờ nhàn rỗi thử thách với huynh đệ. Huynh đệ hãy thử so sánh lại với tiểu tử kia vài chiêu nữa xem sao.
Đoạn hòa thượng liền giơ tay ra chỉ vào Tiểu Hắc.
Tiểu Hắc bị đánh té, đau đến nỗi nổ đom đóm mắt, đầu óc choáng váng đang lồm cồm bò dậy, trên mặt lộ vẻ sợ hãi vô cùng.
Hòa thượng liền kêu gọi :
- Tiểu Hắc! Ngươi có dám thử thách lại với vị huynh đệ này vài chiêu không?
Chỉ thấy Cát Đạt Tố mặt lộ đầy vẻ phẫn nộ quát bảo :
- Tên đầu trọc kia đừng có giở trò quỷ ra nữa. Tên nhãi ranh này làm sao đáng là đối thủ của ta được.
Hòa thượng cười hí hí đáp :
- Chớ nên la lối vội! Chớ nên la lối vội! Tiểu tử này còn không thèm đùa với huynh đệ là khác.
Tiểu Hắc bỗng xen lời nói :
- Hòa thượng Bồ Tát, tại sao thế Đại Tai Càn Nguyên của người không linh nghiệm chút nào? Tiểu tử đánh không nổi y như vậy!
Hòa thượng quát mắng :
- Ai bảo thức Đại Tai Càn Nguyên của hòa thượng ta không linh nghiệm! Chỉ được cái ăn nói tầm bậy tầm bạ. Có hòa thượng ta ở nơi đây thì chiêu thức nào cũng đều linh nghiệm hết.
Tiểu Hắc trố mắt hỏi :
- Bồ Tát nói thật đấy ư?
Hòa thượng cười ha hả, đáp :
- Sao lại là giả được? Tưởng hòa thượng ta không muốn ăn thịt chó hay sao? Nếu mi bị thua, lại không mời hòa thượng ta đi nhậu thịt chó nữa, như thế có phải là khổ cho hoà thượng ta không.
Tiểu Hắc nghĩ thầm :
- “Hòa thượng Bồ Tát muốn được ta mời ăn thịt chó, chắc ông ta không dám đánh lừa ta đâu.”
Nó ngừng đầu lên nhìn Cát Đạt Tố, thấy mặt y xanh xám, hai mắt đỏ ngầu, như muốn nhảy xổ tới ăn tươi nuốt sống người vậy, trong lòng lại nảy sinh khiếp sợ, trù trừ không dám tiến lên. Hòa thượng liền quát mắng :
- Tiểu tử, muốn thử thách thì phải can đảm mới được! Càng dũng mãnh càng can đảm thì đã có thể chiếm tới tám phần thắng. Ngươi hãi sợ đến co rúm lại như một con chuột như thế, thì làm sao có thể chiến thắng được? Thức thứ sáu chiêu Biến Dị chưởng của ta, mi có còn nhớ hay không?
Tiểu Hắc đáp :
- Dạ còn nhớ. Nhưng khi đánh ra không thấy có chút sức lực nào cả.
Hòa thượng nói :
- Không có sức lực là chưa vận hành thuần thuộc khẩu quyết quên mất bộ vị di chuyển. Đại Tai Càn Nguyên khẩu quyết như thế nào?
Tiểu Hắc vội đáp :
- Tốn nhập trung huyền thượng lãnh hạ thực.
Hòa thượng thở dài nói :
Sai rồi? Sai rồi! Tốn nhập trung huyền thượng thực hạ lãnh chứ không phải thượng lãnh hạ thực. Khẩu quyết vận công mà đảo lộn như vậy làm sao mà có thể vận sức lên được?
Tiểu Hắc vừa nghe nói mới chợt tỉnh ngộ vỗ vào đầu mấy cái cười đáp :
- A đúng rồi thượng thực hạ lãnh. Tiểu tử nhớ ra rồi.
Hòa thượng lại hỏi :
- Còn thức Vân Hành Thi Vũ?
Tiểu Hắc đáp :
- Thủy nhập ngoại đình, Vân hành khiếm cơ.
Hòa thượng liền quát mắng :
- Lại sai nữa, không phải là khiếm mà là khảm. Ngươi nghe kỹ đây Thủy nhập ngoại đình, Vân hành khảm cơ.
Tiểu Hắc lại vỗ mạnh vào trán, nói :
- Đúng rồi! Đúng rồi! Vân hành khảm cơ.
Thế rồi hòa thượng chỉ điểm cùng điều chỉnh lại những chỗ sai lầm của chiêu Biến Dị chưởng ấy. Sau khi nghe Tiểu Hắc nhớ kỹ càng và dọc lại thuần thuộc rồi, mới gật đầu, nói :
- Được rồi. Bây giờ ngươi đã có thể chơi đùa với vị huynh đệ kia một vài chiêu đấy.
Cát Đạt Tố nghe hòa thượng dạy Tiểu Hắc đọc khẩu quyết vận công mà mình chẳng hiểu ất giáp gì cả liền bực bội hỏi :
- Các người làm trò quỷ quái gì thết? Chỉ đọc một vài ba câu vô nghĩa như vậy mà cũng gọi là công phu?
Hòa thượng cười ha hả đáp :
- Võ học Trung Nguyên của chúng ta bác đại tinh thâm huyền diệu vô cùng. Một ngón tay cũng có thể bao hàm cả một luồng sức lực nặng ngàn cân, huynh đệ làm sao mà hiểu được. Không tin thì cứ việc thử thách xem.
Đoạn ông ta quay đầu lại bảo Tiểu Hắc :
- Mi hãy thử thách với vị huynh đệ này vài chiêu xem sao.
Tiểu Hắc chần chừ đáp :
- Chiêu thức của tiểu tử có linh nghiệm thật không hở Bồ Tát?
Hòa thượng trừng mắt quát mắng :
- Mi quả thật là đồ trứng thối. Tửu gia gia hòa thượng đã bảo là linh nghiệm như thần mà ngươi còn đứng đó nói bá xàm bá láp hoài.
Thiết Phiến Tử đứng cạnh đó nghe nói liền cười thầm. Y thường nghe đồn hòa thượng là một người tính nết rất phóng túng ưa hài hước không thích câu nệ tiểu tiết, uống rượu ăn thịt không theo quy củ của người xuất gia chút nào. Hôm nay gặp gỡ quả thật không sai.
Lúc đầu y tưởng Cát Đạt Tố sắp ra tay giảo đấu với hòa thượng, y đã ngấm ngầm nghĩ kế hoạch để làm sao hủy bỏ được cuộc đấu. Y thầm biết Cát Đạt Tố không phải là đối thủ của hòa thượng.
Ngờ đâu lúc này thấy người giao đấu với Cát Đạt Tố lại là tên nhãi con miệng còn hôi sứa liền nghĩ bụng :
- “Chắc hôm nay là hòa thượng ngươi lại uống rượu say rồi, nên chỉ dạy tên tiểu từ hôi thối vài câu khẩu quyết mà đã sai ra giao đấu với tay cao thủ như Cát Đạt Tố ngay như vậy”.
Nghĩ đoạn y liền xen lời nói :
- Túy hòa thượng lão tiền bối, nếu như vị tiểu huynh đệ này bị thua thì tiền bối có ra tay tương trợ không?
Túy hòa thượng ung dung đáp :
- Tương trợ cái con khỉ! Nếu tiểu tử này bị thua tài chỉ biết tự trách là học nghệ không thông, có liên can gì tới Tửu gia hòa thượng mỗ đâu mà lại bảo cái gì tương trợ với chả tương trợ.
Thiết Phiến Tử vội nói :
- Tiền bối đã nói như vậy, sau này đừng có hối hận đấy nhé?
Hòa thượng quát bảo :
- Hối hận cái rắm! Tửu gia hòa thượng mỗ thưa biết hối hận bao giờ cả.
Cát Đạt Tố thấy Thiết Phiến Tứ đối với hòa thượng thái độ e dè hãi sợ vô cùng, trong lòng đã bực bội không vui liền cười nhạt nói :
- Hòa thượng, nếu có giỏi thì cứ việc đích thân ra đây giao đấu với ta. Cát mỗ có thắng được tiểu tử kia cũng không phải là hảo hán.
Hòa thượng cười ha há nói :
- Ngươi nói như vậy là có hơi sớm đấy. Đợi chút nữa thắng được tiểu tử rồi hãy huênh hoang sau cũng chưa muộn. Tiểu iắc, động thủ đi!
Hòa thượng vừa quát bảo, dường có một uy lực gì tối cao vô thượng vậy, khiến Tiểu Hắc vốn trong lòng rất hãi sợ Cát Đạt Tố, nhưng vừa nghe hòa thượng quát xong bỗng cảm thấy dũng khí gia tăng gấp bội.
Nó liền đưa tay chỉ Cát Đạt Tố quát bảo :
- Nào, chúng ta lại động thủ đi.
Cát Đạt Tố thấy Tiểu Hắc nhảy ra khiêu khích, nhưng tay phải của nó vẫn để ở trong lòng, tả thủ tà tà đặt ở phía trước mặt, trong lòng liền cả giận, nghĩ thầm :
- “Tên tiểu tử thối tha không biết sống chết này như vậy, ta không hủy mi ngay tại chỗ, thử hỏi Cát Đạt Tố ta làm sao còn đứng vững được ở Đông Doanh nữa”.
Nghĩ đoạn, y liền giơ cao cánh tay phải lên, hơi uốn mình, miệng quát bảo :
- Coi chiêu!
Bàn tay phải liền từ trên phạt mạnh xuống. Nhưng chiêu thức mới tới nửa tả chưởng của y bỗng duỗi ra chộp thẳng vào hông bên phải Tiểu Hắc vì Cát Đạt Tố thầm nghĩ
- Tiểu Hắc bên tay phải vẫn để yên trong lòng, tất nhiên phía hữu dực phải bị sơ hở khó mà tránh thoát được thế chộp lợi hại ấy”.
Lúc ấy Tiểu Hắc bỗng nghe thấy thanh âm của Túy hòa thượng nhỏ như tiếng muỗi kêu nói vọng tới :
- Thượng thực hạ lãnh. Nhớ kỹ chưa?
Tiểu Hắc vội đáp :
- Nhớ rồi.
Tay trái nó bỗng tà tà quét sang phía hữu dực. Đột nhiên nó cảm thấy nơi Huyền Xu huyệt có một luồng hơi ngùn ngụt bốc lên khiến cánh tay nó nóng hổi như có một luồng nhiệt hỏa bốc lên chạy vòng quanh bên trong vậy. Nó không sao tự chủ được tiếp tục theo luồng sức ấy chặt mạnh về phía trước.
Bỗng nghe thấy chát một tiếng thật lớn. Liền đó là tiếng rú thảm khốc của Cát Đạt Tố, người bị bắn lui về phía sau tay phải ôm lấy cánh tay trái nằm lăn lộn ở dưới đất không ngớt. Oai lực của thế thức ấy khiến cho Thiết Phiến Tử kinh hãi đến thất sắc, vội chạy lại xem xét thương thế Cát Đạt Tố.
Thiết Phiến Tử thấy xương bên cánh tay trái Cát Đạt Tố bị đánh gãy. Y đau đớn đến mặt mũi xanh mét, cố nghiến răng mím môi chịu đựng. Tiểu Hắc thấy sự việc đột ngột xảy ra như vậy khiến nó kinh dị cực độ, không sao ngờ được thức “Đại Tai Càn Nguyên” của mình oai lực lại mạnh mẽ như thế. Nó cứ ngẩn người ra, trố mắt lên nhìn hòa thượng Bồ Tát. Chỉ thấy Túy hòa thượng làm như không có chuyện gì lạ lùng cả, ung dung đưa hồ lô rượu lên miệng tu ừng ực, giơ cánh tay áo lên lau mép, cười ha hả nói :
- Tiểu tử, không phải hòa thượng ta nói láo để đánh lừa mi đấy chứ? Thức “Đại Tai Càn Nguyên” này ngươi thấy thế nào?
Tiểu Hắc vội đáp :
- Tiểu tử thấy phía tay trái bỗng như có một luồng nhiệt hỏa cuồn cuộn bốc lên, nóng hổi đến nỗi tiểu tử chỉ muốn chặt phăng cánh tay đó quăng đi. Thì ra luồng sức mạnh đến thế.
Túy hòa thượng nói :
- Thế là được rồi. Mi mau lại bồng vị cô nương kia lên. Đi thôi!
Tiểu Hắc liền vâng lời, tới vác Trần cô nương lên. Nó đưa mắt nhìn về phía bọn Thiết Phiến Tử, thì thấy đã sớm dìu Cát Đạt Tố bỏ chạy từ lâu.
Tiểu Hắc chợt nhớ tới một việc, vội hỏi Túy hòa thượng :
- Hòa thượng Bồ Tát, hồi nãy người dụ Cô Lâu nhân có bị y đuổi theo làm khó dễ đấy không Tiểu tử thật ngại cho hòa thượng Bồ Tát vô cùng.
Túy hòa thượng cười ha hả đáp :
- Lo lắng cái gì. Nếu không vì hòa thượng ta quan tâm tới mi thì ta còn chưa chịu chia tay với lão Cô Lâu giáo chủ ấy nữa là khác.
Tiểu Hắc tử vội hỏi :
- Hòa thượng Bồ Tát bị lão ta đuổi kịp ư?
Túy hòa thượng ung dùng đáp :
- Không để cho y đuổi kịp sao được.
Tiểu Hắc trố mắt lên hỏi :
- Tại sao thế?
Hòa thượng cười hí hí đáp :
- Nếu không để cho y quấn quít ta thì y sẽ quay trở về gặp gỡ mi, thử hỏi tính mạng nho nhỏ của mi có còn hay không?
Tiểu Hắc lè lưỡi gật đầu, trong lòng cảm kích và hứng thú vô cùng. Túy hòa thượng lại nồi tiếp :
- Kỳ thật khinh công của ta cũng không hơn y là bao nhiêu, vừa xuyên ra bên ngoài rừng thì đã bị y đuổi kịp ngay.
Tiểu Hắc hỏi :
- Hòa thượng Bồ Tát chạy về hướng nào thế?
Túy hòa thượng đáp :
- Đương nhiên lả phải dụ y theo về hướng Tây. Nếu chạy sang hướng Đông thì chả hóa ra lại chặn đường mi ư?
Tiểu Hắc tử liền tỉnh ngộ ngay lại hỏi :
- Sau rồi thế nào?
Túy hòa thượng đáp :
- Ta dụ y ra bên ngoài rừng, chạy thẳng về hướng Tây. Y cứ chạy theo sát nút ở phía sau, và y liền trông thấy vật này của ta.
Nói tới đây, ông ta vỗ vào chiếc hồ lô, rồi tiếp tục kể :
- Khi đã nhận biết là ta, y liền từ phía sau lớn tiếng kêu gọi :
- Ủa! Túy hòa thượng chớ có chạy! Sợ hãi bỏ chạy là đồ rùa đen.
Ta vừa chạy vừa nói vọng lại :
- Ta chạy là con rùa đen. Nếu không chạy thì Cô Lâu đạo hữu ngươi là cháu mười tám đời của rùa đen. Đạo hữu có bằng lòng như thế không?
Ta đã có ý dụ y chạy xa thêm nữa để ngươi thừa dịp xông vào cứu vị cô nương này. Ta chỉ sợ ngươi học hỏi chiêu thức trong “Tàn Phong Bối Diệp thủ” ấy chưa được thuần thuộc, trong một thời gian ngắn ngủi không thể đẩy lui bọn Cô Lâu giáo đồ mà bỏ chạy xa được.
Tiểu Hắc vừa nghe thấy hòa thượng nhắc nhở tới Tàn Phong Bối Diệp thủ, bất giác tinh thần cảm thấy phấn chấn vô cùng vội hỏi :
- À phải rồi. Hòa thượng Bồ Tát chả nói Tàn Phong Bối Diệp thủ đó có tất cả sáu chiêu Mỗi chiêu có sáu thức mà Bồ Tát mới chỉ dạy cho tiểu tử một chiêu sáu thức là Biến Dị chưởng thôi. Sao không thấy hòa thượng Bồ Tát dạy nốt cho tiểu tử năm chiêu nữa?
Túy hòa thượng nghiêm sắc mặt đáp :
- Năm chiêu kia ư? Ngay cả hòa thượng ta còn chưa học hỏi được thì có trời mới biết mà dạy bảo mi được?
Tiểu Hắc ngạc nhiên hỏi :
- Bồ Tát đừng có đánh lừa tiểu tử. Người là Bồ Tát tại sao lại không hiểu được?
Hòa thượng bỗng mắng chửi :
- Con mẹ mi! Bồ Tát cũng có khi không linh chứ? Hòa thượng ta có đánh lừa ai bao giờ đâu? Ta đã bảo không hiểu là không hiểu.
Tiểu Hắc lại hỏi :
- Người đã là Bồ Tát, sư phụ của Bồ Tát ắt phải là thần tiên mà chả lẽ thần tiên không chịu dạy cho người hay biết?
Túy hòa thượng cười hí hí đáp :
- Thần tiên cái con khỉ. Tàn Phong Bối Diệp thủ là do một quyển sách Bối Diệp dạy ra.
Tiểu Hắc ngơ ngác lắc đầu lia lịa hỏi :
- Bối Diệp ư! Bối Diệp là cái gì?
Sự tích Tàn Phong Bối Diệp thủ
Túy hòa thượng đáp :
- Quyển Bối Diệp ấy nguyên do từ Thiên Trúc tới, là một vị tăng nhân của nước Thiên Trúc dùng lá cây ghép lại thành, rồi viết chữ lên trên những cái lá ấy. Do đó, các hòa thượng Trung Nguyên chúng ta mới xưng kinh Phật là Bối Diệp kinh cũng bởi nguyên lý trên. Về sau vào đời Đường, có một thi nhân là Lý Thương Ẩn gì đó, sáng tác được một bài thơ rất hay, những câu thơ sau :
Ức phụng Liên hoa tọa (óc tưởng tới tòa sen)
Kiến văn Bối Diệp kinh. (Tai nghe Bối Diệp kinh).
Cũng là để chỉ về sự tích Bối Diệp này.
Hòa thượng thấy Tiểu Hắc chú thần tĩnh tâm nghe kể chuyện, tưởng nó rất thích thú nghe mình ngâm thơ, bỗng cảm thấy cao hứng mặt mày hớn hở nói :
- Hòa thượng ta còn thuộc nhiều bài thơ và ngâm lên hay hơn thế này nhiều, nhưng chỉ tiếc một điều là mi chưa hề học qua thi từ bao giờ, dù ta có cất tiếng ngâm nga thêm vài bài nữa, nhỏ mi cũng không hiểu được đâu.
Tiểu Hắc đáp :
- Cô cô cũng có dạy qua tiểu tử học những câu ca dao, như bài :
“Nhật xuất chi tác, nhật thật chi tức, toàn tỉnh nhi ẩm, canh điền nhi thực, đế lực hà hữu ư ngã tai”
(mặt trời mọc ta làm việc, mặt trời lặn ta nghỉ ngơi, ta đào giếng lấy nước uống, ta cày ruộng lấy thức ăn, thì oai quyền của Hoàng đế nào có nghĩa lý gì đối với ta).
Túy hòa thượng thản nhiên đáp :
- Đó chỉ là một bài ca về ruộng rẫy mà thôi, có ích lợi gì đâu?
Kỳ thật hòa thượng cũng không hiểu ý nghĩa của bài ca đó như thế nào, và cũng chưa từng đọc qua thi từ bao giờ, nhưng vì đoán Tiểu Hắc cũng không biết gì về văn chương như mình, cho nên mới có ý khoe tài một phen, ra dáng mình là một thi nhân.
Hồi đó ông ta mới xuống tóc làm hòa thượng, ở trong chùa vẫn thường được nghe vị chủ trì đại sư ngâm nga hai câu thơ của Lý Thương ẩn vừa rồi, mà ông ta vẫn ghi nhớ đến hôm nay, liền thuận miệng đọc ra.
Tiểu Hắc chú tâm, không phải là chỉ nghe ông ta đọc thơ, mà chỉ là để ý tới quyển Bối Diệp. Nó lại nói tiếp :
- Hòa thượng Bồ Tát, người nói công phu của môn “Tàn Phong Bối Diệp thủ” đó là do một quyển Bối Diệp dạy cho, thế nó mà làm sao dạy được?
Túy hòa thượng đáp :
- Công phu của môn Tàn Phong Bối Diệp thủ ấy đều ghi cả ở trong quyển Bối Diệp nọ. Sở dĩ ta học được cũng bởi đọc ở trong đó mà ra. Thế chẳng phải nó dạy ta thì là cái gì?
- Thế quyển Bối Diệp đó, bên trong ghi tất cả bao nhiêu chiêu?
Hòa thượng đáp :
- Toàn bộ của nó tất cả sáu chiêu, ba mươi sáu thức.
Tiểu Hắc phụng phịu nói :
- Nếu vậy tại sao hòa thượng Bồ Tát lại chưa học hết cho được, mà bảo chỉ học có một chiêu mả thôi? Như thế có phải là đã đánh lừa tiểu tử rồi không?
Hòa thượng thở dài đáp :
- Đó cũng chỉ tại ta phúc quyên không được thâm hậu mà thôi.
Tiểu Hắc trố mát hỏi :
- Tại sao thết?
Hòa thượng đáp :
- Nói ra thì rất dài. Bây giờ phải đi kiếm chút gì ăn cho đỡ đói đã rồi ta sẽ nói cho mi hay sau.
Ông ta bỗng đưa tay chỉ về phía xa xa trước mặt, về phía có những bóng đen nhấp nhô, nhưng vì mây đen che kín mặt trăng, bốn bề tối đen như mực, nên Tiểu Hắc không sao trông rõ được. Hòa thượng nói tiếp :
- Người hãy bồng vị tiểu cô nương này tới ngôi thần miếu ở ven núi trước mặt kia, để ta kiếm một ít thịt dã thú đem về nhậu với rượu.
Tiểu Hắc vâng lời, cắp cô nương họ Trần lên, chạy thẳng về phía tay trỏ của hòa thượng. Lúc chạy tới gần, quả nhiên thấy cạnh ven núi có một tòa Sơn Thần miếu không lớn lắm, thần đàn đã đổ nát, tiêu điều, bên trên thờ một vị sơn thần mặt mũi đen thui như trôn chảo.
Tiểu Hắc vội đặt Trần cô nương xuống. Túy hòa thượng bảo nó ngồi ở đó đợi chờ, rồi lướt ra ngôi miếu. Khoảng thời gian cạn một chén trà, ông ta đã xách một con mang trở về rồi chụm lửa đem lên thui, hương thơm tỏa ra ngào ngạt.
Hòa thượng xé một miếng thịt đùi mang đưa cho Tiểu Hắc, miệng khen ngợi :
- Thơm ngon thực!
Ông ta đưa hồ lô lên miệng tu một hơi, rồi bỏ một miếng thịt lớn vào mồm nhai ngấu nghiến ăn rất ngon lành.
Tiểu Hắc trong lòng luôn luôn nhớ tới chuyện về cuốn “Tàn Phong Bối Diệp thủ” nên lại hỏi tiếp :
- Hòa thượng Bồ Tát, sao lại chỉ học được có một chiêu trong cuốn Bối Diệp ấy thôi và ai đã trao cho người quyển sách ấy?
Hòa thượng đáp :
- Người trao cho hòa thượng ta rất lạ mặt, ta chưa hề quen biết bao giờ. Ông ta là một vị lão hòa thượng bị bệnh thoi thóp sắp chết.
Hôm đó vào giữa mùa Đông tuyết rơi xuống rất nhiều.
Hòa thượng ngửng đầu lên trầm ngâm, giây lát lâu rồi kể tiếp :
- Việc này xảy ra cách khoảng hơn mười năm, ở trên một cốc đạo tại núi Côn Luân, trong cốc khẩu tuyết bao phủ trắng xóa, gió lạnh lẽo buốt xương. Vì ta có hẹn ước với một vị bằng hữu tới nhà y nhậu nhẹt mà con đường cốc đạo trên núi Côn Luân ấy là ngõ tắt, cho nên ta đã chọn để đi cho gần hơn. Khi ta vừa quẹo qua một khúc quanh bỗng phát hiện trên mặt tuyết có một hòa thượng đang nằm ngửa tại đó, niên kỷ cũng phải đến trên dưới chín mươi. Tuyết vẫn liên miên rơi xuống phủ lên khắp thân thể hòa thượng nọ, khiến ông ta gần như biến thành một người tuyết. Ta vội đưa tay ra sờ mó khắp mình mẩy vị ấy thấy đều đã cứng ngắt, giá lạnh như băng chỉ giữa lồng ngực là còn có chút hơi ấm. Ta vội xốc hòa thượng nọ dậy phủi hết tuyết trên người ông ta xuống, tìm một nơi kín đáo trợ giúp ông ta vận hành huyết mạch. Khoảng một giờ sau, mắt của ông ta mới hơi chuyển động, tiếng hô hấp dần dần đã nghe rõ. Ta lại dùng chân nguyên giúp ông ta khôi phục lại trí giác. Sau khi hỏi han rõ mới được biết ông ta vừa từ Tây Vực trở về...
Ông ta nói tới đây, Tiểu Hắc vội xen lời hỏi :
- Vị hòa thượng ấy đi Tây Vực để làm gì?
Túy hòa thượng đáp :
- Hồi ấy ta cũng hỏi vị ấy như vậy: Tới Tây Vực để làm gì? Lão hòa thượng nọ đáp: Đó là ông ta đã được Giáo chủ Tây Vực Hỏa Thần giáo mời tới phó hội.
Tiểu Hắc nghe chưa thấy cái danh từ Hỏa Thần giáo bao giờ, nó trố mắt lên, ngơ ngác nhìn. Túy hòa thượng liền cất tiếng hỏi :
- Cái tên Tây Vực Hỏa Thần giáo này, nhỏ mi chưa nghe thấy ai nói tới bao giờ phải không?
Tiểu Hắc khẽ gật đầu. Túy hòa thượng liền giải thích :
- Tây Vực Hỏa Thần giáo là một giáo phái cực kỳ lớn lao và mạnh mẽ trong võ lâm. Theo lời đồn đại, võ công của Giáo chủ cao siêu khó ai đo lường nổi, thiên hạ hiếm người sánh kịp. Ba chục năm trước Trung Nguyên võ lâm hiệp nghĩa đạo đã liên tay kéo tới Vu Điển ấn chứng võ học với Hỏa Thần giáo. Ngờ đâu các vị Trung Nguyên võ lâm hiệp nghĩa đạo đó chưa hề được thấy mặt Giáo chủ thì đã bị đánh bại cuốn gói trở về. Việc này đã vang động một thời trong giới võ lâm Trung Nguyên và cho đó là một mối kỳ sỉ đại nhục.
Tiểu Hắc lại ngắt lời hỏi :
- Hòa thượng Bồ Tát, thế hồi đó ngươi có tham gia vào việc ấy không?
Túy hòa thượng đáp :
- Không! Hòa thượng ta chỉ khoái uống rượu, ăn thịt chó, thì làm gì có thì giờ rảnh rỗi đâu mà đi ấn chứng võ học nữa. Lúc ấy ta liền hỏi hòa thượng: Hỏa Thần giáo chủ mời tới Tây Vực để làm gì. Lão hòa thượng đáp: Hỏa Thần giáo chủ đã biết được tin ông ta đã thâu hoạch được một cuốn Bối Diệp kinh ở Thiên Trúc. Trong cuốn sách đó không phải hàm chứa Phật học, mà là võ công. Võ công ở trong Bối Diệp kinh ấy là sáu chiêu Tàn Phong Bối Diệp thủ.
Tiểu Hắc lại nói tiếp :
- Lão hòa thượng ấy có được Tàn Phong Bối Diệp thủ thì Vu Điền Hỏa Thần giáo định mời ông ta tới để làm gì?
Túy hòa thượng đáp :
- Nhỏ mi còn chưa hiểu gì về võ học cả có khác. Võ học khi càng luyện được tới mức cao thâm thì càng cảm thấy sự học hỏi rộng rãi như biển cả, vô cùng vô tận và cảm thấy sự học hỏi của mình vẫn chưa có thể tự hào là đầy đủ, mà còn phải muốn làm sao trau dồi học hỏi cho cao thâm thêm nữa, tỉ như hòa thượng ta chẳng hạn. Ta càng ham thích uống rượu thì lại càng muốn thưởng thức mỹ tửu trong khắp thiên hạ này. Vừa rồi ta chả đã kể cho nhỏ mi hay rồi là gì. Lần đó, cũng vì ta hẹn đi ăn nhậu với bằng hữu mà đã gặp vị hòa thượng trên con đường cốc đạo đó, cho nên vị Hỏa Thần giáo chủ, tay võ học đã luyện tới mức thiên hạ hiếm có địch thủ, nhưng vẫn tự thấy chưa đạt tới chốn. Vì vậy khi vừa hay tin trong pho Bối Diệp kinh có ghi chép sáu chiêu võ công tối cao vô thượng thì đời nào lại chịu bỏ qua.
Tiểu Hắc lại hỏi :
- Theo như câu chuyện Bồ Tát kể, thì võ học được ghi chép trong cuốn Bối Diệp kinh đó, Hỏa Thần giáo chủ đã sớm hay biết từ lâu rồi phải không?
Túy hòa thượng đáp :
- Còn phải nói nữa. Mấy trăm năm nay, trong võ lâm có nổi lên một truyền thuyết, là có sáu chiêu võ học thần diệu không võ công nào bì kịp, được ghi chép ở trong một cuốn sách bằng lá khô, tên là Tàn Phong Bối Diệp thủ. Nhưng truyền thuyết đó cuối cùng vẫn chỉ là truyền thuyết. Trong mấy trăm nay không ai thực sự được trông thấy cuốn sách ấy. Ngờ đâu mười năm trước đây trên giang hồ bỗng lại có lời đồn đại sáu chiêu Tàn Phong Bối Diệp thủ ấy đã xuất hiện trên giang hồ nhưng lọt vào tay người nào thì không một ai hay biết cả. Điểm này Trung Nguyên võ lâm không thể không bội phục Hỏa Thần giáo lợi hại. Hỏa Thần giáo chủ đã tra xét tìm tòi ra được cuốn Tàn Phong Bối Diệp thủ đó hiện ở trong tay lão hòa thượng, cho nên mới dùng biện pháp gởi thiếp mời lão hòa thượng tới Tây Vực phó hội.
Tiểu Hắc nghe xong, bất giác khẽ gật đầu, hỏi tiếp :
- Thế Hỏa Thần giáo chủ định mời lão hòa thượng tới Tây Vực để làm chi?
Túy hòa thượng đáp :
- Hỏa Thần giáo chủ sau khi đã mời lão hòa thượng tới, y liền dùng lễ thượng khách để tiếp đãi. Lúc đầu đôi bên ehỉ chuyên thảo luận về vấn đề võ học thôi. Dần dần y liền nhắc nhở tới việc cuốn sách Tàn Phong Bối Diệp thủ.
Hỏa Thần giáo chủ bỗng hỏi :
- Nghe đại sư đã tìm ra được cuốn kinh văn Tàn Phong Bối Diệp thủ có phải thế không?
Lão hòa thượng đáp :
- Đúng vậy!
Hỏa Thần giáo chủ lại hỏi :
- Bổn tọa có một điều này, cả gan xin yêu cầu, là muốn đánh đổi cuốn sách ấy lấy Tây Vực Ma Đà kinh trong vòng một năm. Lão hòa thượng nghĩ sao?
Lão hòa thượng suy nghĩ một hồi, rồi lắc đầu đáp :
- Việc này lão nạp không thể đáp ứng được.
Tiểu Hắc xen lời hỏi :
- Tây Vực Ma Đà kinh là vật gì?
Túy hòa thượng đáp :
- Cứ theo lời võ lâm đồn đại thì Tây Vực Ma Đà kinh là một bảo điển trấn giáo của Hỏa Thần giáo, bên trong ghi chép võ công tuyệt học của Tây Vực.
Tiểu Hắc lại hỏi tiếp :
- Thế võ công ấy có đắc dụng không?
Túy hòa thượng đáp :
- Tại sao lại không đắc dụng? Võ công của Tây Vực đã ngạo thị võ lâm, Ma Đà kinh là cuốn võ học đứng đầu của Tây Vực, những nhân vật bình thường chỉ học được một chiêu nửa thức cũng đủ dương danh trong thiên hạ rồi.
Tiểu Hắc lại hỏi :
- Nếu vậy, tại sao lão hòa thượng lại không chịu trao đổi?
Túy hòa thượng đáp :
- Cứ xem điểm này thì Tàn Phong Bối Diệp tất nhiên phải có điểm nào cao minh hơn Ma Đà kinh cho nên lão hòa thượng mới không ưng thuận đánh đổi.
Tiểu Hắc hỏi tiếp :
- Sau rồi thế nào nữa?
Hòa thượng đáp :
- Hỏa Thần giáo chủ bình sinh hành sự rất cố chấp, nghe lão hòa thượng trả lời như vậy bèn giận dữ biến sắc mặt lạnh lùng nói :
- Lần này bổn tọa mời đại sư tới ước hội, đã dùng tiên lễ hậu hĩnh, xin đại sư hãy suy ngh kỹ lại thì hơn.
Lão hòa thượng cương quyết đáp :
- Lão nạp đã nói một thì không thể là hai, đã quyết định rồi dù Giáo chủ có nói nhiều cũng bằng vô ích thôi. Lão nạp xin kiếu từ.
Nói đoạn ông ta liền rời khỏi chỗ ngồi, đang định rút lui thì Hỏa Thần giáo chủ cười nhạt, hỏi :
- Đại sư coi Hỏa Thần giáo là một nơi như thế nào?
Lão hòa thượng đáp :
- Dù có là nơi đầm rồng hang hổ, lão nạp đã nói rồi tuyệt nhiên không bao giờ hối cải.
Nghe tới đó, Tiểu Hắc giật mình kinh hãi, xen lời nói :
- Hỏng bét! Tại sao lão hòa thượng ấy không biết sống chết là gì cả? Vị ấy có biết võ công không?
Túy hòa thượng đáp :
- Lúc đầu thì ta cũng có ý nghĩ như nhỏ mi vậy, về sau ta mới hay rõ lão hòa thượng không phải là ai xa lạ.
Tiểu Hắc vội ngắt lời, hỏi :
- Vị ấy là ai thế?
Túy hòa thượng đáp :
- Vị ấy là sư tổ của Tống Nhạc Phi, Bát Long Tôn Giả.
Kỳ thực Tiểu Hắc chưa nghe thấy cái tên Bát Long Tôn Giả bao giờ, nhưng còn Tống Nhạc Phi thì nó vẫn thường được nghe người ta nhắc nhở tới. Khi đại quân của Kim Ngột Truật kéo xuống miền Nam thì đều bị quân của Nhạc Phi đánh cho đại bại chạy vắt giò lên cổ.
Trong đầu óc của thằng nhỏ thì Nhạc Phi là một vị đại anh hùng đại tướng quân, nay lão hòa thượng nọ lại là sư tổ của vị đại anh hùng, thì tất nhiên võ công phải cao siêu lắm rồi cho nên nó liền nói :
- Thì ra là như thế. Chắc Bát Long Tôn Giả trong võ lâm phải là một nhân vật danh tiếng rất lừng lẫy?
Túy hòa thượng đáp :
- Đương nhiên rồi. Bát Long Tôn Giả là một vị tiền bối dị nhân nhưng võ công của ông cao siêu tới mức nào thì cho tới hôm nay cũng chưa một ai được hay rõ.
Tiểu Hắc bỗng xen lời hỏi :
- Thế Bát Long Tôn Giả đứng dậy định bỏ đi, Hỏa Thần giáo chủ xứ trí ra sao?
Túy hòa thượng đáp :
- Hỏa Thần giáo chủ dùng lời nói khích bác Bát Long Tôn Giá ấn chứng võ học, đôi bên lấy một ngàn chiêu làm giới hạn. Nếu như Bát Long Tôn Giả tiếp được tới một ngàn chiêu, thì Giáo chủ sẽ không hỏi tới chuyện Tàn Phong Bối Diệp thủ nữa.
Tiểu Hắc lại hỏi :
- Thế Bát Long Tôn Giả có nhận lời không?
Túy hòa thượng đáp :
- Đương nhiên là nhận lời rồi. Nếu như không nhận điều kiện ấy thì thử hỏi Trung Nguyên võ lâm còn mặt mũi, sĩ diện nữa không?
Tiểu Hắc mặt bỗng lộ vẻ khẩn trương, trong đầu óc mờ ảo ẩn hiện hai vị võ lâm tiền bối võ công cao siêu tuyệt đỉnh đang đấu với nhau rất kịch liệt, đến nỗi cát bay đá chạy mây gió cũng phải biến sắc, nhật nguyệt cũng phải lu mờ. Nó chỉ tiếc hận là đã không ra đời trước đây mười năm để đích mắt được mục kích trận đấu hãn hữu ấy.
Đoạn nó lại hỏi :
- Thế người nào bị đánh bại?
Tùy hòa thượng thở dài, đáp :
- Đương nhiên là Bát Long Tôn Giả bị bại rồi. Nếu như không bị thua, thì tại sao ông ta lại té ngã trên đống tuyết tại cốc đạo núi Côn Luân?
Tiểu Hắc hậm hực, giậm chân; nói :
- Đáng tiếc thật! Đáng tiếc thật!
Túy hòa thượng lại tiếp :
- Căn cứ ở những lời trước khi Bát Long Tôn Giả tắt thở đã tiết lộ, thì ông ta mãi tới chiêu một ngàn lẻ một mới bị đánh bại, cho nên cũng bị bại một cách rất oanh liệt.
Tiểu Hắc bỗng thất kinh hỏi :
- Thế Bát Long Tôn Giả chết rồi?
Túy hòa thượng đáp :
Ông ta cố gắng trở về tới cốc đạo núi Côn Luân rồi không sao gượng được nữa liền té ngã trong cơn mưa tuyết. Đã sẵn thương tổn chân nguyên ông ta liền bị hàn băng xâm nhập huyệt đạo nên không cứu vãn được nữa.
Tiểu Hắc lại hỏi :
- Bị bại là bại chứ tại sao lại còn bảo là bại rất oanh liệt là nghĩa thế nào?
Túy hòa thượng đáp :
- Theo như Bát Long Tôn Giả kể lại, thì ông ta cùng Hỏa Thần giáo chủ đã thỏa thuận ấn chứng giới hạn trong vòng một ngàn chiêu.
Khi tới chiêu chót, ông ta sử dụng tới chiêu thứ năm trong Tàn Phong Bối Diệp thủ vào thức thứ ba là Hủy Hàn Vô Tướng giải thế Hỗn Hỗn Cương Cương của Thiên Hỏa thập nhị thức Ma Đà kinh. Ông ta đẩy được Giáo chủ lui về phía sau hai bước, nhưng cuộc tỉ thí vốn tới đó đã coi như chấm dứt vì đã đủ một ngàn chiêu và có thể nói Bát Long Tôn Giả đã thắng lợi. Nhưng giữa lúc ấy, sắc mặt Hỏa Thần giáo chủ bỗng biến đổi đột nhiên lại ra tay tấn công thêm một chiêu nữa. Chiêu thức này cực kỳ quái dị oai lực mạnh mẽ tuyệt luân, vượt hẳn những thế thức trong Thiên Hỏa thập nhị thức. Bát Long Tôn Giả bỗng cảm thấy kình khí của mình chợt bị ngưng trệ không sao vận lên được nữa, tâm tạng kinh mạch liền bị chỉ phong của Hỏa Thần giáo chủ quét trúng...
Tiểu Hắc bỗng à lên một tiếng thất thanh rồi xen lời hỏi :
- Nếu như vậy, chẳng phải là Tàn Phong Bối Diệp thủ địch không nổi Ma Đà kinh ư?
Túy hòa thượng đáp :
- Ai bảo là địch không nổi. Nhưng đó cũng là một công án của võ lâm, không ai có thể hiểu rõ được bên trong có những uẩn khúc gì?
Tại sao Bát Long Tôn Giả khi tới chiêu thức thứ một ngàn lẻ một thì kình khí bỗng dưng lại bị ngưng trệ như vậy? Bên trong thật bao hàm rất nhiều nghi vấn. Tuy vậy, theo bát Lững Tôn Giả nói, thì Tàn Phong Bối Diệp thủ có tất cả sáu chiêu, mà ông ta chỉ mới học hỏi được có năm chiêu mà thôi, còn chiêu sau cùng thì ông ta không thể nào luyện tập nổi. Nếu như ông ta luyện thành công được chiêu thứ sáu ấy thì có lẽ Hỏa Thần giáo chủ đã bị đánh bại rồi.
Tiểu Hắc lè lưỡi hỏi tiếp :
- Sao chiêu thứ sáu ấy lại lợi hại đến như vậy? Và tại sao Bát Long Tôn Gia lại không thể luyện tập được? Chiêu thức thứ sáu ấy thế nào mà lại khó khăn đến như vậy?
Túy hòa thượng đáp :
- Đó là một chiêu mà có cái tên rất cổ quái gọi là Bồ Đề chứng quả. Theo trong kinh văn thì nói về sự việc đức Phật khi đắc đạo ở dưới gốc cây Bồ Đề mà ra. Người muốn luyện tập thành công thứ nhất là phải có một ý chí cực kỳ kiên tâm chịu đựng được tất cả mọi sự đau khổ nhất trong sự tu luyện mà thân phải trải qua một tai nạn thập tử nhất sinh hoặc trong người bị bách độc xâm nhập và bị sức độc tàn phá cực kỳ ghê gớm khổ sở mới có thể luyện được thành công. Bát Long Tôn Giả ngày trước đã không tao ngộ ấy cho nên không có cách nào luyện tập được.
Tiểu Hắc nghe xong trong lòng lấy làm lạ vô cùng lại hỏi tiếp :
- Thế sau đó Bát Long Tôn Giả trao cho hòa thượng Bồ Tát cuốn kinh phải không?
Túy hòa thượng đáp :
- Đó có thể gọi là một xảo ngộ nhưng chỉ tiếc thay hòa thượng ta tức duyên quá mỏng, đã nắm được trong tay sau lại để mất đi, mà chỉ học hỏi được có một chiêu thôi. Hà! Đáng tiếc thay!
Tiểu Hắc bỗng ồ một tiếng xen lời nói :
- Thì ra vừa rồi Bồ Tát không được học hết những thế thức trong Tàn Phong Bối Diệp thủ là vì đã để thất lạc đi mà nên, có lẽ vì hòa thượng Bồ Tát uống rượu say sưa rồi đánh rơi mất phải không?
Túy hòa thượng trợn tròn mắt đáp :
- Say cái cóc khô? Hòa thượng ta làm sao có thể say được! Đó là vì ta giao đấu với các cao thủ của Tây Vực Hỏa Thần giáo, rồi để rơi xuống một cái đầm cực kỳ giá lạnh...
Tiểu Hắc lại nghe nhắc tới Tây Vực Hỏa Thần giáo liền giật mình thất kinh, vội ngắt lời hỏi :
- Ối chà! Tại sao Hỏa Thần giáo lại kiếm chuyện gây rối với hòa thượng Bồ Tát như vậy?
Túy hòa thượng chậm rãi đưa hồ lô rượu lên tu ừng ực một hồi, rồi mới lau mép, thở dài, nói :
- Lúc này hồi tưởng lại chuyện ấy, ta đã có thể đoán ra được tại sao Bát Long Tôn Giả lại bị đánh bại ở chiêu thứ một ngàn lẻ một đó.
Rất có thể là Giáo chủ Hỏa Thần giáo đã bố trì sẵn một cạm bẫy. Hỏa Thần giáo chủ mưu mô rất thâm hiểm. Y biết Bát Long Tôn Giả không phải là người dễ đối phó, nếu không lén ám hại ngầm thì không sao thành công được. Cho nên y tính toán Bát Long Tôn Giả như không tiếp nổi một ngàn chiêu thì không có gì đáng nói cả, còn như nếu tiếp được thì quả nhiên kỳ tích ở chiêu thứ ngàn lẻ một đó tức là đã trúng phải độc kế hại ngầm mà y đã sắp sẵn.
Ngừng giây lát Túy hòa thượng mới kể tiếp :
- Khi vừa tiếp xong chiêu thứ một ngàn thì Bát Long Tôn Giả bỗng cảm thấy kình khí bị ngưng trệ rồi thọ chỉ thương. Tuy vậy Bát Long Tôn Giả vẫn không thể coi là đã bị đánh bại vì đã tiếp đủ đến chiêu thứ một ngàn rồi. Hỏa Thần giáo chủ vì tự thị thân phận cho nên không dám trở mặt hủy bỏ cuộc giao ước mà cưỡng đoạt lấy Bối Diệp kinh, đành để cho Bát Long Tôn Giả rời khỏi xứ Tây Vực nhưng sau đó y vội ngầm phái người theo dõi và chuẩn bị lúc Bát Long Tôn Giả bị tử thương ra tay cướp đoạt cuốn Bối Diệp kinh. Không may cho chúng là dọc đường bỗng thất lạc mất tung tích của Bát Long Tôn Giả và hòa thượng ta lại may mắn gặp gỡ Bát Long Tôn Giả trên mặt đất tuyết tại núi Côn Luân rồi được ông ta trao cho cuốn Bối Diệp kinh ấy. Vì hòa thượng ta cũng là người trong cửa Phật như vị ấy.
Tiểu Hắc đứng ngẩn người ra nghe, vội hồi tiếp :
- Tại sao hòa thượng Bồ Tát biết Hỏa Thần giáo ngầm phái người dò theo Bát Long Tôn Giả?
Túy hòa thượng đáp :
- Sau khi ta tiếp nhận cuốn Bối Diệp ấy thì Bát Long Tôn Giả viên tịch ngay. Ta liền đào một cái hố tuyết để chôn cất ông ta. Đang lúc ấy bỗng nghe thấy tiếng nói của bọn Hỏa Thần giáo từ dưới cốc khẩu truyền tới.
Một tên nói :
- Kỳ quái thật! Tại sao nơi đây bỗng nhiên lại có thêm dấu chân của người khác nữa thế này?
Một tên khác cũng kêu ủa một tiếng hỏi :
- Hỏng bét! Nếu như lão hòa thượng ấy bị tử thương trên mặt tuyết và bị một người khác phát hiện lấy mất cuốn Bối Diệp kinh ấy đi thì chúng ta biết trở về bẩm báo với Giáo chủ ra sao?
- Chúng ta phải nhanh chân lên, mau theo dõi những vết tích này xem sao.
Tiếp theo đó liền có những tiếng chân nổi lên dồn dập rồi có hai tên giáo đồ Hỏa Thần giáo xuất hiện. Lúc ấy ta nghe thấy chúng đối đáp với nhau nhắc tới Giáo chủ gì đó, trong lòng liền nổi giận liền ngừng chân quay người lại. Một tên giáo chúng thấy ta đang đứng ở trên mặt tuyết liền quát hỏi :
- Hòa thượng kia chớ chạy.
Ta liền đáp :
- Các ngươi có chạy thì chạy chứ ta việc gì mà phải chạy. Các ngươi không thấy hòa thượng ta đang đứng thưởng tuyết hay sao?
Tên giáo chúng đứng cạnh liền nói :
- Hòa thượng kia, ngươi là ai?
Ta liền ung dung đáp :
- Mỗ là hòa thượng.
Một tên hơi ngẩn người ra mặt liền lộ sát khí nhưng rồi lại đổi thành ôn hòa ngay, dịu giọng hỏi :
- Dám hỏi đại sư phụ pháp hiệu là gì?
Lúc ấy ta biết rõ Hỏa Thần giáo đã dùng thủ đoạn để hãm hại Bát Long Tôn Giả cho nên ta đã nảy sinh tâm lý ghét hận cực độ liền đáp :
- Pháp hiệu của bần tăng là Đả Hỏa.
Một tên liền nhanh nhầu xen lời :
- Thì ra là Đả Hỏa đại sư. Ngưỡng...
Chữ mộ còn chưa thoát ra khỏi miệng y đã chợt phát giác ra chữ Đả Hỏa là bao hàm nhiều ý nghĩa. Tên Hỏa Thần giáo mặt liền biến sắc mắt lộ hung quang cười nhạt nói :
- Con lừa sói đầu kia, hai chữ Đả Hỏa đó là có ý nghĩa gì?
Ta ung dung đáp :
- Đó là pháp hiệu của bần tăng. Bần tăng xưa nay rất thích đả hỏa thì pháp hiệu là Đả Hỏa, còn có ý nghĩa gì nữa!
Tên kia liền xen lời nói :
- Hòa thượng ngươi không biết chúng ta là nhân vật của Hỏa Thần giáo được phái tới đây hay sao? Pháp hiệu của ngươi là Đả Hỏa chắc có lẽ ngươi đã chán sống rồi phải không?
Ta cười ha hả đáp :
- Hòa thượng mỗ xưa nay chỉ biết uống rượu ăn thịt chó, làm gì có tâm trí rảnh rang đâu mà để ý tới Hỏa Thần giáo là cái cóc chết gì.
Tên.đứng cạnh đột nhiên nổi giận nói :
- Hỏa Thần giáo của chúng ta tiếng tăm lừng lẫy võ lâm oai trấn thiên hạ, không ai là không hay biết. Tên lừa sói đầu, ngươi có phải cố ý chọc ghẹo các ông nội này đấy không?
Tên kia cũng quát tháo :
- Tên lừa sói đầu kia! Ngươi có thấy một lão hòa thượng đi qua nơi đây không?
Ta nghe thấy hai tên nọ cứ luôn miệng bảo ta là lừa sói đầu trong lòng đã bực bội rồi nhưng vẫn cố nén lửa giận, liền chỉ xuống dưới mặt tuyết nói :
- Hòa thượng nọ đang nằm ngủ ở dưới này. Hai người muốn tìm y thì cứ việc chui xuống đó một thể.
Hai tên giáo chúng Hỏa Thần giáo đột nhiên cả giận nhưng cũng chưa kiếm được cớ gì để phát tác. Bọn chúng vội đưa mắt nhìn một nấm mồ tuyết cạnh đó nơi ta đã mai táng Bát Long Tôn Giả rồi vội vã tới đó định quật mồ lên xem. Thấy vậy ta liền quát bảo :
- Ngừng tay lại! Các ngươi định làm gì thế?
Một tên đáp :
- Chúng ta muốn tìm hiểu một vật.
Ta liền lạnh lùng hỏi :
- Vật mà các ngươi muốn tìm có phải là cuốn sách này không?
Ta liền moi luôn cuốn Tàn Phong Bối Diệp thủ ra cho chúng xem.
Hai tên nọ vừa trông thấy cuốn sách mắt đều lộ vẻ kinh ngạc và mừng rỡ đồng thanh hô lớn :
- Đúng rồi Đúng rồi! Đúng là cuốn Bối Diệp kinh ấy đấy.
Rồi bọn chúng liền nhảy xổ tới. Ta đã nhẹ nhàng quay người tránh sang bên quát bảo :
- Quyển sách này là trước khi lão hòa thượng lâm chung trao lại cho mỗ. Các ngươi làm gì mà không có quy củ gì cả muốn cướp vật của người như vậy?
Một tên liền đáp :
- Chúng ta từ Tây Vực đuổi tới tận đây cũng vì cuốn sách này mà nên. Nếu hòa thượng ngươi muốn có một mối giao tình tốt đẹp với Hỏa Thần giáo chúng ta hãy trao cuốn sách ấy ra đây. Chúng ta sẽ bẩm với Giáo chủ ban tặng lại cho vô số kim ngân châu báu không sao kể xiết. Hòa thượng ngươi chỉ cần gật đầu nói một câu ưng chịu thôi, bọn mỗ cam đoan ngươi sẽ được hưởng một cuộc đời sung sướng bất tận.
Ta cười ha hả đáp :
- Các ngươi đã tìm lầm đối tượng rồi. Hòa thượng ta đã là người xuất gia đem thân vào chốn Tứ đại giai không thì kim ngân châu báu có nhiều cũng ích lợi gì đâu? Còn quyển kinh Phật này ta sẽ đem về để sớm tối tụng niệm kinh kệ.
Một tên bỗng cười nhạt nói :
- Hòa thượng, kỳ nhân ở trước mặt chớ nên đặt điều nói dối.
Ngươi đừng mong dùng những lời hoạ ngôn lộng ngữ để đánh lừa được bọn mỗ. Ta nói cho hòa thượng ngươi biết, dù có là lão Hoàng đế cũng phải e dè nể mặt Giáo chủ chúng ta ba phần, mà nay rượu mời mi không uống lại cứ thích rượu phạt.
Ta cố ý khiêu khích bọn chúng liền giơ cao hồ lô rượu lên cười ha hả đáp :
- Hề hề, hòa thượng ta cơn nghiện rượu đã nổi lên rồi thì rượu mời cũng uống rượu phạt cũng chẳng từ. Các ngươi không nhìn thấy chiếc hồ lô này hay sao?
Bọn chúng trông thấy cái hồ lô của ta dường như tỉnh ngộ, một trong hai tên liền hét lớn một tiếng tung mình nhảy tới cướp lấy cuốn Bối Diệp kinh của ta. Nhưng ta cũng đã đoán trước được hành động của bọn họ nên không khách khí gì cả liền hơi nghiêng mình sang bên rồi giương luôn năm ngón tay bên tả chưởng ra, nhanh nhẹn chộp vào cổ tay tên nọ hất mạnh một thế, y liền bắn văng ra phía xa. Tên kia liền nhằm hông bên phải của ta tấn công. Lúc ấy ta bỗng nổi sát cơ muốn báo thù cho Bát Long Tôn Giả liền đợi thế công của y sát người ta mới khẽ lui về phía sau nửa thước hữu thủ thừa thế bổ mạnh xuống đầu y một chưởng. Chỉ nghe thấy y kêu hự một tiếng, óc đã vỡ toang ngã lăn ra chết ngay tại chỗ.
Tên kia bị ta hất văng ra phía xa thấy ta đánh chết tên đồng bọn của y, liền hoảng sợ vô cùng vội co giò bỏ chạy ngay.
Tiểu Hắc ngẩn người ra nghe bỗng xen lời hỏi :
- Theo câu chuyện ấy thì hòa thượng Bồ Tát đã chiến thắng, tại sao lại còn để thất lạc mất cuốn Bối Diệp kinh ấy?
Hòa thượng rầu rĩ đáp :
- Hà? Cũng vì chuyện ấy mà về sau ta đã gặp nhiều điều phiền phức. Sau khi ta đánh chết tên giáo chúng Hỏa Thần giáo nọ, trên giang hồ liền loan truyền là Túy hòa thượng đã chiếm được cuốn Thiên Trúc Tàn Phong Bối Diệp thủ. Tiểu tử ngươi có biết không?
Quyển Tàn Phong Bối Diệp thủ ấy là một quyển kỳ kinh thuộc vào hàng đệ nhất trong võ học cho nên các võ lâm nhân vật không ai là không muốn chiếm đoạt. Nhưng vì tên tuổi Túy hòa thượng của ta quá lừng lẫy, nên bọn họ vẫn có điều e dè kiêng nể, không ai dám tới hỏi thắng ta mà chỉ ngấm ngầm theo dõi ta để kiếm cơ hội hạ thủ lén.
Tiểu Hắc le lười, nói :
- Nếu vậy, hòa thượng Bồ Tát bị lâm vào tình trạng nguy hiểm thật.
Túy hòa thượng cười ha hả đáp :
- Nói thật cho mi biết, nếu cứ đường đường minh đao minh thương ra mặt đối địch, thì hòa thượng ta không phải nói khoác, chỉ một cái khua tay múa chân cũng có thể quét sạch được hết bọn chúng.
Nhưng bọn chúng lại cứ hành động lén lén lút lút khiến cho ta ăn ngủ không yên. Vì thế ta liền lên Vân Mộng sơn ẩn dật, để tránh mọi sự phiền phức, rồi ta đem chiêu thứ nhất ra luyện tập. Rất khó khăn nên ta liền bỏ xuống Tương Dương ở miền Nam. Dọc đường ta phát hiện tung tích của một bọn người bí mật theo dõi.
Tiểu Hắc xen lời hỏi :
- Bọn chúng định ra tay hạ thủ hòa thượng Bồ Tát?
Túy hòa thượng đáp :
- Dĩ nhiên rồi. Nhưng sau đó chúng đều bị ta giết sạch. Hôm đó ta đang định tới Ngũ Phúc Ba uống rượu, nhưng khi chỉ còn cách hơn mười dặm nữa là tới nơi thì bỗng phát hiện kẻ địch rất lợi hại.
Tiểu Hắc vội hỏi :
- Kẻ địch nào mà lợi hại thế?
Túy hòa thượng đáp :
- Khi ta đang lướt đi trên một vùng hoang vu vắng vẻ ít có dấu chân người bước tới, hai bên toàn là vách núi cao chọc trời, tình thế kinh hiểm vô cùng. Ta đang định đi xuống một sơn cốc thì bỗng thấy dưới cốc có mười một nhân vật Hỏa Thần giáo xuất hiện.
Tiểu Hắc vội ngắt lời hỏi :
- Mười một tên Hỏa Thần giáo ấy thì có gì là lợi hại? Hòa thượng Bồ Tát chỉ một khuỷu tay đã đánh chết ngay được một tên thì chắc những tên này Bồ Tát cũng sẽ đối phó được một cách rất dễ dàng.
Túy hòa thượng cười ha hả đáp :
- Tiểu tử ngươi nói dễ nghe thật. Ngươi có biết mười một nhân vật Hỏa Thần giáo đó lai lịch như thế nào không?
Tiểu Hắc nghĩ bụng :
- “Tiểu tử ta làm sao mà biết được cơ chứ!”
Nghĩ đoạn, nó liền khẽ lắc đầu, Túy hòa thượng liền nói :
- Mười một nhân vật Hỏa Thần giáo đó chính là các vị hộ pháp của Đông Tây lưỡng viện bên cạnh Hỏa Thần giáo chủ. Tây viện có năm nhân vật gọi là Ngũ Hành đội, Đông viện thì có sáu người, gọi là Lục sứ giả, võ công cao siêu vô cùng. Hà! Kể ra bọn chúng lợi hại thật!
Tiểu Hắc lại xen lời hỏi :
- Thế hòa thượng Bồ Tát có đánh bại được bọn chúng không?
Túy hòa thượng cười ha hả đáp :
- Lúc ấy hòa thượng ta liền cả giận, xông ngay lạikịch chiến bọn chúng. Hơn nữa ta lại vừa học được thêm một chiêu Tàn Phong Bối Diệp thủ lợi hại cực độ cho nên khó mà bị chúng đánh bại được.
Nhưng tiếc thay lúc ấy con sâu rượu của ta đang hoành hành cho nên ta không có lòng dạ nào mà giao đấu với bọn chúng.
Tiểu Hắc xen lời nói :
- Việc ấy cũng chẳng có gì là quan hệ. Không muốn giao đấu thì còn sợ gì bọn chúng đuổi theo kịp.
Túy hòa thượng đáp :
- Đương nhiên rồi! Đương nhiên rồi! Lúc ấy cơn nghiền rượu của ta đã nổi lên khiến ta thèm thuồng đến nhỏ rãi nên cứ vừa đánh vừa chạy, khi ấy đã tới bên một cái đầm. Chiếc đầm này ở sâu bên dưới một vách núi. Khi còn cách ngoài mười trượng ta đã cảm thấy có một luồng khí âm hàn bốc lên lấn áp tới mình mẩy khiến ai nấy cũng đểu cảm thấy lạnh buốt. Bên cái đầm đó cây cỏ đều không sao mọc nổi và cũng không thấybóng dáng của chim chóc. Ta lại thấy từ dưới đấm những luồng hơi lạnh cuồn cuộn bốc lên hung ác cực độ, trong lòng bỗng nghĩ tới trong truyền thuyết vẫn đồn đại về một chiếc đầm là Ma Trảo Hàn Đàm hàng trăm năm nay không một ai dám tới gần.
Cách đầm trong vòng mười trượng thì người và vật đều không thể sống sót được.
Tiểu lắc giật mình thất kinh vội hỏi :
- Ối chà! Thế Bồ Tát đã chạy tới ven đầm, chả hóa ra đã tìm đến chỗ chết?
Túy hòa thượng cười ha hả đáp :
- Không phải chỗ chết! Không phải chỗ chết! Nếu đúng thế, thì làm sao ta có thể sống sót được mà ăn nhậu như thế này.
Tiểu lắc liền nói :
- Thế hòa thượng chả đã nói, cách đầm trong vòng mười trượng thì người và vật đều hết cả là gì?
Túy hòa thượng cười đáp :
- Câu đó chỉ là để nói những người chưa luyện tập qua nội công, cho nên không chống chọi nổi những luồng hàn khí xâm nhập cơ thể, còn ta là Bồ Tát cơ mà.
Tiểu Hắc vội hỏi tiếp :
- Sao rồi thế nào, Bồ Tát mau kể tiếp đi?
Túy hòa thượng đáp :
- Khi ta lui tới ven đầm lập tức vận chân nguyên lên chống chọi với luồng hàn khí ấy rồi cúi đầu xuống nhìn. Ta tính toán từ bên này đầm nhảy sang vách núi bên kia khoảng cách chỉ chừng mười trượng là cùng, nhận thấy khinh công của mình có thể nhảy qua được. Ta liền không suy nghĩ không đắn đo gì nữa, vội tung mình nhảy luôn sang bờ bên kia. Ngờ đâu khi thân hình lướt tới giữa đầm thì dưới đáy bỗng xông lên một luồng hàn khí cực kỳ mạnh mẽ hút lấy chân ta xuống bên dưới.
Tiểu Hắc nghe tới đó bất giác buột miệng thất thanh la lên một tiếng. Tuy nó biết rõ hòa thượng Bồ Tát không bị chết nhưng nó cũng không tránh khỏi được sự kinh hãi liền nói :
- Nguy hiểm thật! Nguy hiểm thật! Thế hòa thượng Bồ Tát đối phó như thế nào?
Túy hòa thượng quát bảo :
- Nguy hiểm cái gì. Ta chả đang còn sống ở trước mặt mi đấy ư!
Hà! Tuy tình cảnh ấy không làm khó dễ được ta nhưng cũng do đó mà ta bị rơi mất quyển Bối Diệp kinh ấy. Đáng tiếc thật, đáng tiếc thật!
Tiểu Hắc vội hỏi :
- Rơi mất như thế nào?
Túy hòa thượng thở dài, đáp :
Khi thân hình ta lơ lửng giữa đầm, thấy dường như sắp bị hút xuống bên dưới, ta giật mình kinh hoảng, vội chân trái đạp lên chân phải vận sức vọt mình lên trên cao hai trượng, uốn mình lộn một vòng, đầu dưới chân trên, sử dụng một thế Phi Yến Xuyên Ba là là lướt qua mặt hồ ấy, bắn sang vách núi đối diện. Ngờ đâu, đang lúc ta lộn người liền nghe thấy tõm một tiếng, cuốn Bối Diệp kinh đã thoát khỏi người ta rớt xuống đầm. Nói ra thì thật kỳ quái, cuốn Bối Diệp kinh đó làm bằng lá cây, nhưng khi rớt xuống dưới đầm liền xoáy trôn ốc rồi chìm luôn xuống bên dưới.
Túy hòa thượng vừa kể tới đó mặt lộ về rầu rĩ luyến tiếc vô cùng, lại đưa hồ lô lên tu một hồi rồi khẽ đưa vạt áo lên mép lau, thở dài một tiếng.
Tiểu Hắc bỗng hỏi :
- Thế mười một tên hộ pháp Hỏa Thần giáo đó có trông thấy cuốn Bối Diệp kinh bị rơi xuống đầm không?
Túy hòa thượng đáp :
- Tại sao lại không trông thấy. Khi ta nhảy sang được vách núi bên kia nhìn thấy bọn mười một tên Hỏa Thần giáo cứ đứng trố mắt lên nhìn xuống đáy đầm.
Một lúc sau chúng mới giậm chân hậm hực quay người bỏ đi.
Tiểu Hắc lại hỏi :
- Thế bọn chúng không đuổi theo hòa thượng Bồ Tát nữa?
Túy hòa thượng đáp :
- Chúng còn đuổi theo ta để làm gì nữa: Xưa nay bọn chúng với ta vô cừu vô oán, mục đích chỉ vì Hỏa Thần giáo muốn cướp cho được cuốn Bối Diệp kinh ấy. Nay cuốn kinh thư đã bị rớt xuống đầm đăng nọ, thì chúng chỉ còn có cách nhảy xuống dưới đầm ấy mà lấy thôi!
Tiểu Hắc hỏi tiếp :
- Hòa thượng Bồ Tát, thế người không nghĩ cách lấy lại cuốn Bối Diệp kinh ấy ư?
Túy hòa thượng thở dài đáp :
- Không còn phương pháp nào khả dĩ thực hiện được để lấy cuốn sách ấy cả, bởi vì hàn đầm ấy hàng trăm ngàn năm nay chưa hề nghe nói có ai xuống dưới đó mà được sống sót trở về.
Tiểu Hắc tỏ vẻ luyến tiếc nói :
- Nếu vậy cuốn Bối Diệp kinh độc nhất vô nhị ấy cũng sẽ bị thất truyền từ đây rồi.
Hòa thượng gật đầu đáp :
- Đó là một tổn thất rất lớn của Trung Nguyên võ lâm chúng ta, và cũng có thể nói là một điều đại bất hạnh cho võ lâm Trung Nguyên. Nhưng số trời đã định như vậy thì còn biết làm sao được.
Túy hòa thượng nói tới đây bỗng tỏ ra cảm khái vô cùng thở dài sườn sượt không ngớt.
Đang lúc ấy bỗng nghe thấy phía ngoài Sơn Thần miếu có tiếng chân người đi tới. Một nhân vật Cái bang dơ dáy bước vào vừa trông thấy Túy hòa thượng liền mừng rỡ vỗ tay lớn tiếng cười ha hả.
Túy hòa thượng đưa mắt nhìn nhân vật Cái bang dơ dáy nọ cũng cất tiếng cười ha hả nói :
- Ý! Lão cái khùng ngươi ở đâu chui ra thế? Có phải vừa lén lút ở trong xó bếp Hoàng đế lão tử ăn trộm thịt nướng ló mặt ra đấy không?
Thì ra lão Cái bang bẩn thỉu nọ không phải ai xa lạ mà chính là Hoàng Diện Phong cái. Và ngôi miếu đổ nát ấy Vũ Trụ nhị kỳ ngẫu nhiên không hẹn mà cùng tụ hội. Hoàng Diện Phong Cái bỗng thở dài đáp :
- Ma men ngươi tối ngày cứ nhậu say be bét chẳng lý tới việc gì cả! Ma men ngươi có biết không, trong bếp của Hoàng đế lão tử lúc này cũng chẳng còn vật gì để mà ăn cả.
Túy hòa thượng cả cười hỏi :
- Tại sao thế?
Hoàng Diện Phong Cái đáp :
- Vì tên gian tặc dâng nước cho ngoại bang Miêu Truyền trong triều đình áp chế thiên tử theo chiếu chỉ sai chư hầu cùng văn võ bá quan, thực tế Hoàng đế lão tử không còn nắm chút quyền hành nào trong tay cả.
Túy hòa thượng nghe nói đưa tay lên vỗ vỗ vào đầu nói :
- Mỗ hồ đồ thật! Hồ đồ thật! Hòa thượng ta chỉ tưởng tên Miêu Truyền ấy chỉ đi bắt cóc con gái nhà người ta đem về cho sư phụ y là Cô Lâu giáo chủ luyện tà pháp tà ma quỷ quái gì đó, chứ không ngờ đến cả dòng dõi họ Triệu cũng bị áp chế nốt. Thế là phải rồi! Thế là phải rồi!
Hoàng Diện Phong Cái bỗng trợn mắt lên hỏi :
- Bạn nói tên Miêu Truyền bắt con gái nhà người ta đem cho Cô Lâu giáo chủ luyện yêu pháp, cái đó có thực không?
Túy hòa thượng đáp :
- Mỗ đánh lừa bạn để làm gì? Ngươi không nhìn thấy vị cô nương này ư? Nàng chính là người mà tên Miêu Truyền đã bắt cóc trao cho tên Cô Lâu yêu đạo đấy.
Đoạn ông giơ tay rà chỉ Trần cô nương vẫn nằm cạnh đó chưa lai tỉnh. Hoàng Diện Phong Cái đưa mắt liếc nhìn Trần cô nương rồi lại nhìn lại phía Tiểu Hắc bỗng cất tiếng cười ha hả nói :
- Ma men ngươi thâu được tên đồ đệ này từ hồi nào thế? Trông căn cốt của y thế này thật rất thích hợp cho việc luyện võ.
Túy hòa thượng đáp :
- Nói ra thì lão cái khùng ngươi chớ nên chê cười. Ngươi cũng biết hòa thượng mỗ là một con sâu rượu biếng nhác, làm gì còn thời giờ rỗi rảnh đâu mà thâu đồ đệ nữa.
Hoàng Diện Phong Cái bán tín bán nghi, lại chăm chú nhìn Tiểu Hắc một hồi mới hỏi tiếp :
- Ma men ngươi bảo thằng nhỏ này không phải là đồ đệ điều này ngươi đánh lừa ai chứ đánh lừa ta sao nổi. Trông nó chả có một cơ sở rất vững chãi là gì?
Túy hòa thượng vội đáp :
- Sư phụ của nó là Ngao Sơn đại thủy tổ Bao Đả Thắng. Phong lão cái, ngươi đã nghe thấy ai nói tới cái danh hiệu ấy bao giờ chưa?
Hoàng Diện Phong Cái đưa tay lên gãi cái đầu bù rối như tổ quạ một hồi rồi đáp :
- Cái danh hiệu này gần đây trên giang hồ mỗ có phảng phất nghe thấy người ta nhắc nhở tới, dường như là một nhân vật điên điên khùng khùng thì phải.
Ông ta lại quay sang Tiểu Hắc hỏi :
- Hài tử, ngươi tên là gì?
Tiểu Hắc nghĩ bụng :
- “Trông lão Cái bang này như điển điên khùng khùng nhưng hòa thượng Bồ Tát đối với ông ta cũng rất thân mật, xem ra tất nhiên cũng phải vào hàng dị nhân gì rồi”.
Kỳ thật Tiểu Hắc cũng không hiểu rõ nghĩa hai chữ dị nhân ấy cho lắm, bất quá chỉ thường được nghe các vị tiêu sư trong phiêu cuộc xưng tụng và mỗi khi nhắc tới hai chữ dị nhân thì người nào người ấy hai mắt sáng lên mặt đều lộ vẻ hâm mộ cho nên nó đoán dị nhân này dĩ nhiên là phải một nhân vật võ lâm cao thủ về võ công, có lẽ còn trên cả sư phụ y Bao Đả Thắng nữa là khác. Nên nó vội cung kính đáp :
- Tiểu tử tên là Tiểu Hắc.
Nó vừa đáp xong thì bên ngoài Sơn Thần miếu lại có một người bước vào. Vừa trông thấy Hoàng Diện Phong Cái, người nọ đã khấu đầu hành lễ, bẩm :
- Đệ tử chữ Vũ là Trần Tứ, xin ra mắt sư tổ.
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Thôi, ngươi mau đứng lên đi! Bất tất phải hành đại lễ như vậy.
Có phải ngươi là Xuyên Địa Thử đấy không?
Trần Tứ đáp :
- Bẩm, đó là danh hiệu người trên giang hồ đặt bậy bạ cho đệ tử đó thôi.
Đoạn y lại quay sang bái kiến Túy hòa thượng, và cũng tương kiến với Tiểu Hắc.
Hoàng Diện Phong Cái liền hỏi :
- Trần Tứ! Sao bỗng nhiên ngươi cũng tới đây thế?
Trần Tứ vội đáp :
- Đệ tử đã dò theo tung tích của sư tổ mà tới đây.
Hoàng Diện Phong Cái lại hỏi :
- Thế ngươi dò theo ta để làm gì?
Trần Tứ đáp :
- Trước đây đệ tử đã phụng lệnh của Tổng đàn liên lạc với các lộ anh hùng để cứu viện Viên đại nhân. Việc ở Hắc Sâm lâm đệ từ có được nghe người ta đồn đại là Xung Vân đạo trưởng, Diệu Huyền, Diệu Thông sư thái, Bàn Long lãnh chư vị hảo hán, đã bị lọt vào cạm bẫy. Mười một vị huynh đệ Cái bang chúng ta không một người nào thoát nạn. Xung Vân đạo trưởng cùng các vị anh hùng giữa lúc nguy ngập thì ma đầu Mạc Nam lão ma bỏ cuộc chiến, lướt đi mất dạng.
Sau đệ tử được biết rõ nguyên do. Thì ra vì Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ đã cướp được Viên đại nhân ở Ly Hồn cốc mà nên. Nhưng sau việc đó thì không còn được nghe tin tức gì của Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ nữa.
Hoàng Diện Phong Cái ngắt lời hỏi :
- Đúng vậy. Lúc ở Lý gia tập, ta đã ra lệnh cho Liễu Tồn Trung đi cứu viện Viên đại nhân. Mấy ngày sau thì ta không còn nghe thấy tung tích của y đâu nữa. Trong lòng buồn bực, cho nên ta mới chạy Đông chạy Tây để nghe ngóng tin tức của y. Thế ngươi có biết hồi gần đây nó xuất hiện ở đâu không?
Tiểu Hắc nghe thấy Trần Tứ nhắc nhở tới tên Liễu Tồn Trung liền nhớ tới lời Cát Đạt Tố đã quát bảo nói tiểu tử ngươi so sánh với tên Liễu Tồn Trung như thế nào. Theo câu nói của hắn thì đã coi Liễu Tồn Trung là một tay đại kình địch, nó liền xen lời nói :
- A đúng rồi. Liễu Tồn Trung võ công rất cao có phải thế không?
Trần Tứ nghe Tiểu Hắc nói như vậy liền hơi ngẩn ra, cười đáp :
- Đúng thế. Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ xưa nay không có trận đấu nào mà không chiếm phần thắng, là một nhân vật đứng đầu của giới trẻ tuổi đương kim, từ khi xuất đạo tới giờ chưa hề bị đánh bại lần nào, là khắc tinh của giới hắc đạo. Bạn nhỏ Tiểu Hắc tại sao lại biết được vị ấy?
Tiểu Hắc đáp :
- Đó là do Tiểu Hắc mỗ đã được nghe thấy một kẻ địch nhắc nhở tới. Do đó mỗ mới biết được tên tuổi của vị ấy đấy thôi.
Trần Tứ vội hỏi :
- Kẻ địch ấy tên gì?
Tiểu Hắc đáp :
- Thiết Phiến Tử, mỗ cũng không có hỏi y. Cánh tay của y đã bị một chiêu Đại Tai Càn Nguyên của mỗ đánh gãy gục đấy.
Đoạn nó liền kể từ đầu chí cuối câu chuyện nó đã tao ngộ như thế nào, từ lúc hành thích võ sĩ áo xám rồi bị người ta bắt đem lên ngựa, rồi gặp gỡ Thiên Sơn thần ni tới cứu nữ đệ tử song nó thừa cơ lén nhảy lên ngựa đào tẩu, rồi gặp Túy hòa thượng nằm ở dưới bụng ngựa, kế đến việc hai người uống rượu hành sự như thế nào, sau đó tới căn nhà trúc của Cô Lâu giáo chủ cứu Trần cô cô ra sao. Những chuyện nó kể đều không phải là việc mà Trần Tứ muốn biết. Hoàng Diện Phong Cái liền hỏi :
- Trần Tứ, gần đây ngươi có dò ra được tin tức của Liễu Tồn Trung ở đâu không?
Trần Tứ chần chừ giây lát rồi nói :
- Đệ tử có lờ mờ nghe thấy, nhưng phần nhiều đều do những câu nói bóng gió trên giang hồ mà thôi, không thể tin cậy được.
Hoàng Diện Phong Cái vội hỏi tiếp :
- Những câu nói bóng gió ấy như thế nào, mau nói ra cho ta nghe thử xem.
Trần Tứ đáp :
- Mấy hôm trước đây, trên giang hồ có người đồn đại Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ đã chết.
Câu nói này của y như một tiếng sấm sét nổ giữa thanh thiên bạch nhật khiến ai nấy đều kinh hoảng đến ngẩn người ra. Chỉ thấy Hoàng Diện Phong Cái bỗng nhảy xổ tới, giơ tay ra xách Trần Tứ lên khỏi mặt đất quát hỏi :
- Trần Tứ, tin tức đó là do ai nói ra? Tên nào đã giết hại Liễu Tồn Trung?
Trần Tứ hoảng sợ đáp :
- Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ đã bị Thanh Hải Lạp Bột tự Tôn Kha Ba ném vào trong hàn đầm.
Túy hòa thượng vội hỏi :
- Hàn đầm nào?
Vì cuốn Bối Diệp kinh của Túy hòa thượng cũng bị rớt xuống dưới hàn đầm cho nên việc ấy có một ấn tượng rất sâu đậm.
Trần Tứ vội đáp :
- Hàn đầm nào thì đệ tử cũng không được biết rõ, chỉ nghe nói chiếc hàn đầm đó ở dưới một vách núi cao hàng ngàn trượng tình thế hung hiểm vô cùng, và họ còn đồn đại là cách chiếc đầm trong vòng mười trượng, thì người hoặc súc vật đều bị hơi lạnh xâm nhập, chết ngay tại chỗ.
Túy hòa thượng bỗng niệm Phật hiệu thở dài nói :
- A Di Đà Phật! Lại đúng là cái hàn đầm ấy. Đầm này tên gọi là Ma Trảo Hàn Đầm.
Hoàng Diện Phong Cái vội xen lời, hỏi :
- Ma men, tại sao ngươi lại biết rõ như vậy?
Túy hòa thượng rầu rĩ đáp :
- Tại sao mỗ lại không biết! Chính cuốn Bối Diệp kinh của mỗ cũng bị rơi dưới cái đầm ấy.
Hoàng Diện Phong Cái ngạc nhiên hỏi tiếp :
- Ủa! Thật vậy ư? Chẳng trách trên giang hồ loan truyền cuốn Bối Diệp kinh ở Thiên Trúc chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi lại biệt tám tích. Thì ra lọt vào tay ma men ngươi. Rồi tại sao ngươi lại để nó rơi xuống dưới hàn đầm ấy?
Lúc này Trần Tứ bỗng như vỡ lẽ điều gì liền buột miệng nói :
- Thì ra như thết Thì ra là thế! Như vậy là Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ chính là đã chết bởi tay lão tiền bối đấy.
Túy hòa thượng giận dữ quát hỏi :
- Tiểu tử ngươi ăn nói lếu láo gì thế? Hòa thượng ta đến cả hình dáng của Liễu Tồn Trung cũng chưa nhìn bao giờ, tại sao ngươi lại bảo y chết bởi tay ta như vậy?
Hoàng Diện Phong Cái bỗng trừng mắt hỏi :
- Trần Tứ mi điên rồi hay sao thế? Vừa rồi mi chả nói Liễu Tồn Trung bị Thanh Hải Lạp Bột tự Tôn Kha Ba ném xuống dưới hàn đầm sao bây giờ lại bảo y bị chết bởi con mèo say này? Thôi, không cần nói lôi thôi gì cả! Lão nhi mỗ cứ việc đi kiếm tên Tôn Kha Ba báo thù mới thôi.
Trần Tứ vội đáp :
- Dĩ nhiên là thế. Tôn Kha Ba là hung thủ đã giết hại Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ trực tiếp thì làm sao không thể kiếm y để trả thù cho được! Nhưng cũng chính vì cuốn Diệp kinh ấy đã gián tiếp gây nên cái chết của tiểu sư tổ.
Túy hòa thượng liền xen lời nói :
- Ngươi nói làm sao, hòa thượng ta chẳng hiểu gì cả. Mau giải thích rõ ra để ta nghe xem?
Trần Tứ hỏi lại :
- Dám hỏi lão tiền bối, quyển Bối Diệp kinh nọ có phải tiền bối đã được Bát Long Tôn Giả trao cho đấy không?
Túy hòa thượng đáp :
- Ngươi hỏi để làm gì?
Trần Tứ đáp :
- Gần đây đệ tử dò la được, sở dĩ lần trước Hỏa Thần giáo phái Ngũ Hành đội đem Tác Vật thiếp tới Kim Phật giáp đòi lấy Mặc Ngọc, mục đích cũng là vì cuốn Bối Diệp kinh này.
Hoàng Diện Phong Cái ngạc nhiên hỏi :
- Quái lạ thật! Quái lạ thật! Khối Mặc Ngọc ấy có liên can gì tới cuốn Bối Diệp kinh?
Nhắc tới chuyện Hỏa Thần giáo định chiếm khối Mặc Ngọc, Hoàng Diện Phong Cái lại nhớ tới việc Kim Phật giáp bị hủy hoại trong lòng lại cảm thấy hơi buồn bực áy náy không yên, vì vụ Ngũ Hành đội tới lấy Mặc Ngọc ấy, Hoàng Diện Phong Cái đã ra tay đánh bại đối phương phải bỏ chạy về Tây Vực. Lúc ấy tuy là ông ta đã ra tay để giúp đỡ Kim Phật giáp chủ, nhưng sau Kim Phật giáp bị tàn sát cũng là bởi nguyên do Hỏa Thần giáo bị đánh bại quay trở lại trả thù mà nên.
Trần Tứ nói tiếp :
- Mặc Ngọc với Bối Diệp kinh, bề ngoài thì không thấy có gì là quan hệ, nhưng kỳ thật lại có mối liên quan rất lớn, vì khối Mặc Ngọc ấy là một vật kỳ báu, có thể trừ khử được mọi chất độc âm hàn, có công năng khởi tử hồi sinh, cho nên đa số các vị am hiểu đều cho chỗ quý của Mặc Ngọc là vì trong hàn đầm ấy có quyển Bối Diệp kinh.
Nếu như người bên mình không mang theo viên Mặc Ngọc thì không một ai dám xâm nhập vào trong đầm. Hỏa Thần giáo chủ đã quyết tâm đoạt cho được quyển Bối Diệp kinh, cho nên nếu trước không đoạt cho được khối Mặc Ngọc chẳng quan hệ tới cuốn Bối Diệp kinh ấy là gì?
Túy hòa thượng, Hoàng Diện Phong Cái không hẹn mà cùng vỗ tay la lớn :
- Đúng thế, đúng thế. Những lý lẽ xét đoán ấy thật không sai chút nào.
Hoàng Diện Phong Cái cau mày suy nghĩ giây lát mới nói tiếp :
- Lúc trước ta có nghe nói Tam Thủ Thần Thâu Giản Lão Nhị tại địa huyệt ở phía sau Kim Phật giáp lấy trộm được viên Mặc Ngọc ấy đào tẩu rồi bị Tề Như Phong đuổi theo rất gấp. Khi tới vùng núi Thiên Sơn Giản Lão Nhị liền nhét khối Mặc Ngọc ấy vào người Liễu Tồn Trung và ngẫu nhiên đã trở thành một vật hộ mạng của y mà Liễu Tồn Trung không hề dám để rời xa khỏi thân mình. Như vậy cho dù Liễu Tồn Trung có bị Tôn Kha Ba ném xuống hàn đầm chưa chắc y đã bị chết.
Trần Tứ thở dài đáp :
- Khải bẩm tổ sư gia, nếu như Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ mà có Mặc Ngọc ở bên người thì tất trên giang hồ đã không có lời đồn đại là vị ấy đã bị mạng vong.
Hoàng Diện Phong Cái ngạc nhiên hỏi :
- Người nói gì? Liễu Tồn Trung đã đánh mất viên Mặc Ngọc ấy rồi ư?
Trần Tứ đáp :
- Cứ theo truyền thuyết trên giang hồ, giả tỉ Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ có viên Mặc Ngọc trên người thì Tôn Kha Ba làm sao đủ khả năng quăng được vị ấy xuống dưới đầm?
Hoàng Diện Phong Cái mới vỡ lẽ khẽ, vỗ vào trán, nói :
- Đúng! Đúng! Tên hài tử Liễu Tồn Trung võ công đã đạt tới mức cao siêu, ngay cả ta cũng phải kiêng nể y vài phần, thì Tôn Kha Ba làm sao có thể đủ công lực để làm nổi chuyện ấy. Nếu Liễu Tồn Trung không bị rủi ro nào khác, chắc chắn có lẽ là y đã để mất khối Mặc Ngọc, nên khí âm hàn trong người nổi lên phát tác, không chống lại được, nên mới để xảy ra chuyện đáng tiếc ấy. Hà! Sao lần này tên hài tử Liễu Tồn Trung lại sơ suất đến như vậy, đến nỗi đánh mất cả cái bùa hộ mệnh của mình đi như thế.
Trần Tứ rầu rĩ đáp :
- Theo như sự điều tra của đệ tử biết được, thì Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ không phải đã đánh mất viên Mặc Ngọc ấy, mà là đã đích tay trao cho Hỏa Thần giáo Ngũ Hành đội.
Hoàng Diện Phong Cái trố mắt lên, quát hỏi :
- Trần Tứ, ngươi ăn nói bá láp bá xàm gì thế? Có câm ngay mồm chó lại không! Tiểu tử Liễu Tồn Trung đâu có phải là một tên điên, làm sao có thể trao khối Mặc Ngọc ấy cho Hỏa Thần giáo được?
Trần Tứ vội đáp :
- Vì Hỏa Thần giáo đã bắt giữ nữ đệ tử của Thiên Sơn thần ni làm con tin, và ép buộc Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ phải trao đổi bằng khối Mặc Ngọc.
Hoàng Diện Phong Cái lắc đầu quầy quậy, nói :
- Không có lẽ! Không có lẽ! Liễu Tồn Trung là một người cơ trí tuyệt luân, há lại chịu điều kiện của bọn họ mà trao Mặc Ngọc cho kẻ địch một cách dễ dàng như thế.
Trần Tứ đáp :
- Khi trao viên Mặc Ngọc ấy cho Hỏa Thần giáo Ngũ Hành đội, Liễu Tồn Trung tiểu sư tổ cũng có dụng ý riêng và tính toán rất kỹ lưỡng mới thực hành.
Hoàng Diện Phong Cái vội ngắt lời nói :
- Ngươi mau nói ra đi? Mau nói ra đi! Dụng ý của y như thế nào?
Trần Tứ đáp :
- Theo lời đồn đại và sự suy đoán của đệ tử thì tiểu sư tổ là một người tài cao, định rằng sau khi trao viên Mặc Ngọc ấy cho đối phương đã ngầm quyết định là sau khi kẻ địch đã giải trừ sự uy hiếp cho nữ đệ tử của Thiên Sơn thần ni, người sẽ lập tức ra tay đoạt lại khối Mặc Ngọc ấy. Chỉ tiếc thay tiều sư tổ đã không nghĩ tới một điều là khối Mặc Ngọc ấy vừa rời khỏi thân mình thì luồng khí âm hàn cũng lập tức phát tác, tâm thần liền mơ hồ rồi không sao còn sức lực đoạt lại viên ngọc ấy nữa.
Túy hòa thượng nghe nói tới đó bất giác buột miệng thất thanh hô lớn một tiếng nói :
- Nếu vậy thì khổ nạn đã tới nơi rồi. Nay Mặc Ngọc ấy đã rơi vào Giáo chủ Hỏa Thần giáo, công lực của y xưa nay vốn đã đạt tới mức tối cao vô thượng giờ đây lại chiếm được khối Mặc Ngọc tất nhiên thế nào y cũng sẽ tới hàn đầm để lấy cuốn Bối Diệp kinh nọ. Hơn nữa y có viên Mặc Ngọc bên ngoài rồi lại được tẩm nước trong hàn đầm thì ắt có thể luyện được thành công chiêu thức thứ sáu của cuốn Bối Diệp kinh. Như vậy từ nay trở đi Trung Nguyên hiệp nghĩa đạo không còn ai đủ tài đương đầu với y nữa.
Hoàng Diện Phong Cái cũng cảm thấy tình thế rất nghiêm trọng, trong lòng bồn chồn nóng nảy khôn tả.
Trần Tứ nói tiếp :
- Khải bẩm tổ sư gia, vừa rồi những lời đệ tử thưa cùng đều là những truyền thuyết trên giang hồ cả, chúng ta cũng không nên dựa theo đó mà quá tin. Tiểu sư tổ xưa nay là một người có phúc duyên rất lớn...
Hoàng Diện Phong Cái nóng nảy quát bảo :
- Phúc duyên cái con tườu! Mi đừng có định an ủi lão cái ta làm chi! Tình tiết của câu chuyện ngươi kểvừa rồi rất xác đáng, những truyền thuyết của giang hồ không phải đều là ngụy tạo cả được.
Túy hòa thượng đưa hồ lô tu ừng ực một hồi, rồi xen lời nói :
- Nay chúng ta chỉ còn một con đường duy nhất để hành động: là phải hỏa tốc thông tri cho giới võ lâm hiệp nghĩa đạo, rồi cùng nhau thương lượng kế sách đối phó.
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Kế sách gì? Túy hòa thượng ngươi thử nói cho ta nghe qua xem?
Túy hòa thượng đáp :
- Kỳ thật hòa thượng mỗ cũng chưa có kế sách nào cả. Bất quá Hỏa Thần giáo chủ khi xâm nhập Trung Nguyên này theo ý mỗ, mấy vị bằng hữu chúng ta sẽ họp nhau lại chen vai thích cánh quyết đấu với y một trận.
Hoàng Diện Phong Cái hỏi :
- Biện pháp ấy cũng coi như là chưa có biện pháp, nhưng cứ theo ý hòa thượng người thì định ước cho vị bằng hữu nào thế?
Túy hòa thượng đáp :
- Trong Vũ Trụ Ngũ Kỳ, Mạc Nam lão ma và Thiên Diện Yêu Hồ hai nam nữ ấy sớm tối đây thế nào cũng sẽ biến thành bọn chó săn cho người Kim bất tất phải nhắc nhở tới bọn chúng làm gì. Trừ bọn chúng ra chỉ còn chúng ta cùng Vô Trần đạo hữu ba người, bằng vào sức lực của ta đại khái cũng tạm gọi là đủ để đương đầu với Hỏa Thần giáo chủ.
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Kể ra hòa thượng ngươi bàn cũng phải, như thế lực lượng đôi bên cũng không hơrl kém nhau lả bao.
Ông ta cau mày lại suy nghĩ giây lát bỗng giơ tay ra chỉ Trần cô nương đang nằm hôn mê cạnh dó nói :
- Ma men, tại sao vị cô nương này cứ ngủ mê mệt mãi như thế vẫn chưa lai tỉnh?
Túy hòa thượng đáp :
- Nàng bị điểm trúng yếu huyệt.
Hoàng Diện Phong Cái nói :
- Nếu bị trúng yếu huyệt ngủ, tại sao ma men ngươi không giải huyệt cho nàng ta lai tỉnh?
Túy hòa thượng đáp :
- Mỗ cũng có nghĩ tới điều ấy, nhưng thấy sắc diện của vị cô nương này có lẽ đã qua những sự việc kinh khủng quá độ nên cứ để cho nàng ta càng ngủ nhiều càng tốt. Vì vậy hòa thượng mỗ mới chưa ra tay giải huyệt cho nàng.
Tiểu Hắc trố đôi mắt nhỏ xíu lên hỏi :
- Hòa thượng Bồ Tát, nếu cô cô của tiểu tử cứ ngủ mãi như thế không ăn uống gì cả không bị đói khát ư?
Túy hòa thượng đáp :
- Nhỏ mi cứ yên tâm. Cô cô của mi dù có không ăn uống gì trong một tháng cũng không sao cả.
Tiểu Hắc le lưỡi, nói :
- Hòa thượng gia gia, người không đánh lừa tiểu tử đấy chứ?
Trần Tứ nghe ông ta nói vị cô nương nọ có thể trong một tháng có thể không ăn uống gì cả, cũng cảm thấy kỳ quái, sắc mặt có vẻ không tin. Hoàng Diện Phong Cái bỗng cười ha hả, nói :
- Ma men, xem như vậy thì ngươi quả là khẳng khái. Đã cho nàng uống Thoát thai đơn phải không?
Túy hòa thượng mỉm cười không đáp, Hoàng Diện Phong Cái quay sang Tiểu Hắc nói :
- Nhỏ ngươi cứ yên tâm, dù cho cô cô của ngươi có không ăn uống gì trong ba tháng cũng không sao cả. Trong tương lai, nếu nàng ta có luyện võ công, thì kể như trong cơ thể đã có sẵn mười năm công lực rồi?
Ngừng giâylát, ông ta mới quay sang Trần Tứ nói :
- Ngươi hãy cùng Tiểu Hắc bảo hộ Trần cô nương trở về Tổng đàn đi. Vị cô nương này đã được Túy hòa thượng cho uống thoát thai đơn, ít ra cũng còn ngủ trên nửa tiếng nữa. Tới Tổng đàn rồi nàng sẽ tỉnh lại sau. Hiện tại chúng ta còn phải đi tìm kiếm Vô Trần đạo sĩ, cấp tốc tới hàn đàm để ngàn chặn Hỏa Thần giáo chủ.
Trên đã nói Liễu Tồn Trung vì muốn cứu Hà Ngọc Trì đã lấy viên Mặc Ngọc trao cho ỏa Thần giáo Ngũ Hành đội. Lúc đầu Liễu Tồn Trung đã tính toán thầm, là khi Hà Ngọc Trì vừa được giải trừ sự uy hiếp chàng sẽ cấp tốc tấn công Ha Mật Kim tức thì, đoạt lại khối Mặc Ngọc ấy. Nhưng chàng đã không ngờ tới, khi viên Mặc Ngọc vừa khỏi thân thể thì âm hàn chưởng độc tiềm ẩn trong cơ thể liền nổi lên phát tác ngay. Lúc chàng phát giác được thì đã quá muộn, chân tay đã tê cóng, lạnh như băng, không sao hành động được nữa. Cũng may lúc lâm nguy, tâm trí của chàng vẫn không hỗn loạn, cố dằn luồng âm hàn chưởng lực ấy xuống, mặt vẫn cố giữ sắc thản nhiên như thường, dùng Không Thành Kế của Gia Cát Lượng đánh lừa được bọn Ha Mật Kim khiến bọn chúng phái hãi sợ đào tẩu ngay. Kỳ thật bọn Ha Mật Kim vốn đã là kinh cung chi điểu, bọn chúng hãi sợ oai lực Chấn Thiên tâm pháp của Liễu Tồn Trung, không một tên nảo dám thẳng tay đương cự, nhưng vì đã được phụng lệnh của Giáo chủ cho nên phải cố gắng ra sức chu toàn. Nay viên Mặc Ngọc đã lọt vào tay thì bọn chúng không rút lui cho nhanh, còn đợi đến chừng nào nữa. Do đó, Liễu Tồn Trung đã may mắn thoát khỏi được cái chết trong tay bọn chúng. Bằng không nếu là lúc bình thường thì một tên xưa nay vẫn khét tiếng là con cáo già làm sao có thể bỏ qua cơ hội tốt mà rút lui một cách dễ dàng như vậy được?
Trong lúc Liễu Tồn Trung hôn mê bất tỉnh, tính mạng lâm nguy thì sư đồ Tôn Kha Ba đột nhiên xuất hiện. Thầy trò Tôn Kha Ba cũng là vì khối Mặc Ngọc ấy mà đuổi theo Liễu Tồn Trung tới đây.
Ngày nọ khi Tề Như Phong truy cản Tam Thủ Thần Thâu tới Tiêu Sơn, khi y điểm vào Nhuyễn Ma huyệt của Thần Thâu rồi lục soát khắp người tên nọ nhưng không thấy viên Mặc Ngọc đâu cả, trong lòng liền hồ nghi vô cùng đã định đem Thần Thâu về Đông Doanh tra vấn. Ngờ đâu giữa lúc đó Bao Đả Thắng và Y Bất Tử từ trong rừng xuất hiện, rồi Tề Như Phong cùng hai võ sĩ áo xám bị Bao Đả Thắng điểm huyệt. Y Bất Tử bỗng phát hiện một thanh niên nằm dựa bên gốc cây cạnh đường, biết thanh niên nọ là Cái bang cao thủ Liễu Tồn Trung hiện trong thân thể đang bị nhiễm phải chất cực độc âm hàn đang lúc phát tác ngờ đâu giữa lúc đó chết âm hàn ấy lại bỗng dưng bị đẩy lui. Tề Như Phong nghe Y Bất Tử nói hình như Liễu Tồn Trung luyện tập môn nội công tâm pháp gì rất đặc biệt cho nên mới tạm thời chế ngự luồng khí âm hàn ở trong người. Nếu như muốn triệt để tẩy trừ được chất hàn độc ấy thì phải tìm tới một nơi cực âm hàn trong thiên hạ. Sau Tề Như Phong trở về Đông Doanh kể lại chuyện trên cho mọi người nghe, Thông Thiên Hiểu sư gia trầm ngâm giây lát bỗng la lớn :
- Phải rồi! Thì ra là thế!
Tôn Kha Ba lúc ấy cũng ngồi cạnh đó, vội hỏi :
- Sư gia có cao kiến gì thế?
Thông Thiên Hiểu đáp :
- Liễu Tồn Trung không phải là đã luyện qua một môn nội công.
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp