Nhớ Mãi Không Quên
Chương 16: Chơi cờ
Sợi dây đeo cỏ bốn lá trong tay Cố Mặc Hàm là hình chìa khóa, cũng không quý báu gì, ở giữa dây có khảm một viên ngọc, xuyên thấu trong ngọc là một mảnh cỏ bốn lá nho nhỏ. Có thể là trong một thời gian dài, hoặc nguyên nhân là Cố Mặc Hàm thường xuyên vuốt ve, nên trên mặt đã bị mòn một chút.
Trong đầu Cố Mặc Hàm nhớ lại lời năm đó Tần Vũ Dương cho anh cái sợi dây đeo này thì nói.
"Mặc Hàm, anh xem! Đây là sợi dây đeo cỏ bốn lá thịnh hành của năm nay đó, có đẹp không? Cái hình chìa khóa này cho anh, cái hình chiếc khóa này cho em, vừa đúng một đôi! Dùng cái chìa của anh mở cái khóa của em, hì hì..."
Tiếng điện thoại cắt đứt dòng hối ức của anh, Cố Mặc Hàm nhìn thoáng qua màn hình điện thoại, dán mắt vào dãy số kia nửa ngày cũng không muốn nhận.
Doãn Đông Tuân nghiêng người liếc mắt, bật cười: "Nhận đi, cú điện thoại này cậu dám không nhận, cậu không muốn lăn lộn nữa à?" Sau đó bảo mọi người yên lặng xuống.
Cố Mặc Hàm cuối cùng vẫn nhận: "Alô, chú Thiên?"
Lương Cảnh Thiên là con trai viên cảnh vệ của ông nội Cố Mặc Hàm, cha của chú ấy cả đời đi theo cụ ông Cố, về sau lại bảo chú ấy đi theo, bình thường đối với Cố Mặc Hàm cũng rất yêu thương.
Trong điện thoại không biết nói gì đó, đột nhiên Cố Mặc Hàm ngồi nghiêm chỉnh, cung kính kêu một tiếng: "Ông nội."
Sau đó chỉ nghe, đôi khi sẽ trả lời một tiếng.
"Dạ, cháu sẽ sớm cùng bọn họ trở về một chuyến."
Tắt điện thoại, Mạc Sính Dã đi đến đây hỏi: " Cụ ông Cố?"
"Ừ." Cố Mặc Hàm cau mày lại, ngón trỏ cong lên đè mi tâm, dường như có vẻ rất mệt mỏi.
Mạc Sính Dã thoáng cái đã tỉnh táo lại tinh thần: "Bảo cậu về?"
"Ừ."
Mạc Sính Dã hình như rất cao hứng: "A, thật tốt ! Anh em chúng ta lại có thể cùng một chỗ rồi!"
"Tớ chỉ tạm thời trở về, nán lại mấy ngày rồi sẽ quay lại."
"Quay lại? Cậu sẽ quay lại được sao? Cụ ông Cố đây chính là thiết quân luật đó! Người ta đó là lão cách mạng, lão chính trị gia đó..."
Mạc Sính Dã còn ở đằng kia lải nhải, Cố Mặc Hàm phất tay đẩy cậu ta ra, đứng lên cầm lấy áo khoác.
"Cũng đến giờ rồi, chúng ta rút lui đi!"
Mọi người nghe cũng đều đứng dậy chuẩn bị rời đi.
Ra khỏi quán rượu, hít thở không khí trong lành, Cố Mặc Hàm thanh tỉnh nhiều, ngồi vào trong xe chuẩn bị rời đi, sau đó lại hạ cửa sổ xe xuống, nói với Lý Thanh Viễn đang mở cửa xe: "Các cậu lúc nào quay về thì gọi tớ, tớ và các cậu cùng nhau quay về."
"OK, anh trai, không có vấn đề gì." Lý Thanh Viễn cười hì hì trả lời.
Sau đó bóp còi xe lái đi.
Cố Mặc Hàm trở lại Bắc Kinh lái xe trực tiếp lên cầu vượt. Chiếc xe dừng lại trước cổng một đại viện bình thường. Cảnh vệ trước cửa nhìn thấy anh, động tác chào dứt khoát lưu loát. Anh để xe dừng ở bên ngoài, đi vào.
Những ngôi nhà trong đại viện đều đã được xây dựng vài thập niên trước, là phong cách Bắc Kinh cổ kinh điển. Dọc hai bên lối đi là hàng cây ngô đồng nước Pháp, mùa này chỉ còn lại thân cây trơ trụi, giữa đại viện lại có một hồ nước nhỏ, Cố Mặc Hàm nhớ khi còn bé cùng bọn Thạch Lỗi, Doãn Đông Tuân ở bên trong bắt cá, cuối cùng toàn thân ướt đẫm lúc về nhà thì bị đòn. Khi đó bọn họ cả ngày nghịch ngợm phá phách, cắt bỏ râu ria của mèo nhà người khác nuôi, bắt sâu lông thả trên váy của bé gái dọa người ta khóc to, mỗi ngày nghịch không biết mệt.
Cố Mặc Hàm cuối cùng dừng lại trước cửa một tòa tiểu viện, gõ cửa, rồi đi vào. Ông Cố bà Cố cũng không có ở đây, Lương Cảnh Thiên nhìn thấy anh thì tự tay chỉ vào vị trí thư phòng, nói:"Thủ trưởng chờ cậu đã lâu."
Cố Mặc Hàm lên lầu đứng trước cửa thư phòng, khẽ gõ cửa, bên trong truyền đến âm thanh trầm thấp vang dội: "Vào đi."
Trong thư phòng cổ kính có một ông lão khỏe mạnh nhanh nhẹn đang tự mình chơi cờ, thấy anh đi vào, cái gì cũng chưa nói, chỉ vẫy vẫy tay anh qua đây bồi ông chơi cờ.
Cờ vây của Cố Mặc Hàm là do một tay cụ ông Cố chỉ dạy, về sau ông ngoại Cố Mặc Hàm cũng dạy một đoạn thời gian, kỳ nghệ của anh cũng giỏi lên.
Trong thư phòng yên tĩnh, chỉ có âm thanh của hí khúc Liên Hoa Lạc. Một lúc lâu sau khi hạ hết một ván, cụ ông Cố mới mở miệng.
"Không tệ, so với trước kia có tiến bộ. Bọn trẻ thời các cháu từ nhỏ liền bắt đầu học cầm kỳ thư họa, ông chỉ yêu cầu cháu chơi cờ cùng viết chữ. Chơi cờ là cho cháu lòng yên tĩnh, lúc viết chữ bồi dưỡng khí chất của cháu. Cháu từ nhỏ đã nghịch ngợm, khiếm khuyết ấy phải học tập sự uy nghiêm từ ông và cha cháu, sau khi học tập thay đổi không ít, hơn nữa lại rất hơn người, ông rất vui.
Cờ vây nhất định phải xem nhiều thì mới đánh được, nhìn cuộc đời cũng như vậy, nhất định phải thông qua cuộc sống rèn luyện mới có thể làm cho tự mình trưởng thành đứng lên, lúc còn trẻ ăn nhiều vị đắng một chút, vấp ngã nhiều cũng không phải là chuyện xấu, ngược lại có thể khiến cho cháu có tốc độ lĩnh ngộ nhanh về sự nghiệp cùng cuộc sống. Thế hệ các cháu chính là quá thuận lợi, cho dù bình thường là ông luôn luôn yêu cầu các cháu phải khiêm tốn, nhưng mà có một số việc luôn không thể tránh khỏi có những đặc quyền, phải ăn ít vị đắng cũng may cháu cũng không bởi vậy mà từ bỏ cố gắng.
Lúc cháu vừa mới bắt đầu học cờ vây, luôn thua nhiều mà thắng ít, luôn sợ đánh cờ thua, nhưng chính lúc đó cũng là lúc tiến bộ nhanh nhất. Ông lúc đó đã nói cháu, nếu như sợ đánh cờ thua, thì sẽ không nhanh tiến bộ. Cũng như lúc vấp ngã giữa cuộc đời, phải kịp thời chấp nhận thất bại, tổng kết bài học kinh nghiệm, hiểu mình sở trường là cái gì, có thể làm cái gì, nên làm cái gì, sau đó điều chỉnh lại hướng đi, sự nghiệp mới có thể từng bước thành công, từng bước đi đến vẻ vang.
Chơi cờ không nên chấp nhất một cái thắng thua, không buông tha mà rơi vào con đường tử thì không cách nào chủ động tranh thủ được toàn cục diện, cuộc sống cũng như thế, mỗi người đều có rất nhiều thứ yêu thích, để có thành tựu càng lớn, nhất định phải chọn lựa rất nhiều, tập trung năng lượng để làm một việc gì đó, cho dù từ bỏ là thống khổ, nhưng thống khổ hôm nay là để giành thắng lợi cho ngày mai thì nhất định phải trả một cái giá.
Lúc hạ cờ trên bàn cờ đường tử càng ngày càng nhiều, thế cục càng ngày càng phức tạp, thắng hay thua, tùy thuộc vào kết quả cuối cùng. Bởi vậy phải có ánh mắt nhìn xa, có suy nghĩ toàn cục. Chơi cờ cùng với cuộc sống là giống nhau, mỗi một bước đi đều phải tỉnh táo suy nghĩ, thận trọng tính toán, lúc mấu chốt mà bất cẩn thì sẽ thành người thua. Kỳ nghệ của mỗi người là khác nhau, trình độ có cao có thấp. Cao thủ đánh cờ có thể nhìn ra được hơn mười bước cờ, không lấy một con làm trọng, mà lấy đại cục làm trọng, can đảm chọn lựa, bằng quân cờ cuối cùng làm mục tiêu thắng; mà trình độ thấp, chỉ có thể nhìn ra một hai bước cờ, xác thực một tấc đất cũng tranh, thường vì một cái ích lợi mà không từ bỏ theo đuổi, kết quả chỉ thua mà thôi. Cuộc sống cũng như vậy, cách đối nhân xử thế phải nhìn xa trông rộng, không thể trầm mê lợi ích nhất thời mà tham nhỏ để mất lớn, lợi bất cập hại [1].
Lần này bảo cháu trở về là có hai chuyện, một là dặn dò cháu như đã nói ở trên. Hai là bố cháu muốn cho cháu trở về Bắc Kinh. Ông cũng đã nói chuyện với nó, ông nói một câu với nó: Đeo đuổi sự nghiệp ở đâu mà không được, vì cái gì cần phải trở về Bắc Kinh?
Còn cháu, khi còn bé đã theo bố cháu điều động công tác về thành phố C cũng đã học ở đấy nhiều năm, về sau bố cháu được gọi về lại Bắc Kinh, nhưng cháu vẫn ở lại, cũng không có gì không tốt, cháu từ nhỏ ở bên cạnh ông lớn lên, ông đối với cháu rất yên tâm, nhưng ông cũng nói cho cháu một câu: Nếu đã đeo đuổi sự nghiệp ở nơi nào cũng có thể làm, vì cái gì không thể trở về Bắc Kinh?
Tự cháu suy nghĩ thật kỹ, ông mệt rồi, ra ngoài đi dạo một lát."
Ông Cố đứng dậy rời thư phòng, Cố Mặc Hàm vẫn duy trì tư thế vừa rồi nhìn bàn cờ phức tạp rắc rối trước mắt.
____________________
[1] Lợi bất cập hại: Lợi không bằng hại, lợi ít hại nhiều, ý khuyên người ta nên suy nghĩ chín chắn trước khi hành động, kẻo sẽ mang hại vào thân.