Nhật Nguyệt Đương Không

Chương 208: Tộc thợ săn ở Thiên Sơn


Chương trước Chương tiếp

Dãy Thiên Sơn hùng cứ Cao Xương, Yên Kỳ và phía bắc Quy Tư theo hướng tây bắc đông nam, đi ngang qua cả lãnh thổ bao la của Đột Kỵ Thi, Hồi Hột, Đột Quyết, hình thành nhiều địa thế biến đổi phức tạp, cũng là bức bình phong thiên nhiên che chở và ngăn cách các quốc gia, các sa mạc, ốc đảo, thảo nguyên, đồi núi, sông suối, ao hồ ở trong đó, trở thành nơi các dân tộc du mục lớn nhỏ tranh giành nhau, từ xưa đến giờ vẫn không thay đổi.

Thiên Sơn vắt ngang qua phía bắc sa mạc Taklimakan với hơn ba ngàn dặm, rộng hơn ba trăm dặm, tạo thành những nếp đứt gãy uốn khúc, hình thành nên những lòng chảo và hang sâu, trong núi chằng chịt những sông băng, sườn núi phía bắc là những rừng vân sam chạy dài, mặt phía nam là đất của Quy Tư, còn lại là thảo nguyên và đồi núi.

Từ Quy Tư đến thành Toái Diệp, đường không dễ đi, phải đi dọc theo chân núi Thiên Sơn đi về phía tây, lướt qua nhánh sông Quy Tư, sau khi đến bờ đông sông Bát Hoán, rẽ về phía bắc, lướt qua vùng núi lại đi về phía tây bắc, đến hồ Nhiệt Hải – hồ nước lớn nhất trong vùng.

Thành Toái Diệp ở về phía tây bắc hồ Nhiệt Hải hơn trăm dặm.

Hoang Nguyên Vũ dẫn Long Ưng dong ruổi trên thảo nguyên, những thung lũng lớn, ở mạn bắc Thiên Sơn, trùng điệp những ngọn núi đầy tuyết, cây rừng xanh tốt, có xanh như tấm đệm, những ngọn tùng cao vút chĩa lên trời xanh, rải rác đây đó lều và dê bò của dân du mục.
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...