Người Phiên Dịch

Chương 32


Chương trước Chương tiếp

Kiều Phi

Tôi đã bay liên tục gần mười tiếng, mãi tới lúc chạng vạng tối theo giờ địa phương tôi mới đặt chân lên Paris.

Lấy hành lý, nhập cảnh, khắp nơi là người mắt xanh, mũi lõ, những người Pháp ăn nói nhỏ nhẹ, thoáng chốc tôi đã tới một nơi xa lạ.

Muốn tới thành phố Montpellier ở phía Nam phải đi bằng tàu cao tốc, tôi liền ba81y xe buýt ra ga. Xe đi xuyên qua màn mưa phùn mùa hạ giăng đầy thành phố hướng về ga Lyon.

Chốn phồn hoa đô hội trong ráng chiều.

Rên cả chặng đường tôi cảm thấy mắt mình đã không được tận dụng hết.

Những cây ngô đồng già cỗi, những ánh đèn đường nê ông, cơn mưa nhỏ đã làm sạch những con đường hàng trăm tuổi. Những người khách bộ hành với sắc mặt tối đi trong làn hơi nước. Những thiếu niên xinh xắn dắt chó vội vã băng qua đường, những người phụ nữ trông rất kì bí đang ngồi trước khung cửa số trong suốt châm thuốc, lặng lẽ nhìn ra ngoài. Thứ duy nhất có thể phân biệt được đó là bóng cao cao của tòa tháp sắt phía xa kia, trông nửa hư nửa thực, , là tạo hình của trường phái ấn tượng. Tôi gõ nhẹ ngón tay vào cửa sổ, rồi dùng tiếng Pháp khe khẽ thốt lên, tháp Eiffel, tháp Eiffel.

Môt ông người Pháp ngồi trên quay xuống hỏi tôi: “Lần đầu tới Paris hả?”

Tôi gật đầu, hơi ngượng, đáp lại: “Đúng vậy”.

Hơn bảy giờ, tôi tới ga. Lúc mua vé, người ta nói với tôi chuyến tàu cuối cùng đi phương Nam vừa mới khởi hành. Chuyến sớm nhất thì phải chờ tới sáu giờ ba mươi sáng ngày mai. Cũng chẳng còn cách nào khác, đành phải chờ thôi. May mắn là người ta thấy tôi chưa tới hai lăm tuổi, lại đi chuyến sớm nhất nên giảm giá vé tới năm mươi phần trăm.

Không hiểu đã đợi được bao lâu mà người trong nhà ga thưa thớt dần. Tôi nhìn thấy mấy cảnh sát cao lớn dắt theo những con chó nghiệp vụ dữ tợn có rọ mõm đi tới. Những người đó dừng lại ở cách chỗ tôi ngồi không xa, rồi nói nhỏ với nhau cái gì đó, chốc chốc lại đưa mắt nhìn tôi.

Thât vớ vẩn, tôi cười nhạt, từ trước tới giờ tôi đã quen một thân một mình rồi. Trước khi tới đây, ta đã chuẩn bị trước rồi, lũ nhãi nhép kia ạ. Nếu đứa nào muốn làm khó bà, hãy xem bà xử lý chúng mày thế nào nhé.

Tôi nhẩm lại một đoạn tiếng Pháp đã chuẩn bị: “Tôi là công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhận lời của Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Pháp, Đại học Paul- Valery tới Pháp du học. Nếu bị đối xử không công bằng, tôi sẽ được Đại sứ quán Trung Quốc bảo vệ, đồng thời có quyền tố cáo lên tòa án...

Liền sau đó sẽ làm ra vẻ rất ngạc nhiên nói tiếp: Hóa ra đây là nền dân chủ của nước Pháp ư?

Được, nhẩm lại lần nữa.

Bước tới là một anh chàng còn khá trẻ, thật bất ngờ anh nhoẻn miệng cười, anh ta hỏi tôi bằng thứ tiếng Anh rất tệ: “Người Trung Quốc? Người Nhật? Người Hàn Quốc?”.

Tôi dùng tiếng Pháp trả lời: “Người Trung Quốc. Tôi biết nói tiếng Pháp”.

“Thế thì tốt quá”. Anh ta xoa xoa tay, “Cô à, cô không thể ở lại đây được”.

“Tại sao?”

Tôi căng thẳng như tên đã lên nỏ: “Tôi là công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa...” ngay lập tức tôi mở miệng nói một tràng.

“Một là chỗ này không an toàn, một cô gái như cô tốt nhất không nên ở đây. Hai là chuyến tàu cuối cùng đã chạy rồi, ga sẽ đóng cửa trong khoảng nửa giờ nữa”.

“Ga tàu cũng đóng cửa ư?”

Tôi sững người lại, sao không thấy viết trong sách nhỉ?

Thực ra anh ta nói chẳng sai câu nào cả, thế nhưng tôi phải đi đâu bây giờ? Tôi nhìn ra ngoài, không hiểu đã là lúc nào rồi? Tại sao mọi quán cafe đều đã đóng cửa chứ?

“Cô có hiểu những gì tôi nói không? Thôi được, tôi sẽ nói lại bằng tiếng Anh vậy...”

Tôi nhanh chóng giơ tay ra hiệu dừng lại, tôi đành nói thật: “Anh xem hành lý của tôi nhiều thế này, tôi biết phải đi đâu bây giờ?”

Anh cảnh sát trẻ nhìn tôi, dường như anh ta cũng rất khó xử. Anh tới chỗ các đồng nghiệp bàn bạc. Mấy người đó nhìn tôi cười, lúc này tôi mới cảm thấy những suy nghĩ ban nãy về họ thật vớ vẫn quá, tôi nhận thấy thật ra mình đang làm khó họ thì đúng hơn.

Người trẻ tuổi lại tiến tới nói với tôi: “Cách đây không xa có khách sạn Thanh niên chuyên phục vụ học sinh- sinh viên, tôi cũng không biết họ còn có phòng trống không? Có điều tôi có thể đưa cô tới chỗ đó. Cô xem như vậy có ổn không? Hay là...”.

Đề nghị thứ hai anh ta nói là chở tôi tới đồn cảnh sát gần đó để chờ chuyến tàu sáng mai.

Lẽ nào lại có chuyện vô lý như vậy chứ? Mới du học ngày đầu tiên đã bị đưa vào đồn cảnh sát? Thật chẳng may mắn chút nào.

Tôi đáp: “Phiền anh đưa tôi tới khách sạn Thanh Niên”.

Tôi lại quay ra nhìn mấy người họ, bỗng dưng tôi nghi ngờ, cười cười hỏi nửa đùa nửa thật: “Làm sao tôi biết được các anh có phải là cảnh sát hay không?”

Anh ta cười đáp lại: “Chúng tôi không phải là cảnh sát, là hiến binh tuần tra thôi. Toi là hiến binh thực tập tên ZuZu Ferrandi. Số hiệu của tôi là...”.

Tôi tỏ vẻ an tâm rồi nói tiếp: “ Thì ra là hiến binh...”.

Tôi cúi xuống lấy cuốn sổ nhỏ ra, rồi viết bằng chữ Hán trên đó: Nếu tôi gặp phải điều gì bất trắc, là do bị hiến binh thực tập ZuZu Ferrandi dẫn đi, số hiệu của anh ta là... Sau khi viết xong, tôi thừ người ra, mình viết thế này để cho ai xem đây? Ai có thể đọc được những dòng chữ này?

Trình Gia Dương

Tôi bối rối viết tên của anh ấy.

Người mà cao lớn kể ra cũng tốt, chiếc vali nặng trịch của tôi được anh ta dễ dàng nhắc lên, anh sải bước dẫn tôi rời khỏi ga tàu.

Trên đường đi chúng tôi không nói gì với nhau cả.

Đúng là mới đi không xa lắm thì đã tới khách sạn Thanh Niên. Tôi thật may mắn bởi vẫn còn phòng trống. Giá phòng đã được giảm tới mức thấp nhất cho mọi học sinh- sinh viên trên toàn thế giới. Mười tám euro. Tôi không dám quy ra nhân dân tệ.

Sau khi đăng ký xong xuôi, chàng hiến binh kia nói với tôi: “Bây giờ đã hai giờ sáng rồi, tàu của cô là chuyến mấy giờ vậy?”

Tôi lấy vé ra xem: “Sáu giờ ba mươi”.

“Đừng tới muộn đấy. Tạm biệt”.

Tôi tắm rửa qua, tỉnh táo nằm trên giường.

Tuy phải trải qua chặng đường dài mệt mỏi, nhưng trong lòng tôi lại dâng lên một sự phấn khích kỳ lạ.

Lúc này tôi đang ở đâu? Paris. Paris có tháp Eiffel, Paris có cung điện Louvre, Paris có Napoleon, Paris...

Còn thành phố tôi sắp tới là thành phố Montpellier, thành phố bên bờ Địa Trung Hải với phong cảnh đẹp như tranh vẽ.

Con người ta hóa ra cũng đã thực hiện được mơ ước của mình.

Có điều tôi vẫn tiếc mười tám euro để được ở đây bốn tiếng đồng hồ. Sau khi để lại một chút cho gia đình, tôi đã đem theo phần lớn số tiền tích lũy, nhưng tính ra cũng chỉ có vẻn vẹn mấy trăm euro nhét trong áo lót mà thôi.

Chắc mình phải tiết kiệm một chút.

Tôi nhớ lại cảnh vừa rồi tại ga tàu, cảm thấy buồn cười trước sự căng thẳng cũng như sự cẩn thận thái quá của mình.

Cứ nghĩ như vậy, trời đã hừng sáng.

Tôi nhìn đồng hồ, vẫn là giờ Bắc Kinh, vậy Paris lúc này là mấy giờ...

Đúng lúc này có người gõ cửa, tôi ra mở cửa. Đứng trước cửa chàng trai Pháp cao lớn, tôi nhìn kĩ thì ra là anh chàng hiến binh tối qua, anh không còn mặc đồng phục nữa.

“Cô à, bây giờ là năm giờ bốn mươi lăm, giờ ra ga, soát vé rồi lên tàu, như vậy sẽ đỡ cập rập hơn đấy”.

“Vâng, cảm ơn anh”.

Tôi đóng cửa, nhanh chóng rửa mặt, thay quần áo.

Anh chàng hiến binh kia vẫn xách vali giúp tôi. Anh ta tiễn tôi ra tận ga.

Trên đường ra ga tôi hỏi anh: “Hiến binh Pháp còn phụ trách tiếp đón, đưa tiễn người nước ngoài nữa hay sao?”

“Chúng tôi làm việc ở nhà ga, có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công dân Pháp cũng như người nước ngoài”.

“Phụ trách thêm cả việc tiễn ra ga nữa ư?"

“Cũng không phải vậy. Tôi trực ca đêm, sợ cô ngủ quên mất, lỡ tàu. Đằng nào thì cũng tiện đường về kí túc xá mà.”

“Thật sự rất cảm ơn anh”.

Chúng tôi vào ga, tôi nhìn thấy vài đoàn tàu cao tốc giống hình viên đạn đang dừng ở đó. Anh chàng hiến binh chỉ cho tôi máy soát vé.

Cô soát vé ở đây.

Vé tàu vào một đầu, ra ở đầu bên kia, trên vé đã được dập lỗ.

Anh chàng hiến binh nói với tôi: “Nhân viên trên tàu sẽ soát vé một lần nữa đấy, cô phải để vé ở nơi thuận tiện dễ rút ra nhé”.

Tôi bắt tay anh, trong lòng rất cảm kích người thanh niên nhiệt tình này. Tôi luôn miệng nói cảm ơn.

Anh hỏi: “Cô đi đâu thế?”

“Montpellier. Tôi tới đó học phiên dịch”.

“Chả trách cô vói tiếng Pháp giỏi như vậy. “ Anh cười nói tiếp, “Montpellier là một thành phố đẹp, khí hậu ấm áp, tràn ngập ánh nắng”.

“Anh đã từng tới nơi đó rồi ư?”

“Tôi là người ở đó mà”.

“Ồ. Thế ra anh tới Paris làm việc thôi sao?”

“Thực tập”.

“Đúng rồi, tối qua anh đã nói với tôi”.

Tôi phải lên tàu rồi, tôi cảm ơn anh một lần nữa.

Anh chàng hiến binh động viên tôi: “Cố lên!”.

Khoảng cách bảy trăm dặm, tàu cao tốc lướt nhanh trong gió. Loại tàu này được coi là phương tiện giao thông đường bộ nhanh nhất, an toàn nhất, quả đúng là danh bất hư truyền.

Trên tàu không có nhiều hành khách lắm, có người thì thầm nói chuyện, có người gà gật ngủ. Lần đầu tiên tới Pháp tôi cảm thấy ngỡ ngàng, chỉ nhìn thấy phong cảnh lướt về phía sau. Tàu đi nhanh như những bước ngoặt trong cuộc đời này vậy.



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...