Ngục Quỷ
Chương 46
Cả đám nhận thấy hóa ra bên trong là một hành lang treo đầy những bức hoạ.
Bức hoạ đầu tiên có bối cảnh rất quen thuộc, Thiệu liếc mắt một cái đã nhận ra đó là tảng đã ở cửa thôn Bốc Vu. Và một bé trai mi thanh mục tú đang đứng trước tảng đá.
Còn giọng nói già nua vẫn chậm rãi kể tiếp: “Năm ấy mười một tuổi, ta theo Thái phó Yến Phượng vô tình tới một thôn làng huyền bí tên là thôn Bốc Vu, những chữ ‘Đại dị bất khả chiêm’này mang một ý nghĩ sâu xa, một đứa trẻ thì sao đã hiểu được?
Ở nơi này, trưởng thôn đã tự mình xem mệnh cho ta. Khi ấy ta rất hiếu kỳ, vài đồng tiền đặt trong mai rùa có thể xác định sinh tử càn khôn của con người sao? Ta không tin.
Ngay sau đó, trưởng thôn đã tính được mệnh cách của ta, ông ngẩng đầu nhìn bầu trời đầy sao, và nói ta là ‘Nhật thiên tướng vị, thuỷ hạt lục hợp thổ’, trời sinh là một minh chủ có con mắt nhìn xa trông rộng. Nhưng trong mệnh lại có một sát tinh – hoả trùng nhập kim tinh. Nếu muốn xưng đế, nhất định phải tự tay diệt trừ sát tinh này.
Chỉ sợ trong tương lai, hai ngươi không thể cùng tồn tại. ‘Hoả trùng nhập kim tinh’? Sư phụ suy ngay ra rằng mệnh trung tai tinh của ta chính là đệ đệ năm ấy chín tuổi – Thác Bạt Thiệu.
Đối với kết quả này ta chỉ hừ mũi khinh thường. Để dọn sạch con đường đi đến ngai vàng, có mấy ai là không vấy máu của thân thích ruột thịt đây? Cho dù mệnh bàn không tính ra kết quả này, thì đến một lúc nào đó cũng sẽ phải có một cuộc chém giết giữa huynh đệ thôi.
Giống như bầy sói trên thảo nguyên, chỉ có con tàn nhẫn nhất cắn đứt yết hầu của kẻ cạnh tranh, mới có tư cách lên làm con đầu đàn. Mặc dù ta mới mười một tuổi, nhưng ngày ngày mẫu hậu vẫn ở bên tai ta truyền thụ đạo lý này, bề ngoài, ta khiêm tốn lễ phép, ôn thuần thiện lương, đó là bởi vì ta chưa trở thành con sói mạnh nhất, nên chỉ đành giấu đi nanh vuốt sắc nhọn mà thôi.
Thác Bạt Thiệu ư? Nếu như hắn là vật cản trên con đường hướng tới đỉnh cao của ta, vậy thì ta sẽ…”
Giọng nói già nua kia dừng lại, lúc này Thiệu đã nhìn về phía bức hoạ tiếp theo.
Bối cảnh của bức tranh đã thay đổi, và nhân vật chính là hai đứa trẻ đang cùng nhau đi săn trong rừng trúc.
“Trong lúc đi săn, hoàng tử không cẩn thận bị rắn độc cắn, đó là một tai nạn không hề có sơ hở. Sau khi lén thả rắn độc đã được huấn luyện ra, ta giả vờ sợ hãi lùi về phía sau, lấy còi lệnh giấu trong tay áo ra, ngắm cự ly chờ đợi một kích trí mạng. Nhưng ta hoàn toàn không ngờ được rằng, ngay khi phát hiện ra rắn độc, Thiệu lại đẩy ta ra. Một đứa nhỏ mới chín tuổi, rõ ràng cũng rất sợ hãi, lại dám giơ bảo kiếm lên chém rắn độc thành hai đoạn. Hài tử bướng bỉnh này trước đây lúc nào cũng nghe lén ta nói mớ, rồi cười nhạo ra trước mặt mọi người, trong khoảnh khắc ấy…lại thật đáng yêu, ha ha…” Giọng nói của ông lão trở nên dịu dàng, như đang chìm trong hồi ức ngọt ngào.
“Hai chữ ‘huynh đệ’ này chưa từng mang ý nghĩa gì đặc biệt đối với ta. Nhưng trong khoảnh khắc ấy, không hiểu sao cặp mắt dã thú trừng trừng của hài tử này lại cuốn hút ta đến thế.
Tạm thời để cho hắn sống sót đi, để cho hắn trải qua thời niên thiếu vô tư, cứ coi như đây là việc làm nhân từ cuối cùng của huynh trưởng ta.”
Nghe đến đây, cả Thiệu và Thuỷ Căn đều đã biết thanh âm già nua kia thuộc về ai rồi. Chẳng biết vị Vương huynh đã qua đời từ nghìn năm trước dùng cách gì để lưu giữ lại đoạn thanh âm này.
Thuỷ Căn hoàn toàn không ngờ rằng, bức tranh đệ đệ dũng cảm cứu huynh trưởng đầy cảm động thân thương từng hiện lên trong đầu mình lại có nguồn gốc sâu xa như thế, sau gáy cậu mồ hôi lạnh vã ra như tắm.
Ghê thật, kiếp trước của cậu mới mười một tuổi đã tính toán giết đệ đệ của mình, thật là thiếu đạo đức! Hèn chi kiếp trước làm vua, kiếp này đầu thai làm nông dân chân đất mắt toét là phải rồi.
Cậu thấy vẻ mặt Thiệu hoang mang, nắm tay hắn từ từ siết chặt lại.
Những bức họa kế tiếp đều là cảnh “ca từ đệ hiếu” cảm động lòng người.
Trong tranh chính là những mẩu chuyện vụn vặt về cảnh sinh hoạt thường ngày chốn cung đình. Thác Bạt Thiệu trong tranh nếu không phải thả chó dữ đuổi Thác Bạt Tự chạy khắp sân, thì cũng là trèo lên cây bắn giàn ná vào Thác Bạt Tự dưới tán cây. Vừa nhìn đã thấy đó là những ghi chép về một cuộc sống giàu sang quần áo là lượt điển hình.
Nhưng mỗi một ánh mắt ngang tàng kiêu ngạo, mỗi một nụ cười ẩn hiện xấu xa của người thiếu niên ương bướng trong tranh dường như đều được phác họa một cách tinh tế bởi ngòi bút tràn ngập yêu thương, sống động bừng bừng trên giấy trắng.
Đây mà là ghi chép cảnh sinh hoạt ấy hở? Tất cả đều là “thụ ngược biến thái thiếu nam hoài xuân ám luyến sử” thì có. (ghi chép về chuyện tình thầm kín mơ mộng của thiếu nam biến thái thụ ngược =)))
Nhưng sắc thái của bức tranh kế tiếp đã trở nên u ám. Một người nữa xuất hiện trong tranh, người nọ có mái tóc dài hơi gợn sóng, khoé mắt chân mày tràn ngập phong tình, có lẽ do tâm trạng của họa sĩ đã thay đổi, rành rành một đại mỹ nhân, ấy vậy mà khuôn mặt lại mơ hồ tỏa ra sát khí.
“Khi phụ vương tin vào lời gièm pha của Phùng thiên sư, chuẩn bị đem quân tàn sát Thanh Hà, Thái phó Yến Phượng đã lén viết một phong mật thư cho trưởng thôn Bốc Vu, hy vọng bộ tộc Bốc Vu có thể kịp thời tránh hoạ. Thế nhưng trưởng thôn lại hồi âm cho Thái phó, trong thư chỉ có năm chữ lớn ‘Thiên mệnh không thể trái’.
Phải rồi, người của tộc này tinh thông tính toán Chu Dịch(1) lẽ nào lại không biết trước rằng sẽ có tai họa động trời sắp giáng xuống đầu mình? Nhưng họ hiểu mệnh và cũng tin mệnh.
Khi tin tức toàn thôn Bốc Vu bị tàn sát truyền đến, ta đã phản đối cách nghĩ ấy, đúng là một đám người cổ hủ, nhưng Thái phó Yến Phượng lại nghiêm túc nói rằng, nếu muốn thay đổi vận mệnh, thì cái giá phải trả có thể còn đáng sợ hơn cái chết, đáng sợ hơn cái chết? Khi ấy ta… chưa hiểu được.
Sau đó, Thái phó thở dài và nói, người thông minh phải biết thuận thế hành sự chứ không phải làm trái lẽ trời, nhìn trộm thiên cơ giống như có thể mượn lực mà tiến, thường là sự bán công bội (làm ít được nhiều). Đó cũng là mục đích của việc đưa ta đi coi bói ngày trước. Thế nhưng hết lần này đến lần khác, ta cứ cố ý trì hoãn không chịu hạ thủ với Thiệu, e rằng mai này sẽ nảy sinh biến cố… Yến Thái phó không nói thêm điều gì nữa, dù sao ông cũng là người đọc sách, không thể nói thẳng ra lời khuyên huynh trưởng mưu hại đệ đệ. Trong lòng ta lại có một ý định khác, nếu sau này Thiệu muốn tranh đế vị cùng ta, ta sẽ biết ngay, sẽ chặt đứt suy nghĩ và thời cơ của hắn. Nếu hắn là một con sói con, ta sẽ nhổ hết móng vuốt, bẻ hết răng nanh của hắn.
Cứ như vậy, cảnh huynh đệ tương tàn sẽ không bao giờ xảy ra, phải không?
Dù hắn có trở nên ương bướng đến thế nào, thì vẫn là một thứ đồ chơi đáng yêu, tới khi ta nắm giữ thiên hạ trong tay, bên cạnh vẫn phải có đệ đệ này để mà nuông chiều, như thế mới là hoàn toàn thỏa mãn.
Thế nhưng…khi trở về, phụ vương lại mang theo một thiếu niên. Nhìn thiếu niên này, không biết vì sao ta có một linh cảm chẳng lành, đúng rồi, là ánh mắt Thiệu nhìn hắn, ánh mắt ấy say mê mà chuyên chú… Ta không thích…”
Trong mấy bức họa tiếp theo, Vạn Nhân đều là nhân vật chính.
“Vạn Nhân đến từ thôn Bốc Vu, nghe đâu mẫu thân hắn là người Miêu am hiểu dưỡng cổ (sâu độc) vùng Miêu Cương, hắn là người duy nhất còn sống sót trong thôn làng bị thảm sát. Ta không biết hắn có hạ cổ với phụ vương hay không, mỹ mạo bất tường (điềm chẳng lành) của hắn lại mê hoặc được phụ vương vốn không thích nam sắc thu hắn làm nam sủng, phong làm phu nhân, dưỡng trong hậu cung đầy nữ quyến.
Cái giá của việc ngày ngày hoan nhạc là phụ vương trên giường càng ngày càng khó khăn, vì vậy Vạn Nhân liền xúi giục Phùng thiên sư dâng dược tráng dương – hàn thực tán.
Loại dược này vốn được điều phối để chữa bệnh thương hàn , nó có khả năng khiến cơ thể con người sinh ra nhiệt lượng rất lớn để xua đuổi hàn khí. Thế nhưng nếu người bình thường dùng dược, nhất định phải mặc quần áo rộng, đi lại nhiều, và phải ăn đồ lạnh, để khiến cho nhiệt độ cơ thể tản ra. Điều đáng sợ nhất chính là nó có thể làm trí óc người ta lẫn lộn.
Phụ vương ăn dược thành nghiện, thường xuyên vì buồn bực quá mức mà ngày ngày không ăn cơm, hàng đêm mất ngủ. Đồng thời thường xuyên xuất hiện hành vi độc thoại. Tính tình càng ngày càng hung ác tàn nhẫn.
Tình hình đó hoàn toàn có lợi cho ta. Hàng ngày trên triều, phụ vương vô cớ xử tử đại thần, khiến cho cả triều đình và dân chúng đều chìm trong nỗi sợ hãi. Rất nhiều quan viên ngày ngày nơm nớp lo sợ vì chẳng biết có giữ nổi tính mạng của mình hay không.
Là một hoàng tử khiêm lương ôn thuận, ta càng ngày càng được lòng của văn võ bá quan và bách tính kinh thành.
Nhưng được nhiều tâm như vậy có phỏng có ích gì? Tâm của Thiệu lại càng ngày càng xa ta.”
Giữa bức tranh xuất hiện Thiệu để nửa thân trần nằm trên giường, hơi thở dục tình như từ bức tranh ào tới.
“Thiệu dường như đã say mê Vạn Nhân, mà Vạn Nhân cũng như có như không đáp lại Thiệu. Nam sủng mang trên lưng hận thù chồng chất này dường như không có ý định giết chết phụ vương để bái tế linh hồn tộc nhân của hắn như dự đoán của ta trước đây. Hắn như một người chơi cờ bày mưu tính kế từ lâu, không nhanh không chậm sắp xếp bàn cờ của hắn trong chốn cung đình. Và Thiệu chính là một quân cờ không thể thiếu trên bàn cờ ấy.
Nhận ra Thác Bạt Thiệu lại thích Vạn Nhân, trong lòng ta bùng lên ngọn lửa giận dữ, không phải bởi vì đệ đệ say mê nam sắc, mà bởi vì hắn say mê Vạn Nhân.
Mãi cho đến lúc này, ta mới phát hiện ra, đối với đệ đệ của mình, ta đã… Một lần say rượu, ta trèo lên giường Thiệu, làm cái việc ta đã làm trong mộng cả trăm nghìn lần. Sau sự sửng sốt lúc ban đầu, Thiệu lại đè ngược lại ta, phải rồi, đệ đệ lỗ mãng này trước giờ lúc nào cũng khỏe hơn ta nhiều lắm… Khuất nhục ở dưới ư? Với ta mà nói, đó quả thực là một trò cười, thế nhưng nếu là hắn, thì ta bằng lòng. Thì ra chẳng biết tự bao giờ, nghiệt tình của ta dành cho hắn đã sâu nặng đến thế rồi…”
Nói đến đây, bức hoạ lại hiện ra một cảnh tượng quen thuộc, chính là cảnh Thiệu bị treo trong giếng.
“Thế nhưng, Thiệu bắt đầu bộc lộ tài năng trên chiến trường. Nhìn hắn ngày một trưởng thành, ta không thể không đau đớn ra tay tàn nhẫn, xé tan đôi cánh của hắn. Vì ta tố giác việc Thiệu cướp tuấn mã của Nhu Nhiên, Thiệu lại càng căm hận ta, và càng gần gũi với Vạn Nhân.
Mặc dù thần trí phụ vương ngày càng mê loạn, nhưng người vẫn nắm rõ như lòng bàn tay tình hình của các nhi tử. Ta chưa bao giờ dám biểu hiện lòng tốt với Thiệu trước mặt người. Đối với một đế vương mà nói, nhi tử quá mức thân thiết với nhau cũng phải điều hắn mong đợi, ‘cán cân quyền lực thăng bằng’ cũng phải được áp dụng với cả máu mủ ruột rà. (theo tao hiểu là 2 bên phải hạn chế lẫn nhau mới tốt, chớ chúng nó mà liên kết lại là không tốt =)))
Khi nhìn thấy hắn bị phụ vương nổi trận lôi đình treo trong giếng đang thoi thóp, ta lại không thể ra tay giúp đỡ, chỉ có thể mượn tay Vạn Nhân mới đưa hắn ra khỏi giếng được.”
Thấy ánh mắt căm hận của hắn, ta cũng chỉ có thể lặng lẽ rời đi. Đồng thời âm thầm nhắc nhở chính mình: ‘Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu’ (việc nhỏ không nhịn sẽ hỏng việc lớn). Không thể tin được, khi đó ta lại cho rằng sẽ có cách để ta ‘vẹn cả đôi đường’…” (ta hiểu là đạt đc đế vị mà ko phải giết Thiệu)
Nghe đến đây, Thiệu đột nhiên có khao khát muốn được xoay người rời khỏi nơi này, dù sao thì, đối với hắn, nghìn năm trước kỳ thực đã không còn ý nghĩa gì to tát. Cho tới bây giờ, tình yêu của Thác Bạt Tự vẫn luôn là đơn phương, dù có sâu đậm đến thế nào đi chăng nữa cũng chẳng đáng một đồng trong mắt hắn. Thác Bạt Tự cũng tốt, mà Thuỷ Căn cũng được, chẳng qua cũng chỉ là cái vai hề trong chuyện tình bi tráng giữa hắn và Vạn Nhân mà thôi!
Còn thạch động này chẳng qua là nơi để một vị đế vương đã thỏa mãn ham muốn quyền lực dùng để tế kẻ bị y tự tay bóp chết, giả bộ yêu thương giải sầu mà thôi. Hắn không cần đứng đây nghe kẻ chiến thắng hắt thứ nước bẩn của những lời giả dối bịa đặt lên người ái nhân.
Ngay khi Thiệu định rời khỏi hành lang này, tất cả các bức hoạ đột nhiên bốc cháy phừng phừng. Và thanh âm kia lại càng vang dội “Thiên mệnh không thể trái, nếu muốn thay đổi vận mệnh, cái giá phải trả có thể còn đáng sợ hơn cả cái chết, nhưng đến khi ta hiểu được chân lý này, có phải đã là quá muộn? Thiệu, người đến là ngươi đấy sao?”
Lời tác giả: một món quà muộn màng, chúc mọi người 8/3 vui vẻ ~~~~
.
(1) Chu Dịch: Tên bộ sách cổ của Trung Hoa, do Phục Hi chế ra các quẻ, Chu Văn Vương soạn Hệ Từ, Khổng Tử viết phần Thập Dực. Nội dung khảo sát sự biến hóa tự nhiên, thiên văn khí tượng. Các bậc đế vương thời cổ dùng trong việc chính trị, bói toán. Tới Khổng Tử trở thành sách triết học cơ bản của nhà Nho. Sách này còn có tên là Dịch kinh hay Hi kinh. (theo: hanviet.org)
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp