Ngân Hồ

Chương 45-1: Hộ không chịu di dời (thượng)


Chương trước Chương tiếp

Huyện nha gồm ba gian, cửa lớn rộng rãi, trên có mái cong, dưới hiên có tượng một con Diêm thú ngồi xổm. Giữa thanh thiên bạch nhật lộ ra vẻ uy nghiêm tuyệt đối.

Dưới mái hiên đại môn có treo một bức hoành phi, trên viết: “Khai Phong huyện nha” và hai câu đối: “Cư quan đương tư tẫn kỳ thiên chức - Vi chính vưu quý hợp hồ nhân tâm.”*
(Giảng nghĩa: Đương thời làm quan tận chức trách - Chấp chính quý ở được lòng dân).

Câu ấy cũng tương tự như đạo lý của những khẩu hiệu vinh quang của đời nay, quy củ chưa từng thay đổi từ cổ chí kim.

Bước vào thiên môn thì lập tức vào trong một hành lanh, nơi đó đã có một chiếc trống lớn đứng sừng sững. Truyền thuyết “Gióng trống kêu oan” chính là dùng cái trống lớn này.

Đi xuyên qua dũng đạo (đường lát gạch), trước mắt chính là Tiền Đình Viện. Hai bên dũng đạo là phòng thuế khóa và lao dịch, tiểu lại xuyên qua không dứt.

Phủ Khai Phong chính là huyện đứng đầu cả nước, dân số trên năm mươi vạn. Cho nên, tiểu lại huyện nha nơi này đông như kiến cũng là chuyện thường.

Bên phải đình viện có một tấm bia đồng, trên khắc lời Tống thái tổ Triệu Khuông Dận hiểu dụ quan lại: “Bổng của ngươi, lộc của ngươi, mỡ của dân, máu của dân. Tàn bạo với thứ dân, trời cao không thể dối!”

Thái tổ hoàng đế xuất thân cơ hàn nên ông ta hiểu rõ, kẻ bóc lột dân chúng thậm tệ nhất chính là đám tiểu lại trong phòng Công giải kia. Vì thế, ông mới dựng tấm bia này để cảnh cáo.

Tiểu lại đi ngang qua, dù vội cách mấy cũng phải thi lễ với tấm bia như nghe Thái tổ đang dạy bảo. Đây là quy củ do huyện tôn mới lập.

Đi sâu thêm nữa chính là Thiêm Áp phòng (phòng ký tên, đóng ấn) của tri huyện nhà người ta, người thường không thể vào được.

Mẫu tử Thiết Tâm Nguyên muốn đi chính là Hộ phòng, nơi chuyên môn quản lý khế ước của dân chúng.

Đừng thấy nơi này không lớn là bao, thế nhưng toàn bộ các sinh hoạt tương quan của huyện Khai Phong như: đất đai, thuế má, tài chính, khoa cử, trường học, quân chính, tư pháp, tố tụng, xây dựng, nghề rèn, đồn điền, thủy lợi… chung quy đều do nơi này quản lý.

Viên tiểu lại quản lý hộ tịch đã từng gặp Thiết Hồ Ly, cũng biết nó là ai rồi. Y chính là người lo chuyện hộ tịch cho mẫu tử Thiết Vương thị lúc đầu, cũng coi như là người quen. Y ngồi dựa ngửa sau chiếc bàn, cũng không hề đứng lên, tùy tiện chắp tay hướng vào hồ ly trong lòng Vương Nhu Hoa mà nói:
- Chẳng biết tướng quân đến cái sở nhỏ này vì chuyện gì?

Vương Nhu Hoa cười đáp:
- Làm phiền áp ty sửa đổi hộ tịch cho tiểu phụ nhân chút đỉnh.

Áp ty lồng hai tay vào nhau rồi đặt lên bụng, đoạn cau mày hỏi:
- Chuyện gì nữa đây? Hộ tịch của ngươi có gì bất ổn đâu? Chủ hộ là Thiết Vương thị ngươi, trong nhà còn có một nam đinh vị thành niên tên Thiết Tâm Nguyên, đồng thời còn có tướng quân Thiết Hồ Ly mà ngươi phụng hoàng mệnh nuôi dưỡng. Quyền lợi và trách nhiệm rất rõ ràng rồi, có gì bất ổn đâu?

Vương Nhu Hoa mặt vẫn tươi cười mà nói:
- Tiểu phụ nhân chỉ muốn đổi cho hoàng mệnh tướng quân làm chủ nhà ta thôi. Tiểu phụ nhân là hạng nữ lưu, chống trụ không nổi cái nhà này nữa rồi!

Áp ty hỏi với vẻ ngờ vực:
- Mặc dù thân phận hoàng mệnh tướng quân khá cao quý nhưng chung quy cũng chỉ là hồ thú ngoại tộc. Lúc liệt nó vào dân tịch, ta đã thấy đây là chuyện lạ hiếm thấy rồi. Hiện giờ, ngươi lại muốn cho nó thành gia chủ Thiết gia ngươi, điều này không hợp với lẽ thường!

- Hộ tịch chính là căn cơ cội rễ của một quốc gia, làm gì cũng phải có lý do, đạo lý này trăm triệu lần không thể dễ dàng cải biến. Chuyện này không thể!

Vương Nhu Hoa thấy áp ty nói chuyện quá cứng nhắc, bèn thoáng liếc mắt ra hiệu cho Hà bảo chính*, hy vọng y nói giúp mình đôi lời.
(*bảo chính: bảo vệ).

Hà bảo chính cười híp mắt, mời Vương Nhu Hoa dẫn Thiết Tâm Nguyên và hồ ly ra ngoài, còn bản thân ở lại, thấp giọng trao đổi với áp ty.

Sự việc trước mắt, Thiết Tâm Nguyên thấy cũng rất bình thường. Tuy lý do mẫu thân muốn sửa hộ tịch quả thật là chưa thuyết phục, nhưng bất kể là áp ty cự tuyệt hay bảo chính đang chuẩn bị đường hối lộ thì cũng đều là chuyện thường tình, không có gì phải oán trách.

Dự định đưa hồ ly đảm đương gia chủ, là do mẫu thân đã tuyệt vọng nên cách nào hắn cũng thử, nhưng nó cũng là chuyện không thể giải quyết theo lệ thường. Đến Đại Tống đã nhiều năm như vậy, Thiết Tâm Nguyên phát hiện đám sĩ phu đang xây dựng và gia cố pháp chế quốc gia, tận lực giảm đi cơ hội hoàng mệnh chiếu thẳng xuống dân chúng.

Triệu Trinh lại xem xiếc ảo thuật lần nữa, xem rất cao hứng, nhất thời lỡ lời ban thưởng cho những nghệ nhân xiếc chút ít tử la. Vừa nói ra khỏi miệng thì mới phát hiện không ổn, nhưng mệnh đã ban không thể thu hồi, chỉ đành mách những nghệ nhân ấy, khi ra khỏi cửa phải giấu tử la cho thật kỹ, chớ để các đại thần ra vào cung thấy được.
(Tử la: một loại thuốc phiện).

Trong tình thế này, mặc dù hồ ly là tướng quân thanh danh hiển hách, nhưng trong mắt người Đông Kinh, nó chẳng qua chỉ là một con thú cưng của hoàng đế bệ hạ mà thôi. Chỉ cần cho nó ăn, không làm nó bị thương là được. Mọi lễ nghi nó đeo lỉnh kỉnh trên người căn bản là không cần thiết.

Bảo chính hối lộ không thành, điều này Thiết Tâm Nguyên đã chuẩn bị sẵn tâm lý. Nếu mẫu thân muốn thêm một người, không phải là một con thú, lại đưa ra điều kiện khiến mọi người thỏa mãn, áp ty thu vào chút tiền thì sẽ rất cao hứng.

Nếu biến một con dã thú như hồ ly thành gia chủ, tiền lệ như thế chưa hề có trong cảnh nội Đại Tống. Một khi đã sửa đổi, áp ty sẽ trở thành cái đích cho mọi người chỉ trích, y không thể nào mở miệng cãi được.

Quả nhiên, Hà bảo chính sắc mặt âm trầm đi từ công giải ra, thấp giọng nói với Vương Nhu Hoa:
- Chuyện lần này không xong rồi!

Thiết Tâm Nguyên thấy tâm trạng mẫu thân không vui, bèn cười khanh khách mà nói:
- Không xong cũng không sao! Hài nhi tương lai sẽ tiến học, con không muốn đồng song* biết gia chủ nhà ta là một con cáo đâu! Lúc đó, chẳng phải hài nhi sẽ bị đồng song cười đến chết hay sao?
(*Đồng song: bạn học, gọi một cách trang trọng).


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...