Nạp Thiếp Ký II

Chương 113: Huyết Chiến


Chương trước Chương tiếp

Dương Thu Trì ra lệnh cho Đồng quân kéo hơn chục khẩu pháo lên bày ở thành lâu chánh diện, dùng để oanh kích từ xa địch quân kéo đến. Hỏa thương đội và cung tiễn thủ làm hậu bị, một khi địch nhân bức gần thành, thì sẽ tiến hành công kích theo đợt. Còn Đồng quân dùng vũ khí lạnh thì nghênh đón địch quân đã đánh lên trên thành.

Tuy đã bố trí đâu vào đó, nhưng Dương Thu Trì biết, quân của Trương Hiến Trung đều là những sư đoàn thân kinh bách chiến, hơn nữa nhân số vượt hơn bên hắn. Thành tường của Kiềm Dương huyện quá thấp quá cũ, địch quân lại chẳng rút đi xa bao nhiêu, hiển nhiên là muốn ngày mai chờ quan sát rõ sẽ cường công. Muốn chống ngăn địch quân, điều cần nhất bây giờ phải nhanh chóng chế tạo vũ khí hiện đại hóa.

Lần trước Mã Lăng Vũ đã mang bản đồ thiết kế súng bộ binh bán tự động 56 và súng xung phong về cho lão hắc đầu chế tạo, nhưng không có đạn, hơn nữa hai loại vũ khí này thợ rèn cổ đại chế tạo ra có hiệu quả thế nào còn chưa kinh qua kiểm nghiệm. Tình húống hiện tại vô cùng khẩn cấp, không kịp kiểm tra, cũng không kịp chế tạo vỏ đạn. Để ứng phó với đại chiến ngay sáng ngày mai, biên pháp hữu hiệu nhất hiện giờ là lội dụng pháo cổ hiện tại, phối ra thuốc súng tặng cao uy lực nổ của pháo đạn, cấp cho địch quân cú phủ đầu cực mạnh, khiến cho chúng sinh lòng sợ sệt, tạm thời không dám tiến công, từ đó có thêm thời gian để chế tạo vũ khí mới.

Thuốc nổ ở Minh triều chỉ có một loại, đó là thuốc nổ đen. Đó chính là hỏa dược được nhồi vào pháo ngày nay, nghiêm cách mà nói thì đó không phải là thuốc nổ, nhân vị uy lực nổ quá nhỏ. Loại đạn pháo nhồi thuốc súng đen này cho dù có nổ giữa đội hình xung phong dày đặc, cũng chỉ tạo thành sát thương cho những kẻ ở gần hai mét, hiệu quả hạn chế vô cùng. Do đó, Dương Thu Trì quyết định thay hỏa dược trong đạn pháo nổ đó thành loại thuốc nổ chân chính.

Để bắn đạn pháo cần có hỏa pháp. Dương Thu Trì lựa chọn Phất Lãng Cơ hỏa pháp. Loại pháo này có đạn đã nhồi thuốc sẵn dễ dàng nạp vào, cho nên trước hết chỉ cần thay thuốc nổ trong đạn, bắn xong có thể nạp cái khác, nâng cao tốc độ bắn hơn nhiều. Hắn trước khi đi đã bảo lão Hắc đầu chế tạo một cái Phất Lãng Cơ, từ thật chiến hai ngày nay, vị công tượng thối hưu này có tài nghệ không tệ. Hỏa pháo đã vượt qua khảo nghiệm, sử dụng tốt, không hư hỏng gì.

Dương Thu Trì kéo ông ta sang một bên, thành thật khen ngợi mấy câu, cho ông ta dẫn đồ đệ về tiệm sắt, tận hết khả năng chế tạo Phất Lãng cơ hỏa pháo. Chỉ cần huyện thành thủ được, thì con trai ông coi như giữ được mạng.

Lão hắc đầu mừng rỡ vô cùng, vội dẫn đồ đệ trở về tạo pháo.

Dương Thu Trì cho gọi thợ đá chế tạo đạn pháo hoa bằng đá tới, cho chế tạo đạn pháo, nhưng không được nhồi thuốc nổ, phải để ở nha môn để hắn nhồi. Trong thành có không ít thợ đá, trong quân Minh cũng có người xuất thân từ nghề này, mọi thứ đá trong thành đều được mang đến dùng để chế tạo pháo đạn đầu đá.

Sau khi bố trí xong, Dương Thu Trì dẫn hộ vệ Mã Lăng Vũ cùng mọi người về nha môn, ra lệnh đem các bán thành phẩm và nguyên liệu vận chuyển từ sơn động của Vô trần đạo trưởng ra mở niêm phong toàn bộ.

Quách Tuyết Liên đã được tin lão gia Dương Thu Trì đã về, vui mừng như điên chạy trở về, chẳng quản người khác ở bên cạnh, nhào vào lòng Dương Thu Trì òa khóc. Dương Thu Trì dịu dàng an ủi mấy câu, để nàng tiếp tục tổ chức công tác hậu cần.

Nhưng khi thấy Dương Thu Trì trở về rồi, Quách Tuyết Liên chẳng chịu rời xa, đòi lưu lại chiếu cố hắn. Dương Thu Trì không còn cách nào khác, chỉ đành chiều cho nàng, bắt đầu ra tay chế tạo quả lựu đạn đầu tiên sau khi xuyên việt đến thời cổ đại.

Dương Thu Trì là pháp y, khi học tập các vết thương do các vụ nổ hay súng đạn gây ra đều có nghiên cứu nhất định với các loại thuốc nổ và súng ống. Do đó, hắn cũng biết được công thức chế tạo thuốc nổ. Căn cứ đặc điểm hỏa khí của Minh triều và yêu cầu khẩn cấp về thời gia, hắn quyết định phối chế thuốc nổ đắng chứa axit picric đơn giản nhất (*). Loại thuốc nổ này có uy lực còn lớn hơn cả thuốc nổ TNT, chế tạo đơn giản hơn nhiều. Chỉ có điều tính axit của nó rất mạnh, sẽ ăn mòn ruột đạn bằng kim loại, cho nên pháo đạn có nhồi thuốc nổ đắng này có thời gian bảo tồn rất ngắn. Đồng thời, do nó phản ứng với kim loại tạo thành muối kim loại cùng các loại vật chất có độ bền thấp, chỉ cần gia nhiệt hoặc ma sát là có thể phát nổ. Vì thế, sau khi thuốc nổ TNT được chế ra, đã được dùng để thay thế ngay (Xem chú thích **).

Đối với Dương Thu TRì, nhưng vấn đề này không ảnh hưởng gì mấy, bỡi vì hắn dùng đạn bằng đá để bỏ vào thứ thuốc nổ axit này, không sợ bị ăn mòn, và cũng không cần bảo tồn nhiều thời gian. Vì thế, chỉ cần chú ý thao tác an toàn, sẽ không dẫn tới sự cố phát nổ.

Dương Thu Trì dặn dò xong các lưu ý cho sự an toàn, lại tiến hành cho thuốc nổ vào để làm mẫu trước, bảo Lưu Dũng và Mã Lăng Vũ phụ trách kiểm tra cho sự an toàn. Sau đó, cho đội hộ vệ bắt đầu nhồi thuốc vào pháo đạn. Dương Thu Trì sau đó tiếp tục đóng cửa phòng một mình chế tạo thuốc nổ axit đắng.

Sau một phen bận rộn, nhất mực cho đến sớm mai, binh sĩ canh gác trên thành lâu chạy vào nha môn bẩm báo: 'Dương điển sứ, địch quân tiến công rồi!"

Dương Thu Trì cả kinh, chạy ra ngoài cửa xem, phát hiện đã nhồi được hơn trăm phát đạn pháo bằng đá, lòng nghĩ nếu sử dụng đúng cách, có thể ngăn chặn được một trận rồi. Hắn lập tức mệnh lệnh Lưu Dũng, Mã Lăng Vũ cùng các hộ vệ đưa chúng vào rương gỗ khiêng đến thành lâu.

Tiểu nha hoàn Quách Tuyết Liên mấy ngày trước đã không chịu ở không, từ khi biết địch quân công phá An Khánh, bức đến Kiềm Dương, nàng liền tìm Ngụy Trì đến chỗ thiết tượng lão Hắc đầu chuyên môn làm một chiếc khải giáp nặng cho Dương Thu Trì. Tuy giáp trầm trọng, nhưng nàng đã thấy Dương Thu Trì ở Hoàng châu một mình vác ba cây gỗ, biết hắn thần lực kinh người, nên chiếc khải giáp này chú trọng lực phòng hộ, trọng lượng nặng hơn khải giáp thường nhiều. Lúc này, nàng đã gọi bọn nha dịch mang giáp ra, bức Dương Thu Trì mặc vào mới thôi.

Dương Thu Trì cũng không nói gì nhiều, vội mặc chiếc khải giáp nặng nề này lên người, đầu đón mũ sắt, dặn dò Quách Tuyết Liên làm tốt chuyện hậu cần, rồi dẫn Lưu Dũng cùng mọi người đến dưới thành lâu, liền nghe tiếng pháo tiếng hỏa súng và tiếng hét giết vang trời. Dương Thu Trì gấp gáp xông lên thành lâu, nhìn ra xa, thấy trong ánh bình minh, vô số binh sĩ địch quân đen xì xì hò hét xông tới trước!

Hơn mười đại pháo của Đồng quân đã tiến hành bắn một loạt. Chỉ có điều, phát xạ tuy là thiết đạn đặc ruột lúc trước, nhưng địch quân đã hình thành đội hình chiến thuật, khiến cho thật tâm thiết đạn bắn từ tước lăn ra sau không tạo thành tử thương nhiều lắm. Địch quân vẫn xông lên trước ào ạt y như cũ, một loạt pháo bắn ra hầu như chẳng ảnh hưởng gì.

Dương Thu Trì hạ lệnh đổi ngay đạn đá đã dồn đầy thuốc nổ mới. Binh sĩ vẫn y như cũ từ miệng hỏa pháo điền đạn vào, chờ địch quân xông tới mấy trăm mét, Dương Thu Trì hạ lệnh, hơn mười hỏa pháo cùng bắn một lượt. Tiếng nổ vang trời, trong trận địa địch quân tấn công theo đội hình dày đặt chợt bốc lên mười mấy cái nấm đen, vô số chân cụt tay đứt cùng xương thịt bị hỏa pháp xé nát văng tứ tung. Mỗi chổ phát nổ, trong phạm vị hai ba chục mét xung quanh đều chẳng thấy bóng dáng địch quân!

Binh sĩ trên thành lâu đều cả kinh. Ai cũng chưa bao giờ nhìn thấy vụ nổ mãnh liệt như vậy, có thể nổ chết nhiều người như vậy! Chốc lát sau, trên thành vang lên tiếng hoan hô điên cuồng!

Chỉ có điều, bọn họ chẳng cao hứng được bao lâu, nhân vì sau lần bắn này, cho dù đã tạo thành thương vong cho mấy trăm binh sĩ xung phong của địch, nhưng không ai cho địch quân biết là bọn chúng đang đối diện với loại thuốc nổ loại mới. Tuy vụ nổ tạo thành thương vong nhiều hơn trước mấy lần, nhưng binh sĩ địch quân trong cơn tấn công biến thành như điên như khùng, căn bản chẳng kịp chú ý con số thương vong đó có biến hóa gì. Bọn họ mỗi khi vào chiến trường, thi hai con mắt đỏ ngầu, phát điên xông lên trước. Cho dù ở bên cạnh họ có quả đạn nguyên tử phát nổ, nếu như không tạo thành thương hại với họ, thì họ thậm chí cũng chẳng thèm chú ý, vẫn y như cũ như bầy trâu bị đốt lửa vào đuôi gầm đầu xông lên phía trước!

Do hỏa pháo của Đồng trại đều là thứ phổ thông lắp đạn pháo vào từ nòng, mỗi khi bắn xong rồi phải chờ ít nhất năm phút mới có thể điền vào đạn pháo mới. Và thời gian năm phút đó đã đủ địch quân xông qua cự li mấy trăm mét rồi.

Khi tiền phong của địch quân xông đến dưới thành, bắc thang mây bắt đầu công thành. Hỏa pháo của Đồng quân lần nữa vang lên, mười mấy đám mấy đen bốc cao, địch quân tập trung dày đặc người ngã ngựa đổ vô số. Nhưng mà, lúc này binh sĩ điên cuồng đã chẳng chú ý gì thương vong chung quanh, chỉ có một ý niệm - đó là liều chết đánh lên trên thành!

Khi họ tiến nhập vào tầm bắn của hỏa súng, khai hỏa!

Các hỏa súng thủ và cung tiễn thủ đã sớm chờ sẳn sau thành tường, một loạt súng vang lên, tên bay như mưa, nhưng lần công kích này không tạo thành bao nhiêu thương vong, nhân vì địch quân ở dưới thành đã sớm có sự chuẩn bị để đối phó chiến pháp này, họ đã đưa những thuẫn bài rắn chắc lên hình thành tường phòng hộ như cái mu rùa, hỏa súng và cung tên không thể tạo thành bao nhiêu thương vong. Trong khi đó, địch quân yểm hộ ở phía sau cũng giương cường nỏ và hỏa súng bắn lên. Một loạt súng nổ, đạn và tên bay lên không ngớt, không ít Minh quân và Đồng binh đang lăn gỗ đá xuống dưới gào thảm ngã vật xuống.

Cùng lúc đó, vô số thang dây đã bám vào thành, địch quân đã trèo lên tới nơi!

Chú thích:

(*) Thuốc nổ đắng (axit picric): Axit Picric (công thức phân tử: C6H3N3O7, công thức cấu tạo: C6H2(NO2)3OH) là một hợp chất hóa học thường được biết đến với cái tên 2,4,6-trinitrophenol. Nó có dạng tinh thể màu vàng và là một trong những hợp chất có tính axit mạnh nhất của phenol. Như các hợp chất chứa nhiều nitrat khác (TNT), axit picric là một chất nổ. Tên của axit picric bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp πικρος-có nghĩa là đắng, để diễn tả vị đắng của nó.

Axit picric được đề cập lần đầu tiên trong một bản viết tay về giả kim thuật của Jonann Rudolf Glauber năm 1742. Lúc đầu nó được tạo ra bằng cách nitrate hóa một số chất như sừng động vật, lụa, cây chàm và nhựa tự nhiên. Sự tổng hợp từ phenol và công thức phân tử chính xác của nó được hoàn thành vào năm 1841. Tới tận năm 1830 các nhà hóa học mới nghĩ tới việc sử dụng axit picric như một chất nổ. Trước đó họ cứ tưởng chỉ có muối của axit picric là chất nổ, không phải chính axit.

Vào năm 1873 Hermann Sprengel chứng minh nó có thể nổ được và năm 1894 những người công nhân Nga đã tìm ra phương pháp dùng nó để sản xuất đạn pháo. Ngay sau đó, phần lớn quân lực sử dụng axit picric như thuốc nổ mạnh chính. Tuy nhiên, đạn pháo nhồi axit picric trở nên rất không bền khi chất này ăn mòn vỏ bom tạo ra picrate kim loại, vốn kém bền hơn phenol nguyên mẫu. Vào thế kỷ 20 phần lớn việc sử dụng axit picric được thay thế bằng TNT. Axit picric vẫn còn được sử dụng trong việc phân tích hóa học của kim loại, mỏ và khoáng chất.

Vào năm 1885, dựa trên những nghiên cứu của Hermann Sprengel, nhà hóa học người Phápgene Turpin đăng ký sáng chế sử dụng axit picric nén và đúc để chế tạo bộc phá vào đạn pháo. Năm 1887, chính phủ Pháp sử dụng nó với cái tên melinite với việc thêm vào thuốc súng bông. Từ 1888, nước Anh bắt đầu sản xuất một hỗn hợp tương tự ở Lydd, Kent với tên lyddite. Nhật Bản tiếp theo đó với một công thức cải tiến tên schimose. Vào 1889, một hợp chất tương tự nữa là hỗn hợp của amoni cresylate với trinitrocresol (hay một muối của amoni với trinitrocresol) được sản xuất dưới cái tên ecrasite.

Axit Picric có thể được tổng hợp bằng cách nitrate hóa phenol, benzene (trong phản ứng Wolfenstein-Boters), hay ngay cả axit acetylsalicylic (aspirin). Axit picric được biết tới như một thứ chất nổ rất dễ chế biến tại gia. Việc tổng hợp nó chỉ yêu cầu các hóa chất có thể mua được dễ dàng ở các cửa hàng hay nhà thuốc tây, mặc dù đã có rất nhiều người bị thương hoặc tử vong trong quá trình chế biến. Bên cạnh nguy cơ nổ, chất khí cực độc NO2 còn có thể được tạo thành trong quá trình chế biến.

Những phương pháp an toàn hiện nay khuyến cáo nên lưu trữ axit picric ẩm. Khi axit picric khan, nó khá nhạy với sốc và ma sát. Do đó các phòng thí nghiệm thường lưu trữ nó trong lọ dưới một lớp nước và khiến nó an toàn hơn. Một yêu cầu nữa là phải dùng lọ nhựa hoặc thủy tinh vì axit picric có thể tạo thành muối picrate với kim loại, vốn nhạy và nguy hiểm hơn chính axit. Trong một tai nạn năm 2007, một số nhân công dược ở Comlumbus, Wisconsin đã tìm thấy một chiếc lọ đựng hai ounce một loại chất lỏng, đáng lẽ phải được giải quyết bởi đội xử lý bom mìn.

Axit picric được ứng dụng nhiều nhất trong vũ khí và đạn dược, như đã được đề cập ở trên.

Trong thao tác với kính hiển vi, picric được sử dụng như một chất phản ứng để nhuộm mẫu vật, ví dụ như nhuộm Gram. Nó cũng có một số sử dụng trong hóa hữu cơ nhằm tạo thành muối kết tinh của bazơ hữu cơ (picrate) cho việc nhận dạng và xác định tính chất.

Bouin's picro-formol là một phương pháp bảo quản cho tiêu bản sinh học.

Kiểm tra ma túy còn sử dụng axit picric để phát hiện creatinine bằng phản ứng Jaffe. Nó tạo thành một hỗn hợp màu phức tạp có thể đo bằng quang phổ kế.

Ít thông dụng hơn, axit picric ẩm còn được dùng cho việc nhuộm da hay việc đóng dấu tạm thời. Nó phản ứng với protein của da tạo ra màu nâu tối và có thể tồn tại gần một tháng.

Đầu thế kỷ 20, axit picric được ngành dược phẩm sử dụng như chất diệt khuẩn và cách chữa cho phỏng, sốt rét, mụn giộp, đậu mùa.

(**) Thuốc nổ TNT: TNT là dạng thuốc nổ đơn, không khói, khác biệt với các loại thuốc nổ phức (Composition, C4 là một dạng thuốc nổ phức, tên đầy đủ là composition 4).

TNT là thuốc nổ cơ bản với đặc tính dễ chế tạo, giá thành rẻ, độ bền cao, không gây phản ứng với kim loại nên rất thích hợp cho việc nhồi vào đầu nổ bom, mìn, đạn pháo. Sức công phá của nó rất "cơ bản" so với các loại thuốc nổ mạnh khác. TNT được pha trộn với các thành phần khác với các tỷ lệ khác nhau để thành các loại thuốc nổ phức có sức công phá lớn hơn hoặc giá thành rẻ hơn như Tritonant là hỗn hợp TNT và bột nhôm, Amatol là hỗn hợp TNT và ammonium nitrate, Baratol là hỗn hợp TNT và barium nitrate.
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...