Mật Mã Phù Thủy

Chương 7


Chương trước Chương tiếp

Rima Jaén ghét tháng Mười một. Những giờ trời sáng bị rút ngắn lại, mỗi ngày trôi qua lại nhượng bộ với bóng tối hơn một chút. Đây cũng là thời điểm kinh khủng ở Seville, cả thành phố đang vào dịp mùa lễ hội và mưa giăng khắp nơi. Thói quen lái xe ẩu tả của cư dân nơi đây mỗi giờ càng trở nên tệ hơn.

Rima bị dính kẹt tại bàn làm việc hàng tuần nay. Sếp của cô quyết định dọn sạch kho hàng chỗ gác xép. Mùa đông vừa rồi, cơn mưa đã làm nứt vỡ mái ngói trên nóc ngôi nhà vốn đổ nát này và dự báo thời tiết cho các tháng tới thậm chí còn tệ hơn. không có tiền khắc phục vấn đề nên nhân viên bảo dưỡng phải chuyển những thùng các tông mốc meo xuống gác nhằm đảm bảo không thứ gì có giá trị bị phá hủy trong những trận bão sắp tới. Mọi thứ khác được kín đáo mang bỏ đi để các nhà quyên tặng tiềm năng chẳng thể khám phá chuyện gì đang xảy ra.

Đây là công việc kinh doanh bẩn thỉu, lừa đảo, nhưng dù sao vẫn phải làm cho xong, Rima ngẫm nghĩ. Thư viện là một kho lưu trữ chuyên dụng cỡ nhỏ từ những nguồn quý hiếm. Thứ tinh túy trong bộ sưu tập này đến từ một gia tộc xuất chúng người Andalusian, các thành viên của gia tộc có thể truy nguồn gốc ngược trở về thời tái chinh phục, khi người Thiên Chúa giáo giành lại bán đảo từ chiến binh Hồi giáo, những kẻ đã chiếm giữ nó hồi thế kỷ thứ tám. Đây cũng là lý do vài học giả muốn mò mẫm xem những loạt sách hay đồ vật kỳ quái mà người nhà Gonçalves đã thu thập trong suốt những năm qua. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều xuống phố ở khu Archivo General de India để tranh cãi về Columbus. anh bạn Sevillanos của cô muốn chuỗi thư viện nơi đây có tác phẩm kinh dị mới nhất, thay vì mấy cuốn sổ tay hướng dẫn Jesuit từ những năm 1700 đang bong ra từng mảng hay tạp chí thời trang phụ nữ từ

Rima cầm lên một cuốn sách nhỏ nằm trên góc bàn làm việc và đung đưa cặp kính màu sáng luôn được cài trên đỉnh đầu khiến mái tóc đen bị hất ngược ra sau. cô đã để ý thấy cuốn sách này từ một tuần trước, lúc công nhân bảo dưỡng đánh rơi cái thùng gỗ trước mặt cô và cằn nhằn tỏ vẻ khó chịu. Kể từ đó, Rima cho nó vào bộ sưu tập với tên gọi Cổ Thư Gonçalve 4890 cùng phần miêu tả “sách tiếng anh bình thường, khuyết danh, cuối thế kỷ mười sáu.” Như hầu hết các cuốn sách bình thường khác, phần lớn bên trong là giấy trắng. Rima đã gửi một bản mẫu tiếng Tây Ban Nha do một người thừa kế nhà Gonçalve sở hữu tới đại học Seville năm 1628. Nó được đóng khung gọn gàng, kẻ dòng, đánh số trang thật đẹp bằng cách trang trí cầu kỳ xoắn ốc hình mực nhiều màu. Nhưng không có một từ nào cả. Thậm chí ở thời quá khứ, người ta chưa bao giờ sống đúng theo khát vọng của bản thân.

Những cuốn sách bình thường như thế này được đặt ở nơi dành cho các trang Kinh thánh, thơ ca, đề từ ngẫu hứng, và châm ngôn của tác gia kinh điển. Đặc trưng là những dòng chữ nguệch ngoạc, danh sách mua sắm cũng như lời bài hát tục tĩu và phần kế toán chi tiêu cho những sự kiện kỳ lạ, quan trọng. Cuốn sách này cũng chẳng khác gì, Rima nghĩ vậy. Buồn thay, ai đó đã xé đi trang đầu tiên mà có lẽ từng được đề tên chủ nhân. không có trang sách đó thì hầu như chẳng thể xác định được danh tính người sở hữu, hoặc bất kỳ ai khác vốn chỉ được nhắc đến ở phần mở đầu. Các sử gia ít quan tâm hơn tới những bằng chứng vô danh dạng này, vì việc ẩn danh có phần làm cho người đứng sau nó ít quan trọng.

Những trang còn lại bao gồm bảng phân loại tất cả các đồng tiền xu của anh được dùng vào thế kỷ mười sáu và quan hệ giá trị giữa chúng. Trang phía sau viết nguệch ngoạc một danh sách về trang phục : áo khoác, hai đôi giày, chiếc váy dài đính lông trang trí, sáu áo lót, bốn váy lót dài kèm một đôi găng tay. Có vài ngày ghi nhật ký vô nghĩa cùng một phương thuốc chữa chứng đau đầu – món súp nóng cho người ốm, làm từ sữa và rượu. Rima mỉm cười tự hỏi liệu nó có hiệu quả với chứng đau nửa đầu của mình không.

Đáng lẽ cô phải trả cuốn sổ nhỏ cho phòng giữ đồ ở tầng ba nơi lưu trữ cổ thư, nhưng có điều gì đó khiến Rima muốn giữ nó bên mình. rõ ràng một phụ nữ đã viết cuốn sổ này. Chữ viết tay tròn trịa run run không chắc chắn trông thật dễ thương, từ ngữ ngoằn ngoèo lên xuống và trên các trang giấy những chấm mực rải rác tùy tiện khắp nơi. không người đàn ông có học nào ở thế kỷ mười sáu viết như thế cả, trừ phi ông ta bị ốm hoặc có tuổi. Tác giả của cuốn sách không phải cả hai dạng đó. một cảm giác rung động tò mò được gợi lên trước những dòng nhật ký kỳ lạ viết bằng nét chữ có vẻ ngập ngừng này.

cô đã cho Javier López xem cuốn sách, một người quyến rũ nhưng chẳng am hiểu gì, anh ta được những người cuối cùng nhà Gonçalves thuê để biến ngôi nhà của gia đình với những dấu ấn cá nhân thành một thư viện và viện bảo tàng. Văn phòng mở rộng dưới tầng trệt của ông ta được ốp ván tường bằng gỗ gụ loại tốt và có những chiếc máy sưởi duy nhất còn hoạt động trong tòa nhà. Trong suốt buổi nói chuyện riêng ngắn ngủi giữa hai người, Javier đã bác bỏ gợi ý của Rima rằng cuốn sách này đáng được nghiên cứu kỹ càng hơn. Ông ta cũng cấm chụp ảnh nó vì cô có thể chia sẻ những hình ảnh với các đồng nghiệp trong vương quốc anh. Về phần niềm tin của cô rằng người chủ cuốn sách là một phụ nữ, ông giám đốc đã lẩm bẩm gì đó về người theo thuyết nam nữ bình quyền rồi phẩy tay đuổi cô khỏi văn phòng.

Và bởi vậy cuốn sách vẫn còn nằm trên bàn của Rima. Tại Seville, một cuốn sách như thế này sẽ luôn vô ích và chẳng có vai trò gì. không ai đến Tây Ban Nha để tìm kiếm những cuốn sách tiếng anh bình thường cả. Họ sẽ đến thư viện anh, hoặc thư viện Folger Shakespeare ở Mỹ.

Có một người đàn ông lạ mặt thỉnh thoảng tới xem qua các bộ sưu tập. Ông ta là người Pháp, và cái nhìn chằm chằm đánh giá từ người này khiến Rima thấy khó chịu. Herbert Cantal – hay có lẽ là Gerbert Cantal. cô không thể nhớ rõ. Ông ta có để lại tấm danh thiếp vào lần ghé thăm cuối cùng và khuyến khích cô liên lạc nếu xuất hiện bất cứ thứ gì thú vị. Khi Rima hỏi chính xác thứ gì có thể đủ tiêu chuẩn đó, người đàn ông này đáp mình thấy hứng thú với mọi thứ. Đó không phải là câu trả lời hữu ích nhất.

Giờ đây, thứ gì đó thú vị đã xuất hiện. thật không may, cô không thể tìm thấy tấm danh thiếp của người đàn ông nọ, dù đã dọn sạch cả bàn để tìm ra nó. Rima sẽ phải đợi tới khi ông ta trở lại để chia sẻ cuốn sách nhỏ. Biết đâu người này sẽ quan tâm tới nó hơn ông chủ của cô.

Rima lướt qua các trang sách. một nhành oải hương nhỏ xíu cùng vài chiếc lá hương thảo đang bong ra nằm giữa hai trang giấy. cô đã không trông thấy thứ đó lúc trước, liền cẩn thận nhặt chúng lên qua khe sách. Trong thoáng chốc, một dải hương thoang thoảng giữa mẩu lá ép đã phai màu vượt lên thành sợi kết nối giữa cô với một người sống cách hàng trăm năm trước. Rima bâng khuâng mỉm cười nghĩ đến người phụ nữ mình sẽ không bao giờ biết được.

“Más basura.” Daniel ở bộ phận bảo dưỡng tòa nhà đã trở lại, bộ đồ bảo hộ áo liền quần màu xám cũ mèm bám đầy bụi bẩn từ chuyến vận chuyển thùng các tông trên gác xép. Lão ta đẩy thêm vài hộp đựng dụng cụ dưới sàn nhà. Bất chấp thời tiết mát mẻ, mồ hôi lão cứ túa ra trên trán, lão đưa ống tay áo quệt đi, để lại một vệt bẩn đen xì. “Café?”

Đây là lần thứ ba trong tuần lão mời cô đi chơi. Rima biết Daniel thấy cô hấp dẫn. Tổ tiên người Berber của mẹ cô vốn đã hấp dẫn đàn ông – thật không ngạc nhiên vì dòng tộc đó ban tặng Rima những đường cong mềm mại, làn da ấm áp cùng đôi mắt hạnh đào. Daniel vẫn lảm nhảm bình phẩm tục tĩu, xoa lưng cô khi cô đi vào phòng thư hay liếc nhìn ngực Rima hàng mấy năm trời. Việc lão thấp hơn chục phân và gấp đôi tuổi cô dường như chẳng hề làm lão nhụt chí.

“Estoy muy ocupada,” Rima đáp.

Tiếng cằn nhằn của Daniel thấm đẫm vẻ hoài nghi. Lão liếc ra sau nhìn mấy cái hộp lúc bỏ đi. Hộp phía trên cùng chứa một chiếc bao tay lông của phụ nữ và một con chim hồng tước tiêu bản được gắn vào mảnh cây tuyết tùng. Daniel lắc đầu, kinh ngạc thấy cô thích dành thời gian cùng những con vật đã chết hơn ở cạnh lão.

“Gracias,” Rima lẩm bẩm khi tên nhân viên rời đi. cô đóng cuốn sách thật nhẹ nhàng rồi đặt nó về chỗ cũ trên bàn làm việc của mình.

Trong khi chuyển các món đồ bên trong chiếc hộp tới cạnh bàn, ánh mắt Rima lang thang lạc trở về cuốn sách nhỏ dưới lớp bìa bọc da giản dị. Trong bốn trăm năm tới, liệu có phải bằng chứng duy nhất cho sự tồn tại của cô sẽ là một trang từ tờ lịch, một danh sách mua sắm và một mảnh giấy ghi công thức của bà cô về món alfajores, tất cả được đặt trong tệp tài liệu dán nhãn: “Vô danh, không quan trọng” và bị cất tại một kho lưu trữ chẳng ai ghé thăm?

Những ý nghĩ u ám đó có hơi hướng thật bất hạnh. Rima rùng mình, chạm vào lá bùa hộ mệnh hình bàn tay con gái nhà Proher, Fatima. Nó được đeo quanh cổ bằng một sợi dây da và đã được truyền lại cho những người phụ nữ trong gia đình cô lâu đến mức chẳng ai có thể nhớ nổi.

“Khamsa fi ainek,” cô thì thầm, hy vọng những lời này sẽ xua đi linh hồn ma quỷ nào mà mình đã vô tình gọi ra.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...