Ma Đao Sát Tinh
Chương 35: Một chuyện kinh hồn
Đã suốt mấy năm trời lão ta bỏ vào đấy vô số công lao, thế mà giờ đây đành trôi cả theo dòng nước, vậy thử hỏi lão ta không uất ức căm hờn, máu huyết trong người cuồng loạn, mặt mày tối sầm, thổ huyết và té luôn xuống đất sao được?
Qua một lúc thật lâu, đôi mắt cọp của lão ta bỗng tuôn hai giòng lệ chã chã, vì trong lòng lão ta đã vô cùng đau xót, chẳng khác nào một người anh hùng đã đến hồi mạc lộ. Lão ta cảm thấy như trời đất đã tối sầm, ngày mai như hoàn toàn sụp đổ!
Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, Trầm Ứng Thái mới từ từ đứng trở lên.
Bỗng có một giọng nói quen thuộc, bay theo làn gió đêm vọng lại rằng:
- Trầm trang chủ, đời ông thực là thanh nhàn, thư thới, thừa lúc đêm trăng gió mát như vầy, để lên đây thưởng ngoạn cảnh đẹp, thì trong đời còn có việc chi vui thú hơn nữa!
Trầm Ứng Thái nghe qua, kinh hoàng không thể tả xiết, mồ hôi lạnh toát ướt cả người. Lão ta đưa mắt nhìn về hướng có tiếng nói, thì trông thấy lại tấm vách đá đầy những động nhỏ như tổ ong kia, có ba bóng người đang đứng sững, gió như thổi tung tà áo của họ kêu nghe rào rạc.
Ba người ấy vì đứng cùng một hướng với vầng trăng, nên ánh sáng phản chiếu không thể nhìn rõ mặt mày của họ được. Trầm Ứng Thái gằn giọng quát rằng:
- Bằng hữu, tại sao không chịu xuống đây để nói chuyện?
Tức thì, sau một tiếng cười to ha hả, ba bóng đen ấy liền bay xẹt xuống, đứng thành một hang ngang cách trước mặt Trầm Ứng Thái ngoài bảy thước.
Chừng ấy, Trâm Ứng Thái mới trông thấy rõ ba bóng đen đó, chính là Ngạc Phục Sanh, Bùi Thiên Tín và Du Triệu Khôi. Lão ta không khỏi giật nẩy mình, nhưng bên ngoài vẫn cố giữ nét mặt bình tĩnh lạnh lùng nói:
- Ngạc lão đệ âm thầm theo dõi ngu huynh là có dụng ý gì? Ngu huynh có điều chi thất lể với hiền đệ, xin cứ thẳng thắn nói ra đi nào?
Ngạc Phục Sanh cười to nói:
- Ba anh em của Ngạc mỗ sau khi rời khỏi quý trang, bèn lên thẳng Thiên Phật Nham để du ngoạn. Có lẽ Trang chủ vì thấy lời nói của chúng tôi không hợp, nên trong thâm tâm có lòng oán ghét, âm thầm theo dõi anh em của Ngạc mỗ đến đây để tìm cơ hội trừ đi quả thật là lòng dạ hết sức ác độc! Nhưng anh em Ngạc mỗ đây là người như thế nào, mà ông có thể muốn làm chi cũng được hay sao?
Trầm Ứng Thái chẳng ngờ bị Ngạc Phục Sanh lật ngược vấn đề lại như thế, nên không khỏi cứng miệng cất giọng lạnh lùng cười khanh khách nói:
- Đã biết nhau từ lâu, nên ngu huynh đã biết rõ tánh tình của hiền đệ hơn ai hết. Nếu không có việc chi tối cần thiết, thì chắc chắn hiền đệ không khi nào lại đến vùng Thiên Phật Nham nầy.
Ngạc Phục Sanh nói:
- Nếu thế, còn Trầm Trang chủ anh thì sao?
Giọng nói của y lạnh lung ghê rợn, khiến ai nghe đến cũng phải rỡn ốc. Sắc mặt của Trầm Ứng thái liền tràn đầy sát khí, cất tiếng cười ha hả nói:
- Lúc nào hiền đệ cũng có ý dồn vô người ta cả. Xem ra ân nghĩa giữa hiền đệ và ta đã hết rồi, giờ đây thì Trầm mỗ không kể đến điều gì nữa cả!
Giọng cười của lão ta hết sức to, rung chuyển cả núi đồi, gây thành những tiếng vang vọng về không ngớt. Tiếng cười ấy đã làm cho bọn thủ hạ của Trầm Ứng Thái đều kinh hãi. Ngay sau đó, liền thấy có ngoài hai mươi bóng người từ xa nối gót nhau chạy bay đến.
Ngạc Phục Sanh cười nhạt nói:
- Trầm Ứng Thái, Ngạc Phục Sanh ta không hề xem anh vào mắt, vậy đêm nay anh định giải quyết như thế nào?
Sắc mặt của Trầm Ứng Thái bỗng tái xanh như chàm, gằn giọng nói:
- Nếu ngươi bó tay chịu trói, thì ta có thể tha chết cho ngươi được.
Lão ta biết Ngạc Phục Sanh đâu lại tuân theo lệnh của mình, nên liền vung tay lên, tức thì, có mấy tên thủ hạ nhún mình lao tới. Nhưng ba người trong bọn Ngạc Phục Sanh lại còn nhanh nhẹn hơn lão ta nữa.
Y bèn cùng Bùi Thiên Tín nhất loạt vung tay ra trong khi Du Triệu Khôi cũng vung ngọn roi da lên vun vút.
Thế tấn công của ba người quả hết sức lợi hại, khiến bọn thủ hạ của Trầm Ứng Thái ngã ra chết không kịp la. Du Triệu Khôi vung ngọn roi da của mình lên, dùng thế Nộ Long Quyền Dĩ quét ra vèo vèo, tức thì, có hai tên thủ hạ của Trầm Ứng Thái lại bị ngọn roi cuốn thẳng lên không, gào la ghê rợn, rồi rơi thẳng xuống dưới hố sâu bên cạnh Thiên Phật Nham.
Trầm Ứng thái thấy thế, mặt không khỏi biến sắc, quát to rằng:
- Ngạc Phục Sanh ngươi đã vô tình, thì chớ trách Trầm mỗ đây vô nghĩa!
Nói đoạn, lão ta liền vung cánh tay mặt ra, tức thì một tiếng rít xé không gian vọng đến, và ở trên lưng chừng trời bỗng nổ tung một tiếng pháo hiệu ngũ sắc, sáng chói rực rỡ, hoa cả mắt mọi người.
Du Triệu Khôi nói:
- Chúng ta hãy chạy mau!
Nói dứt lời, ông ta bèn vung đôi cánh tay ra, nhảy thẳng lên không lướt đi nhanh như gió. Bùi Thiên Tín và Ngạc Phục Sanh không khỏi sửng sốt, họ biết Trầm Ứng Thái tung một quả pháo báo hiệu như vậy, là để tập hợp bọn thủ hạ lại, nếu không mau chạy thoát đi, thì sẽ lọt vào vòng vây, khó bề thủ thắng được. Bởi thế, cả hai người nối gót nhau vượt thẳng lên không, rồI từ trên cao lại tung trở xuống một vừng độc mang phi châm.
Trầm Ứng Thái quát to một tiếng, liền cùng số thủ hạ vung chưởng quét ra, gây nên một luồng kình phong mạnh mẽ cuống về phía địch.
Nhưng ngay lúc ấy, ba người trong bọn Ngạc Phục Sanh, đã lao vút xuống phía dưới Thiên Phật Nham nhanh như gió hốt, mất cả hình bóng rồi.
Ngay lúc đó, liền nghe bốn bể tiếng hú nổi lên khôn ngớt, cứ chổ nầy dứt thì chỗ kia lại tiếp theo, bóng người xao động như những bóng ma, nhằm hướng bọn Ngạc Phục Sanh vừa bỏ chạy đuổi vút tới. Dưới chân núi Thê Hà, vốn đang yên lặng dưới bóng trăng xanh, phong cảnh vô cùng xinh đẹp. Nhưng giờ đây bỗng tràn ngập không khí sát phạt rùng rợn.
Vầng trăng đã lặn, sao sáng đã lu, nhưng trên giòng sông Tần Hoài vẫn còn một chiếc du thuyền thả bập bềnh theo dòng nước. Ánh đèn trong thuyền vì bị bức rèm che đi, nên chỉ còn trông thấy một quầng đỏ khi mờ khi tỏ mà thôi.
Lúc ấy, có một chiếc du thuyền từ từ lướt về phía hạ lưu của con sông, rồi tiến đến cậm sào bên cạnh một chiếc cầu nhỏ. Hai bên bờ sông nhà của san sát, nhưng phần lớn đều quay cửa hậu về mặt sông. Bỗng có tiếng kêu kèn kẹt nổi lên, rồi một cánh cửa hậu của một gian nhà trên bờ được mở to. Từ trong cánh cửa đó có một chiếc đầu thò ra ngoài nhìn quanh quất bốn bên. Chẳng bao lâu sau người ấy bước thẳng ra ngoài, thấy rõ đấy là một lão già mặc áo đen râu tóc bạc phơ.
Ngay lúc ấy, từ trong chiếc du thuyền, Tiêu Tông Kiệt và Xảo Yến cũng đã bước lên bờ và cũng đang tiến về phía hậu của ngôi nhà ấy.
Lão già mặc áo đen liền bước sát theo sau hai người, nhưng im lặng không nói chi cả.
Ngôi nhà nầy nguyên là một ngôi nhà to của hàng vương công triều nhà Minh, chiếm một diện tích rất rộng rãi, bên trong vòng rào có đủ dinh đài lầu gác, trông hết sức tráng lệ huy hoàng.
Tiêu Tông Kiệt cùng Xảo Yến sánh vai bước thẳng về hướng một cái ao nước nhỏ rộng độ chừng nửa mẫu. Trên mặt nước lá sen non mới trổ, trông như những đồng tiền nổi nhấp nhô trên mặt nước. Ở giữa ao sen ấy có dựng tám phiến đá Thái hồ Thạch rất xinh xắn.
Tiêu Tông Kiệt đưa mắt nhìn qua những phiến đá ấy một lượt, rồi quay sang lão già áo đen dặn dò rằng:
- Bất luận có ai đến tìm, thì ông cứ nói tôi đã đưa phu nhân đi chơi vùng Thái hồ rồi, mau thì mười hôm, lâu thì một tháng mới trở về. Mọi việc ở trong đều do Thiết Bối Đà Long Trình đại hiệp quyết định, những việc ở ngoài thì thương lượng cùng với Ngu Vạn Lý đại hiệp. Tôi đã để lại hai bức cẩm nang, bảo hai ông ấy cứ theo trong cẩm nang mà hành sự.
Lão già áo đen luôn luôn vân dạ tỏ ra vô cùng cung kính. Xảo Yến cất giọng trong trẻo hỏi rằng:
- Chàng định đi chơi Thái Hồ thật hay sao?
Tiêu Tông Kiệt mỉm cười, đưa tay kéo chiếc thuyền con đang đậu ở cạnh bờ ao, rồi đỡ Xảo Yến bước xuống, đoạn đưa chưởng mặt đè mạnh xuống mặt nước, tức thì chiếc thuyền lướt nhanh tới như tên bắn tiến thẳng vào giữa ao sâu.
Thì ra, những phiến Thái hồ thạch kia gồm tất cả có chín miếng, miếng caém ngay chính giữa bị tám miếng kia che kín đi. Tiêu Tông Kiệt liền thò tay vào những khe hở của những phiến đá Thái Hồ, tức thì nghe có một tiếng đọng khẽ ngân dài, rồi lại nơi đó để lộ ra một cửa hang, có những cấp đá dẫn thẳng xuống dưới. Xảo Yến trông thấy thế hết sức kinh ngạc, nhưng Tiêu Tông Kiệt không đợi cho nàng lên tiếng hỏi, là đã kéo tay nàng bước thẳng xuống chiếc hang ấy.
Bên dưới chiếc hang là một ngôi nhà đã chìm sâu vào lòng đất, có tất cả năm phòng, trên nóc có khảm minh châu, nên ánh sáng chiếu tỏ như ban ngày. Bên tron gian nhà ấy bài trí thực là lộng lẫy, có giường gấm mùng lụa, có bình phong bằng gỗ đàn, nhất là phòng đọc sách, thì trên giá chật nhich hàng trăm quyển, đủ cả các loại. Trên tường có treo những bức sơn thủy xinh đẹp, đều là vật quí giá được lưu truyền nhiều đời.
Xảo Yến cất tiếng trong trẻo cười nói:
- Trong phủ này lại còn có một gian nhà kín đáo và xinh đẹp như vầy nữa, thế tại sao từ trước đến nay tôi chẳng hề được biết?
Tiêu Tông Kiệt cười to nói:
- Còn nhiều việc lạ khác nữa mà em chưa được biết đó thôi. Xảo Yến em đã mệt nhọc suốt đêm, vậy hãy nên đi nghĩ sớm đã.
Vừa nói chàng vừa đi thẳng vào phòng đọc sách, đến ngồi trước bàn lấy viết ra viết thật nhanh, ghi chép lại tất cả những chữ Phạn mà chàng vừa đọc được trên Thiên Phật Nham. Rồi sau đó, chàng mới sử dụng đến tài hoa tuyệt thế của mình, để cố sắp xếp lại cho thành chương cú có đầu có đuôi hẳn hoi.
Xảo Yến xuất thân là cô lái đò, nhưng rất biết lễ độ, lại rất hiền hòa ngoan ngoãn, nên liền nghe theo lời Tiêu Tông Kiệt, đi thẳng vào phòng riêng an nghỉ.
Độ nửa tháng sau, bên song Tương Giang cỏ non xanh mượt bỗng cạnh bờ song có một gã đàn ông mặc áo xanh từ xa chạy bay đến. Gã đàn ông ấy lưng đeo một thanh trường kiếm, tia mắt không nhìn quanh khắp nơi. Sau khi chẳng thấy có điều chi nghi ngờ, người ấy bèn ngồi xuống một gốc cây cổ thụ, nhắm mắt để nghỉ ngơi.
Người đàn ông ấy tuổi chưa đến ba mươi, thân hình gầy cao, sắc mặt âm u lạnh lung, da đen sạm như đồng đỏ. Người ấy chính là Châu Nhân Ký, một nhân vật khét tiếng gần đây trong giới giang hồ.
Bỗng đâu, lại có tiếng chân người chạy hối hả từ xa vọng lại, khiến Châu Nhân Ký không khỏi giật mình, mở to dôi mắt ra nhìn, thì trông thấy một người thiếu niên mình be bét máu tươi, tựa hồ đang bị thương rất trầm trọng, đưa những bước chân loạng choạng chạy về phía ven sông. Trong khi người ấy còn cách mé nước ba trượng nữa, thì bỗng kiệt sức ngã khụy xuống đất.
Châu Nhân Ký liền nhanh nhẹn lao người về phía đó, thò tay đở người thiếu niên ấy lên. Nhưng đôi mắt của người thiếu niên đã lờ đờ, nói qua giọng mê sảng rằng:
Nước!…Nước!…Nước…!
Người thiếu niên ấy đôi môi đều khô nứt và tái nhợt như một tờ giấy trắng. Châu Nhân Ký vén áo người ấy lên, để xem xét qua thương thế của y, thì đôi mày bất giác cau chặt lại. Vì y trông thấy người thiếu niên kia đã bị đối phương dùng mọi thứ ám khí hét sức độc tung ra qua thủ pháp măng thiên hoa vũ hết sức cao tuyệt. Nơi miệng vết thương trên người của nạn nhân đang rỉ ra những vệt máu bầm đen và vô cùng hôi thối.
Trong giới giang hồ, ngoại trừ những phường đại gian ác, hoặc có mối thù hằn chi to tát với nhau, còn thì nào có ai trông thấy kẻ khác lâm nguy mà lại không ra tay tương cứu bao giờ?
Bởi thế, Châu Nhân Ký bèn tận tâm lo cứu chữa cho người thiếu niên nầy. Bên trong y cho nạn nhân uống linh đơn, bên ngoài y xoa bóp khắp các huyệt đạo, rồi lại rút ra tất cả những chiếc kim độc đã ghim vào thân người nạn nhân.
Trải qua ngót một tiếng đồng hồ, người thiếu niên ấy mới lần lần tỉnh lại, mở to đôi mắt ra. Y biết Châu Nhân Ký là người đã cứu mình, nên cất giọng yếu ớt nói:
- Tôi lấy làm cảm tạ ơn cứu mạng của ông. Ơn to nầy, tôi không khi nào quên được!
Trên khung mặt lạnh lùng của Châu Nhân Ký, liền thoáng hiện một nét tươi cười, nói:
- Tôn giả chớ nên nói chuyện, mà nên vận dụng chân khí trong người, để dẫn dắt chất thuốc chạy đều trong cơ thể, hai giờ sau là có thể bình phục hẳn.
Nói đoạn, y bèn nhắm đôi mắt lại, ngồi xếp bằng trên đất để điều hoà hơi thở.
Người thiếu niên đan bị thương kia, cũng nghe theo lời, ngồi yên vận dụng chân khí trong châu thân, chẳng mấy chốc sau là thiếp đi không còn hay biết chi xung quanh nữa.
Bóng mặt trời vẫn rọi những tia nắng ấm áp, ngọn gió song vẫn mát mẻ dịu dàng… Châu Nhân Ký bừng mở đôi mắt ra trước, nhìn thấy người thiếu niên kia đang vận dụng chân khí để chữa thương, sắc mặt tái nhợt của y cũng từ từ đỏ hồng trở lại. Châu Nhân ký biết y chẳng còn điều chi đáng lo ngại, nên một lúc sau, lên tiếng nói:
- Lão đệ, em thấy trong người như thế nào rồi?
Người thiếu niên nghe câu hỏi, liền mở to đôi mắt, cười buồn bã nói:
- Tiểu đệ được ông ra tay cứu nguy, nên hiện giờ đã hoàn toàn bình phục, nếu chẳng có… Sắc mặt của Châu Nhân Ký bỗng trở thành lạnh buốt, gằn giọng nói:
- Chớ nên gọi ta là ông như thế!
Người thiếu niên không khỏi giật mình, ngơ ngác.
Sắc mặt của Châu Nhân Ký ít nhiều ôn hoà trở lại, nói:
- Lão đệ tại sao bị thương như thế?
Người thiếu niên ấy nghe hỏi, thì sắc mặt bỗng bừng đỏ, nói:
- Tại hạ tên là Tấn Lân, quê quán ở phía nam Phúc Kiến, vì trước đây mười lăm năm, cha tôi làm nghề buôn bán, cùng đi với một người bạn đến Thiềm Tây để lo việc thương mại, nhưng chẳng ngờ một ra đi thì không trở về, và chẳng có âm tin chi cả. Gia mẫu vì thế buồn rầu thành bệnh, sai tại hạ ra đi nghìn dặm để tìm cho. Trong chuyến đi này tại hạ có mang theo một túi minh châu, và đi bằng đường thủy, nhưng chẳng ngờ… Nói đến đây, bỗng người thiếu niên ấy mỉm cười buồn bã, rồi tiếp rằng:
Trong khi đáp thuyền, tại hạ dò biết đấy là thuyền của một lũ cướp, nên đã nhảy lên bờ định trốn thoát, nhưng chẳng may lại bị chúng đánh lén, mang thương tích trầm trọng. Nếu lúc ấy tại hạ ra tay tấn công đối phương trước, thì sự thắng bại chưa chắc đã về ai.
Đôi mắt của Châu Nhân Ký tràn đầy lửa giận, nói:
- Lại có việc như thế hay sao?
Tấn Lân nói:
- Vâng…Nhưng ông anh cao tánh đại danh là chi, có thể cho tiểu đệ được biết hay không?
Châu Nhân Ký đáp rằng:
- Ta đây họ Châu tên Nhân Ký!
Tấn Lân bỗng như gặp phải rắn rết, sác mặt đầy vẻ kinh hãi ngạc nhiên một lúc thật lâu, mới ấp úng nói:
- Té ra ông anh chính là Châu đại hiệp, người mà gần đây tên tuổi vang lừng cả võ lâm, tài nghệ rung chuyển cả giang hồ đây hay sao? Ôi!
Tại hạ thực là đáng chết, có mắt lại không biết cao nhân!
Châu Nhân ký cất tiếng cười buồn thảm, nói:
- Tấn lão đệ, cái chi gọi là tên tuổi vang lừng cả võ lâm, tài nghệ rung chuyển cả giang hồ? Đấy chẳng qua là những lời bịp bợm mà thôi, đấy chẳng qua là tôi phải hành động trong trường hợp bất đắc dĩ.
Tấn Lân ngạc nhiên nói:
- Nghe lời đồn đãi, thì kiếm thuật của Châu đại hiệp hết sức cao cường, đang có ý định đi tìm các cao thủ của những môn phái lớn để so tài cho biết ai cao ai thấp. Như vậy, đại hiệp lại bảo là bất đắc dĩ, thì quả đã làm cho tại hạ không thể nào hiểu được!
Châu Nhân Ký nói:
- So tài về võ học chẳng qua là một cái cớ, chứ kỳ thực là để thừa dịp ấy, tìm ra tông tích của kẻ thù đã giết ân sư.
Tấn Lân cất tiếng than dài nói:
- Té ra là thế!
Nói đoạn y bèn chấp tay xá một cái thực sâu, rồi tiếp rằng:
- Hiện giờ tại hạ cần phải truy đuổi theo chiếc thuyềy của lũ cướp, để trả lại mối thù, cũng để lấy lại túi bảo châu. Vậy tôi xin cáo biệt, và xin hứa sẽ tìm cách báo đáp ơn cứu mạng hôm nay.
Châu Nhân ký vội vàng nói:
- Tôi sẽ cùng đi với Tấn lão đệ vậy!
Chỉ với cử chỉ ấy, cũng đủ thấy Châu Nhân Ký là người tuy bề ngoài rất lạnh lùng, nhưng lòng dạ thì lại đầy nhiệt tâm, vừa thấy kẻ hoạn nạn là đã đồng tình thương hại.
Tấn Lân hết sức vui mừng , nói:
- Chớ nên vì việc nhỏ mọn của tại hạ, mà làm hỏng việc lớn của Châu đại hiệp!
Châu Nhân Ký nói:
- Lão đệ và ta đều một thân trơ trọi, trôi giạc khắp nơi, vậy chúng mình cùng đi với nhau cho đỡ buồn. Việc riêng của ta thì lúc nào làm cũng được.
Nói đến đây, sắc mặt của y trở thành lạnh lùng, tiếp rằng:
- Từ nay về sau, lão đệ chớ nên gọi là Châu đại hiệp nữa! Ta lớn tuổi hơn, thì lão đệ gọi ta là Châu huynh được rồi.
Tấn Lân nói:
- Vậy tôi xin tuân mệnh để tỏ lòng cung kính! Nầy châu huynh chúng ta hãy lên đường thôi!
Dứt lời, hai người nối gót nhau chạy bay tới trước. Châu Nhân Ký theo sát sau lưng Tấn Lâm, y không chạy nhanh hơn, mà cũng không chạy chậm hơn, cứ giữ khảong cách chừng một vói tay. Chỉ nhìn qua điểm ấy, cũng đủ thấy võ công của Tấn Lâm, còn kém hơn Châu Nhân Ký một bậc.
Hai người tiếp tục chạy tới độ chừng dùng xong một bữa cơm, thì bất giác đã trải qua một đoạn đường dài bằng bảy tám dặm. Hai người đã bắt đầu tiến vào một vùng ven song hoang vu, cây cối mọc thưa thớt.
Trong khi ấy, họ trông thấy có một chiếc thuyền to, đang đậu trên một bãi cát tại ven sông. Chiếc thuyền ấy nằm im lặng, không hề nghe có một tiếng người nói chuyện. Bên ngoài khoang thuyền cũng không có một bóng người thấp thoáng.
Bỗng đâu từ trong cây rừng có một giọng nói âm u vọng đến rằng:
Thằng ranh kia quả mạng to nên chưa chết! Thế mà giờ đây lại còn dám dấn thân trở vào lưới, vậy có lẽ ngươi đã chán đời hết muốn sống rồi hay sao?
Câu nói chưa dứt, thì sắc mặt của Châu Nhân Ký đã biến hẳn. Y nhanh nhẹn tuốt kiếm ra khỏi vỏ, rồi vung tay lên côn thẳng về phía có tiếng nói qua một thế kiếm nhanh nhẹn phi thường.
Tức thì một đạo kiếm quang lóe lên sáng ngời, rít gió ầm ầm như song dậy cuốn thửng tới, khiến ngoài mười gốc cây rừng to cỡ miệng chén, liền bị chém đứt ngang ngon lành, và tiếp theo đó, là một tiếng gào thảm thiết vang lên.
Tức thì từ sau bóng cây rừng có năm bóng đen vọt người bay thẳng lên không, rồi lại nhanh nhẹn đáp nhẹ nhàng trở xuống trước mặt Tấn Lâm và Châu Nhân Ký.
Năm người ấy đều mặc y phục ngắn màu đen, sắc mặt hung ác. Tên cầm đầu là một gã đàn ông to lớn, đầu nhỏ râu đỏ hoe. Khi thân hình của y vừa đứng yên trên mặt đất, thì liền đưa mắt chăm chú dò xét Châu Nhân Ký một lượt, rồi lại dời tia mắt nhìn kỹ thanh gươm của Châu Nhân Ký đang siết chặt trong tay, cười nhạt nói:
- Chỉ dựa vào một thanh bảo kiếm sắc bén kia, là đã dám nghênh ngang trước mặt lão phu hay sao?
Châu Nhân Ký thản nhiên như không hề nghe đến những lời nói ấy, chìa một bàn tay ra về phía trước mặt của hắn, lạnh lùng quát rằng:
- Đưa đây cho ta!
Gả đàn ông râu đỏ không khỏi lộ vẻ ngơ ngác, gằn giọng hỏi rằng:
- Đưa cái gì mới được?
Giọng nói của Châu Nhân Ký, lại trở thành âm âm u lạnh lùng hơn:
- Đưa một túi Minh Châu!
Gã đàn ông râu đỏ bỗng cất tiếng cười ha hả như điên, nói:
- Đòi bẻ răng cọp, quả là người không biết lượng sức! Ngươi tên là chi mà lại to gan thế?
Châu Nhân Ký hừ một tiếng to qua giọng mũi, rồi đưa thẳng lưỡi trường kiếm về phía trước, thong thả nói rằng:
- Muốn hỏi tên họ ta, thì cứ hỏi thanh trường kiếm nầy đây. Nhưng , có lẽ ngươi cũng không thể nhận ra được nó, tuy vậy, chắc ngươi cũng đã có nghe nói đến việc xảy ra tại Phẩm Hương Viện ở Kim Lăng, và tại Thê Hà Sơn Trang ở dưới chân núi Thê Hà chứ?
Châu Nhân Ký chưa kịp nói hết lời, thì gã đàn ông râu đỏ đã tái xanh sắc mặt, thối lui ra sau một bước, cất giọng kinh hoàng , nói:
- Ngươi tức là Châu… Châu Nhân kỳ gằn giọng nói:
- Đúng thế! Chính là Châu mỗ đây!
Gã đàn ông râu đỏ toát từng hạt mồ hôi to như hột đậu trên vầng trán trong khi cả thân người của y không ngớt rung rẩy. Tấn Lâm thầm than rằng:
Một nhân vật đã thành danh, thì oai phong đến mức ấy.
Như vậy cũng đủ thấy hai chữ danh lợi, thực đã hại con người không phải là ít.
Ngay lúc đó, bỗng có một tên tặc đang lách mình lướt tới bên cạnh gã đàn ông râu đỏ, nói nhỏ rằng:
- Thưa đại ca, e rằng nầy nó mạo danh đấy thôi!
Câu nói ấy như đã lam cho gã đàn ông râu đỏ tán đồng ngay, nên quát rằng:
- Nửa đời người lăn lóc trên chốn giang hồ, thế mà ngày hôm nay, nếu ta quả thực bị thằng ranh nầy phỉnh gạt, thì…ha ha, còn chi là xui xẻo hơn nữa! Phải, thằng bé nầy nào có giống Châu Nhân Ký, một nhân vật tên tuổi lừng lẫy khắp võ lâm gần đây!
Gã đàn ông râu đỏ càng đưa mắt nhìn về phía Châu Nhân Ký, thì càng tin là đố phương đã mạo danh, nên cất tiếng cười ghê rợn nói:
- Ngươi lại dám giở trò trước mặt lão phu, mạo nhận tên tuổi của Châu Nhân Ký, quả gan ngươi to lắm!
Châu Nhân Ký liền nhướng cao đôi mày, quát to rằng:
- Có phải hắn bảo thế không?
Nói đoạn y liền tràn người tới, tức thì, thanh trường kiếm cũng vung ra, gây thành một đạo kiếm quang chiếu ngời như một chiếc mống bạc. Và tiếp đó, một tiếng gào thảm thiết vang lên, rồi lại thấy máu tươi tung tóe.
Thế kiếm của chàng hết sức nhanh nhẹn, chỉ vung ra một lượt, là đã bổ tên tặc đảng ấy từ đầu đến chân ra làm hai mảnh rồi! Tạng phủ của nó , do đó đổ tuôn ra đấy, máu tươi cũng trào ra như suối, thực ghê rợn đến nổi chẳng ai thấy mà không kinh hoảng.
Với một kiếm pháp tuyệt diệu vô song như vậy, quả thực trong đời nầy ít khi được trông thấy.
Không cần phải giải thích chi nữa, chỉ qua đường kiếm đó cũng đủ chứng minh, người đang đứng trước mặt đây thực sự là Châu Nhân Ký, mà giới giang hồ đã đồn đải tán tụng.
Gã đàn ông râu đỏ mặt xám ngắt như một xác chết, hồn vía đều bay đi tận đâu đâu.
Châu Nhân Ký lại cất giọng lạnh lùng nói:
- Đưa ra đây!
Gã đàn ông râu đỏ không còn dám chóng cự lại nữa, hắn ngoan ngoãn thò vào lưng lấy ra một chiếc túi vải nhỏ màu lam, đưa trả lại cho Châu Nhân Ký.
Châu Nhân Ký bèn trao ngay lại cho Tấn Lân, nói:
- Hiền đệ hãy kiểm điểm lại xem có bị thiếu mất đi chăng?
Tấn Lâm liền mở túi ra, hốt lấy một nắm minh châu, mỗi viên to bằng hạt trái nhãn, ánh sáng chiếu ngời. Y lần lượt đếm qua một lúc, rồi cười rằng:
- Chẳng thiếu viên nào cả!
Người đàn ông râu đỏ bèn nói nhỏ nhẹ rằng:
- Tại hạ có mắt không tròng, nên đã xúc phạm đến đại hiệp, vậy, nay tại hạ đã hoàn lại đủ số đại hiệp có thể tha cho tại hạ ra đi hay không?
Châu Nhân Ký bỗng tràn đầy sát khí trên nét mặt, cười nhạt nói:
- Chậm đã! Bọn thủ hạ của ngươi, mỗi tên đều phải chặt bỏ đi một tay, để đền bồi lại những vết thương nặng nề ác độc trên khắp người của Tấn hiền đệ ta. Còn riêng ngươi, ngoài việc chặt đi một tay, còn phải móc bỏ đi một mắt, để đền lại cái tội có mắt mà không tròng, như ngươi vừa nói!
Gã đàn ông râu đỏ nào chịu bó tay để cho người ta móc mắt chặt tay mình? Bởi thế, đôi tròng mắt của hắn liền xoay qua một lượt, rồi bất thần vung tay đánh ra một chưởng, gảy thành một ngọn kình phong mãnh liệt, đi đôi với vô số ngưu mang phi châm bay vút tới như điện chớp, miệng quát to rằng:
- Chạy mau!
Dứt lời, hắn liền quay người nhắm thẳng cánh rừng rậm bỏ chạy như bay. Bọn thủ hạ của hắn cũng ùn ùn chạy theo tên đầu đàng.
Châu Nhân Ký đã đoán biết trước là tên đàn ông râu đỏ kia không khi nào lại chịu bó tay để nhận lãnh sự trừng phạt, nên trong khi hắn ta vừa xoay đôi tròng mắt, thì y đã ra hiệu cho Tấn Lâm nhanh nhẹn nhảy lui ra xa, còn y thì vọt thẳng người lên không trung cao hơn ba trượng, giương người lướt nhanh tới như điện chớp đuổi theo gấp theo số người kia.
Gã đàn ông râu đỏ nào có thể ngờ đến được việc ấy, nên trong khi hắn chưa kịp chạy vào cánh rừng thì đã thấy trước mắt ánh thép lóe lên sáng ngời, rồi chiếu rực khắp các nơi.
Tức thì, thững tên thủ hạ của y cất tiếng gào thảm thiết đồng thời y thấy có một bóng người đã bay thoăn thoắt đến trước mặt, nên kinh hoàng dừng chân đứng yên trở lại. Y đưa mắt nhìn lên, thì thấy Châu Nhân Ký đang đứng sững tại phía trước, tay xiết thanh trường kiếm đưa ngang trước ngực, khóe miệng hiện lên một nụ cười lạnh lùng.
Gã đàn ông râu đỏ vừa trông thấy thế thì không khỏi giật nẩy mình. Y quát to rồi nhanh như điện chớp, vung chưởng chém. thẳng về phía Châu Nhân Ký.
Thế chưởng ấy, hắn đã vận dụn toàn bộ chân lực trong người, nên kinh khí cuốn tới hết sức ồ ạt, chẳng thua chi sức mạnh của núi đòi sụp đổ, khiến ai trông thấy cũng phải hãi kinh.
Nào ngờ đâu luồng kinh lực ấy quét qua thân người của Châu Nhân Ký, chỉ có thể làm cho tà áo của y bay chứ người y vẫn thản nhiên vô sự.
Đôi mắt của Châu Nhân Ký bỗng chiếu sáng ngời ánh sáng lạnh buốt. Y nhanh nhẹn thò cánh tay trái về phía trước, chụp cứng ngắt cổ tay gã đàn ông râu đỏ, rồi vung lưỡi kiếm trong tay mặt hất trở ra ngoài. Tức thì, gã đàn ông râu đỏ gào lên một tiếng hãi hung, vì đi liền với một vừng kiếm quang chiếu ngời, nguyên cả cánh tay phải của hắn ta đã bị chém đứt lìa khỏi thân xác, máu tươi tuôn trào như suối.
Nhưng thế kiếm của Châu Nhân Ký vẫn không thu trở về, mà trái lại tiếp tục xoay về phía tay phải một lượt… Thế là gã đàn ông râu đỏ lại gào lên một tiếng thảm thiết. Vì khi ấy mũi kiếm của Châu Nhân Ký đã mang một vệt máu đỏ lòm.
Kịp khi nhìn kỹ lại, thì mới thấy tròng mắt phía phải của gã đàn ông nọ đã bị mũi kiếm khoét mất khiến một dòng máu tươi đỏ ối, từ lỗ mắt đen ngòm của y chảy dài xuống ướt cả một bên má, trông vô cùng rùng rợn.
Châu Nhân Ký cười nhạt nói:
Lời của Châu mỗ đã nói ra thì chắc chắn như đinh đóng cột, không thể nào thay đổi được. Nếu về sau không biết hối lỗi, thì ngươi hãy coi chừng cả con mắt phía trái của ngươi đó!
Nói dứt lời, y bèn buông lỏng bàn tay trái ra, gã đàn ông râu đỏ liền nhanh nhẹn lủi chạy đi mất.
Tấn Lân bỗng cất tiếng than dài, nói:
- Võ công của ông anh quả thực cao tuyệt, ít người bì kịp, nếu đem so sánh với tại hạ, thì thực chênh lệch một trời một vực.
Châu Nhân Ký mỉm cười nói:
- Lão đệ thực là khéo nói. Chỉ có tôi là nói chuyện rất vụng về.
Tấn Lân nói:
- Giờ đây ông anh định đi đâu?
- Đến Hành Sơn!
Tấn Lân trông thấy y trả lời cộc lốc, thì không khỏi sửng sốt, nói:
- Ông anh đến Hành Sơn, có phải để gặp bạn cũ chăng?
Châu Nhân Ký cười ha hả nói:
- Đã suốt mười mấy năm qua, giam mình giữa vách đá tại dãy núi Trường Bạch Sơn, thực là buồn tẻ, giờ đây tôi chỉ có một thân mình, chứ nào có thân quyến bạn bè gì đâu? Tôi đến Hành Sơn, chẳng qua là để so tài về võ công mà thôi.
Tấn Lân than thầm, rồi mỉm cười nói:
- Tại hạ đi nghìn dặm đẻ tìm cha, hành tung không nhất định, vậy xin cáo biệt từ đây. Cái ơn cứu mạng của ông anh, tôi lúc nào cũng ghi nhớ. Vậy chúc ông anh trong chuyến đi nầy gặp được mọi điều thuận tiện.
Nói dứt lời, Tấn Lân chấp tay xá một xá thật sâu.
- Châu Nhân Ký nhận thấy thần sắc của Tấn Lâm rất khác thường, hơn nữa, trong đôi mắt lại có vẻ như luyến tiếc, nên cười nói:
- Tấn lão đệ, có phải trong lòng em đang cười anh là người háo thắng không?
Tấn Lân nghiêm nét mặt nói:
- Giữa tại hạ với ông anh, néu gạt bỏ cái ơn cứu mạng ra không nói, thì chúng ta chỉ được cái duyên gặp gỡ bất ngờ, biết nhau rất có giới hạn. Do đó, trong trường hợp sơ giao, thì không thể đề cập đến những vấn đề tâm sự xâu xa được, Chính vì vậy, tại hạ mới không muốn hỏi cặn kẽ mọi việc về ông anh. Nhưng , tại hạ có thể đoán chắc rằng, trong lòng ông anh đang có nhiều kiều rất bí ẩn, ông anh như rất chán ghét những môn phái lớn ở tại vùng Trung Nguyên nầy. Tuy nhiên mỗi người ai có chí nấy, không thể làm khác hơn được. Dựa vào thông lệ ấy, tại hạ thấy ông anh hà tất phải lấy cớ là đi tìm người để so tài làm chi?
Châu Nhân Ký ngửa mặt lên trời than dài, đôi mắt tràn đầy sắc u buồn, gật đầu nói:
- Giữa lão đệ và ta gặp nhau là đã hợp ý, nhưng đáng tiếc là mình biết nhau quá muộn. Lời nói vừa rồi của lão đệ, thật đúng không sai tí nào cả. Tiên sư đã bị ngườI ta ám hại, trong khi ngu huynh không có mặt tại đấy. Song ngu huynh dám quả quyết kẻ ám hại ấy, là một cao thủ trong các môn phái ở Trung Nguyên, nhưng chưa biết đấy là ai mà thôi. Vậy thử hỏi hiền đệ, trong trường hợp mình chưa được biết rõ hung thủ, để tìm trả thẳng với hắn mối thù ấy, thì ngoài cách đó ra còn có cách chi hay hơn nữa?
Tấn Lân nói:
- Xin ông anh tha lỗi cho về chỗ tại hạ hỏi quá đường đột. Vậy, trong khi lịnh sư bị hại, thì ông anh ở nơi nào? Tại sao lại dám quả quyết đây là hành động của một cao thủ trong các môn phái ở Trung Nguyên?
Châu Nhân Ký nghĩ ngợi một lúc, nói:
- Trong một trường hợp bất ngờ, tôi tìm gặp tại góc núi phía Đông nơi Trường Bạch Sơn có một cái địa huyệt sâu, trên vách đá của cái địa huyệt ấy, có ghi chép ba đường kiếm pháp cao thâm tuyệt diệu đó, nên đã lưu lại tại địa huyệt ấy đến một ngày hai đêm. Kịp khi mọi việc xong xuôi, tôi trở về sơn động của tiên sư, thì thấy tiên sư đã bị hại, nhưng hoàn toàn không tìm thấy một dấu vết nào lạ cả.
Tấn Lâm nhướng cao đôi mày, nói:
- Đã không có dấu vết gì, cũng như không có một ai chứng kiến thì lấy đâu để phán đoán cho được?
Châu Nhân Ký nói:
- Trong khi tiên sư còn sống, thì qua lời nói của ông dường như trước đây ông có mối oán hận chi với các môn phái ở Trung Nguyên. Do đó, cứ mỗi lần nhắc đến, thì râu tóc của tiên sư đều dựng ngược, tia mắt tràn đầy lửa phẫn nộ.
Tấn Lân lộ vẻ nghi ngờ nói:
- Chẳng hiểu vì lý do gì, mà lịnh sư lại phẫn nộ như vậy?
Châu Nhân Ký lắc đầu nói:
- Chính vì chỗ ngu huynh hoàn toàn không được biết, nên mọi việc mới trở thành lờ mờ. Nếu có thể biết rõ được những việc trước, thì đâu phải tốn công tốn sức như thế nầy?
Tấn Lân đưa mắt nhìn về một phía xa xăm, tựa hồ như đang moi óc nghĩ ngợi. Qua một lúc sau mới lên tíêng nói rằng:
- Tại hạ có chỗ hoàn toàn không đồng ý với sự nhận định của ông anh. Vì từ xưa đến nay, những người văn nhân thường hay đố kỵ khinh khi lẫn nhau, riêng đói với những người trong võ lâm thì cá tính ấy lại càng nặng hề hơn nữa. Có lẽ lịnh sư trước đây vì ý kiến không hợp với các môn phái lớn ở Trung Nguyên, nên đâm ra bực mình đối với họ mà thôi. Tại hạ được nghe phong phanh là lịnh sư đã từ lâu rồi, không có bước chân đến vùng Trung Nguyên. Như vậy, chắc là có nguyên nhân chi trong việc đó.
Châu Nhân Ký gật đầu nói:
- Chính ngu huynh cũng có nghĩ đến điều ấy. Nhưng , phàm những cao nhân trong chốn võ lâm, mà bất ngờ lại bị tiêu tán đi hết những ý chí tiến thủ và lòng hào hiệp của mình thì nếu chẳng phải vì chán ngán trong mọi việc đã qua, thì chắc chắn cũng vì đã bị gánh chịu bao nhiêu điều phũ phàng đau đớn. Lời tục thường nói, là không có một sự mất mát nào to tát cho bằng sự mất mát ý chí. Như vậy, mọi sự đau đơn trước đây trong đời sống của tiên sư, ta cũng có thể đoán biết được… Tấn Lâm than dài, rồi nói:
- Đời người có biết bao nhiêu việc làm cho người ta phải đau khổ.
Nhất là người trong võ lâm thì lại càng dễ bị lụy về danh vọng, có mấy người được sống an nhàn tới lúc răng long đầu bạc đâu?
Châu Nhân Ký không khỏi giật mình nói:
- Hiền đệ có phải muốn ám chỉ ngu huynh không?
Tấn Lân lắc đầu nói:
- Tại hạ nào dám có ý cười cợt ông anh như vậy, mà đấy chỉ nhắm nói đến cái lẽ thông thường mà thôi. Nhưng riêng đối với ngu huynh, tiểu đệ vốn có chỗ ngờ vực lắm.
Châu Nhân Ký nói; - Có chỗ nào đáng ngờ vực, xin hiền đệ cứ nói thẳng ra nghe thử?
Tấn Lân nói; - Một chỗ đáng ngờ vực nhất, chính là ở chỗ thế kiếm tuyệt kỹ ít khi được trông thấy của ông anh.
Châu Nhân Ký không khỏi ngơ ngác, giương to đôi mắt nhìn đăm đăm vào Tấn Lâm.
Tấn Lâm mỉm cười nói tiếp:
- Ông anh đã vô tình gặp nơi có ghi chép ba thế kiếm tuyệt học, thế tại sao lịnh sư ở tại núi Trường Bạch đã lâu, mà lại hoàn toàn không biết chi về việc ấy? Có khi nào lịnh sư đề cặp đến những kiếm pháp ấy không?
Châu Nhân Ký không khỏi giật mình sửng sốt, đưa tay lên vỗ trán nghĩ ngợi nói:
- Ờ, tiên sư quả có lần đã nói đến là ở trong núi Trường Bạch Sơn có một nơi bí mật, ghi chép lại những đồ giải về kiếm học. Kiếm học ấy tuy có một uy lực vô cùng mạnh mẽ, nhưng vì nó còn có nhiều chỗ thiếu sót, nếu rèn luyện học hỏi môn kiếm pháp đó, thì chỉ đưa tới cái họa thiệt thân mà thôi.
Tấn Lân nói:
- Như thế thì đúng rồi! Ba đường kiếm pháp ấy nếu rèn luyện cho đến nơi đến chốn, thì có một uy lực kông thể lường, nhưng cái họa thiệt thân cũng bắt nguồn từ ba đường kiếm học ấy.
Giọng nói của Tấn Lâm tuy rất chẫm rãi, nhưng từng chữ từng câu một, đều như quả búa giáng mạnh vào quả tim của Châu Nhân Ký.
Sắc mặt của Châu Nhân Ký liền khẽ biến đổi, nói:
- Nếu nói như hiền đệ, thì do đó mà bị các môn phái lớn đố kỵ hay sao?
Tấn Lâm nghiêm nghị nói:
- Tại hạ không có ý nghĩ như vậy, mà gần đây tron giới giang hò đang đồn rùm lên, là kiếm pháp của ông anh sử dụng, chính là Thiên Khu Cửu Thức!
Châu Nhân Ký lấc đầu, gượng cười nói:
- Chính ngu huynh cũng không được biết có đúng như vậy hay chăng?
Tấn Lân nói:
- Tạm thời ta cũng không cần phải tìm hiểu nó có đúng hay không làm gì, vì thử hỏi, trong võ lâm ngày nay có ai được biết Thiên Khu Cửu Thức?
Châu Nhân Ký suy nghĩ một chặp nói:
- Ngoại trừ Hổ Chưởng Kim Đao Đào Như Hải, thì nào còn có ai được biết? Nhưng, cho đến ngay bây giờ, Đào Như Hải vẫn chưa thể mở pho Hàn Thiết Quan Âm ra được!
Tấn Lân nói:
- Tại sao ông anh được biết như thể?
Châu Nhân Ký không khỏi cứng miệng. Qua một lúc khá lâu mới nói rằng:
- Có phải ý hiền đệ muốn bảo, là cái chết của tiên sư đáng nghi ngờ ở Đào Như Hải chăng?
Tấn Lân nói:
- Tuy tại hạ có ý nghĩ như vậy, nhưng vẫn chưa dám khẳn định.
Nhưng, tên tuổi của ông anh hiện nay, có thể ví như bóng mặt trời đang đứong đỉnh đầu, danh vọng mỗi lúc mỗi lên, không ai có thể đốI địch nổi. Lời tục có nói, cây cao thì chịu gió thổi, danh cao thì lắm điều nguy, vậy nếu tại hạ đoán không sai, thì trong chuyến đi nầy của ông anh, không có giờ phút nào mà không phập phòng lo sợ.
Châu Nhân Ký biến hẳn sắc mặt nói:
- Bọn chúng bộ không biết sợ chết hay sao?
Tấn Lân nói:
- Ngọn thương trước mắt dể đỡ, nhưng mũi tên bắn lén sau lưng khó đề phòng… Vừa nói đến đây, bỗng y trông thấy có một bóng người bay thoắt qua trong rừng rồi mất hút. Bởi thế, y không khỏi lộ vẻ kinh ngạc nói:
- Quả đúng như lời tại hạ đã tiên đoán!
Châu nhân ký đã trông thấy bóng người đó rất sớm, nên lao mình vọt thẳng lên không, rồi lướt về phía ấy như tên bắn, thanh trường kiếm cũng tuốt ra khỏi vỏ.
Tức thì một vừng kiếm quang loé dàn như mống bạc, bay vút thẳng tới, khiến những gốc cây to cỡ miệng chén trong khu rừng, đều bị đứt ngọn ngã nằm la liệt cát bụi cũng như nhành lá tung bay mịt mù.
Liền đó, bỗng nghe từ phía xa có một chuỗi cười lạnh lùng, bay theo gió vọng đến rằng:
- Phía trước mặt là bể mênh mông, mà chỉ có quay đầu lại mới là bến bờ. Nầy Châu Nhân Ký nếu ngươi không sớm tỉnh ngộ, thì tất ngươi sẽ lãnh một hậu quả đớn đau.
Châu Nhân Ký giận dữ, quát rằng:
- Ông bạn, tại sao lại không ló mặt ra, thập thò trong bóng tối để mắng người như thế, thì nào gọi anh hùng?
Nhưng chung quanh đều im lặng, không có tiếng trả lời.
Tấn Lân nói:
- Hắn đã bỏ đi xa rồi, quát tháo cũng vô ích, sau khi chúng ta chia tay nhau, ông anh phải nên thận trọng. Từ đây đến Trường Sa cũng không xa lắm, vậy chúng ta hãy đến đó, để tìm một tửu điếm ăn no trước đã, rồi nói chi sẽ nói sau.
Châu Nhân Ký cố đè nén sự căm tức trong lòng, cùng với Tấn Lân sánh vai nhau chạy đi thẳng.
Trường Sa là một thành phố lớn tại đất Hồ Nam, chợ búa rất thịnh vượng, xe ngựa qua lại như mắc cữi, người đi bộ lúc nào cũng đông nghẹt.
Hai người cùng bước đến trước cửa An Thông khách sạn. Họ đưa mắt nhìn thấy trên tường có mấy dòng chữ quảng cáo, cho biết phòng nghỉ sạch sẽ, rượu thịt không thiếu thức gì.
Bởi thế, Tấn Lân thầm nói rằng:
- Như vầy là tốt lắm!
Bỗng khi ấy từ trong hiệu có một tên hầu sáng chạy ra, vòng tay cúi người thi lễ cười nói; - Nhị vị có phải muốn đến mướn phòng không? Hiện chúng tôi chẳng những phòng nghĩ sạch sẽ khoảng khoát, mà ngay đến rượu thịt cũng đứng vào bực nhứt ở tại thành nầy. Vậy , xin nhị vị hãy bước vào.
Châu Nhân Ký ngửa mặt nhìn lên, thấy màu trời không sớm, bèn gật đầu nói:
- Chúng tôi đang muốn tìm nơi nghỉ trọ đây!
Tên hầu sáng nhanh miệng cười, rồi dẫn đường cho hai người bước vào trong.
Gian khách sạn ấy quả thật rất rộng rãi, họ vượt qua đến ba lớp sân rộng, rồi mới đi quanh co tiến thẳng vào một dãy phòng ở phía Đông.
Dãy phòng đứng riêng rẽ nầy chỉ có ba gian. Khắp trước sân trồng đủ thứ hoa kiểng màu đỏ màu tía nở rộ khắp nơi, mùi thơm bay thoang thoảng khắp chốn. Ở chân tường phía Tây có một chiếc cửa hình tròn, bên trong lại có một gian phòng rộng.
Tên hầu sáng đưa tay chỉ về phía chiếc cửa tròn ấy, cười nói:
- Trong đấy là nơi những người phụ nữ trú ngụ, vậy xin nhị vị chớ bước vào.
Ngay lúc ấy bỗng thấy từ trong có hai cô gái mặc áo xanh bước ra.
Hai người con gái ấy cúi mặt nhìn xuống đất, gót sen đi lững thững rất khoan thai. Hai cô gái ấy dung nhan rất xinh đẹp, khi họ đi ngang qua Châu Nhân Ký và Tấn Lân, thì lại đưa mắt liếc về phía hai người một lượt.
Châu Nhân Ký trông thấy đôi mắt của hai cô gái ấy, sáng ngời và lạnh buốt tựa hồ như là người có nội công và am hiểu tuyệt học, nên không khỏi giật mình. Y đưa mắt nhìn theo hai cô gái sững sờ một lúc lâu.
Tên hấu sáng vội vàng nói:
- Nhị vị có ưng ý không?
Vừa nói, hắn vừa bước ra mở rộng cánh cửa son tại gian sảnh đường, Tấn Lân đưa khuỹu tay thúc nhẹ vào người Châu Nhân Ký nói :
- Xin mời châu huynh!
Châu Nhân Ký như bừng tỉnh trở lại, ồ lên một tiếng, rồi nhanh nhẹn đưa chân bước vào gian sảnh đường. Tại nơi đây chia làm hai gian phòng, sàn nhà lót bằng gạch xanh, trang thí rất thanh nhã.
Châu Nhân ký nhìn qua khắp gian phòng một lượt, gật đầu khen tốt, rồi lại nói:
- Nầy phổ ky, ngươi hãy mau đi lo rượu thịt. Ngươi chọn những thức ăn ngon vừa đủ cho hai người ăn mang lên lầu là được.
Tên hầu sáng vâng dạ luôn miệng, rồi bước lui ra.
Tấn Lân nói :
- Ông anh có nhìn thấy hai cô gái vừa rồi là người biết võ công chăng?
Châu Nhân Ký nói:
- Đúng thế! Ngu huynh vì thấy khả nghi, nên mới chăm chú nhìn theo. Tia mắt của bọn họ khi liếc nhìn qua ngu huynh trông thấy lạ lắm!
Tấn Lân cười to, nói:
- Diện mạo và y phục của ông anh, đều đúng như lời đồn đãi trong giới giang hồ đã tả. Nhất là trường kiếm đeo lủng lẳng bên hông lại làm cho mọi người để ý. Hai cô gái ấy nếu là người võ lâm thì tất cũng có nghe lờI độn đãi về ông anh rồi.
Châu Nhân Ký cảm thấy lời nói ấy của Tấn Lân rất sâu sắc nên liền mỉm cười không nói chi nửa. Y ngồi xuống một chiếc ghế dựa, đưa mắt nhìn ra cửa sổ trầm ngâm nghĩ ngợi những việc đã qua.
Tấn Lân đối với y, tuy vừa gặp nhau là đã xem như bạn cố tri, nhưng dù sao, Tấn Lân vẫn cảm thấy Châu Nhân Ký có nhiều điều bí ẩn, sâu xa khó tìm hiểu. Ngay đến con người của Châu Nhân Ký, cũng có những nét rất thần bí, khiến người ngoài khong biết đâu mà lường.
Bỗng khi ấy, từ ngoài sân có tiếng chân bước nhẹ nhàng, cùng với tiếng cười trong trẻo như chuông bạc, nghe rất vui tai. Tấn Lân bất giác thò đầu ra ngoài cửa để nhìn, và trông thấy hai cô gái mặc áo xanh đang nói nhỏ với nhau coi vui vẻ lắm. Họ nhằm phía chiếc cửa tròn đi thẳng tới, khiến chung quanh mùi thơm thoang thoảng bay ra khắp nơi.
Sau một tiếng phình rất khẽ, hai cô gái liền đóng cánh cửa gỗ lại thực chắc, sau khi đã bước vào trong.
Đôi mắt của Tân Lân bỗng chú ý nhìn lên mặt cỏ, sắc mặt không khỏi khẽ biến đổi, nhún người nhảy thoát ra ngoài, thò cánh tay nhặt lên một vật bị đánh rơi trên mặt đất.
Đấy chính là một món đồ trang sức trên tóc của hai cô gái kia. Nó là một con chim long xanh có chin đầu, đang xòe cánh bay, nhưng hình dáng không giống chim phượng, mà cũng không giống con ó trông rất hung dữ, chạm trổ khéo léo bằng một thứ ngọc rất tốt.
Tấn Lân cầm trên tay, lật qua lật lại xem kỹ một hồi nghĩ thầm rằng:
- Món đồ trang sức nầy, chắc chắn là do hai cô gái áo xanh nọ đã đánh rơi. Qua con quái điểu nầy, thì có thể đoán biết hai cô gái ấy dường như… Vừa nghĩ đến đay, thì bỗng nghe có tiếng nói của Châu Nhân Ký vọng đến rằng:
- Con người chớ nào phải tiên thánh chi, vậy đâu thể nào lạnh nhạt trước tình yêu. Hai cô gái ấy tuy không phải là hạng quốc sắc thiên hương, nhưng cũng xinh đẹp dễ cảm. Hiền đệ là người tuấn tú, tất hai cô ấy cũng rất dễ ghé mắt xanh. Nhưng nên coi chừng hoa hồng tuy đẹp, song lại lắm gai nhọn đó.
Tấn Lân không khỏi giật mình, quay mặt nhìn lại thì thấy Châu Nhân Ký đang đứng cách xa đó một trượng, trên khung mặt lạnh lùng đang hiện nét tươi cười.
Tấn Lân không khỏi đỏ bừng cả mặt nói:
- Ông anh chớ nên hiểu lầm, xin xem vật nầy đây đã.
Vừa nói, Tấn Lân đưa thẳng bàn tay có cầm món trang sức ấy về phía trước.
Châu Nhân Ký đưa mắt nhìn qua, cười nói:
- Ngu huynh không cần xem cũng đã biết đấy là một móm trang sức trên đàu của những cô gái. Sách có nói:
Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu, hiền đệ nên đem trả vật ấy lại cho các cô ấy, va nhân tiện đó làm quen vớI hai cô ta, cũng là một cơ hộI thuận tiện cho mình.
Tấn Lân trông thấy Châu Nhân Ký cứ buộc mình mãi, nên trong lòng bực dọc, nói:
- Ông anh hãy xem kỹ lại vật nầy, coi phải có điều lạ không, rồi nói chi thì nói cũng chẳng muộn.
Châu Nhân ký đưa mắt nhìn qua Tấn Lân một lượt, rồi thò tay nhận lấy con chim xanh chin đầu bằng ngọc kia, chú ý xem xét thực lâu, mới lắc đầu nói:
- Ngu huynh chẳng nhìn ra vật nầy có điều chi khác lạ cả, hình dáng của con chim nầy, chẳng qua là biểu hiện cá tính háo thắng và thích khoe khoan của các cô gái mà thôi.
Trong khi hai người đang nói chuyện, thì tên hấu sáng đã bưng thức ăn vào. Hai người trông thấy thế, liền im lặng không nói chi nữa, từ từ đưa chân bước trở về gian sảnh đường.
Tên hấu sáng từ trong mâm dọn ra sáu món ăn và một mó canh gồm có vây cá nấu trứng, cá vò viên ướp đường phèn, gà hấp cay, thỏ đúc lò, vịt quay, cua vò viên, và một tô canh lòng gà, mùi thơm xực mũi.
Ngoài ra, lại còn có một bầu rượu ngon.
Tên hầu sáng liền nói:
- Thứ rượu này gọI là Trúc Diệp Thanh, do bản hiệu tự khắc lấy và để rất lâu năm, chẳng những rất ngon, mà mùi thơm lại dịu dàng, uống vào không làm cho người ta say túy lúy. Xin nhị vị hãy thưởng thức qua một lần, thì sẽ biết lời nói của con đây chửng ngoa.
Vừa nói, tên hầu sáng vừa rót ra hai ly đầy màu rượu xanh biếc mùi thơm ngạt ngào.
Tên hầu sáng sau khi hỏi qua và biết hai ông khách không còn cần chi nữa, mới nhanh nhẹn bước lui ra khỏi sảnh đường.
Châu Nhân Ký để con chim bằng ngọc lên mật bàn, rồi đưa cao ly rượu cười to nói:
- Hiền đệ, lúc nào có rượu thì say lúc ấy, ngu huynh xin chúc mừng hiền đệ một ly đây.
Tấn Lân cầm ly lên đáp rằng:
- Xin mời ông anh!
Dứt lời, hai người đều ngửa mặt uống cạn ly. Họ cảm thấy thứ rượu nầy thực thơm ngon, nên buột miệng khen không tiếc lời.
Bắt đầu từ đó hai người không đề cập đến món trang sức kia nữa.
Thịt ngon rượu nồng, hai người lo ăn uống vui vẻ, và Châu Nhân Ký chỉ nói đến phong cảnh đệp ở vùng Trường Bạch Sơn mà thôi.
Bóng hoàng hôn rực rỡ rọi thẳng vào bức rèm trước cửa sảnh đường, và chẳng bao lâu, màn đêm đã từ từ buông rũ, bên trong gian phòng đã trở nên lờ mờ tối.
Bỗng lúc ấy, phía bên ngoài cửa sổ, bất thần có tiếng chéo áo giũ trong gió và tiếng chân giậm nhẹ lên mặt đất. Châu Nhân Ký là người lúc nào cũng cảnh giác, nên tuy dáng điệu vẫn ngồi yên như cũ, song lại bất thình lình phi người nhanh ra cửa, rồi thò đầu nhìn ra ngoài.
Liền đó, y trông thấy ở ngoài sân có sáu bảy người ăn mặt theo lối giang hồ, già trẻ khác nhau, đang đưa tay chỉ chỏ về phía cánh cửa tròn, thì thầm bàn tán cho với nhau. Tuy tiếng nói của họ rất khẽ, nhưng vẫn có thể nghe rõ được.
Lúc bấy giờ, Tấn lân cũng đã nhanh nhẹn lướt tới cửa sổ, đưa mắt nhìn ra. Y trông thấy một lão già có hình dáng như một con khỉ, tại gò má phía trái có một nốt ruồi đen, lên tiếng nói rằng:
- Các vị quá thận trọng thôi, hai con bé ấy dù cho võ công có cao cường đến đâu, thì cũng phận gái quần hồng mà thôi! Các vị tỏ ra kiêng sợ như vậy, thì không có việc chi làm được thành công cả!
Một người béo lùn và đứng tuổi liền lắc đầu nói:
- Không thể nói như thế được! Nên biết kẻ lương thiện thì không bao giờ đến, mà kẻ đến thì không bao giờ lương thiện. Trong võ lâm ngày nay, có biết bao nhiêu vị tiền nhân xuất chúng, đều thuộc hàng nữ lưu. Nếu chẳng phải thế, thì pho Giáng Long Kinh làm thế nà lọt được vào tay họ? Tại hạ hiện đang lo lắng nhất, không phải chỉ vì đối phó với hai con hèn nầy!
- Còn có ai nữa? Số người ấy hiện giờ ở đâu?
Người đàn ông đứng tuổi, có thân hình béo lùn kia liền diền đưa cánh tay mặt lên, chỉ thẳng về hướng gian phòng của Châu Nhân Ký và Tấn Lân, nói:
- Trong gian phòng nấy, chắc chắn có người đang rình mò theo dõi chúng ta!
Lão già có hình dáng như con khỉ, bỗng cất tiếng hừ to, đôi mắt sáng quắc, nói:
- Già đây không tin trong gian phòng ấy lại có người ở. Vì trước khi hành sự, già đã có cho người dò xét kỹ, biết gian phòng ấy chưa có ai mướn cả!
Gã đàn ông đứng tuổi, có thân hình béo lùn, sắc mặt lộ vẻ giận dữ hạ giọng cười nhạt, nói:
- Mùi rượu thơm ngạt ngào từ trong ấy bay ra, mà lại bảo rằng không có ngườI ở? Hừ, hôm nay tại sao chiếc mũi của các lão sư lại kém như thế?
Lão già có thân hình như con khỉ nó, liền nhanh như chớp tràn thẳng đến trước cửa gian phòng, gằn giọng nói:
- Xin ông bạn hãy bước ra trả lời đây!
Qua một lúc thật lâu, lão ta vẫn không nghe có tiếng ngườI đáp lại nên bèn phồng mũi lên đánh hơi một lúc, thấy quả từ bên trong có mùi rượu thịt bay ra, nên không khỏi kinh ngạc.
Lão già ấy là một con người rất ngông cuồng tự phụ, nên bèn vận dụng chân lực ra đôi chưởng, đưa lên vào cánh cửa phòng… Cánh cửa phòng ấy, vốn chỉ khép hờ, nên liền cất tiếng kêu kêu kẹt rồi được mở rộng vào phía trong. Tức thì lão già đưa chân tràn thẳng vào gian phòng nhanh như một mũi tên bắn.
Lão già có thân hình như con khỉ ấy, đua hai chưởng lên ngang ngực, đồng thời, vận dụng cương khí che chở khắp thân người, đề phòng đối phương tấn công bất thình lình vào mình. Nào ngờ, khi lão ta đưa mắt nhìn kỹ, thì trong phòng vẫn không thấy có ai cả nhưng trên bàn thì rượu thịt ê hề!
Bên trong gian phòng tuy bóng tối lờ mờ nhưng lão già cũng trông thấy được trên mặt bàn đang để lại một vật chi chớp lấp lánh. Lão ta liền nhanh nhẹn thò tay ra chụp lấy, nhướng mắt nhì kỹ, thì sắc mặt không khỏi biến hẳn cả thân người cũng không khỏi lảo đảo kinh hoàng!
Trong khi đó, số người ở bên ngoài cũng ùn ùn tràn vào gian phòng.
Họ trông thấy thái độ của lão già kia thì đều thầm kinh hãi lây. Gã đàn ông đứng tuổi, có thân hình lùn béo, liền lên thiếng hỏi rằng:
- Cát lão sư, ông làm sao rồi?
Lão già không nói chi cả, mà chỉ cầm chon chim chín đầu bằng ngọc đưa thẳng ra trước mặt. Người đàn ông lùn béo kia đưa mắt nhìn kỹ qua một lượt, thì sắc mặt cũng không khỏi biến hẳn, ấp úng nói rằng:
- Tại sao lão yêu phụ nấy lạI tái xuất hiện nữa?
Vừa nói, y vừa để con chim chin đầu bằng ngọc trở lại mặt bàn tiếp rằng:
- Đây chính là tín vật riêng biệt của lão yêu phụ ấy, nếu ai lấy nhầm hoặc cố tình chiếm làm của riêng, thì không khác nào mang oan hồn vào thân, nếu mụ ta chưa giết chết được người ấy, thì không khi nào chịu buông tha.
Lão già lộ sắc lo lắng nói:
- Nếu đúng là lão yêu phụ ấy, thì việc nầy hết sức khó khăn!
Lão ta trầm ngâm một lúc, bỗng cho người đi gọi tên hầu sáng đến để hỏi. Chẳng bao lâu sau, tên hấu sáng bèn theo người bộ hạ của lão ta bước nhanh vào gian sảnh đường.
Lão già lên tiếng hỏi rằng:
- Nầy phổ ky, ai đã ở trong gian phòng nầy và đã bảo dọn rượu thịt như thế?
Tên hầu sáng không khỏi sửng sốt, thầm nói rằng:
Sao lại có chuyện quái lạ như thế? Còn bọn họ đâu rồi? Nếu ta gặp đám người ăn quỵt thì quả thực là xui xẻo!
Nghĩ thế, nên hắn vội vàng tả rõ lại hình dạng của Châu Nhân Ký và Tấn Lân cho lão già nghe.
Sau khi nghe qua, lão già không khỏi lại biến hẳn sắc mặt, vội vàng khoát tay ra hiệu cho tên hầu sáng bước ra ngoài, rồi lại lẩm bẩm rằng:
- Quái lạ thực! Quái lạ thực! Hắn tạI sao lạI là thủ hạ của Cửu Thủ Yêu Phụ được?
Gã đàn ông đứng tuổi lùn béo kia, liền lên tiếng hỏi rằng:
- Hắn là ai?
Lão già cười nhạt nói:
- Ông không biết thật, hay là giả vờ?
Gã đàn ông lùn béo ấy cũng cũng cười nhạt nói:
- Nếu tôi biết, thì cần chi phải hỏi ông chứ?
Lão già lạnh lùng nói:
- Hắn là Châu Nhân Ký!
Gã đàn ông lùn béo không khỏi kinh hoàng sửng sốt! Bọn người chung quanh trước tiên nghe được cái tên Cửu Thủ Yêu Phụ, giờ đây lại nghe đế tên Châu Nhân Ký, thì người nào người ấy đều há mồm trợn mắt, thất sắc kinh hoàng.
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp