Luyện Bùa Ma

Chương 2


Chương trước Chương tiếp

Nhung và Tấn đã thương nhau gần hai năm. Nhung đã tới nhà Tấn hàng trămlần và quen thuộc nhà chàng cũng như nhà mình vậy. Nhung biết từ khi cha Tấn chết đi, hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Mẹ Tấn là một người đàn bà cần cù siêng năng. Mỗi ngày khi Tấn đi làm thì bà ở nhà làm công việc nội trợ, lất ít khi thích ra đường. Bà chỉ nói chuyện với hàng xóm những khi nào cần thiết như hỏi đường đi, hoặc là giá cả thực phẩm hàng ngày. Bởi vậy Nhung đoán là bà đang ở nhà. Vậy mà hôm nay, nàng tới đây gõ cửa hoài cũng không có ai ở nhà cả. Nhung nghĩ bụng; chẳng lẽ mẹ Tấn cũng đi khỏi. Hay là nhà đã xẩy ra chuyện gì. Bà ta rất ít khi ra đường, nhất là giờ cơm trưa, như vậy thì không có lý do gì bà ra ngoài cả. Nàng nghi là có lẽ Tấn bị bệnh thật rồi và mẹ chàng đã đưa Tấn đi nhà thương không chừng.

Nhung vẫn tiếp tục gõ cửa và vẫn không có ai trả lời nàng cả. Trong thâm tâm Nhung rất rối loạn, nàng cố tìm một lý do gì để chấn an. Tuy nhịên nàng không thể nào tìm được một lý do gì thoả đáng cho việc vắng mặt của cả nhà nhưvậy. Nàng cố đứng chờ ở ngoài cửa và hy vọng hai mẹ con Tấn sẽ trở về. Nhưng nàng đã phải thất vọng. Đợi tới giờ phải trở lại trường, Nhung đành lên xe trở về trường.

Đúng ba ngày rồi mà Tấn vẫn biệt tăm hơi, không có ai xin phép cho chàng. Trong mấy bữa nay, Nhung đã tới nhà Tấn không biết bao nhiêu lần nhưng cửa nhà chàng vẫn đóng im lìm.

Chẳng những Tấn đã mất tích mà cả mẹ chàng cũng biến luôn. Nhung đã dò hỏi hàng xóm chung quanh, nhưng cũng chẳng ai rõ hai người này đi đâu. Như vậy có nghĩa là cả hai mẹ con Tấn cùng biến mất. Đồng nghiệp của Tấn trong trường, ai nấy cũng đều lo lắng, nhất là Nhung. Sự việc này làm cho Nhung muốn điên lên vì chính nàng đã nói với chàng đừng tới trường mà hãy đi kiếm ông gìa xa lạ đó nữa đi. Nàng có cảm giác lần này chính nàng đã làm nên sự việc không hay, vì những lời nói Nhung thốt ra trong lúc bực tức ngày hôm đó.

Tới ngày thứ tư, Nhung ôm một niềm thất vọng tới nhà Tấn. Nhung không hy vọng gì lắm, nên khi bước chân vô con đường tới nhà Tấn, nàng đi như người mất hồn. Bỗng nhiên Nhung mừng rỡ vì thấy trong nhà Tấn có ánh đèn chiếu ra. Nhưvậy là trong nhà phải có người. Nhung mừng rỡ rảo bước thật nhanh tới nhà chàng. Nàng quên cả gỏ cửa mà đứng ngoài la lớn:

- Anh Tấn... anh Tấn... anh có nhà không?

Có tiếng mở cửa cọt kẹt và Tấn hiện ra sau cánh cửa. Nhung mừng rỡ tới ngây người. Nhưng sau một lúc định thần, Nhung lên tiếng:

- Anh sao vậy?

Cách có mấy hôm mà trông Tấn rất tiều tụỵ, sắc mặt như thất thần. Tấn nhìn Nhung một cách lạnh nhạt hỏi:

- Thì ra là em à?

Chàng chỉ nói như vậy, thật ra Nhung muốn hỏi chàng rất nhiều, nhưng khi thấy Tấn quá thờ ơ, nàng chỉ nói:

- Mấy ngày nay anh đi đâu? sao không đi dạy học. Em đã tìm anh nhiều lần, nhưng...

Tấn chưa đợi Nhung dứt lời, chàng đã nói ngay:

- Em đừng có ờn ào được không. Mẹ anh vừa ngủ, anh không muốn ai làm bà ấy thức dậy đâu.

Nhung không ngờ Tấn đối xử với nàng như vậy. Nàng phát giác ra ngay chàng không còn như xưa nữa. Chẳng những Tấn lạnh nhạt mà chàng còn có vê cay đắng với nàng, vì từlúc Nhung tới đây tới giờ, Tấn vẫn để nàng đứng ở ngoài cửa mà nói chuyện.

- Anh Tấn...

Nhung ấm ức thết lên như nghẹn lời, nàng tiếp:

- Chuyện gì đã xẩy ra, anh có biết em lo cho anh lắm không?

Thấy Nhung nhưvậy, Tấn có vẻ dịu lại. Nét mặt chàng ôn hoà hơn và nói nho nhỏ:

- Mẹ anh mệt lắm, mấy bữa rồi theo anh đi tứ xứ, bà vừa ngủ nên anh không muốn bà bị phá giấc ngủ thôi.

Nhung nóng lòng muốn biết chuyện gì xẩy ra nên hỏi tiếp:

-Thật ra mấy ngày nay đã xẩy ra chuyện gì, anh làm em lo muốn chết.

Hình như Tấn cũng không để ý gì tới sự lo lắng của Nhung, chàng hờ hững nói:

- Anh mệt lắm rồi, lại buồn ngủ nữa. Em có chuyện gì ngày mai nói được không?

Nhìn thấy Tấn mệt lả nhưvậy, Nhung thấy xót xa trong lòng, dịu giọng:

- Nếu vậy anh đi nghỉ đi, ngày mai tới trường anh nói cho em nghe được không?

Tấn đột nhiên nói:

- Không anh không tới trường đâu. Em xin phép giùm anh nghe.

Nhung kinh ngạc tới sững sờ. Nàng nhìn Tấn một cách lạ lùng, thốt lên:

- Cái gì... tại sao anh lại không muốn tới trường chớ.

Tấn không cần suy nghĩ, nói tiếp:

Anh tính xin phép nghỉ dạy độ một tháng. Em cứ bịa ra một lý do gì đó cũng được. Nói với ông hiệu trưởng giùm anh đi.

-Tại sao, tự nhiên khơi khơi anh lại nghỉ ngang xương vậy ít nhất anh phải cho em biết lý do chứ.

Tấn lắc đầu tỏ ý chán nản, nói:

- Anh mệt quá rồi, xin em đừng nói chuyện giông dài nữa.

Nhung thấy th.ái độ của Tấn tự nhiên thay đổi tới lạ lùng. Từ hồi nào tới giờ Tấn chẳng bao giờ dùng những lời lẽ như vậy nói chuyện với nàng. Nhung rất bực tức, nhưng nàng nhất định phải tìm ra lý do, nên tiếp tục hỏi:

- Thật sự đã xẩy ra chuyện gì, anh đột nhiên mất tích mấy ngày rồi lại tính nghỉ thêm một tháng nữa. Không lý có chuyện gì quan trọng tới như vậy xẩy ra cho anh hay sao. Không lý anh tính đi đâu xa hay sao? Anh không thể nói được cho em nghe hay saol

Tấn thở dài, cố bình tĩnh, nói:

- Tóm lại, nhất định có nguyên nhân. Em Nhung, em cứ xin phép giùm anh đi. Tất cả mọi chuyện ngày mai anh sẽ nói cho em nghe, được không?

Tối ngày hôm sau, Tấn và Nhung rủ nhau ra bờ sông Sàigòn. Nhung thấy người Tấn vẫn còn phờ phạc và mệt mỏi thấy rõ. Nhung nôn nóng muốn biết chuyện gì đã xẩy

ra cho người yêu, nàng hỏi:

- Anh Tấn à, mấy hôm nay anh đi đâu vậy?

Tấn đáp:

- Anh chỉ lòng vòng ở đây thôi.

Nhung không tin, nói:

- Anh gạt em, nếu anh ở đây tại sao mấy bữa rầy em tìm khắp nơi không thấy anh đâu. Hơn nữa chính mẹ anh cũng không có ở nhà nữa.

Tấn không thèm giải thích, chàng nói có vẻ thực thờ ơ:

-Anh ở đây thực mà, nếu em không tin, anh cũng chịu vậy thôi. Mấy bữa nay, anh và mẹ tờ mờ sáng đã ra khỏi nhà và tới khuya mới về. Nếu không như vậy, anh làm gì hốc hác như em thấy đấy.

Nhung nửa tin, nửa ngờ, nàng nói như oán hận:

-Có chuyện nhưvậy thực hay sao? Tại sao anh không tới trường xin phép.

Tấn nói làm Nhung chưng hửng.

- Anh vì chuyện của cha anh.

Nhung trợn mắt nhìn Tấn đăm đăm:

- Anh nói cha anh thực sự hay là cái ông già gặp bữa hôm đó.

Sự thực trong thâm tâm Nhung, nàng không bao giờ tin tưởng ông già bữa đó là cha của Tấn, nên nàng mởi buông lời giễu cợt đó. Nhưng Tấn vẫn im lặng không trả lời. Nhung nóng lòng hỏi thêm:

- Anh gặp anh ấy thực sao?

Nhung không ngờ Tấn gật đầu đáp:

- Phải.

Như vậy là anh đuổi theo ông ta và đã nói chuyện được với ông ấy rồi à?

Tấn gật đầu mà không nói gì. Anh có vẻ trầm ngâm tới lạ lùng.

Nhung nhìn Tấn với thái độ lạ lùng, nàng vừa tức vừa nôn nóng hỏi:

- Chuyện đã xẩy ra nhưthếnào, anh nói cho em nghe đi.

° ° °

Tấn nghĩ tới ngày hôm ấy, ông già đó đã đi ra từ nhà chàng, Tấn vội kêu ông và sự việc xẩy ra... Ông già nghe thấy tiếng gọi của chàng và xây mặt lại. Lúc đó Tấn đã nhận ra chính ông ta thực sự là ba chàng. Cũng chỉ vì ông ta quay lại và mỉm cười, nhưng rồi lại nhưngười xa lạ, quay đi như không biết gì.

Tấn không thể bỏ lỡ cơ hội này, chàng đã chạy theo. Chàng thấy bước đi của ông ta chậm chạp nên nghĩ là sẽ đuổi kịp ông ta rất nhanh thôi. Không ngờ anh đuổi theo lẹ bao nhiêu thì ông ta lại đi nhanh bấy nhiêu. Chàng đã theo ông ta qua không biết bao nhiêu con đường. Tấn nghĩ, cứ đuổi như vậy thì không bao lâu chàng sẽ mất dấu ông ta thôi. Bởi vậy chàng cốtìm cách nào để gặp bằng được ông ta mới chịu. Chàng đã cố kêu thực lớn, nhưng làm như ông không nghe thấy gì và vẫn lủi bước thực nhanh. Tấn đã cố gắng đi thực mau và hầu như chạy tới hết sức mình, nhưng cũng không thế nào bắt kịp ông ấy. Chàng không biết ông ta đi như thế nào, vì chàng cũng không thấy ông ta chạy, nhưng hình như vận tốc đã lên thực nhanh.

Tấn cảm thấy lạ kỳ, nhưng chàng nhất định phải bắt cho kịp để hỏi cho ra nhẽ ông'ta là ai. Nhưng dù có làm thế nào đi chăng nữa, khoảng cách hai người vẫn thực là xa. Không bao lâu ông ta đã bước vào một con hẻm nhỏ. Tấn biết chắc là khi ông đã lọt vô con hẻm nhỏ này rồi thì rất dễ lẩn khuất, nên chàng không dám chậm trễ. Tấn chạy thực mau tới con hẻm đó, và khi đi được một lúc Tấn mới khámphá ra đây là con hẻm cụt, không có lốt thoát. Chàng đã nhìn thấy ông già vô một căn nhà ở cuối hẻm. Sau khi ông vô nhà, Tấn chạy tới trước cửa, chàng định tông vô cửa nhưng không hiểu sao chàng lại ngần ngừ và ra đầu ngõ hẻm đứng thực lâu. Chàng nghĩlà mình có thể điều tra thân phận ông ta đâu phải là chuyện khó nữa, vì đã biết chỗ ở của ông ấy rồi. Đồng thời Tấn nghĩmình phải cho mẹ mình hay câi chuyện này mới được.

Bởi vậy tối hôm đó, Tấn đã về nhà thuật lại với mẹ những gì đã xẩy ra. Mẹ Tấn nghe con nói như vậy rất kinh ngạc, nhưng bà ta không tin. Bà bảo chàng:

- Tấn à, người giống người là chuyện thường thôi.

Chuyện đó không thế nào xẩy ra được đâu. Không lý con gặp ma rồi...

Mẹ Tấn tuy nói vậy, nhưng giọng bà có vẻ run rẩy. Tấn nói:

- Mẹ, đúng là cha đã chết từ lâu. Nếu hồn ma của ba xuất hiện, tại sao lại chờ tới mãi bây giờ mới về.

Mẹ Tấn lo lắng nói:

- Hay là ba con ở dưới suối vàng có gì bất an...

Tấn chưa đợi mẹ nói rứt đã ngắt lời.

- Không đâu mẹ, mẹ đừng tin dị đoan. Làm gì có hồn ma cơ chứ. Lúc ấy trời còn sáng mà.

Nghe con nói như vậy khiến bà đâm phân vân, nói nho nhỏ một mình:

- Ban ngày ban mặt thế này...

Tấn nói:

- Mẹ, con nghĩ như vậy, cha đã chết từ lâu. Có thể nói được là thân xác đã thành tro bụi. Ông già mà con gặp chắc chắn không thể nào là ba được. Nhưng mà cái dáng điệu thật là giống ba. Phải nói là giống như hai giọt nước vậy.

Mẹ Tấn nói:

- Trên đời này làm gì có ai giống nhau như hai giọt nước được, con nói tầm bậy rồi.

Tấn nói một quả quyết.

- Thật đó mẹ, giống hệt như nhau thôi.

Mẹ Tấn nói:

- Trừ khi mẹ đích thân gặp được, còn không bao giờ mẹ tin có chuyện đó đâu.

Vậy nhất định mẹ phải đi coi thế nào, vì chỉ có mẹ mới có thể biết được thực hay giả mà thôi. Con chắc chắn là thế nào mẹ cũng nhìn ra được ngay.

Mẹ Tấn có vẻ bực mình.

- Sao con cứ lải nhải mãi cái chuyện đó vậy, có lẽ con làm cho mẹ phát điên lên mất.

- Ý của con là muốn mẹ đi xem tận mắt thôi.

Mẹ Tấn hình như không hiểu chàng muốn bà làm gì nên hỏi:

- Làm thế nào?

- Mình tới nhà ông ta, con đã biết ông ấy ở đâu rồi. Cũng có thể sáng sớm mình tới trước cửa để rình thì thế nào ông ta cũng phải ra khỏi nhà.

- Thật mình phải đi sao?

Tấn nói:

- Tất nhiên là mình phải đi rồi. Ngày mai con quyết định không tới trường.

Ngày hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng. Tấn đã dắt mẹ đi tới một con hẻm nhỏ. Những người ở trong hẻm này có lẽ cũng là dân lao động, hình như họ toàn là những người đi làm công thì phải. Bởi vậy, mới sáng sớm mà mọi người đã lục đục đi làm. Những người bán hàng rong, bán cải, bán đậu hũ cũng đang nhộn nhịp chuẩn bị quang gánh ra chợ. Tấn dan mẹ tới cuối đường hém và chỉ căn nhà hôm

trước nói:

- Căn nhà này đó mẹ. Mình tới sớm như vậy, chắc chắn ông ta chưa ra khỏi cửa đâu.

Mẹ Tấn đề nghị:

- Như vậy mình phải tìm một chỗ nào kín đáo núp xem, chứ nếu người đó không phải là cha con thì coi kỳ cục lắm.

Tấn thấy mẹ nói rất phải nên chịu liền, chàng nói:

- Dạ, con cũng nghĩ như vậy.

Tấn nhìn quanh thấy gần đó có một cây cổ thụ, chàng bèn dẫn mẹ tới núp sau thân cây. Hai mẹ con đợi tới trưa, căn nhà đó vẫn không thấy có ai ra mở cửa. Hai mẹ con Tấn đã đợi hơn nửa ngày. Mẹ chàng có vẻ chán nản nói:

- Tấn à, có khi nào ông ta đi khỏi nhà rồi chăng?

Tấn lắc đầu, nói:

- Làm sao có thể như vậy được, mình đã tới rất sớm rồi mà.

Mẹ Tấn lại nói:

- Hay là mình đi hỗi nhà bên cạnh, có thể người ta cũng biết vậy.

Tấn phân vân nói:

- Con chỉ sợ ông già biết tụi mình rình rập nên cố ý không ra mà thôi.

- Con đừng lo chuyện đó, chúng ưùnh cứ đi hỏi cho ra nhẽ là được rồi.

Tấn nháo nhác nhìn chung quanh, chàng chợt thấy một bà lão đang phơi quần áo ở nhà bên cạnh, trong sân nhà, chàng dắt mẹ lại phía đó nói:

Như vậy mình thử hỏi bà già này xem sao.

Tấn tới trước bà già lễ phép hỏi:

- Thưa bà, cho con xin hỏi một chút. Bà có biết người ở căn nhà cuối đường hém này là ai không?

Bà lão đang phơi đồ trả lời:

- Có phải cậu hỏi ông già ở trong đó hay không?

Tấn nghe thấy bà già hỏi như vậy, mừng rỡ. Chàng vội vàng trả lời:

- Dạ, thưa bà đúng là ông già đó.

Tấn nghĩ một lúc rồi hỗi tiếp:

- Thưa bà có biết ông ấy tên gì không ạ?

Nói xong Tấn đột nhiên lo sợ bà già này nói tên ông già kia giống như tên cha chàng. Không ngờ bà lão nói:

- Tôi cũng không biết.

Mẹ Tấn nghe bà già nói như vậy, thở dài có vẻ thất vọng. Chắc có lẽ ông già đó là một người lạ nào đó thôi, bà có vẻ chán nản. Tấn nhìn mẹ, hỏi:

- Có gì không mẹ?

Mẹ Tấn trả lời: .

- Không có gì.

Tấn hiểu rõ tâm trạng của mẹ, nên nhỏ nhẹ nói:

- Trước khi đi mẹ cũng đã đoán trước nhưvậy rồi mà. Mẹ Tấn có cảm giác như vừa mất một cái gì, có lẽ chỉ có Tấn mới hiểu rõ được lòng của mẹ chàng. Khi hai mẹ con đang nói chuyện thì bà già cũng vừa phơi xong quần áo và đi ra. Lúc ấy mặt trời chói sáng, chiếu lên khuôn mặt nhăn nheo của bà lão. Tấn nhìn thấy bà lão có vẻ khó chịu nhìn hai mẹ con chàng, bà ta hỏi:

- Các người là ai, định tới kiếm ông già đó làm gì?

Hai mẹ con Tấn nhìn nhau và không biết phải trả lời ra sao. Bà Lão tiếp:

- Các người đi tìm người ta mà cho tới tên của người ta cũng không biết là lý gì?

Tấn không ngờ bị vặn hỏi, chàng chưa có chuẩn bị trước nên ú ớ không nói lên lời. Nhưng chàng cố nói:

- Thưa bà, số là hôm trước, nhìn thấy ông già quen quá Lúc về nhà mới chợt nhớ ra ông ta giống y như một người bạn cũ nên mới định trở lại đi tìm.

Cũng may mà bà ta không cật vấn gì thêm nữa nên Tấn

thở phào nhẹ nhõm. Bà già lại nói:

- ủa, ông già đó mà cũng có người quen sao. Mấy năm nay rồi tôi chẳng thấy ông ta tiếp xúc với ai cả.

Hai mẹ con Tấn nghe bà già nói vậy chưng hửng, không ngờ có chuyện đó. Trong lời nói của bà già thì ông già này thực sự cô độc không có bà con thân thuộc gì cả. Tấn hỏi:

- Vậy gia đình của họ đâu hả bà?

Bà lão liếc mắt nhìn Tấn nói:

- Sao cậu cứ hỏi hoài vậy, tôi đã nói không biết ông già đó là ai mà.

Tấn hỏi tiếp:

- Nhưng ông ấy có ở chung với người nào nữa không?

Bà lão trả lời cộc lốc:

- Không biết.

Bà ngoe nguẩy đi vô nhà, vừa đi vừa lẩm bẩm. Cái lão quái vật này, ai ở không mà để ý tới nó. Từ năm năm về trước, 15 tháng giêng dọn tới đây. Kỳ kỳ quặc quặc không biết làm cái gì mà bây giờ lại có thêm thằng lỏi này tới đây điều tra lão ấy nữa chứ.

Khi vô tới nhà, bà đóng cửa một cái rầm. Tấn đứng như trời trồng. Mẹ Tấn cũng như mất bình tĩnh, nắm chặt lấy tay chàng hỏi:

- Tấn, con có nghe bà già nói gì không?

Tấn có cảm giác bàn tay của mẹ lạnh tanh. Chàng hiểu được sựkhích động của mẹ vì chàng biếtrằng cha của mình chết đúng vào ngày 15 tháng giêng năm năm về trước.

Trời hè nóng nực mà mẹ con Tấn đứng giữa đường vẫncảm thấy lạnh như băng đá...

Nhung lay mạnh tay Tấn gọi:

- Anh Tấn, anh nghĩ cái gì mà thừ người ra vậy? .

Tấn nhìn sâu vô mắt Nhung, nói:

- Có thực em muốn biết chuyện gì đã xẩy ra phải khôngl

Nhung níu lấy tay người yêu, nôn nóng. .

- Anh nói cho em nghe đi.

Tấn từ từ kể lại câu chuyện dắt mẹ đi tìm ông già kỳ quái kia. Khi chàng ngừng lại nửa chừng. Không biết kết quả ra sao. Nhung nôn nóng hỏi:

Anh Tấn, rồi sao nữa?

Lúc ấy Tấn nắm chặt lang cang bên bờ sông. Sắc mặt kỳ quặc. Nhung lại hỏi tiếp:

- Kết quả như thế nào chớ?

Tấn lắc đầu nói:

Anh và mẹ anh đã đứng ở đường hêm đó mấy ngày mấy đêm mà vẫn không gặp được ông già đó.

Nhung nói:

- Tại sao anh không tới gõ cửa, anh có thể hỏi thẳng ông ấy mà.

Tấn thở dài, im lặng một lúc mới nói:

- Bộ em tưởng anh không thử qua rồi hay sao?

Nhung hỏi:

- Anh thử qua rồi à, vậy trong nhà không có ai sao?

Tấn nói:

- Anh cũng không biết.

Nhung ngần ngừ nói:

- Có khi nào người ta dọn đi rồi không?

Tấn lắc đầu, thẫn thờ lập lại câu nói vừa rồi.

- Không biết.

Tấn lẩm bẩm một mình, nhưng hình như cố tình cho Nhung nghe:

- Tôi đã hỗi cùng khắp người trong hễm, nhưng ai cũng trả lời như bà già bữa đó vậy thôi.

Nhung thắc mắc:

- Anh nói người ta trả lời ra sao?

- Họ nói ông già này từ năm năm về trước, dọn về đây ngày 15 tháng giêng. Ông ta chằng bao giờ tiếp xúc với người lân cận, nên mọi người rất thờ ơ với ông ta. Bởi vậy, chẳng ai biết lai lịch ông già đó như thế nào cả.

- Anh Tấn, anh tính làm sao. Có phải ông ấy biết anh tìm tới nên trốn tránh anh phải không?

Tấn cũng không biết phải trả lời Nhung ra sao vì chính chàng cũng không biết sự việc như thế nào. Nhung nói tiếp:

- Theo em nghĩ, ông ấy đã dọn đi rồi.

Tấn vẫn trầm lặng, hình như không nghe những gì Nhung nói và trong lòng chàng vẫn ngổn ngang trăm mối.

Nhung an ủi Tấn:

- Thôi bỏ đi, ông ấy đã cố ớnh dọn đi thì anh làm sao mà kiếm cho được. .

Tấn lẩm bẩm:

Thật là kỳ quặc, ba anh chết vào ngày 15 tháng giêng năm năm về trước.

Nhung nói: .

Năm năm trước, vào ngày 15 tháng giêng, ông ta dọn vô thì cũng là một sựtrùng hợp thôi, anh nghĩ ngợi làm gì

Tấn khích động nói:

- Làm sao có thể trùng hợp như vậy được, hơn nữa mặt mày ông ta và ba anh giống hệt như nhau. Anh không tin thiên hạ có sự trùng hợp ly kỳ như vậy.

Nhung thấy bộ mặt thảm não của Tấn trong lòng thực buồn. Nàng thở dài, nói: .

- Anh Tấn, anh bình tĩnh một chút được khôngl Nếu họ thực sự dọn đi rồi thì làm sao anh có thể kiếm được họ chứ.

Tấn vẫn còn bần thần, Nhung nhìn thấy Tấn như vậy Anh đang nghĩ gì nữa chứ. Anh còn công việc phải làm mà.

Tấn lại nói một mình nhưng cũng cố ý cho Nhung nghe.

- Không, nhất định tôi phải tìm ra sự thật.

Nhung buồn bã nói: . .

- Anh Tấn à, hình như anh thay đổi nhiều quá rồi.

- Ngay cả em cũng thấy anh quá lạ lùng.

Tấn vẫn trầm lặng, mặc dù người bạn gái mình đầy phẩn uất. Nhung càng ấm ức, nói:

- Anh nghe em nói đi, trên đời này cứ cố chấp như vậy cũng không có ích lợi gì đâu.

Tấn bực bội, gắt lên:

Em không biếtgì, tếthơn hếtlà đừng xía vào chuyện đó

Nhung cố nhịn, nàng nài nỉ:

- Em làm sao có thể không lo cho anh. Vì chuyện này mà anh như điên điên khùng khùng vậy. Anh lại bỏ dạy ngang như thế, học trò anh làm sao đây. Anh nên quên chuyện này đi và sống thảnh thơi như lúc trước có phải hay hơn không.

Tấn lắc đầu thở dài:

- Anh không bao giờ quên được chuyện này đâu.

Nhung vẫn cố nói:

- Anh Tấn, làm như vậy vô ích lắm. Anh nghe em

khuyên đi.

Tấn đột nhiên nổi giận, thét lên:

- Em im mồm đi. Em cho đó là chuyện vô ích. Đó là cha anh mà. Anh nhất định phải biết sự thực.

Nhung sững người lại vì từngày quen nhau tới nay nàng chưa bao giờ bị Tấn nặng lời như vậy. Nước mắt nàng tự nhiên trào ra, nàng bắt đầu khóc ra tiếng. Nhung không chịu được hành động này của chàng nữa, nàng đáp lại:

- Anh dựa vào đâu mà nói cái thằng cha già hôm đó là cha của anh?

Tấn cứng họng vì sự bắt bẻ của Nhung, chàng nói ngang:

- Anh không biết, nhưng nhất định phải điều tra cho rõ sự thực mới nghe.

Nhung tức tới nỗi không chịu được nữa, nàng cũng thét lên:

- Anh nói ngang như cua vậy đó.

Tấn nói nhỏ lại, nhưng giọng vẫn đầy bất mãn:

- Anh đã nói rồi mà. Đây là chuyện riêng của anh, hãy để tự anh giải quyết chuyện này được không?

Nghe Tấn nói như vậy, Nhung giậm chân bình bịch, nói:

- Vậy thì anh đi điều tra cái sự thật ấy của anh đi, em thấy anh điên thực sự rồi đó.

Tấn nghiến răng trả lời:

- Em yên tâm đi, anh sẽ nhất định tìm cho ra lẽ mà.

Nhung tức giận bỏ đi, nàng nói với lại:

Nếu vậy thì anh muốn làm gì thì làm đi, từ nay em sẽ không nói tới anh nữa. Từ trước tới giờ khi có cãi vã, Tấn lúc nào cũng nhường nhịn, đuổi theo Nhung xin lỗi. Nhưng lần này thì không, chàng dửng dưng và đầu óc Tấn bây giờ hầu như dồn hết vào việc tìm ra sự thật về vụ này.

Chàng nghĩ có lẽ bây giờ là lúc phải hành động một cách quyết liệt hơn nữa, không thể rình rình, mò mò như thế này được rồi. Trong đầu Tấn đã có chủ tâm. Chàng leo lên xe Honda phóng nhanh tới nhà Bình. Thằng bạn học chung lớp ở Trung học Huỳnh Thị Ngà dạo nào.

Bây giờ Bình là một sĩ quan cảnh sát đặc biệt, coi phòng hoạt vụ. Với chức vụ và quyền hành của Bình, chắc chắn anh ta có thể giúp Tấn thực hiện ý định của mình. Chàng vặn mạnh tay ga, tăng vận tốc cho chiếc xe Honda chồm lên, lao đi vùn vụt. Chẳng mấy chốc đã tới cổng nhà Bình. Thật may mắn, cũng vừa lúc ấy, Bình từ trong nhà đi ra, định leo lên chiếc xe jeep đậu ngay trước cửa. Thấy Tấn, Bình tươi nét mặt la lớn:

- A, ông thầy giáo. Ông đi đâu mà lại ghé qua đây vậy?

Tấn nói ngay:

- Tôi đi kiếm ông đây.

Bình hơi ngạc nhiên, hỏi:

- Kiếm tôi àl rảnh rỗi vậy hay sao ông thầy giáo.

- Không có rảnh rang gì đâu, có chuyện phải nhờ tới ông rồi.

- Chuyện gì thế? Hay là chúng mình vô nhà nói chuyện đi.

Tấn nhìn anh cảnh sát tài xế, hỏi Bình: .

- Hình như ông định vô sở hả?

Bình gật đầu:

- Ừ, tôi sửa soạn đi Biên Hoà. Nhưng còn sớm mà, vô nhà uống ly nước đã.

Tấn không khách sáo, dựng xe theo Bình vô nhà ngay.

Vừa bước qua sân, vợ Bình đã chạy ra tươi cười hỏi Tấn:

- Chào anh Tấn, sao lâu quá không thấy tới chơi. Chị Nhung đâu rồi. Bao giờ thì mấy ông bà mới cho tụi này uống nlợu đây?

Tấn gượng cười đáp:

- Còn lâu chị ơi, tụi này còn lu bu lắm.

Mời anh vô nhà chơi. Mấy ông bà này du hý kỹ thực, không biết định kéo dài cuộc tình tới thế kỷ nào nữa đây Bình cũng tiếp lời vợ.

- Hôm nay mà ông Tấn tới nhà tụi mình chơi, chắc chắn thế nào cũng có tin vui rồi, em khỏi phải lo đâu. Nói xong Bình quay qua Tấn nháy mắt hỏi:

- Có phải thế không ông thầy giáo?

Tấn thở dài, lắc đầu:

- Chằng những không phải vậy, mà có thể còn ngược lại nữa.

Vợ Bình trố mắt, la lên:

- Này, này... mấy ông bà đừng có giở chứng nhé.

Trong đám bạn bè tụi mìnhchỉ còn chờ cặp Nhung-Tấn của ông bà nữa là thôi đó. Mấy người đừng có loạng quạng nghe chưa.

Tấn ngồi xuống ghế, cố mỉm cười.

- Chị đừng có lo, nhất định là đám cưới tụi này chị không mất phần đâu. Nhưng mà phải thú thực với chị; hôm nay tôi tới đây định nhờ anh Bình giúp dùm một chuyện. Cũng vì vụ này mà làm cuộc đời tụi tôi đảo lộn.

Vợ Bình sửng sốt, lụp chụp nói:

- Có nghiêm trọng đến nỗi đó hay không anh Tấn.

- Dạ, thưa chị, có thể còn hơn thế nữa.

Bình cũng không giữ được bình tĩnh nữa, hỏi dồn:

- Ông nói đi, chuyện gì vậy? Nhất định tôi sẽ không để thằng nào yên, nếu nó dám xía vào đời tư bạn bè tôi đâu.

Tấn thở dài, nói:

- Có lẽ ông bà hiểu lầm câu nói của tôi rồi. Để tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho quí vị nghe vậy.

Nói xong Tấn từ từkể lại hết mọi chuyện. Chàng ngưng lại một chút rồi quay qua Bình nói tiếp:

- Bởi vậy tôi mới tới đây định nhờ ông lạm dụng chức vụ một chút. Xét căn nhà đó cho ra lẽ, xem có phải sự thực là như vậy không?

Cả hai vợ chồng Bình cùng bị lôi cuốn vô câu chuyện của Tấn. Không ai ngờ lại có chuyện lạ tới như vậy. Bình sốt sắng nói:

- Nếu vậy để tôi tới sở, truy lục hồ sơ căn nhà xem có những ai, rồi sẽ làm giấy xét căn nhà đó liền đêm nay. Tôi sẽ đích thân làm vụ này cho ông yên tâm. .

Vợ Bình cũng nói vô:

- Phải đó, anh làm liền đi. Em nghe anh Tấn kể vụ này cũng lạ lùng lắm.

Tấn ngần ngừ hỏi Bình.

- Thế còn vụ đi Biên Hoà của ông thì sao?

Bình mỉm cười.

- Không sao đâu, công tác này cũng chỉ là phối hợp với cảnh sát địa phương xét nhà mộtcan phạm bình thường thôi. Ông khỏi lo, sĩquan phụ tá của tôi thay thếcũng được. Sự thực không phải như Bình nói, vì hôm nay chẳng có công tác nào ở Biên Hoà cả. Bình có một cô nhân tình, mướn nhà cho nàng sống trong Chợ Lớn. Cứ lâu lâu lại dối vợ, lấy cớ đi công tác xa đặng về đó hứ hí với bồ. Cũng vì vậy mà Bình đi chơi xả láng mà vợ chàng không biết ất giáp gì cả. Nhưng chính Bình lại cũng không ngờ, những lần dối vợ đi hú hí với bồ như vậy là những lúc Liên ở nhà kéo thằng vác gạo lên phòng vui vầy ân ái. Anh chàng này ở ngay hẻm sau nhà, làm công cho vợ chồng Bình. Công việc của anh ta là vác gạo và đạp xe ba bánh giao gạo cho khách hàng. Y mới chưa đầy ba mươi tuổi mà đã có bảy đứa con rồi. Liên không ngờ được con người khờ khạo, lam lũ ấy lại có một sức sống bền bỉ kinh hồn như vậy. Ngay từngày đầu tiên Tấn mở cho nàng cái tiệm gạo ở ngay từng dưới nhà là Liên đã mướn Tú rồi. Hôm ấy anh chàng lớ ngớ, ở trần trùng trục tới xin đống sà bần đổ trước nhà. Liên đã mê ngay những bắp thịt lực sĩ trên thân thể người đàn ông lao động này và nàng gạ anh ta làm luôn cho tiệm gạo. Khỏi phải nói, Tú mừng tới ngẩn ngơ nhưtrúng số. Vì đang làm ăn khó khăn mà .lại có một chỗ làm lương hướng khá như vậy ngay cạnh nhà thì còn gì hơn nữa. Từ ngày đó Tú làm luôn cho tiệm gạo của]~iên cho tới nay cũng được hơn một năm rồi.

Khi Tú nhận lời làm ở đây, Liên đã có ngay những dự định trong đầu. Nàng không thể bỏ qua được cái thân thể lực sĩ với những bắp thịt săn cứng lại thật hấp dẫn nhưthế. Chẳng bù với Bình, thịt thà nhão nhoẹt, bụng phệ, ngực lép Chỉ được cái oai phong quần áo bên ngoài. Khi leo lên giường, lục đục ba cái là sụi lơ, làm Liên có những đêm muốn điên lên vì khao khát tình dục. Truyenviet.com và chưa đầy một tháng sau khi Tú làm cho nàng, Liên đã toại nguyện đi những gì nàng mong ước. Từ đó, dù cho Bình có đi công tác baonhiêu ngày, vắng nhà bao nhiêu đêm, cũng không làm Liên chú ý tới nữa.

Hôm nay, khi Bình cho hay phải đi Biên Hoà mấy ngày mới về, Liên đã nói với Tú để ý hành lang sau nhà, phía trên lầu. Hai đứa có ám hiệu cho nhau từ trước tới nay là khi Liên đổi chậu kiềng hoa Hồng qua bên trái, và chậu kiểng hoa Sứ qua bên phải là Bình đi công tác xa nhà, và Liên muốn ngủ với Tú. Bởi vậy khi nàng nghe Bình nói cho sĩ quan phụ tá đi Biên Hoà thế chàng, nàng hỏi ngay.

- Vậy hôm nay anh không đi Biên Hoà nữa à?

Bình vô tình nói dối:

- Có chứ, anh chỉ bảo ông sĩ quan phụ tá đi trước, thế anh lúc đầu. Khi anh lo xong việc cho anh Tấn là phải tới đó ngay.lKhông có anh làm sao họ làm việc được.

Nói xong Bình quay qua lấn, tiếp:

- Ông cứ yên chí đi, đưa địa chỉ căn nhà đó cho tôi, tối nay tôi làm liền. Sáng mai ông tới đây tôi cho ông hay kết quả.

Nói xong Bình thấy phải làm vụ này ngay, vì chàng đã hẹn Tú Vân khuya nay thế nào cũng phầi về, nếu chậm chễ thế nào cũng có chuyện với cô nhân tình trê khó tính này ngay. Chàng đứng dậy ra vẻ sết sắng, nói:

- Được rồi, ông cứ về đi. Tôi vô sở tính chuyện này ngay bây giờ.

Cả Tấn và Liên cùng mừng rỡ. Mỗi người đều có một lý do riêng...

Bình vội vã leo lên xe ngay, chàng giục anh tài xế lái xe thực mau vô sở. Bình tới phòng văn khố truy lục sổ gia đình cái số nhà Tấn vừa đưa lúc nãy. Phòng văn khố chứa đựng hồ sơ ở đây phải nói đầy đủ và thứ tự nhất trong mấy quận Đô Thành. Bởi vậy chỉ vài phút sau, Bình đã lôi ra tờ khai gia đình ở căn nhà chàng muốn tìm. Nhưng thực lạ lùng, gia đình này đã di chuyển đi từ năm năm nay mà tại sao lại không có ai dọn vào. Bình cố tìm một lần nữa, mấy nhân viên của phòng văn khốcũng tíu ưt lục lọi, nhưng chỉ có thế. Nhưvậy có nghĩa là căn nhà đó phải bỏ không, hoặc có người dọn tới mà không chịu khai báo với cơ quan cảnh sát.

Bình lên phòng trực, gọi điện thoại cho bót cảnh sát địa phương là chàng sẽ tới đó nhờ họ phối hợp với cơ quan chàng đi xét sổ gia đình một căn nhà ngay bây giờ.

Chỉ vài phút sau, toán cảnh sát, an ninh phối hợp đã lên đường tới căn nhà trong căn hẻm nhỏ mà mẹ con Tấn rình rập mấy ngày qua. Trời tối mò mò, con hém không một bóng đèn đường. Thỉnh thoảng mới có vài tia sáng hất ra từ khe cửa sổ của một vài nhà nào đó đi ngủ trễ. Mọi người đều đi bộ, xe hơi phải đậu ngoài hém vì đường vô hôm quá nhỏ. Những hàng hiên nhà nhấp nhô, cái cất ra, cái thụt vô. ánh đèn pin lấp lánh trên con đường đất gồ ghề. Không ai nói với ai một câu nào, chó bất đầu sủa dài theo lối xóm.

Một lúc sau, toán an ninh cảnh sát đã tới trước căn nhà. Quả thực họ là những nhân viên an ninh chuyên nghiệp, nhất là lại có Bình đi theo nên ai nấy đều trổ hết tài nghệ san có của mình cốt cho cấp chỉ huy thấy để lãnh công. Đã có mấy người bọc ra ngã sau, căn nhà bây giờ dù có ai ở trong muốn chạy thoát cũng đành bó tay vì đã bị vây kín. Nhiều nhân viên đã rút súng thủ sẵn. Họ hành động lanh lẹ và im lìm như những bóng ma. Bình rất hài lòng với những người lính dưới quyền mình. Chàng ra dấu cho anh trưởng toán gõ cửa. Anh ta lên tiếng ngay:

- Mở cửa, cảnh sát xét tờ khai gia đình.

Không có tiếng trả lời. Anh ta gõ mạnh vào tấm ván trước mặt, gọi lớn hơn.

- Chủ nhà, xin mở cửa, cảnh sát tới xét tờ khai gia đình.

Vẫn không có ai trả lời. Bình nghé mắt nhìn vô trong qua khe cửa. Chàng thấy rờn rợn vì chiếc bàn thờ kê giữa nhà chập chờn trong ánh sáng leo lắt của một ngọn đèn dầu nho nhỏ. Anh trưởng toán vẫn kiên nhẫn gõ cửa:

- Mở cửa, mở cửa. Cảnh sát xét tờ khai gia đình.

Một nhân viên đứng bên cạnh Bình nói.

- Thưa đại úy nhất định nhà có người, vì trên bàn thờ có thắp đèn.

Bình gật đầu.

-Tôi cũng nghĩ như trung sĩ. Mình phải gọi bằng được gia chủ mở cửa mới nghe.

Anh trưởng toán nghe Bình nói vậy. Nắm tay đập thật mạnh vô cửa ầm ầm.

- Mở cửa, mở cửa... cảnh sát xét sổ gia đình.

Bình chờ một chút nữa cũng không thấy động tịnh gì.

Chàng bảo anh trưởng toán.

Thượng sĩ cứ cho anh em vây chặt căn nhà này. Để tôi dắt mấy nhân viên qua xét nhà bên cạnh hỏi thăm tin tức ra sao.

Nói xong, Bình ra dấu cho hai nhân viên đứng bên chàng tới nhà bên cạnh. Hình nh.ư gia đình này đã nghe thấy tiếng gọi cửa nhà kế bên nên mọi người đã thức dậy và sẵn sàng sổ gia đình tự hồi nào. Mọi người cũng đã tập trung ra phòng ngoài cho nhân viên cảnh sát kiểm điểm.

Bình hỏi gia chủ.

- Xin bác cho biết căn nhà bên cạnh này có ai ở hay không?

Người đàn ông gật đầu.

- Dạ, thưa thầy có một ông già ở đó tự lâu rồi.

- Hôm nay bác có thấy ông ta có nhà không?

- Dạ, thưa thầy ông già này ít có xuất hiện lắm. Lâu lắm người ta mới thấy ông tara vô. Hômnay tôi cũng không để ý lắm.

- Bác có biết họ làm ăn ở đâu không?

- Thưa thầy, ông già này không bao giờ nói năng với ai ở khu này cả, ông ấy sống âm thầm như một bóng ma vậy đó Cả xóm cũng chẳng ai biết ông ta làm ăn ra sao cả.

- Bác nghĩ là tối nay ông già đó có nhà không?

Người đàn ông chưa kịp trả lời, bà vợ đã đỡ lời.

-Thưa thầy, hình nhưchiều nay tôi thấy ông già có đi qua cửa nhà tôi.

Ông ấy đi một mình hay đi với ai.

- Ông ta đi đâu cũng chỉ có một mình thôi. Chưa bao giờ thấy có lần nào đi với ai cả.

- Như vậy chị nghĩ là ông ta có nhà phải không.

- Dạ, tôi chỉ đoán như vậy thôi. Vì ông ấy đi về trễ lắm.

Bình thấy như vậy cũng đủ rồi. Chàng cám ơn gia chủ, trở lại căn nhà lúc nãy. Anh cảnh sát tưởng toán vẫn kiên nhẫn gọi cửa. Thấy Bình trở lại, anh ta nói ngay.

- Thưa đại úy họ nhất định không mở cửa.

Bình nói.

Tôi có thể nói họ ở trong nhà.

- Đại úy tính sao?

Bình ngần ngừ một lúc, rồi ra lệnh:

- Phá cửa vô đi.

Chàng vừa nói xong, người trưởng toán cảnh sát đã lấy vai đẩy mạnh cánh cửa. Có lẽ anh ta nóng lòng nên dùng sức tông thực mạnh. Cánh cửa bật tung, đập vô vách phía trong tạo nên tiếng động thực lớn. Có tiếng gió rít lên đâu đây, ánh đèn trong nhà lung linh ma quái, chập chờn tới khiếp đảm. Mọi người tràn vô nhà thực nhanh. Mấy cây đèn pin cùng chiếu vô trong một lượt, nhưng không có ai.

Bình lên tiếng:

- Ông chủ có nhà không? Cảnh sátxéttờ khai gia đình.

Vẫn không có tiếng trả lời. Tự nhiên Bình nổi nóng la lớn.

Các anh xét cho thực kỹ. Bắt hết người trong nhà này đem về sở cho tôi.

Lục lọi một hồi, người thượng sĩ trưởng toán nói với Bình.

- Thưa đại úy, căn nhà này kỳ cục quá. Không có đồ đạc gì hết, chỉ có mỗi mộtcái bàn thờ ở giữa nhà thôi. Hình như không có ai ở đây cả.

Bình hơi cau có.

- Vô lý lúc nãy nó gài cửa phía trong. Nhà lại chỉ có một cửa ra vào. Hơn thếnữa, cây đèn dầu trên bàn thờ còn cháy và bà hàng xóm đã thấy ông ta đi về chiều nay. Không lý lão là ma.

Bình vừa nói xong giật mình. Chàng vừa nhìn thấy bức hình trên bàn thờ quen quen. Tới gần hơn, dọi đèn pin vô bức ảnh. Bình thấy xương sống lành lạnh, hình như có một điều gì không ổn. Chàng đã nhận ra người trong hình. Không phải ông Tư bố của Tấn thì còn ai vào đấy nữa. Chàng có một trí nhớ rất tốt. Chính bức hình này Tấn đã đã cầm trên tay hôm đưa đám ma. Hơn thếnữa, ai chứ mặt mũi, hình dáng của bốTấn làm sao Bình có thể quên được.

Chàng đã đến nhà Tấn hàng ngàn lần và nói chuyện với bốTấn không biết bao nhiêu lần suốt thời còn đi học chung với Tấn.

Bình đâm hoang mang thực sự. Tại sao bức hình này lại ở đây Còn người trong nhà này đi đâu. Ông già mà người hàng xóm nói không thếnào là giả được. Ông ta là ail Nhớ lại câu chuyện của Tấn kể chiều nay làm Bình run lên. Không lý ông già này đội mồ về đây sống hay sao. Ông ta là ma hay là người. Chàng quan sát một lượt thực nhanh trên bàn thờ, cũng chẳng có gì đáng chú ý. Mấy cuốn kinh kệ và một miếng vải vàng cũ kỹ.

- Thưa đại úy chắc chắn không có ai ở đây rồi.

Tiếng nói của người thượng sĩ trưởng toán bấtchợtvang lên bên cạnh Bình làm chàng giật nẩy mình. Chàng nhìn anh ta nhưmột hồn ma hiện về. Khuôn mặt lung linh trong ánh sáng chập chờn tranh tối tranh sáng thực ghê rợn. Bình nói thực mau.

- Về thôi, để sáng mai anh sau.

Nói xong, Bình với tay lấy tấm hình trên bàn thờ. Chàng muốn có một vật gì trao cho Tấn để y tin rằng chàng đã hết lòng với bạn bè. Hơn thếnữa, bức hình này có thể cho Tấn biết những điều chàng sẽ nói với y là sự thực. Lấy tấm hình xong, Bình tiện thể thổi tắt ngọn đèn dầu, trong thâm tâm chàng đã cho rằng căn nhà này thuộc về gia tài của bạn bè. Nhà không có ai, để đèn như thế này rất dễ sinh ra hoả hoạn.

Bình đi thực mau ra cửa, chàng đưa tấm hình cho anh tài xế, nói:

- Đưa bức hình này cho nhà tôi, bảo bà ấy sáng mai trao cho ông Tấn. Nói tôi đi công tác tởi chiều ngày mốt mới về.

Nói xong, Bình rảo bước. Chàng phải tới nhà cô nhân tình ngay. Giờ này chắc connhỏ đang trông đứng trông ngồi chứ không chơi.

Những nhân viên bao quanh căn nhà cũng đã theo ra hết. Mọi người rì rầm bàn tán. Ai cũng có vẻ bực bội vì cả một đám nhân viên thếnày lnà không làmnên cái trò trống gì cho ông xếp lớn, đích thâll đi xét sổ gia đình. Một trường hợp rất ít khi xẩy ra. Đi được một quãng. Bỗng có mộtnhân viên nói.

- Hình như trong nhà vẫn có ánh đèn.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...