Lưu Hương Tử Lệnh
Chương 38: Thiếu Lâm phương trượng
Vì thấy bàn tay gầy đét của Cổ Phật Tâm Ðăng chụp vào vai của Thanh Phong đạo trưởng, Thần Phiến Tử biết ngay là thế đánh tối độc, ông ta sợ Thanh phong đạo trưởng không đỡ nổi nên quyết đánh một đòn thí mạng, một là để khống chế Cổ Phật Tâm Ðăng, hai là để giải thoát Thanh Phong đạo trưởng.
Nửa vòng cung cánh quạt giáng xuống y như ngọn búa Lỗ Bang, chẳng những thế đánh quá nhanh mà sức mạnh của nó dầu cho một bức vách sắt cũng không làm sao đứng vững, thế nhưng ống tay đến rộng của Cổ Phật Tâm Ðăng đưa lên đỡ nó một cách quá nhẹ nhàng.
Vừa cảm thấy tiềm lực từ trong tay áo của Cổ Phật Tâm Ðăng toát ra, Thần Phiến Tử giật mình biết ngay tình hình nguy hiểm, ông ta lật đật thu bớt công lực lại, nhưng...
Ðã chậm mất rồi.
Bàn tay khô đét của Cổ Phật Tâm Ðăng thò ra bắt lấy cánh quạt, đồng thời chân phải của ông nhấc nhanh lên.
Thần Phiến Tử dồn hết nội lực xuống bàn tọa và uốn mình qua hứng lấy.
Biết không thể tránh nổi cú đá thần tốc của Cổ phật Tâm Ðăng nên Thần Phiến Tử chỉ còn cách dồn công lực và đưa bàn tọa ra chịu đựng, ông biết chỉ có cách đó mới bảo toàn sinh mạng, chứ nếu để bàn chân của nhà sư hung ác này giáng trúng bất cứ nơi nào thì cũng phải đứt hơi ngay.
Như một quả bóng bị dội, cú đá của Cổ Phật Tâm Ðăng rơi đúng vào bàn tọa của Thần Phiến Tử làm thân hình bị bắn bỗng lên không hơn một trượng.
Chân trái của Cổ Phật Tâm Ðăng còn đang đà cũng ngược vào vai Thanh Phong đạo trưởng, nhưng Thanh Phong đạo trưởng đã sẵn để phòng, ông ta bước lui chân trái và nạnh mũi kiếm trở qua, vừa tránh cái chụp sống chết nhà sư, đồng thời tấn công vào chỗ yếu ngay dưới Phật Tâm Ðăng đã không kịp tránh né mà lại còn hạ tay xuống thật nhanh, mũi kiếm của Thanh Phong đạo trưởng dính cứng vào nách đồng thời xoay hẳn mình lại, chân vừa đá Thần Phiến Tử của ông ta không đá mà lại quét luôn.
Ðứng ngoài nhìn vào thì thấy thân ảnh nhà sư xoay tròn như con vụ?
Thanh kiếm của Thanh Phong đạo trưởng bị cái kẹp gãy làm hai đoạn, và cũng ngay lúc ấy, một tiếng “bịch” vang lên.
Thanh Phong đạo trưởng chịu luôn một cú đá ngay bắp chân văng tuốt ra ngoài.
Ðánh bay cả hai người, Cổ Phật Tâm Ðăng vẫn còn nắm chặc cây quạt của Thần Phiến Tử trong tay và y như một hùm say máu, ông ta hai tay nắm lấy cây quạt vặn tréo qua, vặn tréo lại và quăng luôn xuống đất.
Nhe cái miệng không còn một cái răng như quỉ sứ, Cổ Phật Tâm Ðăng cười khèn khẹt như khỉ kêu và vươn cả hai phóng bay vào vòng chiến.
Tư thế của nhà sư già giống y như một con sói xông vào thỏ, cách dữ dằn đó đã làm cho quần hùng Lưu Hương trố mắt nhìn hoảng hốt.
Lúc bấy giờ trong trận đấu, Giang Thượng Phong và Trúc Kiếm tiên sinh đã lâm vào thế hạ phong.
Hai người đã cùng với Biên Phi Phượng đánh nhau đã ngoài trăm hiệp.
Cây thước ngọc càng phút càng nhanh trong gió, sức hút của nó vì quá nhanh nên càng dữ tợn và càng nhanh chừng nào, khí lạnh càng bốc ra với chu vi hơn trượng dư,
Cho dầu đã để phòng, đã vận dụng chân nguyên từ đan điền lên chống đỡ, nhưng vì trận chiến kéo dài làm cho Giang Thượng Phong và Trúc Kiếm tiên sinh không thể duy trì.
Khí lạnh từ cây thước ngọc tỏa ra làm cho hai người yếu lần, chiêu thế cũng theo đó mà chậm lại.
Trong tình thế hiện tại, bất cứ ai cũng nhìn thấy quá rõ ràng, bây giờ thì cả hai đều hết mong có cơ hội phản công, và chỉ cần kéo thêm chừng nữa tiếng đồng hồ nữa là cả hai, nếu không vong mạng dưới thanh kiếm của Biên Phi Phượng thì nhất định cũng mang thương tích nặng lắm.
Vì khí lạnh càng phút càng bốc ra và công lực của hai người càng phút càng giảm xuống trong khi Biên Phi Phượng càng đánh càng hăng.
Như bây giờ thì đã lâm vào thế ngồi trên lưng cọp, nếu Giang Thượng Phong và Trúc Kiếm tiên sinh không liều chết để cầm chân Biên Phi Phượng thì tại đây đâu còn ai là đối thủ của nàng.
Nghinh chiến với Bạch Cốt Thần Quân là Tần Nhân Khanh, thanh trường kiếm trong tay của họ Tần tự nhiên cũng không phải là đối thủ của người lãnh tụ Bạch Cốt môn.
Nhưng kỳ diệu làm sao, đối với cây phất trần bên tay trái, cứ mỗi là nhất lên là Bạch Cốt Thần Quân lại phải thối lui, thế thanh kiếm trong tay tuy thường bị cây Bạch Cốt trảo của Bạch Cốt Thần Quân làm cho bất lực thì lập tức chiếc phất trần hất lên, và cứ như thế là Bạch Cốt Thần Quân phải thối lui mấy bước.
Cây phất trần gần bảy tám năm nay, do bàn tay Tần Nhân Khanh sáng tạo và tập luyện, chiêu thế dị kỳ của nó đã làm cho ông ta giữ vững ngôi vị giang hồ, thế nhưng nó lại là vật tự vệ chứ không phải tấn công, hay nói đúng hơn nó chỉ chuyên gỡ rối mỗi khi bị đối phương lấn áp.
Vì công dụng của nó như thế nên Tần Nhân Khanh mới không bị Bạch Cốt Thần Quân trấn áp, nhưng chính ông ta cũng không chiếm được thượng phong.
Mặt trận này, nhờ thế mà được xem là giữ mức quân bình.
Nghinh chiến với Phi Long kiếm khách Lục Hạo Xuyên là Ðộc Nhãn Diêm La Ðơn Hiểu Hiên và Hồng Diện Phán Quan Nghiêm Hữu Tam, bằng vào võ công cũng như nội lực của Ðơn Hiểu Thiên và Nghiêm Hữu Tam có thể nói toàn thể vùng Tây bắc đều phải kiêng dè, thanh kiếm và hai ngọn bút trong tay hai người được coi là bất khả xâm phạm đối với bọn Hắc đạo giang hồ vùng Tây bắc.
Thế nhưng bây giờ cả hai người hợp công, đối với Phi Long kiếm khách Lục Hạo Xuyên lại bị xem như không hề hấn trong vòng mấy chiêu đầu, cả hai người bị cuốn vào vòng kiếm quang gần hai trượng chu vi.
Thanh kiếm trên tay của Lục Hạo Xuyên trở thành một lưới thép vung tròn, Nghiêm Hữu Tam và Ðơn Hiểu Thiên có đem hết sức mình cũng không làm sao thoát ra được để phản công trở lại
Thần Phiến Tử và Thanh Phong đạo trưởng bị Cổ Phật Tâm Ðăng đá bật ra ngoài vòng chiến, cũng may nhờ vào công lực thâm hậu cho nên hai người tuy không bị trọng thương trong người, nhưng cũng phải ngồi xuống nhắm mắt vận công điều dưỡng.
Cổ Phật Tâm Ðăng không thèm truy kích, ông ta lại vươn hai bàn tay ghê gớm nhảy xổ vào đám đông của Lưu Hương cốc như mãnh hổ giữa bầy dê.
Yên Sơn song kiệt Khang Văn Huy và Dương Sĩ Kiệt tuy biết sự lợi hại của nhà sư quái gở này nhưng đã lâm trận là không thể nào co rút, cả hai vội nhảy ra cản lại.
Hứa Kính Bá thấy Cổ Phật Tâm Ðăng hung hãn quá, ông ta lật đật thủ Lôi Hỏa thần châm trong tay và kêu lớn :
- Khang, Dương. Xin nhị vị hãy lui lại.
Nhưng làm sao kịp nữa, thể tới của ba người đã sát cận vào nhau, hai thanh kiếm và thương của Yên Sơn song kiệt đã phóng ra rồi.
Và hai ống tay áo rộng của có Phật Tâm Ðăng cũng đã cuốn lên.
Bình... bình.
Hai tiếng dội như đập vào bao cát, thân hình của Yên Sơn song kiệt bị hai chưởng tung lên như quả bóng và văng bắn vào tường.
Cũng may là Cổ Phật Tâm Ðăng chưa sử dụng Âm Cực chưởng và cũng may là Yên Sơn song kiệt công lực cũng tương đối khá, cho nên hai người chỉ bị hơi dội chứ không đến nỗi phải chịu trọng thương.
Thấy Yên Sơn song kiệt bị loại ra ngoài vòng chiến quá nhanh, Giang Bộ Thanh và Lý Duy Năng lật đật tràn ra đón lấy.
Họ vừa đưa tay đỡ Yên Sơn song kiệt và khi hai người này đứng vững là họ lao ra chận lấy Cổ Phật Tâm Ðăng.
Hứa Kính Bá vội kêu lên :
- Nhị vị công tử hãy mau lui lại.
Vừa nói ông ta vừa thủ ống đồng xốc tới.
Nghe Hứa Kính Bá gọi lớn và tự biết mình cũng không phải là đối thủ, Giang Bộ Thanh và Lý Duy Năng vội lui lại, nhưng vẫn kềm chặt hai bên để để phòng tiếp ứng.
Hứa Kính Bá đứng cách Cổ Phật Tâm Ðăng chừng một trượng, ông ta nói bằng một giọng từ tốn :
- Ðại sư đổ xô vào trận như cọp giua bầy dê, chẳng lẽ đại muốn tàn sát cả hay sao?
Cổ Phật Tâm Ðăng lim dim đôi mắt, nhưng từ trong khe hai mi mắt đó, hai luồng nhãn tuyến y như hai luồng sáng lóe lên :
- Ngươi không nghe lệnh của Ðại cung chủ vừa ban ra à? Giết hết không chừa một mống.
Hứa Kính Bá cau mặt :
- Ðại sư muốn bức ta xuất thủ hay sao?
Vì bên sau Cổ Phật Tâm Ðăng không mấy xa còn có Tần Nhân Khanh và Bạch Cốt Thần Quân đang giao chiến, Lôi Hỏa thần châm phóng ra trong lúc này sẽ lâm vào và thành cháy vạ lây vì thế cho nên ông ta ngần ngừ chưa quyết định.
Cổ Phật Tâm Ðăng lóe mắt lên :
- Ngươi là Cô Tô Thành Hứa Kính Bá đó phải không?
Nghe hỏi đích danh mình, Hứa Kính Bá hiểu ngay rằng đối phương cũng đã biết qua Lôi Hỏa thần châm nên ông ta nói thẳng :
- Ðúng, Tứ cung chủ của Ngũ Phượng môn và cặp Hắc Bạch song hùng đều chết dưới ngọn Lôi Hỏa thần châm của ta, chắc đại sư cũng đã thấy rồi, xin đại sư đừng buộc ta phải làm lại một lần nữa với một vị lão tăng đức cao trọng vọng, cái mà lòng ta không muốn.
Trong khi cố ý kéo dài với Cổ Phật Tâm Ðăng, Hứa Kính Bá láy mắt về phía Giang Bộ Thanh và Lý Duy Năng để ra hiệu, hai người hội ý tháo lui.
Họ biết Hứa Kính Bá nhất định phải hạ độc thủ, vì đối với nhà sư hung hãn này, chậm đi một giây là chết.
Cổ Phật Tâm Ðăng cười khèn khẹt :
- Ngươi tưởng bần tăng sợ cái thứ trò chơi đó lắm hay sao chứ?
Hứa Kính Bá lui lại sau ba bước, ông ta canh cho thật đúng tầm của Lôi Hỏa thần châm và gằn giọng :
- Tại hạ lui lại ba bước để tỏ lòng kính trọng đại sư, nếu đại sư không chịu suy nghĩ thì tại hạ không còn cách nào khác nữa.
Thật ra đó chỉ là một câu nói cho có lệ và nhất là phải trì hoãn để cho Cổ Phật Tâm Ðăng tấn công trước, vì đối với nhà sư lợi hại này, nếu Lôi Hỏa thần châm phát ra trong trường hợp bình thường thì cũng rất khó lòng trúng đích, nó cần phải có tầm xa đúng mức, và nhất là phải để cho đối phương đột khởi thế công.
Cổ Phật Tâm Ðăng tuy ngoài miệng nói không hề sợ, nhưng sự lợi hại của Lôi Hỏa thần châm chính mắt ông ta cũng đã thấy rồi. Cho nên dầu công lực cao tới mức nào, đối với món võ khí ấy ông ta cũng đâm ra dè dặt, ông ta nhìn Hứa Kính Bá và cười sằng sặc :
- Họ Hứa, ngươi cứ phóng Lôi Hỏa thần châm đi, ta đâu phải hạng người dễ sợ sệt.
Vừa nói ông ta vừa từ từ nhích tới.
Cự ly đã quá đóng rồi, cho dầu công lực cao siêu cách mấy cũng không làm sao tránh nổi.
Hứa Kính Bá nhướng mắt cười gằn :
- Cổ Phật Tâm Ðăng, ông có nghĩ đến công phu tu luyện của mình hay không?
Miệng thì nói như thế cốt để phân tán sự chú ý, nhưng tay Hứa Kính Bá đã nhấc nhẹ lên.
Bùng, Bùng.
Lôi Hỏa thần châm chưa kịp phát ra thì có nhiều tiếng nổ vang lên liên tiếp.
Cả tòa đại sảnh rung rinh.
Ðại cung chủ Biên Phi Phượng đang chiếm thượng phong chỉ cần chút thời gian là Trúc Kiếm tiên sinh và Giang Thượng Phong sẽ bị hạ ngay, trong khi nàng đang cố huy động cây thước ngọc, cố làm cho khí lạnh bốc ra thêm dễ dàng hạ địch thủ thì tiếng động nổi lên rung chuyển.
Nàng giật mình thét lớn :
- Kẻ nào lớn mật công phá..
Nàng thét chưa dứt tiếng thì thêm hai tiếng : bùng, bùng.
Bốn cánh cửa bị bật tung ta.
Bốn cánh cửa này cùng chung một cơ quan điều khiển, cứ phá được một thì cả bốn đều mở hết. Nhưng trong trường hợp này, hình như bốn cánh cửa này bị công một lúc. Người thứ nhất thối lui là Hắc Trượng Ông. Sau khi Hắc Y song hung bị chết bởi tay của Hứa Kính Bá cánh cửa này chỉ còn lại một mình Hắc Trượng Ông trấn giữ và bây giờ thì lão thối lui vì bị chưởng lực bên ngoài.
Chưởng lực tấn công có lẽ là mạnh lắm cho nên Hắc Trượng Ông một tay ôm ngực, một tay quờ quạng thất thần đi lui từng bước, miệng lão máu phun ra ướt cả thân áo trước.
Hai người tung cửa bước vào là hai vị Hòa thượng, nhưng khi bước vào khỏi cửa thì cùng qụy xuống nằm bất tỉnh.
Chu Tiềm lao nhanh tới.
Hai vị hòa thượng này không ai xa lạ mà chính là Giác Minh đại sư, Đường chủ La Hán đường của Thiếu Lâm tự, và một là chủ trì Thanh Lương tự ở Kim Lăng là Giác Thắng đại sư.
Vì Ðộc Tẩu Chu Tiềm biết ngay hai vị Hòa Thượng đều bị độc chất của Hắc Trượng Ông.
Chỉ cần nhún mình một cái thật mạnh là Chu Tiềm đã tới sát bên Hắc Trượng Ông và cũng chỉ cần một cái hất chân là Hắc Trượng Ông ngã xuống nằm bất động.
Ðộc Tẩu Chu Tiềm lao nhanh tới lấy bình thuốc trong mình trút ra nhét vội vào miệng hai nhà sư Thiếu Lâm, mỗi người ba hoàn và đỡ ngồi dựa vào tường.
Trong khi Chu Tiềm giải quyết xong phần bên này thì ba cánh cửa kia cũng đã có người xâm nhập.
Hướng Tây bắc tiến vào tám vị hòa thượng mặc đến cà sa, tay cầm thiền trượng, họ từ từ đi vào thật chậm.
Phi Cảnh và Huyền Cảnh vừa thấy người phá cửa là cùng thét lên một lượt nhảy xổ vào tung chiêu tới tấp.
Hình như đã biết thừa công lực, cho nên các nhà sư vẫn đứng yên chấp tay trước ngực, chi để cho hai nhà sư giao đấu với bọn Phi Cảnh và Huyền Cảnh.
Trong sáu nhà sư còn lại, họ khoan thai vây quanh sau lưng một hòa thượng già y như tăng lữ họ Tổng Trưởng lão nhập đàn trai.
Vị hòa thượng già tay chống Kim trượng, đúng là Thiếu Lâm chưởng môn Phượng trượng Ðại Giác thiền sư.
Cửa Tây bắc tiến vào là hai vị lão ni, người bên phải da mặt nhợt nhạt, hai lưỡng quyền thật cao, tuổi độ ngũ tuần, tay cầm trường kiếm vẫn còn nằm trong võ, đó là Nga Mi chưởng môn Vô Ðỗ sư thái.
Người đi bên trái bà ta vừa vào tới là đã thét lên một tiếng, vung kiếm xả vào Nhị Sát và Tam Sát của Bạch Cốt môn.
Bà ta chính là Kim Lăng Tử Trúc am Vô Trần sư thái, sư tỷ của Chưởng môn Vô Ðỗ theo sau hai vị sư thái là bốn người ni cô áo xanh, họ chia làm hai, hai người phụ cùng Vô Trần sư thái đánh Nhị Sát và Tam Sát, còn hai người thì ủng hộ Vô Ðổ chưởng môn.
Cửa Nam môn tiến vào, hai già hai trẻ, họ cùng vận áo xanh và lưng đeo trường kiếm.
Ðó là Chưởng môn nhân phái Hoa Sơn Ðinh Ðiều Phi và người sư đệ là Long Khi Tứ, hai vị trẻ tuổi theo họ là Cao Lăng Vân Xà Vi Kiếm, hai người cao đệ của phái Hoa Sơn.
Biến cố xảy ra đột ngột làm cho cả đôi bên đối địch cùng dừng tay lại ngơ ngác.
Hứa Kính Bá cười lớn :
- Hay lắm Thiếu Lâm, Nga Mi và Hoa Sơn cũng đến đây.
Thiếu Lâm phượng trượng Ðại Giác thiền sư chắp tay niệm phật :
- A di đà phật, chư vị anh hùng đã đến trước rồi.
Nga Mi phái Chưởng môn nhân Vô Ðỗ sư thái nói tiếp :
- Năm Ðại môn phái không ai không nghĩ đến chuyện Ngũ Phượng môn thao túng võ lâm, vì thế cho nên tất cả đều thẳng tới Hoài Ngọc Sơn hội kiến.
Ðại cung chủ Biên Phi Phượng cười nhạt :
- Hay lắm, Ngũ Phượng môn đã dám xuất hiện trong giang hồ thì đâu có sợ gì ai.
Và lần này thì nàng lại té ngay trước mặt Hứa Kính bá và Tần Nhân Khanh.
Không còn lòng dạ nào quyết đấu, chân vừa nghiêng nghiêng chấm đất thì Biên Phi Phượng nhún một cái thật mạnh, thân nàng vút bắn lên không.
Nhưng ngay khi nàng vừa nhảy phóng lên thì chợt cảm thấy chân trái của nàng bị một vật gì ghì lại.
Và tiếng của Tần Nhân Khanh thét lớn :
- Ðại cung chủ không chạy được..
Bây giờ thì Biên Phi Phượng mới biết chân mình bị quấn bởi chiếc phất trần.
Ðang trên đà phóng lên, lại bị ghịt ngang trở xuống, Biên Phi Phượng mất thăng bằng té ngồi xuống đất.
Hứa Kính Bá cười lớn :
- Ðại cung chủ đã nói người thứ nhất mà Ðại cung chủ không thể tha được, thì bây giờ tại hạ cũng không thể buông tha người thứ nhất là Ðại cung chủ.
Khi Biên Phi Phượng vừa té xuống thì chiếc phất trần của Tần Nhân Khanh đã sút ra, nhân đó nàng vội lăn luôn mấy vòng.
Chính vì thế mà chưởng thế của Hứa Kính Bá đánh vào khoảng trống.
Nhưng hai bàn tay của Hứa Kính Bá rất đồng đều, khi tay phải đã đánh vuột thì tay trái lại kế liền theo, tuy không trúng vào yếu điểm nhưng cũng trúng vào bả vai của Biên Phi Phượng làm nàng văng thẳng vào cánh cửa sắt hướng Tây nam.
Vô Ðỗ sư thái đưa ngang thanh kiếm :
- Biên Phi Phượng, đứng lại.
Ðôi mắt của Biên Phi Phượng bây giờ đỏ như tôm luộc, nàng cười sằng sặc như điên :
- Ai cản ta là chết!
Cùng lúc tay nàng vung ra thật mạnh và nhún chân dợm nhảy lên.
Vô Trần sư thái thét lớn :
- Yêu nữ phải chết!
Thanh kiếm trong tay bà ta bay theo câu nói, thanh kiếm đúng vào yết hầu Biên Phi Phượng.
Biên Phi Phượng xoay trọn một vòng để nhìn và tay nàng nhắm ngay vào cổ tay cầm kiếm của Vô Trần sư thái rồi chém xuống một cái thật nhanh.
Thế đánh bất ngờ làm cho Vô Trần sư thái hoảng hồn, vì mất đà nên bà ta không thu kiếm kịp, khi ấy Vô Ðỗ sư thái vừa thấy cơ nguy, bà ta vội chĩa thẳng ngón tay về Biên Phi Phượng.
Thần Ðăng chỉ là độc môn của Nga Mi phái, nghe một tiếng véo đi trong gió là đã tới sát mình Biên Phi Phượng.
Ðã mấy lượt mang thương tích, bây giờ thính giác của Biên Phi Phượng không còn linh mẫn nữa, cho đến khi biết lâm nguy thì chỉ phong đã đánh trúng ngay trọng huyệt phía sau lưng.
Nàng chỉ còn rán thêm được chừng bảy tám bước là máu từ miệng vọt ra và từ từ quỵ xuống...
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp