Lư Sơn Kỳ Nữ

Chương 37: Hồ đồ vô cùng, có bệnh mới rên


Chương trước Chương tiếp

Bách Hoa công chúa thấy vậy cười khanh khách nói tiếp:

-Tha hồ Độc Cô tiểu đệ muốn giở nội gia toạ công gì ra cũng được, nhưng không

đựoc trái với điều kiện căn bản là nghe ca xem vũ đấy nhé?

Độc Cô Sách gượng cười nói:

-Nghe ca xem vũ như vậy còn có điều kiện căn bản gì nữa?

Giáp Cốc vẫn cười khanh khách đáp:

-Tất nhiên phải có điều kiện căn bản chứ. Nghe ca không thể bịt tai mà xem vũ

không thể nhắm mắt.

Độc Cô Sách gật đầu:

-Tôi quyết không bịt tai không nhắm mắt chỉ dùng định lực của bổn thân mà thử

thách sử quyến rũ của thanh sắc thôi. Nhưng không biết Giáp Cốc công chúa muốn

taih hạ thưởng thức thanh ca điệu vũ đó trong bao lâu?

Giáp Cốc Diệu vừa cười vừa đáp:

-Không lâu đâu! Không lâu đâu! Không quá nửa tiếng đồng hồ. Độc Cô tiểu đệ

có cần tôi cho biết tên bài ca và điệu vũ đó không?

Độc Cô Sách đáp:

-Tại hạ rất muốn được biết.

Nguýt chàng một cái rất tình tứ. Giáp Cốc Diệu vừa cười vừa nói tiếp:

-Bài ca đó chia ra làm hai vè, vè trước gọi là Hữu Bệnh ngâm, vè sau Vô Bệnh

ngâm(không có bệnh mà rên). Còn điệu vũ thì tên là Hồ Đế Hồ Thiên Bách Hoa

diệu vũ (điệu vũ Bách Hoa hồ đồ lung tung không biết đâu mà lường).

Đối với tên của hai bài ca, Độc Cô Sách cảm thấy rất hứng thú, nhưng khi nghe

thấy cái tên của điệu vũ Hồ Đế Hồ Thiên Bách Hoa diệu vũ, chàng đã phải cau

mày lại buồn rầu ngay.

Đang lúc ấy đã có một tiếng ngâm rất nhỏ từ trong miệng của Bách hoa công

chúa thốt ra.

Cái tên "Hữu Bệnh Ngâm" đó, chữ "ngâm" sử dụng một cách rất đúng, vì Giáp

Cốc Diệu chỉ thốt ra được tiếng ngâm thôi chứ không có tiếng ca, nhưng tiếng

ngâm đó lại như tiếng rên rỉ của đủ các hình thức.

Thoạt tiên, tiếng rên rỉ của nàng ta rất đau buồn khổ bi ai, tựa như người đau

nặng nằm liệt giường liệt chiếu kêu rên vậy, và cũng giống như người nghèo nàn

đói rách thất cơ lỡ vận kêu than thầm.

Độc Cô Sách là người hiệp sĩ nhân nghĩa nghe thấy tiếng kêu rên đó tất nhiên

phải động lòng thương, nhưng chỉ trong nháy mắt tiếng rên đó đã thay đổi, đang

đau khổ biến thành thảm thiết, không khác gì một thần nhân vừa vong quốc, một

lãng tử đã phá sản, đau lòng phẫn uất khóc ra máu vậy, khiến Độc Cô Sách nghe

thấy trong lòng khảng khái phẫn uất khôn tả như một vị anh hùng hiệp sĩ muốn

quét sạch bọn giặc cướp nước ra khỏi bờ cõi để lấy lại giang sơn.

Tráng trí của Độc Cô Sách vừa nổi lên thì chàng lại nghe thấy tiếng rên của

Giáp Cốc Diệu thay đổi, lần này như những lương dân bị bạo chúa hà khắc bóc lột

áp bức, chỉ muốn đợi thời cơ nổi lên chống lại thôi.

Tiếng kêu rên của lương dân đau khổ này lại càng dễ làm cho Độc Cô Sách cảm

nhiễm, chàng chỉ muốn ra nhập đám đông đó mà lật đổ bạo quyền, cứu nhân dân

ra khỏi chốn đau khổ ngay.

Nhưng chỉ một lát sau, tất cả những tiếng rên rỉ đó đều biến mất, Giáp Cốc Diệu

lại thốt ra một âm điệu nhu hoà, như trăm hoa đua nở trước gió xuân, khiến Độc

Cô Sách lại tưởng tượng như mình đang đi vào một thế giới cực lạc, người chàng

cảm thấy uể oải, chỉ muốn ngủ một giấc thật say thôi.

Giáp Cốc Diệu thấy Độc Cô Sách đã bị tiếng kêu rên của mình khống chế, quên

cả dùng nội gia định lực để chống lại, nàng liền cười thầm và nghĩ bụng:

" Nãy giờ ta mới có Hữu Bệnh ngâm ra thôi, mà Độc Cô tiểu tử này đã bị ảnh

hưởng như thế rồi, nếu lát nữa ta giở Vô Bệnh ngâm với Vô Đế Võ thiên Bách Hoa

diệu vũ ra, thì chàng chịu đựng sao nổi, thể nào chả biến thành người chung chăn

với ta ngay".

Nàng vừa nghĩ tới đó, đã thấy Độc Cô Sách vẻ mặt tươi cười và lim dim như

muốn ngủ rồi. nàng biết không càn phải giở nốt vè hát thứ hai với điệu vũ nọ ra

nữa, liền cười một tiếng, đi tới trước mặt chàng, giơ tay ra và khẽ búng vào mũi

chàng một cái.

Độc Cô Sách dã lim dim như người sắp buồn ngủ, bây giờ lại ngửi thấy mùi

thơm rất ngây ngất, càng dễ mê man bất tỉnh thêm. Chàng lăn ra đất liền.

Giáp Cốc Diệu thở một tiếng thật dài, lườm chàng một hồi rồi cười khẩy tự nói:

-Không ngờ Độc Cô tiểu đệ này lại tầm thường đến như thế, chưa kịp nghe Vô

Bệnh ngâm thì đâu còn diễm phúc thưởng thức điệu vũ Bách hoa diệu vũ của ta

nữa!

Nhưng Giáp Cốc Diệu vừa nổi dâm tình, ẵm Độc Cô Sách xuống tới chỗ chân

núi, định tìm kiếm một chỗ kín đáo, thì đã phát giác một chuyện lạ.

Nàng thấy trong một khu rừng thông nho nhỏ ở chỗ cách mình khoảng mười

trượng, có một con điêu thật lớn, đang từ từ bước ra.

Bách Hoa công chúa sống ở man hoang lâu nămgặp nhiều kỳ cầm quái vật và

còn biết cách dạy bảo cùng khuyến phục những loại cầm thú hung dữ nữa, nhưng

nàng chưa bao giờ lại thấy có một con chim điêu nào to lớn đến thế này. Nhất là

nàng thấy con chim này rất khác thường liền biết ngay là một thứ linh điểu rất

hiếm có trên thế gian.

Nàng đã có tài dạy bảo cầm thú, nay bỗng trông thấy một con chim điểu hiếm

có như vậy, không thích thú sao được, liền nghĩ bụng:

"Nếu ta ra tài thu phục được con thanh điêu này, và dùng nó để cưỡi bay lên trên

không, thì thực không khác gì là thần tiên trên trời".

Nàng càng nghĩ càng cao hứng và thấy con chim điêu đang ngừng chân ở chỗ

bên lề rừng, nhìn mình kêu luôn mấy tiếng.

Giáp Cốc Diệu đã có lòng thích con chim điêu ấy, nay lại thấy con chim điêu đó

bỗng nhìn mình kêu không khác gì chào hỏi.

Con chim điêu xanh cứ trố mắt nhìn nàng, hình như nó không có vẻ hãi sợ, vẫn

đứng yên tại đó như thường.

Giáp Cốc Diệu mừng thầm, vừa tiến tới gần vừa thốt ra một âm điệu rất nhu hoà

mà xưa nay nàng vẫn dùng để dạy bảo các loại chim chóc trong rừng.

Giáp Cốc Diệu đi tới cách con chim chừng hơn trượng, mà con chim vẫn không

tỏ vẻ gì là hãi sợ cả, nàng càng mừng rỡ thêm và bụng bảo dạ:

"Phen này ta đi núi Dã Nhân thực hên quá, vừa được người lại vừa bắt được linh

điểu".

Ngờ đâu, lúc nàng cao hứng, vừa giơ chân lên định tiến bước, thì con chim điêu

đã giương hai cánh lên nhảy lui về phía sau hai trượng ngay. Nàng lo âu khôn tả,

suýt tý nữa thì thất thanh la lớn, tưởng con chim điêu không chịu thân thiện với

mình.

Nhưng khi nàng nhìn kỹ, thấy con chim điêu lui về phía sau hai trượng thôi, chứ

không có ý định bay đi đâu hết, nàng càng yên tâm thêm và cũng không dám tiến

nhanh như trước nữa, mà chỉ rón rén đi từng bước một lên thôi.

Liên tiếp đôi ba lần như vậy, Giáp Cốc Diệu đã bị con chim điêu càng dụ càng

đi xa và đã cách chỗ ĐộcCôSách hơi hai mươi trượng rồi. Lúc này dù nàng có nhảy

nhót đôi ba cái, cũng không thể nào nhảy ngay được về chỗ Độc Cô Sách đang

nằm nữa.

Lúc ấy đột nhiên ở chỗ lưng vách đá đã có Độc Cô Hưng, thằng nhỏ đã cứu Độc

Cô Sách thoát khỏi Ly Hồn cốc lần trước hiện phi thân tới chỗ Độc Cô Sách đang

nằm.

Bách Hoa công chúa là người có nội gia võ học rất thâm hậu nên Độc Cô Hưng

vừa phi thân xuống một cái thì nàng đã phát giác ngay, vì chỗ nàng đang đứng

cách Độc Cô Sách khá xa, khi nàng vừa quay đầu lại nhìn, thì đã thấy Độc Cô

Sách bị thằng nhỏ ẵm lên rồi.

Mồi đến miệng khi nào Bách Hoa công chúa chịu để cho bay mất, nàng giận dữ

quát lớn một tiếng không còn nghĩ gì đến chuyện bắt con chim điêu nữa, mà vội

tung mình nhảy luôn sáu, bảy trượng phi thân tới chỗ Độc CôHưng.

Giáp Cốc Diệu vừa tung mình nhảy lên thì đã nghe thấy trên đầu có tiếng kêu

"vù" và một luồng kình phong lấn át xuống nàng vội ngửng đầu lên nhìn, mới hay

con chim đã vượt qua mình lướt tới chỗ Độc Cô Sách, Độc CôHưng hai người.

Lúc ấy Bách Hoa công chúa vẫn chưa biết đó là diệu kế của đối phương, người

và chim hợp tác với nhau, nên nàng lại còn hớn hở, tưởng là con chim điêu giúp

mình tấn công thằng nhỏ định cướp Độc Cô Sách đi kia.

Con chim điêu vừa bay tới thì ĐộcCô Hưng đã cười ha hả và ẵm Độc Cô Sách

nhún chân một cái, nhảy luôn lên trên cao ba trượng, ngồi ngay trên lưng con chim

điêu.

Lúc bấy giờ Giáp Cốc Diệu mới vỡ nhẽ, tức giận khôn tả, nghiến răng vận hết

công lực đuổi theo.

Công lực của nàng ta tuy cao siêu, thân pháp tuy rất nhanh, nhưng so sánh làm

sao được với con chim điêu, nên nàng mới đuổi theo được vài ba trượng, thì con

chim điêu đã vỗ cánh bay lên cao rồi.

Nàng tức giận vô cùng, rú lên một tiếng thật dài, giơ tay ném luôn một cái, liền

có ba mũi tên màu tía nho nhỏ, nhằm bụng con chim điêu bắn tới.

Mũi tên thứ nhất hình như khẽ trúng dưới bụng con chim điêu một cái, còn hai

mũi tên sau, thì không sao nhanh bằng tốc lực của con chim nên cả hai mũi đều rớt

xuống đất hết.

Không ngờ mũi tên nhỏ lại rất lợi hại, chỉ hơi lướt qua bụng chim một cái, đã

khiến con chim phải rùng mình, người chếch ngang sang một bên, khiến anh em

Độc Cô Sách suýt tý nữa thì bị lăn xuống bên dưới rồi.

ĐộcCôHưng giật mình đến thót một cái, vội nắm chặt lấy lông cổ của con chim

điêu, nhờ vậy mới khỏi té ngã, chỉ có kinh chứ không có hiểm, nhưng thanh bảo

kiếm Thanh Bình của Độc Cô Sách thì rớt ngay xuống bên dưới.

Con chim điêu giương cổ lên, rú một tiếng thật dài, vỗ hai cánh thật manh, gắng

sức bay về phía trước, rồi xông lên trên may mà đi mất dạng.

Bách Hoa công chúa thở dài một tiếng, giậm chân phi thân lên trên cao bốn

trượng, giơ tay ra bắt lấy thanh kiếm Thanh Bình. Nàng xem đi xem lại mới biết đó

là thanh thần kiếm mà người trong võ lâm đều thèm muốn. Tuy mất người yêu,

nhưng lại được thanh thần kiếm, nàng cũng cảm thấy an ủi phần nào.

Hãy nói Độc CôHưng thấy bảo kiếm của Độc Cô Sách rớt xuống vẫn không biết

đó là thanh thần kiếm ThanhBình nên y không để ý tới. Trái lại, y chỉ lo ngại con

chim điêu bị thương thôi, không biết nó có thể bay về tới Nam Hải Phổ Đà để trả

lời với sư phụ của mình và đại sứ bá Đại Bi TônGiả không?

Con chim điêu bị mũi tên nhỏ của Bách Hoa công chúa bắn lướt qua dưới bụng,

tuy vẫn cố sức bay tiếp được nhưng thỉnh thoảng nó rùng mình một cái chứ không

bay được một cách từng trải và bình tĩnh như mọi khi.

Vì có việc cần Độc CôHưng nóng lòng sốt ruột vô cùng. Y biết con chim điêu đã

bị thương, nên y vội lấy hai viên thuốc linh đơn nhét vào mồm của con chim điêu

với Độc Cô Sách.

Hai viên linh đơn ấy của Nam Môn Vệ tặng cho Độc CôHưng công hiệu của nó

có thể trừ độc đuổi tà, bảo nguyên ích khí hiệu nghiệm lắm. Quả nhiên con chim

điêu uống xong viên thuốc đó, liền bay nhanh như một mũi tên, phi thẳng về phía

ĐôngNam ngay.

Còn ĐộcCôSách thoạt tiên bị ma âm Hữu Bệnh ngâm của Bách Hoa công chúa

quyến rũ làm cho hỗn loạn tinh thần, sau bị thuốc mê của nàng ta, nên mới mê

man bất tỉnh. Bây giờ chàng được uống linh đơn của Nam Môn Vệ rồi, từ từ lai

tỉnh, nhưng khi chàng vừa tỉnh táo, chưa kịp mở mắt ra nhìn, đã kinh ngạc suýt thất

thanh la lớn.Vì chàng cảm thấy mình đang nằm trong lòng một người nhưng người

đó nhất định không phải là Bách Hoa công chúa. Huống hồ chàng lại thấy giá lạnh

vô cùng, và gió thổi qua tai kêu "vù vù" hình như đang bay ở trên không vậy.

Độc Cô Sách mở mắt ra nhìn, trông thấy Độc CôHưng xưa nay vẫn cười hí hí

nhưng bây giờ lại rất nghiêm trang.

Độc CôHưng thấy Độc Cô Sách đã lai tỉnh ân cần mỉm cười hỏi:

-Đại ca, ngoài việc tâm thần bị quyến rũ và ngửi phải mùi thuốc mê ra, thì đại

ca có còn bị thương gì nữa không?

ĐộcCôSách thấy mình đang nằm trong lòng Độc CôHưng và đang cưỡi trên lưng

con chim điêu, chàng kinh hãi vô cùng liền cau mày lại hỏi:

-Hưng đệ đang học võ ở Nam Hải sao bỗng dưng lại biết ngu huynh bị tai nạn

mà tới Dã Nhan sơn cứu huynh như thế?

Độc Cô Hưng cười tiếp:

-Đại ca, tiểu đệ thừa lệnh sư bá với sư phụ đặc biệt tới đón đại ca đi Nam Hải

Phổ Đà có việc cần đấy.

Độc Cô Sách rất ngạc nhiên hỏi tiếp:

-Hưng đệ, thiên hạ bao la như vậy, sao hiền đệ lại tìm kiếm được ngu huynh một

cách dễ dàng như thế?

Độc CôHưng cười khẩy đáp:

-Có phải đại ca bị Miêu nữ để lộ hai cánh tay với hai cái đùi bắt nạt đến mê man

nên mới hỏi vớ vẩn như vậy không?Chả lẽ đại ca quên tài "nhất bốc năng sứ quỷ

thần kinh" của sư phụ tiểu đệ hay sao?

ĐộcCô Sách mới vỡ nhé, vừa cười vừa hỏi tiếp:

-Hiền đệ nói như vậy, chả nhẽ Nam Môn sư thúc đã xem quẻ mà biết ngu huynh

ở trong núi Dã Nhân phải không?

ĐộcCô Hưng cười đáp:

-Sư phụ chỉ thị có bốn chữ:"trở lại đất cũ" thôi, nhưng tiểu đệ đã vỡ nhẽ ngay

liền cỡi chim điêu bay thẳng đến núi Dã Nhân vừa lượn xuống bên dươí được một

vòng đã thấy đại ca bị Miêu nữ làm mê man bất tỉnh và đang bị y thị ẵm ở trong

lòng rồi.

Độc Cô Sách nghe nói mặt đỏ bừng. Độc Cô hưng vừa cười vừa nói tiếp:

-Thanh kiếm đeo ở sau lưng của đại ca vừa rồi vì con chim điêu bị thương, nó đã

rung mạnh một cái nên đã rớt xuống bên dưới rồi.

Độc Cô Sách nghe nói cả kinh thất sắc kêu "ối chà" một câu rồi cau mày lại đáp:

-Đó là Thanh Bình cổ kiếm, một thần vật đời tiền cổ, không phải là kiếm của

ngu huynh đâu, nay không may bị thất lạc sau này ngu huynh không biết nói năng

thế nào với nguyên chủ.

Độc Cô Hưng nghe nói "thần kiếm đời tiền cổ" cũng phải lắc đầu luyến tiếc

hoài, nhưng vật đã mất nhất thời làm sao tìm lại được nên y cũng rầu rĩ theo.

Độc Cô Sách vừa lắc đầu, gượng cười và hỏi Độc Cô Hưng tiếp:

-Hưng đệ có biết sư phụ và sư thúc sai hiền đệ đón ngu huynh tới Nam Phổ Đà

có việc gì không?

Độc CôHưng bỗng nghiêm nghị đáp:

-Sư bá và sư phụ đã dặn bảo tận mắt về các việc có liên quan đến Thiên Nam

đại hội, việc diệt trừ Hoàn Vũ Cửu Sát và quét sạch Ly Hồn cốc...

Độc Cô Sách mỉm cười hỏi tiếp:

-Sao chưa chi sư phụ với sư thúc đã sửa soạn sớm như thế. Đến ngày ThiênNam

đại hội thế nào mà chả do sư phụ và sư thúc chủ trì hết thảy?

Độc CôHưng rầu rĩ lắc đầu đáp:

-Có lẽ sư bá với sư phụ không đi dự Thiên Nam đại hội đâu.

Thấy Độc Cô Hưng lộ vẻ rầu rĩ, Độc Cô Sách thất kinh vội hỏi tiếp:

-Hưng đệ nói như thế có ý nghĩa gì... Chả lẽ...

Nói tới đó, chàng bỗng ngắt lời, không sao nói tiếp được nữa.

Độc Cô Hưng ứa nước mắt ra gật đầu đáp:

-Đại ca đoán đúng đấy!Trần duyên của hai vị sắp hết, một ngày gần đây sẽ được

chứng quả.

Độc Cô Sách nghe thấy Độc Cô Hưng nói như thế cũng ứa nước mắt ra, không

biết nên nói gì nữa, Độc Cô Hưng lại thở dài một tiếng và an ủi rằng:

-Đại ca không nên rầu rĩ, Thích Đạo hai môn tu hành mà được chứng chính quả

như thế là một công quả vô thượng. Chúng ta nên mừng cho hai cụ mới phải.

Độc Cô Sách gật đầu thở dài đáp:

-Hưng đệ nói rất đúng, nhưng chúng ta được theo sư phụ từ hồi nhỏ, đã đội ơn

biết bao...

Nói tới đó chàng đã nức nở khóc, không sao nói lên tiếng được nữa. Độc

CôHưng thấy thế cũng khóc theo.

Lúc ấy con chim điêu cứ gắng sức bay hoài, lại bay nhanh vô cùng Độc Cô Sách

thấy thế ngạc nhiên hỏi Độc CôHưng rằng:

-Hưng đệ, trong khi bay đường trường thì phải nên thủng thẳng mới đỡ mệt và

được lâu. Sao hôm nay con chim điêu này lại bay nhanh và mạnh như thế?

ĐộcCôHưng cũng ngạc nhiên, rờ tay vào lông cổ của nó, thấy người nó hơi run

run, lúc ấy y cũng phải kinh hãi, và không hiểu mũi tên nho nhỏ của Bách Hoa

công chúa làm bằng chất gì mà lại độc đến như vậy, khiến con chim điêu bị thương

nặng, dù đã được uống linh dược mà vẫn chưa khỏi hẳn.

Y vừa kinh hãi cau mày, trả lời Độc Cô Sách rằng:

-Đại ca, con chim điêu của chúng ta đã bị một mũi tên nho nhỏ màu tía của thiếu

nữ Mèo đả thương. Tiểu đệ đã cho nó uống linh dược của sư phụ rồi mà chưa thấy

khỏi. Bây giờ người nó hơi run run. Nó bay nhanh như thế, chắc nó đã biết là

không thể bay lâu được. Vì vậy nó mới muốn bay nhanh để chóng đưa chúng ta về

tới Nam Hải.

Độc Cô Sách nghe nói cũng cau mày lại giơ tay ra rờ cổ con chim điêu để xem

nó trúng phải chất độc và bị thương nặng nhẹ ra sao?

Con chim điêu ấy vốn dĩ là một con chim rất thông linh hình như đã biết được ý

nghĩ của ĐộcCô Hưng nên nó giương cổ kêu lên mấy tiếng thật dài.

Độc Cô Sách nhìn Độc CôHưng hỏi tiếp:

-Hưng đệ theo sư phụ đi Nam Hải suốt ngày gần gũi con chim Thanh điêu,

không hiểu Hưng đệ có biết rõ ý nghĩa tiếng kêu của nó không?

Độc Cô Hưng gật đầu đáp:

-Tiểu đệ cả đoán lẫn nghe có thể đoán được bảy tám thành, vừa rồi nó kêu lên

như thế là bảo cho chúng ta biết nó có thể gắng sức bay được đến nửa đêm.

Độc Cô Sách cau mày lại thầm nghĩ giây lát rồi gượng cười bảo Độc CôHưng

tiếp:

-Hưng đệ tốt hơn hết nên bảo nó đừng bay nữa giáng xuống mặt đất ngay đi, rồi

chúng ta giở hết tốc lực khinh công đi Nam Hải để gặp ngay sư phụ.

ĐộcCô Hưng ngạc nhiên hỏi:

-Đại ca muốn như thế để làm gì? Vẫn biết tốc lực của chúng ta rất nhanh nhưng

so sánh với con chim điêu này thì hãy còn kém xa.

Độc Cô Sách đáp:

-Hưng đệ vẫn biết khinh công của hai chúng ta không nhanh bằng hai cánh của

con chim điêu thực cưỡi chim bay thế này khoái hơn đi bộ nhiều. Nhưng ngu huynh

có hai lý do chúng ta cần phải xuống dưới bộ.

Độc CôHưng trợn tròn xoe đôi mắt lên nhìn Độc Cô Sách tỏ vẻ không hiểu, Độc

Cô Sách lại nói tiếp:

-Điểm thứ nhất đường đi Nam hải rất xa dù con chim có gắng sức bay đến nửa

đêm đi chăng nữa cũng không chắc tới nơi được.

Độc Cô Hưng gật đầu đáp:

-Đại ca nói rất đúng từ núi Dã Nhân bay về Nam Hải Phổ Đà ít nhất cũng bay

đến bốn năm ngày.

Độc Cô Sách nói tiếp:

-Đã phải bay đến bốn năm ngày như thế, thì chúng ta hà tất phải bắt nó gắng sức

bay đến nửa đêm làm gì?Lý do thứ hai, là ngu huynh thấy nó đã bị thương rất

nặng, nếu còn bắt nó kiệt sức mà bay như thế, có thể hy sinh mất con linh cầm bạn

hữu này.

Độc Cô Hưng nghe thấy sư huynh nói như vậy cũng phải sợ hãi vội đỡ lời:

-Đại ca nghĩ ra như thế rất phải, chúng ta phải xuống ngay dưới đất mới được.

Cũng may sư phụ hạn chúng ta trong một tháng phải trở về tới nơi, với tốc lực

khinh công của anh em mình chắc không sợ lỡ việc đâu.

Nói xong y liền vỗ vào đầu con chim điêu ra lệnh hạ xuống dưới đất.

Thoạt tiên con chim điêu vẫn không chịu nghe, nhưng sau chịu không nổi sự

thúc gịuc cưỡng bách của Độc Cô Hưng bất đắc dĩ nó đành phải từ từ giáng xuống

dưới đất.

Độc Cô Sách nhảy xuống dưới đất rồi nói với Độc Cô Hưng tiếp:

-Hưng đệ, những loạ chim thông linh này phần nhiều tự biết kiếm thuốc cứu

chữa, vậy hiền đệ cứ bảo nó đi cùng với chúng ta có thể tuỳ mà đi kiếm thuốc lấy,

hay trở về Nam Hải trước, để nhờ ân sư với sư thúc cứu chữa cho.

ĐộcCô Hưng nghe nói gật đầu, liền ra hiệu cho con chim điêu tự bay đi.

Con chim điêu bay lên không rồi, vẫn còn muốn đi theo hai người, nhưng sau

Độc CôHưng xua tay và trách mắng vài câu, nó mới bay mất dạng.

ĐộcCôSách với Độc CôHưng chỉ sợ không gặp được sư phụ của mình, nên cả hai

người không dám ngừng bước, đi cả ngày lẫn đêm cố gắng trở về Nam Hải Phổ Đà.

Ước chừng hai hai hăm ba ngày sau, hai người đã tới bờ bể Nam Hải, Độc Cô

Sách thở hắt ra, nhìn Độc Cô Hưng gượng cười nói:

-Hưng đệ, cũng may ta không lỡ kỳ hạn một tháng của ân sư với sư thúc.

ĐộcCô Hưng cũng lắc đầu thở dài đỡ lời:

-Nếu kể từ khi đệ bắt đầu rời Phổ Đà đến giờ thì chỉ còn có hai ngày nữa thôi là

đã tới kỳ hạn rồi, thực là nguy hiểm quá.

Một mặt thuê thuyền ra khơi, một mặt ĐộcCô Sách lắc đầu nói tiếp:

-Quẻ bói toán của sư thúc thần diệu lắm, có lẽ sư thúc đã biết cả chuyện chim

điêu bị thương, nên mới ban cho chúng ta một tháng như thế.Bằng không, cưỡi

chim điều vừa đi vừa về thì chỉ nửa tháng cũng đủ lắm rồi, chứ việc gì mà phải hạn

định cho những một tháng trời như thế?

ĐộcCôHưng hai mắt đỏ ngầu, với giọng rầu rĩ nói tiếp:

-Sư phụ với sư bá thương tiểu đệ lắm, nay hai vị cũng trở về Cực Lạc thì tiểu đệ

phải trông mong đại ca đây chỉ dẫn.

ĐộcCô Sách liền an ủi y rằng:

-Hưng đệ không nên nói như thế, trong khi đi đường ngu huynh đã nhận thấy

công lực của hiền đệ không kém ngu huynh rồi...

Nghe tới đó, ĐộcCô Hưng bỗng xen lời nói:

-Đó là đại sư bá với sư phụ đã tốn rất nhiều công sức, mà dùng Tiểu Chuyển

Luân đại pháp để thoái thân hoán cốt cho tiểu đệ nên mới được như vậy. Theo sự

ước đoán của tiểu đệ thì nếu hai cụ không phải vì việc ấy, có lẽ chưa đến nỗi sớm

phải chứng minh chính quả như thế đâu. Cho nên đệ cảm thấy áy náy và rầu rĩ vô

cùng, không biết lấy gì để đền đáp lại ơn đức thâm hậu ấy của hai cụ.

ĐộcCô Sách lại an ủi tiếp:

-Hưng đệ hà tất phải buồn rầu như thế, quý hồ hiền đệ đem những võ học của sư

thúc đã truyền thụ cho du hiệp bát hoang, cứu giúp bá tánh, đó là cơ hội để cho

hiền đệ đền ơn được sư thúc đấy.

Nói tới đó, chàng cố ý nói sang chuyện khác mà hỏi Độc Cô Hưng tiếp:

-Hưng đệ là người rất thông minh, từ khi đi theo sư thúc đến giờ học được bao

nhiêu thần công tuyệt thế rồi?

Độc Cô Hưng cười đáp:

-Sư phụ của đệ sở trường nhất là Bốc, Tửu, Thuỳ, đệ đã học hỏi qua loa được hai

môn trong ba môn đó rồi.

Độc Cô Sách nghe nói rất mừng rỡ nói tiếp:

-Tài Thần Bốc của sư thúc trên thiên hạ này ít có người sánh kịp, nay trong một

thời gian ngắn ngủi như thế, mà Hưng đệ đã học được môn ấy, thì thực là đáng

phục lắm.

Độc CôHưng xua tay lắc đầu đáp:

-Đại ca hiểu lầm rồi, sự thực đệ chỉ học được có hai môn rượu và ngủ thôi, chứ

còn về môn Thần Bốc thì quả thực chưa biết được một tí gì.

Nghe thấy ĐộcCô Hưng nói như vậy, Độc Cô Sách không sao nhịn được phải ôm

bụng mà cười khanh khách.

Hai người này vốn dĩ là hai thầy trò, nhưng bây giờ đã biến thành hai sư huynh

đệ ngồi ở trên thuyền vui chuyện với nhau, không bao lâu đã tới bờ của Phổ Đà.

ĐộcCôHưng nhảy lên bờ, mỉm cười nói với ĐộcCôSách rằng:

-Đại ca đi mau, chúng ta còn phải leo núi nữa, hai cụ ở tân trên Bạch Hoa Đỉnh

đấy.

Độc Cô Sách vội trả tiền cho người chèo đò, rồi cùng Độc CôHưng vội vàng leo

lên trên Bạch Hoa Đỉnh.

BạchHoa Đỉnh là một ngọn núi cao nhất Phổ Đà Sơn, Đại Bi Tôn Giả với Nam

Môn Vệ ở trong một cái hang động vô danh chỗ gần đỉnh núi.

Xa xa đã trông thấy động phủ Độc CôHưng không sao nhịn được, ứa nước mắt ra

mà nghẹn ngào nói:

-Đại ca, không biết chúng ta còn được hầu hạ hai cụ bao lâu nữa!

Độc Cô Sách cũng thở dài và nói tiếp:

-Việc này không sao biết trước được. Nhưng dù sao chúng ta cũng không đi đâu

hết, cứ hầu hạ hai cụ cho đến ngày hai cụ thăng thiên. Có lỡ dự ThiênNam đại hội

cũng bất chấp.

Hai anh em vừa than thở vừa leo lên núi tiếp. ĐộcCô Hưng bỗng sực nhớ tới một

việc gì, kêu "ối chà" một tiếng, với giọng run run nói với Độc Cô Sách rằng:

-Đại ca, tiểu đệ cảm thấy tình hình hơi khác đấy.

ĐộcCôSách thất kinh hỏi lại:

-Hưng đệ cảm thấy khác như thế nào?

Cau mày lại, vẻ mặt rất trầm lặng, Độc Cô Hưng thủng thẳng đáp:

-Đại ca thử nghĩ xem con chim điêu về tới đây trước chúng ta lâu ngày rồi, đáng

lẽ lúc này nó phải ở trên bể, hay ở trên bờ núi Phổ Đà này bay lượn để nghênh đón

chúng ta chứ tại sao cho đến lúc này mà cũng không thấy tung tích của nó đâu hết.

Nghĩ ngợi giây lát ĐộcCôSách liền an ủi y rằng:

-Hưng đệ quá lo âu đấy thôi, có lẽ con chim điêu bị thương nặng quá đến giờ

vẫn chưa khỏi đang nằm ở trong hang, để hai cụ cứu chữa.

Thấy lời giải thích của Độc Cô Sách rất chính xác. Độc CôHưng vẫn lo âu vội

giở hết tốc lực khinh công ra phi thẳng lên trên hang động.

Độc Cô Sách theo sau lưng khi vừa leo lên vách đá có thể trông thấy rõ tình hình

trong hang thì cả hai anh em đã kinh hoảng đến mất hết hồn vía.

Hai người đã trông thây gì?

Có phải là thấy Đại Bi Tôn Giả với Nam Môn Vệ đã chính quả mà cùng trở về

đạo sơn không?

Hay là Thích Đạo Song Tuyệt ẩn cư ở trên ra? Núi Phổ Đà này đã có chuyện gì

xảy đến.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...