Lộng Triều

Chương 138


Chương trước Chương tiếp

Hội nghị thường vụ tỉnh ủy lần này có vài nội dung cần nghiên cứu, trong đó có quy hoạch phát triển kinh tế và đô thị của thành phố Côn Châu.

Côn Châu là tỉnh thành của Điền Nam, từ ý nghĩa nào đó sự phát triển của nó ảnh hưởng đến cả hướng đi của nền kinh tế Điền Nam.

Về vấn đề bố cục sản nghiệp kinh tế của Côn Châu thì các thường vụ có ý kiến khá khác nhau nhưng cuối cùng vẫn tập trung vào một điểm đó là ngành dịch vụ có thể chống đỡ sự phát triển của Côn Châu hay không? Có mang đến động lực phát triển lâu dài cho kinh tế Côn Châu không?

Một số thường vụ lấy Đào Hòa Khiêm, Tống Quốc Lương cầm đầu có quan điểm cho rằng GDP và kết cấu kinh tế của Côn Châu hiện nay chưa chính thức dạt đến trình độ toàn diện tiến vào ngành dịch vụ, cho rằng quy hoạch của Thị ủy Côn Châu cần có điều chỉnh một cách thích hợp, tổng hợp cân nhắc nhu cầu phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, cân đối kết cấu sản nghiệp, tránh cho Côn Châu thành không có trái tim. Tôn Tiến, Dương Bưu cũng có khuynh hướng theo quan điểm này.

Hai người Hoàng Mộng Chân, Ngô Nguyên Tể lại cho rằng Côn Châu có vị trí địa lý đặc thù, có nhiều đồi núi, hồ nước, hoàn cảnh sinh thái tốt nhưng yếu, không nên phát triển ngành công nghiệp và xây dựng trên quy mô lớn mà cần có sự điều chỉnh thích hợp….

Hai người cho rằng ngành dịch vụ Côn Châu chẳng những có cơ sở tốt đẹp, hơn nữa tương lai phát triển rộng lớn, ví dụ như ngành ăn nghỉ; rất nhiều ngành khác cũng đang phát triển với tốc độ cao, chỉ cần dẫn hướng chính xác là tạo thành hiệu ứng quy mô, ví dụ như ngành bất động sản, tài chính, bảo hiểm. Một ít ngành đi sau cũng có tiềm lực phát triển lớn chỉ cần có chính sách ủng hộ là có thể bộc lộ xu thế phát triển ví dụ như ngành văn hóa và triển lãm. Còn có các ngành nghề do mấy hạng mục giao thông công cộng chuẩn bị được khởi công khánh thành sẽ nghênh đón thời kỳ phát triển từ trước đến nay chưa từng có. Vu như ngành vật tư, kho chứa, thương mại …

Hoàng Mộng Chân còn đặc biệt đưa ra Côn Châu là trung tâm của ngành dịch vụ của Điền Nam thậm chí cả khu vực tây nam thì sẽ có tác động tích cực thúc đẩy ngành công nghiệp và xây dựng của các đô thị xung quanh, tiến thêm một bước củng cố địa vị thành phố trung tâm của Điền Nam, thậm chí khu vực tây nam.

- Côn Châu từ khí hậu, hoàn cảnh sinh thái cùng với ưu thế về vị trí địa lý đều có xu thế thành trung tâm ngành dịch vụ của khu vực tây nam. Phát huy sở trường, bù khuyết điểm chính là lựa chọn tốt nhất. Ngược lại phát triển ngành công nghiệp và xây dựng sẽ mang lại rất nhiều ảnh hưởng mặt trái. Mọi người hẳn cũng chú ý đến hiện trạng hồ Vân Trì. Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Côn Châu cùng với Tổng cục bảo vệ môi trường đã cùng nhau báo cáo lên Ủy ban kế hoạch phát triển quốc gia chính là vì muốn giải quyết hoàn cảnh càng lúc càng ác hóa của hồ Vân Trì. Mà nguyên nhân chính của việc ô nhiễm là do sản xuất công nghiệp. Nếu như chúng ta vẫn muốn chọn phát triển ngành công nghiệp và xây dựng làm mục tiêu chính thì tôi cho rằng không quá thích hợp.

Hoàng Mộng Chân khá giỏi ăn nói, làm Bí thư thị ủy nên lúc nói chuyện vẫn giữ được khí thế và tiết tấu, nhất là phối hợp với sự tự tin trên mặt cùng với động tác ưu nhã nên dễ dàng làm người khác tiếp nhận quan điểm của y.

Đương nhiên đây chỉ là người bình thường, người trong phòng hội nghị này không ai có thể dễ dàng dùng miệng lưỡi thay đổi thái độ của bọn họ. Không lấy ra thứ có thể chính thức đả động suy nghĩ trong lòng của bọn họ thì đừng mơ.

Nhưng Triệu Quốc Đống vẫn phải thừa nhận lời Hoàng Mộng Chân vẫn được một vài người tán thành.

- Về phần lo lắng của chủ tịch Đào cùng chủ tịch Tống thì tôi thấy chưa chắc. Nhìn từ số liệu thống kê ba năm gần đây của Côn Châu, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cao hơn ngành thứ nhất và ngành công nghiệp và xây dựng. Hơn nữa căn cứ tình hình tôi biết thì dân chúng Côn Châu khi lựa chọn ngành dịch vụ và ngành công nghiệp và xây dựng thì có khuynh hướng muốn phát triển ngành dịch vụ hơn. Giá trị gia tăng và thu hút sức lao động của ngành dịch vụ cao hơn nhiều so với ngành công nghiệp và xây dựng, điểm này là không thể bỏ qua đặc biệt ở tình huống hiện nay khi người dân rất cần công ăn việc làm.

Hoàng Mộng Chân biểu hiện rất tự nhiên dù bị Đào Hòa Khiêm và Tống Quốc Lương nhìn tới, thậm chí nụ cười trên mặt theo Tống Quốc Lương thấy đó là sự khiêu khích.

Ở vấn đề này Đào Hòa Khiêm cùng Tống Quốc Lương khá nhất trí, cũng thắng được Tôn Tiến cùng Dương Bưu tán thành. Đặc biệt quan điểm của Dương Bưu rất nhất trí làm hai người Đào Hòa Khiêm, Tống Quốc Lương phấn chấn. Đây là lần đầu tiên người Thái hệ không đồng nhất ý kiến, mà Thái Chánh Dương vẫn duy trì thái độ trung lập khá quỷ dị.

- Quan điểm của trưởng ban Hoàng chỉ sợ là hơi có thành kiến. Tôi xin nói một chút. Đầu tiên hoàn cảnh sinh thái Vân Trì bị ác hóa cũng không phải do sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm mà thành. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng ô-xy hoá nghiêm trọng, mà hiện tượng này có một nguyên nhân rất quan trọng đó là do nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, ngoài ra còn một nguyên nhân quan trọng nữa là công năng tuần hoàn của nước hồ không còn hoạt động. Muốn giải quyết vấn đề này thì điểm quan trọng chính là tập trung nước thải sinh hoạt.

Làm phó chủ tịch thường trực tỉnh, Tống Quốc Lương nắm giữ tin tức đương nhiên là phong phú hơn Hoàng Mộng Chân nhiều, lời nói cũng nhằm đúng chỗ yếu hại.

Tống Quốc Lương không thèm để ý đến vẻ mặt đang trở lên khó coi của Hoàng Mộng Chân.

- Hơn nữa ngành công nghiệp và xây dựng cũng chính là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường như trưởng ban Hoàng nói, có phải thật sự ngành công nghiệp và xây dựng là thủ phạm chính không? Tôi cảm thấy không đúng. Tôi nhớ Côn Châu từng có một quy hoạch về phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, đưa ra tư tưởng phát triển ngành quang điện và công nghệ sinh học. Ngành công nghệ sinh học chẳng những là ngành có kỹ thuật cao, mà còn là ngành mới không gây ô nhiễm môi trường, ngành quang điện cũng vậy, cũng là ngành gây ô nhiễm môi trường ở dạng thấp theo đánh giá của Tổng cục bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể đến xem tình hình phát triển ở thị xã Ngọc Hà xem Khu khai phát của thị xã này có ô nhiễm không? Không có, cục Bảo vệ môi trường tỉnh đã phái người đến kiểm tra và tìm hiểu xem Ngọc Hà phát triển kinh tế có làm mất hoàn cảnh sinh thái không? Sự thật chứng minh bọn họ vẫn bảo vệ môi trường.

Tống Quốc Lương nói rất có lý lẽ, so sánh với Hoàng Mộng Chân thì y nói có lý trí hơn.

- Chủ tịch Hòa Khiêm và tôi cùng nhất trí cho rằng ngành dịch vụ của Côn Châu đương nhiên muốn phát triển, hơn nữa phải phát triển nhanh và mạnh. Nhưng có nên vì phát triển ngành dịch vụ mà hoàn toàn vứt ngành công nghiệp và xây dựng vào tủ lạnh không? Chúng tôi cảm thấy được hai ngành này có thể xung đột, có thể tranh đoạt tài nguyên nhưng một Thị ủy, ủy ban Côn Châu to như vậy có được tài nguyên hành chính lớn đến thế chẳng lẽ ngay cả điểm này cũng không biết cân bằng sao? Tôi không tin.

- Tôi phải nhắc một điểm Côn Châu đưa ra phát triển ngành bất động sản làm cơ sở, tôi cảm thấy rất mạo hiểm. Bây giờ ngành bất động sản tuy phát triển nhanh chóng nhưng giá nhà tăng cao cũng tạo áp lực rất lớn cho dân chúng, đồng thời cũng bị nhiều phê bình. Làm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, chúng ta không thể chỉ chú ý đến phát triển kinh tế và thu tài chính. Áp lực cuộc sống của dân chúng chúng ta cũng cần cân nhắc, nhất là áp lực sống của người dân có thu nhập thấp. Mọi người thử nghĩ xem Trung ương sau này có cân nhắc đến việc sẽ có chính sách với ngành bất động sản để giảm mâu thuẫn xã hội không? Tôi cảm thấy điểm này cần phải suy xét cẩn trọng. Một khi Trung ương đưa ra biện pháp giảm nhiệt ngành bất động sản thì có phải tạo thành nguy hại chết người với ngành dịch vụ Côn Châu không? Mấy vấn đề này chúng ta cần cân nhắc rõ ràng.

Có chuẩn bị mà đến. Triệu Quốc Đống thầm thở dài một tiếng trong lòng. Hoàng Mộng Chân và Ngô Nguyên Tể vốn nghĩ Vương Liệt điều tới Ngọc Hà là cuộc tranh luận này sẽ dừng lại. Đâu có việc đơn giản thế, đối phương khó khăn nắm mới tìm được cơ hội đương nhiên là phải gây sóng gió, ít nhất muốn cho toàn tỉnh thấy bọn họ đứng về phía dân chúng, qua đó giảm áp lực đang có của bọn họ.

Tống Quốc Lương có thể bò lên vị trí phó chủ tịch thường trực tỉnh cũng không phải là may mắn, có thể nói, có thể làm, hơn nữa ý nghĩ rõ ràng. Nếu so sánh thì Ngô Nguyên Tể tuy thừa nghị lực nhưng cân nhắc vấn đề không chu đáo.

Thái Chánh Dương rất tự nhiên gật đầu vì hơi động tâm từ bài phát biểu của Tống Quốc Lương. Thái Chánh Dương cũng có chút nghi ngờ với quan điểm của Ngô Nguyên Tể.

Phát triển ngành dịch vụ tuy là rất tốt đẹp nhưng cũng rất mạo hiểm. So sánh với ngành công nghiệp và xây dựng phát triển chắc từng bước thì ngành dịch vụ dễ làm người ta cảm thấy phù pheiems.

Ví dụ như ngành tài chính mặc dù làm người ta phấn chấn nhưng Côn Châu không có sức cạnh tranh với Thành Đô, Trùng Khánh. Triệu Quốc Đống cũng từng nói chuyện với Thái Chánh Dương về việc này. Từ phát triển ngành tài chính hiện nay thì cũng dựa nhiều vào tổng GDP kinh tế một nơi làm cơ sở. Tổng GDP của Điền Nam đương nhiên không thể so sánh với tỉnh Xuyên, mà Trùng Khánh là thành phố trực thuộc trung ương thì càng có ưu thế trời ban.

Lại ví dụ ngành văn hóa, thể thao cũng là ngành mới phát triển, Côn Châu có ưu thế nhưng trụ cột phát triển kém, muốn phát triển cũng là một quá trình chứ không phải thoáng cái xong ngay.

Trước khi cuộc họp diễn ra Thái Chánh Dương đã hỏi ý kiến Triệu Quốc Đống, ý kiến của Triệu Quốc Đống khá mơ hồ, mơ hồ đồng ý quan điểm của Ngô Nguyên Tể nhưng cũng nói quy hoạch của Côn Châu cần phải chỉnh sửa, nhất là quy hoạch ngành công nghiệp và xây dựng thì Côn Châu rõ ràng còn yếu kém.


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...