Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 125: Bức Tranh Tĩnh Lặng


Chương trước Chương tiếp

Trương Nguyên biết Lưu Tông Chu vốn sống rất thanh bần, hôm nay tận mắt trông thấy thì không khỏi bùi ngùi. Hai mươi năm sau, giặc cỏ sẽ xâm phạm biên giới khiến cho hoàng đế Sùng Trinh bị tổn thất nặng nề.

Khi hoàng đế trưng cầu đối sách từ phía các quần thần, Lưu Tông Chu cho rằng phải đặt nhân nghĩa lên hàng đầu, chỉ nên dựa vào hiền tài. Ý kiến này nếu áp dụng vào thời bình thì được, còn vào lúc thiên hạ đại loạn thế này thì còn xét gì tới quân tử, rồi nhân nghĩa nữa?

Nếu cứ quân tử nhân nghĩa thì khi nước mất nhà tan, hẳn chỉ có nước cùng đường nhịn đói. Sùng Trinh từng muốn dùng một thầy tu người Tây là Johann Adam Schall von Bell để phát triển việc chế tạo súng đạn và vũ khí, nhưng Lưu Tông Chu kiên quyết phản đối, cho rằng Johann Adam Schall là phần tử cực đoan, vũ khí không có lợi gì cho việc thành bại, cái mà đại quân của đất nước phải kiên trì cho tới cùng là nhân nghĩa mà Khổng tử và các bậc thánh hiền đã truyền lại.

Lưu Tông Chu chính là vị Đại Nho truyền thống cuối cùng của triều Minh, ông kiên quyết không chịu tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới mà chỉ tôn sùng đạo Nho một cách mù quáng. Ông cùng với Hoàng Tông Hy, Cố Viêm Vũ, Vương Phu Chi là ba nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất, để rồi sau đó đã hình thành nên những bè phái theo mỗi người, nhưng dù nói thế nào đi chăng nữa, Lưu Tông Chu cũng vẫn là một vị nho gia cương trực liêm chính, không a dua nịnh bợ, và tư tưởng của ông thì có giá trị cho tới tận muôn đời sau, chỉ có điều đáng tiếc là ông sinh ra không hợp thời nên cuối cùng đã phải dùng cái chết để bảo vệ sự trong sạch và những quan điểm lý luận của mình, như vậy đã là đáng để người đời phải khâm phục hơn rất nhiều kẻ cùng thời rồi.

Trương Nguyên đột nhiên tỏ ra có chút trầm tư, nhìn theo bóng vị nho gia cuối cùng của nhà Minh đang từ từ tiến lại, cùng một lừa và một nô bộc ra đi trong lặng lẽ như vậy. Khuôn mặt Trương Giới Tử càng lúc càng tỏ ra nghiêm túc. Kỳ Bưu Giai bên cạnh cảm thấy có chút kì lạ, nghĩ chẳng lẽ Trương Giới Tử này định cãi nhau với Khải Đông tiên sinh một trận hay sao, làm gì mà mặt mà khó đăm đăm thế nhỉ?

Lưu Khải Đông đã cáo biệt tất cả các đệ tử ở chùa Đại Thiện nên không ngờ vẫn còn có hai người đang đợi mình trên cầu Việt Vương, hơn nữa hai người này lại là hai thiếu niên anh tuấn mà ông đánh giá rất cao. Lão mỉm cười vui vẻ, xuống lừa, dắt dây cương bước qua chỗ Trương Nguyên và Kỳ Bưu Giai. Trương Nguyên và Kỳ Bưu Giai lập tức thi lễ chào, Trương Nguyên nói:

- Khải Đông tiên sinh, tiểu tử nghe nói tiên sinh phải rời khỏi Sơn Âm, thực sự cảm thấy nuối tiếc, chúng học trò đã đứng đợi ở đây từ rất lâu rồi.

Lưu Tông Chu nhìn Trương Nguyên một lượt, nói:

- Mấy tháng không gặp, mắt ngươi đã khỏi hẳn, giờ đã thành một thiếu niên tuấn tú rồi đấy à, ha ha, đính hôn được với tiểu thư xinh đẹp xuất thân danh giá, đỗ đầu kì thi huyện, tới đây đã đủ đắc ý rồi chứ?

Trương Nguyên khom người nói:

- Tiểu tử không dám, ơn dạy bảo của Khải Đông tiên sinh, học trò không ngày nào quên.

Lưu Tông Chu hỏi:

- Không quên cái gì?

Trương Nguyên nói:

- Đạo học của Thánh hiền ạ.

Lưu Tông Chu chăm chú nhìn Trương Nguyên một lát, nét mặt giãn ra, nói:

- Nói rất hay. Khi nào ra làm quan nhớ phải luôn lấy đạo nghĩa để trị dân đó.

Rồi quay sang Kỳ Bưu Giai, nói:

- Sau này ngươi có thể theo Trương Nguyên rèn luyện, giúp đỡ nhau học hành.

Kỳ Bưu Giai chỉ đáp một câu:

- Vâng.

Lưu Tông Chu chắp tay với hai người, nói:

- Vậy xin bái biệt tại đây, ba năm sau nếu ta chưa bị trục xuất ra khỏi kinh thì hy vọng có thể gặp được hai ngươi đang vào kinh thi hội.

Rồi lão leo lên lừa chậm rãi bước qua cầu Việt Vương, quay đầu lại nói:

- Trương Nguyên, nếu rảnh có thể tới Vô Tích bái kiến Cảnh Dật tiên sinh, sẽ rất có lợi cho ngươi sau này đó.

Trương Nguyên đáp “vâng”, nhìn Lưu Tông Chu cưỡi lừa đi xa rồi mới quay sang hỏi Kỳ Bưu Giai:

- Hổ Tử, Cảnh Dật tiên sinh mà Lưu tiên sinh mới vừa nói đó là ai vậy?

Kỳ Bưu Giai mười hai tuổi trợn mắt kinh ngạc nói:

- Đến Cảnh Dật tiên sinh mà cũng không biết, chính là Cao Cố Đông Lâm đó.

Trương Nguyên nói:

- Ồ, là Cố Hiến Thành sao, ta biết ta biết, đã nghe danh từ lâu, nhất định phải đi bái kiến mới được.

Ông cụ non Kỳ Bưu Giai không nhịn được cười nhưng vẫn cố tỏ vẻ nghiêm nghị, đáp:

- Cố Hiến Thành tiên sinh năm ngoái đã đi về cõi tiên rồi, vị Cảnh Dật tiên sinh mà Lưu tiên sinh nói đó là Cao Phàn Long.

Trương Nguyên “ Ách “ một tiếng, hóa ra người sáng lập ra phái Đông Lâm là Cố Hiến Thành đã qua đời năm ngoái rồi. Ông chính là người đã nói câu:

“Tiếng gió tiếng mưa tiếng đọc sách, tiếng nào cũng vào tai; việc nhà việc nước việc thiên hạ, việc nào cũng quan trọng.”

Đây là câu đối rất nổi tiếng. Trương Nguyên cười nói:

- Đời người chỉ chết có một lần, ta sớm muộn gì cũng phải đi bái kiến Cố Hiến Thành tiên sinh mới được.

Kỳ Bưu Giai nói:

- Sau kì thi phủ tháng tư của Giới Tử huynh, chúng ta cùng nhau tới thư viện Đông Lâm nghe Cảnh Dật tiên sinh dạy học, thế nào?

Trương Nguyên thầm nghĩ:

- Bước vào thư viện Đông Lâm thì coi như là đã ngả theo phe của đảng Đông Lâm rồi, việc này không vội. Hoạn đảng, đảng Đông Lâm ta tạm thời không nghiêng về phe nào cả, hiện giờ việc cấp bách vẫn là học bát cổ, đây là nước cờ đầu.

Nói:

- Để sau hãy nói. Muốn ra ngoài du học cũng cần phải có công danh sinh đồ mới được.

**Đảng Đông Lâm: là một tập đoàn chính trị phản đối triều chính, giúp dân thanh minh, không sợ cường quyền, đảng này do các quan lại hoặc các phần tử trí thức có tiếng tăm hoặc địa vị ở Giang Nam làm chủ)

Kỳ Bưu Giai gật đầu nói:

- Giới Tử huynh nói rất phải, vậy sang năm hãy tính.

Mục Kính Nham và Vũ Lăng và hai người hầu của Kỳ Bưu Giai đang đứng đợi ở một bên, Vũ Lăng lúc này mới tiến lên hỏi Trương Nguyên:

- Thiếu gia, bây giờ chúng ta về nhà hay là tới nhà Thương tiểu thư ạ?

Trương Nguyên hỏi kỳ Bưu Giai:

- Hổ Tử hiền đệ định đi đâu?

Kỳ Bưu Giai thực lòng rất muốn tới thăm Thương Cảnh Lan, lần này từ biệt ít nhất cũng phải ba năm, nhưng trước mặt Trương Nguyên nói ra thì không tiện, không trả lời thẳng vào vấn đề mà nói kiểu đầy ẩn ý:

- Thuyền của ta còn đang đợi ở bến Đông Đại kia, ta lên thuyền đây.

Trương Nguyên cười nói:

- Vậy ta lên thuyền cùng đệ.

Hai người cùng ngồi thuyền tới dinh thự nhà họ Thương.

Thương Chu Đức ở hậu viện mời Trương Nguyên và Kỳ Bưu Giai vừa thưởng thức trà vừa tán gẫu, , phó thị, kỳ thị, Cảnh Lan, Cảnh Huy, còn có Thương Đạm Nhiên đều ở đó, giờ họ đều là người một nhà cả. Nghe chuyện ban nãy hai người đi tiễn Lưu Tông Chu, Thương Chu Đức cười nói:

- Xem ra Khải Đông tiên sinh cho rằng cả hai người đều có khả năng tham gia kì thi hội năm sau, ha ha. Kỳ Hổ Tử ba năm nữa mới mười lăm tuổi, có tiến sĩ trẻ như vậy không?

Lại nói:

- Bất luận thế nào, ba năm sau vẫn phải để Hổ Tử và Cảnh Lan đính hôn với nhau.

Trái lại, Thương Cảnh Lan - một người rất thích đọc “Tam quốc”, tính tình vốn thẳng thắn, lại nhanh mồm nhanh miệng, giờ trước mặt Kỳ Bưu Giai lại tỏ ra rất đỗi thẹn thùng, vừa nghe Thương Chu Đức nói vậy thì “ A “ lên một tiếng kinh hãi rồi bỏ chạy.

Phó thị, Kỳ thị bật cười.

Trương Nguyên, Kỳ Bưu Giai dùng cơm tối ở Thương thị xong rồi mới ngồi thuyền trở về Sơn Âm. Đêm nay Trương Nguyên sẽ nghỉ sớm bởi ngày mai còn phải lên đường đi xa.

-----------------------------

Sáng sớm ngày hai mươi, Trương Nguyên dậy sớm rửa mặt, dùng xong bữa sáng thì cùng với Vũ Lăng, Mục Kính Nham, Mục Chân Chân và gia nô nhà tỷ phu là Lục Đại Hữu đi tới cầu Bát Sĩ. Tối qua Thương Chu Đức nói sẽ phái thuyền tới đón Trương Nguyên ở cầu Bát Sĩ để hắn cùng Thương Chu Đức và ba mẹ con Phó thị lên đường đi Gia Hưng. Đây là lần đầu tiên Trương Nguyên đi xa nhà như vậy, Trương mẫu Lã thị cảm thấy rất không yên tâm, dặn dò hết chuyện nọ tới chuyện kia. Mặc cho con trai hết lời ngăn cản, bà vẫn cố gắng bước từng bước nặng nhọc tới tận cầu Bát Sĩ để tiễn, suốt quãng đường không ngớt lời dặn dò con trai phải cẩn thận đề phòng nước lửa...

Trên đường phải ăn đồ sạch sẽ, thà ăn ít một chút chứ đừng nên ăn quá nhiều, ra ngoài khó tránh khỏi gặp những điều thị phi, trong tình huống ấy thì nên nhẫn nhịn chớ làm to chuyện, rồi lại quay sang dặn dò Vũ Lăng:

- Tiểu Vũ không được ham chơi, nhớ hầu hạ thiếu gia cho tốt.

Nhìn Mục Kính Nham, Mục Chân Chân, nói:

- Chân Chân cũng phải chú ý một chút.

Mục Chân Chân cũng là lần đầu tiên đi xa nhà, trong lòng vô cùng hồi hộp thích thú, đáp:

- Thái thái yên tâm, tiểu tỳ nhất định sẽ dốc sức hầu hạ thiếu gia thật tốt...

Mục Kính Nham và Lục Đại Hữu đều nói Trương mẫu Lã thị cứ yên tâm, giờ đường đi rất bình an, sẽ không xảy ra chuyện gì bất trắc cả.

Trương Nguyên không cảm thấy phiền chút nào khi mẫu thân cứ luôn miệng nhắc nhở như vậy, bởi điều đó chứng tỏ mẫu thân hết lòng quan tâm đến hắn. Trương Nguyên mỉm cười nói:

- Hài nhi đã mười sáu tuổi rồi, đã là thanh niên rồi, mẫu thân còn còn có gì phải lo lắng nữa.

Một câu thôi mà làm cho Trương mẫu Lã thị không khỏi bật cười.

Lúc này, Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Trác Như và Trương Định Nhất đều đã tới cầu Bát Sĩ đưa tiễn, chuyện trò rôm rả một lúc thì đám người Trương Nguyên mới lên thuyền. Đúng lúc này thì Lỗ Vân Cốc chạy đến, đưa cho họ một ít thuốc viên đã bào chế sẵn, có loại để trị tiêu chảy, trị đau đầu, trị say thuyền, đều được đựng trong bình có dán nhãn đàng hoàng, phòng trên đường cần dùng gấp. Trương Nguyên tạ ơn Lỗ Vân Cốc rồi lệnh cho Vũ Lăng nhận lấy.

Con thuyền mui trắng từ từ rẽ sóng rời xa khỏi cầu Bát Sĩ, Trương Nguyên đứng ở mũi thuyền, nhìn theo mẫu thân và các huynh đệ họ hàng vẫn đứng yên trên cầu. Cảnh tượng này thực giống như một bức tranh tĩnh lặng vậy.

Đường sông có khúc ngoặt, lúc này không thể nhìn thấy cầu Bát Sĩ được nữa, Trương Nguyên mới quay vào trong khoang thuyền ngồi xuống, chợt nhớ tới một chuyện, quay sang hỏi Mục Chân Chân:

- Chân Chân, ngươi có mang theo côn Tiểu Bàn Long không?

Mục Chân Chân nói:

- Á, còn phải mang theo côn ư?

Trương Nguyên cười nói:

- Phòng khi bất trắc ấy mà. Ngươi có mang theo phải không?

Mục Kính Nham cười nói:

- Thiếu gia yên tâm, có chuẩn bị đầy đủ cả rồi, chiếc côn này tiểu nhân luôn mang theo bên mình.

Chẳng mấy chốc con thuyền đã cập bến Đông Đại ở hậu viện Thương thị, đây là một bến thuyền nhỏ của nhà họ Thương. Thường thì các gia đình giàu có của phủ thiệu hưng đều có một bến thuyền nhỏ của riêng mình.

Thương Đạm Nhiên và mấy người nhà họ Thương đã đứng đợi sẵn trên bờ. Phó thị và Cảnh Lan, Cảnh Huy đã ngồi trên một con thuyền khác. Khi thuyền Trương Nguyên cập bến, hắn nhảy lên bờ, nói lời từ biệt với người nhà họ Thương, cuối cùng đi tới trước mặt Thương Đạm Nhiên. Thiếu nữ xinh đẹp rạng ngời đưa ánh mắt thẹn thùng e lệ nhìn hắn, hạ giọng nói:

- Đi sớm về sớm, thượng lộ bình an.

Trương Nguyên hạ giọng nói:

- Ta biết rồi, ta sẽ rất nhớ nàng...

Đôi má Đạm Nhiên tức thì ửng hồng. Phút giây ngắn ngủi mà xúc động lòng người biết bao, đều là những lời tự tận đáy lòng... Ừm, có lẽ đó là...là... tình yêu….

----------------------

Sau khi chào từ biệt Đạm Nhiên. Hai con thuyền rẽ sóng, một trước một sau dần rời xa khỏi bến thuyền nhà họ Thương.

Đám người Thương Chu Đức ngồi trên con thuyền mui trắng làm từ những phên tre, bên ngoài được sơn một lớp dầu của cây trẩu để giữ cho lớp gỗ tre bên trong không bị mòn.

Những thuyền đi đêm đều là loại thuyền mui trắng này, chắc là để ban đêm dễ nhận ra, tránh khỏi việc các thuyền đụng nhau.

Đám người Thương Chu Đức ngồi trên thuyền sành ngũ minh, đây là loại thuyền dân lớn nhất ở Thiệu Hưng, sành ở đây thực chất là vỏ trai được mài mòn tạo thành, dưới ánh nắng phản chiếu lên màu rất đẹp, khoang thuyền rộng như một căn nhà cỡ nhỏ, phân thành bốn phòng riêng biệt.

Phó thị và hai con gái cùng ba tỳ nữ ở gian đầu tiên, gian giữa là của sáu gia nhân theo hầu, Thương Chu Đức và bốn người hầu ở gian cuối cùng. Bốn người lái thuyền thì ở khoang nhỏ nhất cuối cùng để tiện làm cơm. Trương Nguyên ngồi trên con thuyền tam minh sành, loại thuyền này nhỏ hơn thuyền ngũ minh sành rất nhiều, có ba gian, gian cuối cùng nhỏ nhất là chỗ người lái thuyền ở, gian giữa là dành cho Mục Kính Nham và Lục Đại Hữu.

Mục Chân Chân không thể ở chung phòng với Lục Đại Hữu, đương nhiên chỉ có thể ở cùng với Trương Nguyên và Vũ Lăng thôi.

Tỳ nữ mà, đương nhiên phải hầu hạ bên cạnh thiếu gia suốt quãng đường dài từ kênh đào Tây Hưng trên sông Vận tới tận Tiêu Sơn.

Đây là lần đầu tiên Trương Nguyên ngồi thuyền lâu như vậy, cảm giác rất mới mẻ, nghe tiếng mái chèo rẽ nước mà trong lòng cảm thấy bình an nhẹ nhõm lạ thường.

Ánh mặt trời buổi trưa đã chiếu xuống, mở rèm lên, hắn trông thấy từ thuyền ngũ minh sành bên kia có một cánh tay nhỏ đang ra sức vẫy mình, kêu lớn:

- Trương công tử ca ca.

Trương Nguyên cười rộ lên, sai Vũ lăng lấy cho mình cặp kính mắt đeo vào, quả nhiên có thể nhìn rõ tiểu Cảnh Huy. Tiểu Cảnh Huy thấy hắn đeo một vật rất lạ lên mắt, vội hỏi:

- Trương công tử ca ca, huynh đeo cái gì lên mắt vậy?

Trương Nguyên nói:

- Lát nữa thuyền dừng lại ta sẽ nói cho muội biết.
...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...