Lữ Vệ Quốc là một đứa trẻ ngoan, một đứa trẻ ngoan đặc biệt ham học.
Ngoài việc đã chán ngấy công việc đang làm nên muốn thử sức với việc khác, còn là vì cái “tham vọng” vào đây để cảm thụ một chút hơi thở của chủ nghĩa nhân văn, do đó anh cực kì chủ động và kích động chạy đến trường đại học này làm thợ điện – chúng ta tạm không nói đến “vào” ở đây là vào bằng cách nào.
Thân phận là thợ điện của tòa nghệ thuật nên anh cũng chỉ có thể đi nghe dự thính những bài giảng về nghệ thuật thôi. Hơn nữa, anh lại không có hứng thú đối với mấy môn học về những thứ như thiết kế, đồ họa (chưa kể đó là những lớp nhỏ nên anh không vào dự thính được) nên chỉ có những tiết đại cương như Lịch sử nghệ thuật, Thưởng thức và Ngôn ngữ nghệ thuật thì anh có thể vào nghe.
Trong những môn đó, anh thích nhất là môn Lịch sử nghệ thuật do một vị giáo sư già dạy – chính là người đã gặp Đơn Nhất trong nhà vệ sinh mà ngay sau đó bị lí luận kinh thiên động địa ‘Millet và Gostave là đồng tính luyến ái’ của cậu dọa cho bỏ chạy.
Vị này là một giáo sư học cao hiểu rộng, rất có thanh danh trên quốc tế, nhà trường cũng đã phí rất nhiều công sức mới mời được ông về đây giảng dạy, rốt cuộc lại bị Đơn Nhất dọa cho sốc đến nỗi mấy ngày nằm liệt trên giường – nhưng vẫn còn may, người ta dù sao cũng là người đã lăn lộn vật vã nhiều năm trong xã hội, quốc tế và giới nghệ thuật, có gì mà chưa thấy qua? Hơn nữa ông đã dạy Đơn Nhất từ khi cậu mới đặt chân vào trường, bị cậu dọa tới dọa lui dọa riết quen rồi, nên đợi sau khi hồn phách đã quay về người ta lại tiếp tục lên lớp thôi.
Quay về đề tài chính, ông lão này quả thật rất khá, không những giảng dạy rõ ràng rành mạch mà còn nói rất kĩ về sự khởi nguồn, giai đoạn hưng thịnh và thoái trào, cả tình trạng hiện giờ của các trào lưu nghệ thuật, đồng thời còn so sánh những trào lưu khác nhau, tìm ra sự khác biệt và liên hệ giữa chúng (đây đã không còn thuộc về phạm trù Lịch sử nghệ thuật nữa rồi), học một tiết của ông già bằng với cùng lúc học nhiều môn khác nhau.
Lần đầu tiên đi dự thính Vệ Quốc còn quy quy củ củ ngồi ở hàng ghế đằng sau, cuối cùng phát hiện ra ngồi ở phía sau toàn những đứa trẻ không thích nghe giảng cho lắm. Không phải thành tích của chúng không tốt nhưng thiên phú của chúng đều đã biểu hiện trên thao tác thực tế hết trơn rồi, còn những sinh viên muốn nghe giảng toàn ngồi hàng trên.
Thế là lần thứ 2 Vệ Quốc ngồi ở hàng giữa, nhưng sau khi anh trả lời câu hỏi của giáo sư về ‘Điệu vũ được mệnh danh là chúng vũ chi vũ có từ thời Đường*’ là điệu vũ nào, ông lão bèn nói với anh “Dù là dự thính cũng có thể ngồi ở hàng đầu trong tiết của tôi.”
Cho nên đến lần thứ 3 anh trực tiếp ngồi vào hàng ghế thứ nhất – so với sinh viên thì anh rảnh rỗi hơn, công việc làm xong cũng vừa đúng lúc anh có thời gian đi giữ chỗ ( vả lại mỗi lần anh vào nghe những tiết Lịch sử nghệ thuật cũng đều không phải là tiết của Đơn Nhất)
Vì Vệ Quốc đã từng làm qua hướng dẫn viên du lịch, nên một số vấn đề liên quan đến nghệ thuật cổ điển Trung Quốc không làm khó được anh, nhưng còn về mảng nghệ thuật tây phương thì anh chưa hề tiếp cận qua. Có một lần, ông lão hỏi mọi người một câu về “Phong cách kiến trúc của đại giáo đường Ayasofya” mà không ai trả lời được, ngay cả anh cũng không biết trả lời sao, sắc mặt của giáo sư có chút âm u.
Từ dạo đó, để báo đáp “ông già” đã không màng đến phận “dự thính” của anh, Vệ Quốc quyết định cắm đầu nghiên cứu về Lịch sử Tây phương.
Nhưng do tư liệu về Nghệ thuật thời phục hưng – một mảng quan trọng trong lịch sử nghệ thuật tây phương quá nhiều và phức tạp, Vệ Quốc không biết bắt đầu xem cái nào thì tốt, thế là quyết định đi đến văn phòng của ông lão để hỏi trực tiếp.
~~**~~
Từ sau khi Đơn Nhất nộp bài luận Lịch sử nghệ thuật với đề tài ‘Khuynh hướng đồng tính luyến ái giữa Millet và Gostave’, cậu đợi mấy ngày nhưng không thấy giáo sư già đâu, mà cậu thì đang sốt ruột muốn biết gấp điểm số bài luận của mình. Cậu cảm thấy bài luận này mình viết không được tốt lắm, chí ít là vẫn chưa đào sâu tìm hiểu cặn kẽ về yêu hận tình thù giữa Millet và Gostave, mà chỉ mới suy đoán đại khái đơn giản về khuynh hướng giới tính của cả hai, có thể nói là hơi nông cạn, đối với một người thành tính luôn đứng nhất như Đơn Nhất mà nói, đó thực là một thất bại trong cuộc đời hoàn mỹ của cậu.
Vậy nên cậu muốn đi đến văn phòng tìm giáo sư già để hỏi về kết quả của mình. Cậu sợ rằng nếu vì thứ mà bản thân mình chưa tìm hiểu cặn kẽ mà để lại ấn tượng không tốt trong lòng giáo sư, từ đó ảnh hưởng đến thành tích học kì này của cậu thì – Ôi thôi, trời ơi, cậu không dám nghĩ tiếp nữa!
Thế là vào một buổi trưa đẹp trời nào đó, Đơn Nhất mang theo tâm trạng sốt ruột và khẩn thiết, đặt chân vào văn phòng của vị giáo sư già.
~~***~~
Mấy ngày nay, Vệ Quốc cảm thấy số mình xui xẻo sao đó.
Cái “việc tốt” laptop từ trên trời rơi xuống lại vì nguyên chủ nhân của máy là vị ‘biến thái chết tiệt nào đó’ mà khiến anh cảm thấy ngài ngại trong lòng, gởi cho ‘tên biến thái kia’ bức thư hăm dọa, lại bị hiểu lầm thành thư tình, cuối cùng bị ép quen với ‘biến thái chết tiệt nào đó’…
Ngay cả bây giờ! Anh chẳng qua là muốn đến đây thỉnh giáo ông thầy về một số chuyện liên quan đến nghệ thuật thời phục hưng thôi nhưng chết không cơ chứ, lại chạm mặt ‘cái thằng biến thái nào đó’ kia rồi!!!
Trời cao sao đãi Lữ mỗ ta tệ bạc thế này!!
~~**~~
Đơn Nhất vừa trông thấy giáo sư già, lập tức dùng khí thế như hổ đói vồ mồi ác lang đuổi thú xông vào.
_ Giáo sư! Bài luận của em…. – Đơn Nhất chưa nói hết câu, bèn bị Vệ Quốc cắt ngang.
_ Ay ay ay, tôi nói cậu có chuyện gì hả?! Có biết cái gì gọi là tiên trước hậu sau không hả?! – Vệ Quốc đẩy Đơn Nhất đang đứng chắn trước mặt mình ra, có chút không vui nói. – Không thấy tôi và giáo sư đang bàn về nghệ thuật phục hưng sao?! Cậu có vấn đề gì thì đợi lát sao hãy hỏi!
Ban nãy trong mắt trong lòng của Đơn Nhất chỉ toàn là giáo sư, không để ý Vệ Quốc cũng đang đứng bên cạnh, nghe thấy lời anh nói, lúc này mới chú ý đến nhân vật vừa lên tiếng này.
_ A? … xin lỗi… — Cậu lại nghĩ chỉ xin lỗi thôi thì có chút không hay, liền nói. – Chẳng phải chỉ là nghệ thuật phục hưng thôi sao? Tôi đối với mảng này tương đối rành rẽ! Những việc đơn giản như thế cần chi hỏi giáo sư! Hỏi tôi là được rồi!
Nguyên ý của câu nói này là ý tốt đó, nhưng khi dừng bước bên cạnh tai của Vệ Quốc thì bị biến chất mất tiêu – dù nghe thế nào cũng giống như là Đơn Nhất đang khoe khoang.
_ Sao hả? Cậu thông minh thì đồng nghĩa với việc yêu cầu người khác cũng phải thông minh như cậu à?! Lữ Vệ Quốc tôi thì không thể rồi đấy, sao hả?! Có ngon thì cậu so tài với tôi về nghệ thuật Trung Quốc xem! – Chống mắt mà xemVệ Quốc anh cho biến thái này chết mất xác luôn.
Vị giáo sư già cũng chỉ mới quay về hôm này, thân thể mới khỏe lên được chút thì phải nghe cuộc cãi vã của hai người đang đứng bên cạnh. Người đã từng bị Đơn Nhất dọa đến đau bao tử như ông mỗi lần trông thấy Đơn Nhất là bênh cũ lại tái phát, cái bao tử lại phản xạ có điều kiện bắt đầu đau thắt lại, thêm nữa người “dự thính” mà ông vốn tưởng rằng ngoan hiền thông minh lễ phép lại giống như một chú mèo bị đạp phải đuôi đang xù lông lên nghênh chiến ….
Giáo sư già xoa xoa bao tử… hy vọng là bệnh đau bao tử của ông không bị nặng thêm.
Vị giáo sư cuối cùng cũng đã không thể nhẫn nhịn thêm được nữa cuộc cãi vã trẻ con của hai người, ngẩng đầu rống lên một tiếng trời đất biến sắc.
_ HAI NGƯỜI ĐỪNG CÓ ĐÁ LƯỠI TRƯỚC MẶT TA NỮA!
Tiếng hét đã thu hút được sự chú ý của hai người, nhưng nguyên nhân khiến cả hai chú ý không phải là vì giáo sư sắp giận đến nơi.
Vẫn là một câu nói đó, tiếng Trung rất chi là bác đại tinh thâm a!
Cái từ ‘đá lưỡi’ này, ở quê hương của giáo sư, mang nghĩa “cãi vã, cãi miệng”. Nhưng trong nhận thức của đại đa số người thì… đó là “hôn môi”, mà còn là “nụ hôn rất nóng bỏng, cuồng nhiệt, vô cùng mãnh liệt và lãng mạn đến ngất ngây”…
Hai người vì tiếng hét của giáo sư mà lặng đi mấy giây…
Ông nhân lúc cả hai còn đang hóa đá, lập tức nhanh lẹ nói:
_ Nói cậu trước, Đơn Nhất. – Ông xoay qua Đơn Nhất. – Luận văn viết rất khá, phân tích hai họa gia rất cặn kẽ, luận điểm phong phú, nhưng hướng vào vấn đề không thích hợp.
Bài luận văn đó viết, cái luận điểm đó nêu ra, sự miêu tả cậu hướng vào… Nếu như ông mà không ôm chặt quan điểm ‘Millet và Gostave làm sao có thể là đồng tính luyến ái được chứ!? Tất cả chỉ là trùng hợp mà thôi, cả hai tuyệt đối không phải là đồng tính luyến ái’ cho đến phút cuối cùng, có lẽ đã đồng ý với tất cả những gì Đơn Nhất viết rồi.
_ Đến cậu, Tiểu Lữ. – Giáo sư hướng qua Vệ Quốc, lại liếc nhìn một cái về hướng Đơn Nhất. – Đơn Nhất là đứa trẻ có thành tích ưu tú nhất trong lớp của ta, nhất là đối với mảng Lịch sử nghệ thuật tây phương, cậu ấy có một cái nhìn rất toàn diện và độc đáo, ta tin rằng, cậu ấy nhất định sẽ có ích cho cậu, vậy nên, có bất kỳ câu hỏi gì cậu cứ trực tiếp hỏi cậu ấy đi!!
_ Ngoài ra – Ông lại nói với Đơn Nhất. – Kiến thức Lịch sử nghệ thuật cổ điển Trung Quốc của cậu thực sự có chút cần nắm lại rồi đấy, hãy hỏi Vệ Quốc nhiều về mảng này!! – Tốt nhất là cậu nên học tập ở Vệ Quốc lối suy nghĩ của người bình thường!!!
_ Còn ta – Ông đứng dậy phía trước bàn làm việc, cầm lấy cặp của mình – Ta chiều nay không có tiết… nên… ta đi đây. – Vừa nói xong, liền nhanh chóng chạy khỏi văn phòng.
Chuyện của hai thằng nhóc ấy, ông già ta không quản nữa! Hai người muốn cãi cứ cãi! Thích đá lưỡi cứ đá lưỡi!
Thế là, dưới sự tác hợp của vị giáo sư già, Lữ Vệ Quốc và Đơn Nhất, tèng téng teng teng, trở thành đôi bạn học tập rồi …………
*Điệu vũ được mệnh danh là chúng vũ chi vũ có từ thời Đường: đó chính là ‘ Nghê thường vũ y vũ’ (霓裳羽衣舞) do Đường Huyền Tông sáng tác
Khi Cà Chớn Gặp Cà Chua
Chương 8: Cuộc chạm trán ở văn phòng
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp