Hồn Ma Sành Điệu

Chương 27


Chương trước

“Thưa quý vị.” Tiếng tôi vang to quá nên tôi phải dừng lại và hắng giọng. Tôi chưa bao giờ nói vào bộ loa phóng thanh lớn thế này, và mặc dù trước đó tôi đã thử âm thanh bằng cách nói “A lô Wembeley, một-hai, một-hai” nhưng tiếng phát ra nghe vẫn hơi sốc.

“Thưa quý vị.” tôi nói lại. “Cảm ơn quý vị rất nhiều vì đã có mặt ở đây ngày hôm nay trong dịp chia buồn, kỷ niệm, chung vui này...” Tôi quan sát hàng loạt khuôn mặt đang nhìn tôi chăm chú chờ đợi. Hàng hàng lớp lớp người. Ngồi kín cả những dãy ghế Nhà thờ St Botolph. “...và trên hết, là sự tôn vinh đối với một người phụ nữ phi thường đã tác động đến tất cả chúng ta.”

Tôi quay ra để liếc nhìn vào bản sao hoành tráng của bức chân dung Sadie đang choán ngợp cả nhà thờ. Xung quanh và bên dưới nó là những lẵng hoa đẹp nhất mà tôi từng thấy, với hoa ly trắng, hoa phong lan và cành thường xuân bò lan, thậm chí có cả một chuỗi hạt con chuồn chuồn bất chước giống y hệt chuỗi hạt của Sadie, làm bằng những bông hồng vàng nhạt đặt trên một lớp rêu.

Cái đó là do Hawkes and Cox, hãng hoa hàng đầu của London, làm. Họ đã liên lạc với tôi khi nghe được thông tin về buổi lễ tưởng niệm và đã đề nghị làm miễn phí vì họ đều là người hâm mộ Sadie và muốn được bày tỏ sự tôn vinh đối với bà. (Hoặc, bi quan hơn thì là vì họ biết họ sẽ được quảng bá rộng rãi).

Thật ra thì đầu tiên tôi không định tổ chức sự kiện này hoành tráng đến vậy. Tôi chỉ muốn tổ chức một lễ tưởng niệm cho Sadie thôi. Nhưng rồi Malcolm ở Phòng tranh Chân dung London nắm được thông tin. Ông ra đề nghị được công bố chi tiết của buổi lễ trên trang Web của họ cho tất cả những người yêu nghệ thuật muốn tới và tỏ lòng thành kính với một thần tượng nổi tiếng đến thế. Tất cả mọi người đều kinh ngạc khi dồn dập nhận được đơn xin tham dự. Cuối cùng họ đã phải bỏ phiếu kín. Chuyện này thậm chí còn được đưa lên chương trình ti vi London Tonights. Và giờ họ đều đang có mặt tại đây, đông nghẹt. Từng lớp từng lớp người. Những người muốn tôn vinh Sadie. Khi tôi tới và nhìn thấy đám đông tôi thật sự cảm thấy hơi nghẹt thở.

“Tôi cũng muốn nói rằng, trang phục tuyệt vời. Bravo.” Tôi cười rạng rỡ với khắp lượt những chiếc áo khoác, những chiếc khăn đính hạt, những đôi ghệt mắt cá mặc vào dịp đặc biệt của thập niên hai mươi. “Tôi nghĩ Sadie hẳn sẽ tán thành.”

Quy định về trang phục cho ngày hôm nay là “thập niên 1920” và tất cả mọi người đều đã cố gắng thực hiện theo cách nào đó. Và tôi không bận tâm là các buổi lễ tưởng niệm thường không có quy định về trang phục, như vị linh mục cứ nhắc đi nhắc lại mãi. Sadie hẳn sẽ khoái chuyện này lắm và đó mới là điều có ý nghĩa.

Toàn bộ các điều dưỡng ở viện dưỡng lão Fairside đã nỗ lực phi thường, cả về phía họ cũng như với tất cả các cụ ông cụ bà đã tới đây. Họ mặc những bộ trang phục đẹp đẽ nhất, đầu buộc khăn và cổ đeo chuỗi hạt, từng người một. Tôi nhìn vào mắt Ginny và cô mỉm cười rạng rỡ, vẫy chiếc quạt khích lệ.

Chính Ginny và hai cô điều dưỡng khác ở viện dưỡng lão đã cùng tôi tới dự lễ tang riêng tư và lễ hỏa táng Sadie, mấy tuần trước. Tôi chỉ muốn những người biết bà tới đó. Thật sự biết bà. Lễ tang đã rất yên lặng và thành tâm, sau đó tôi đã đưa tất cả bọn họ đi ăn trưa, chúng tôi đã khóc, uống rượu vang và kể những câu chuyện về Sadie mà bật cười, rồi tôi trao cho họ một khoản tiền lớn tặng cho viện dưỡng lão và họ lại bật khóc.

Bố mẹ không được mời tới hôm đó. Nhưng tôi nghĩ rằng họ cũng hiểu thôi.

Tôi liếc họ, đang ngồi hàng đầu. Mẹ mặc bộ váy áo lửng màu tử đinh hương khủng khiếp với chiếc băng đô buộc đầu trông giống ban nhạc Abba của thập niên 70 hơn là thập niên 20. Còn bố thì không mặc một chút gì của thập niên hai mươi. Đó chỉ là bộ com lê một hàng nút hiện đại, bình thường, với chiếc khăn tay lụa chấm trong túi ngực. Nhưng tôi sẽ tha thứ cho ông vì ông đang nhìn tôi với vẻ nồng ấm, tự hào và yêu thương.

“Những ai ở đây chỉ biết Sadie là cô gái trong một bức chân dung có lẽ sẽ thắc mắc con người đằng sau bức họa đó là ai? Bà là một phụ nữ tuyệt vời. Bà sắc sảo, vui tính, quả cảm, kỳ quặc... và bà xem cuộc đời như một cuộc phiêu lưu kỳ vĩ nhất. Như quý vị đã biết, bà là nguồn cảm hứng cho một họa sĩ nổi tiếng của thế kỷ này. Bà đã làm ông mê đắm. Bà chưa bao giờ hết yêu ông, cũng như ông chưa bao giờ hết yêu bà. Họ chia ly trong đau khổ vì hoàn cảnh. Nhưng nếu ông sống lâu hơn... thì ai biết được?”

Tôi ngừng lại để thở và liếc nhìn bố mẹ, họ đang chăm chú nhìn tôi. Tôi đã tập thử bài diễn văn này với bố mẹ tối qua, và bố cứ nói đi nói lại một cách hoài nghi, “Làm sao con lại biết được tất cả những chuyện này?” Tôi lại phải lập lờ viện tới “kho lưu trữ” và “những lá thư cũ” để ông không hỏi nữa.

“Bà nóng nảy và không nhượng bộ. Bà có sở trường... làm cho mọi việc phải xảy ra. Cả với bà và với những người khác.” Tôi trộm liếc nhanh Ed đang ngồi cạnh mẹ, và anh nháy mất lại. Anh cũng biết khá rõ bài diễn văn này.

“Bà đã sống đến 105 tuổi, điều đó cũng đủ là một thành tựu lớn lao rồi.” Tôi nhìn khắp lượt mọi người để chắc chắn là tất cả đều đang lắng nghe. “Nhưng hẳn bà cũng sẽ ghét điều đó nếu nó là cái để người ta xác định về bà; nếu mọi người chỉ nghĩ bà là người ‘105 tuổi'. Bởi vì ở bên trong bà mãi mãi 23 tuổi cho đến hết cuộc đời. Một cô gái đã sống cuộc đời mình với cơn xèo xèo. Một cô gái yêu điệu nhảy Charleston, những ly cocktail, lắc mông trong hộp đêm và đài phun nước, lái xe quá tốc độ, son môi, hút thuốc lá rẻ tiền... và quần thảo.”

Tôi tận dụng cơ hội là không ai trong số những người nghe hiểu “quần thảo” nghĩa là gì. Quả đúng thế, họ mỉm cười đáp lại một cách lịch sự như thể tôi vừa nói bà thích cắm hoa vậy.

“Bất đắc dĩ bà mới đan len,” tôi nói thêm, nhấn mạnh. “Điều đó nên được ghi lại. Nhưng bà lại thích tạp chí thời trang Grazia." Tiếng cười rộ lên khắp nhà thờ, thế là tốt. Tôi muốn nơi đây rộ tiếng cười.

“Đương nhiên với chúng tôi, gia đình của bà,” tôi nói tiếp, “bà không phải là một cô gái không tên trong một bức tranh. Bà là bà dì của tôi. Bà là một phần trong di sản của chúng tôi.” Tôi ngập ngừng khi nói đến phần tôi thật sự muốn đánh trúng đích. “Coi thường gia đình thì rất dễ. Lợi dụng người thân thì rất dễ. Nhưng gia đình là lịch sử của bạn. Gia đình là một phần làm nên con người bạn. Và nếu không có Sadie, sẽ không ai trong chúng tôi có được địa vị như ngày hôm nay.”

Tôi không khỏi ném cho chú Bill một cách nghiêm khắc khi nói câu này. Chú đang ngồi thẳng đuỗn cạnh mẹ, mặc bộ com lê trưng trổ cài hoa cẩm chướng ở khuyết áo, mặt khá hốc hác so với lúc ở bãi biển miền Nam nước Pháp. Xét về tổng thể, tháng này của chú thật tồi tệ. Chú liên tục xuất hiện trên các trang thời sự và kinh doanh, nhưng không có bài nào tích cực cả.

Lắc đầu, tôi muốn loại hẳn chú khỏi sự kiện này. Chuyên gia về quan hệ đại chúng của chú đã cố gắng tuyệt vọng để chú được đến, cố gắng cứu vãn phần quan hệ đại chúng tồi tệ của chú, nhưng tôi không chịu nổi ý nghĩ chú sẽ vênh váo đi vào, đoạt lấy sự chú ý, diễn cái trò bịp bợm thông thường của chú. Nhưng rồi tôi nghĩ lại. Tôi bắt đầu nghĩ hà cớ gì chú lại không nên tới để tôn vinh Sadie? Hà cớ gì chú lại không nên tới mà nghe xem dì của chú vĩ đại nhường nào?

Vì vậy chú được phép tới. Theo ý tôi.

“Chúng tôi nên tôn vinh bà. Chúng tôi nên biết ơn.”

Tôi không khỏi lại nhìn chú Bill đầy ẩn ý - và tôi không phải là người duy nhất. Mọi người đều liếc nhìn chú, vài người thậm chí còn huých nhau và tiếng xì xào rộ lên.

“Đó là lý do tôi đã thiết lập Quỹ Sadie Lancaster để tưởng nhớ Sadie. Nguồn quỹ gây được là để hỗ trợ cho các tổ chức liên quan đến khiêu vũ, các tổ chức từ thiện dành cho ngưòi cao tuổi, Viện Dưỡng lão Fairside và Phòng tranh Chân dung London, để ghi nhận việc phòng tranh đã lưu giữ an toàn bức tranh quý giá của bà suốt hai mươi năm qua.”

Tôi nhoẻn cười với Malcolm Gledhill, ông ta cũng toét miệng đáp lại. Ông ta rất hoan hỉ khi tôi nói với ông ta điều đó. Ông ta đã đỏ ửng mặt lên và thổ lộ là liệu tôi có muốn trở thành Bạn bè, hoặc tham gia vào ban điều hành, hoặc đại loại thế, vì rõ ràng tôi là một người rất yêu nghệ thuật. (Tôi không muốn nói, thật ra tôi chỉ là người yêu Sadie, ông có thể lấy đi hoặc bỏ lại tất cả những bức tranh khác).

“Tôi cũng muốn công bố rằng chú tôi, ông Bill Lington, mong muốn được tặng Sadie một món quà để bày tỏ lòng tôn kính, mà giờ tôi sẽ thay mặt chú đọc lên.”

Không đời nào tôi để chú Bill bước lên cái bục này. Hoặc tự tay viết ra món quà của chú. Thậm chí chú còn không hề biết tôi sắp sửa nói gì. Tôi mở một tờ giấy để riêng và để cho sự im lặng chờ đợi bao trùm trước khi bắt đầu đọc.

“ ‘Hoàn toàn nhờ có bức tranh của dì Sadie mà tôi mới có thể khởi nghiệp kinh doanh của mình. Nếu không có vẻ đẹp, không có sự giúp đỡ của bà tôi sẽ không bao giờ có được địa vị đặc quyền mà tôi giành được ngày hôm nay. Suốt cuộc đời bà tôi đã không thể hiện đủ lòng biết ơn đối với bà. Và tôi thành thực xin lỗi vì điều đó.’ ” Tôi ngừng lại để chờ hiệu quả. Cả nhà thờ lặng phắc và nóng lòng chờ đợi. Tôi có thể thấy toàn bộ cánh nhà báo đang hối hả tốc ký. “ ‘Vì thế hôm nay tôi rất vui được tuyên bố rằng tôi sẽ tặng mười triệu bảng cho Quỹ Sadie Lancaster. Đó là một sự đền đáp nhỏ, cho một người hết sức đặc biệt.’ ”

Có những tiếng xì xào sửng sốt. Chú Bill đã chuyển sang tái mét, màu bả ma tít, nụ cười nhếch mép còn nguyên trên mặt. Tôi liếc Ed, anh nháy mắt lại với tôi và giơ ngón cái lên chúc mừng tôi. Chính Ed đã bảo “Đòi mười triệu đi”. Tôi đã dứt khoát chỉ định đòi năm triệu, và tôi nghĩ rằng thế cũng đủ để vênh vang rồi. Và điều tuyệt vời là, giờ thì sáu trăm con người cùng tất cả các hàng nhà báo đã nghe thấy lời chú, chính xác là chú sẽ không thể nuốt lời.

“Tôi thành thật cảm ơn tất các bạn đã tới đây.” Tôi nhìn khắp cả nhà thờ, “Sadie đã ở trong viện dưỡng lão vào lúc bức tranh của bà được phát hiện. Bà đã không bao giờ biết được rằng mình được tôn vinh và yêu mến đến mức nào. Hẳn bà sẽ choáng ngợp nếu được thấy tất cả các bạn. Hẳn bà sẽ nhận thấy...” Tôi cảm thấy nước mắt đột ngột dâng lên.

Không. Lúc này tôi không thể làm hỏng chuyện. Tôi đã làm rất tốt. Không hiểu vì sao tôi lại mỉm cười được, và hít vào một hơi.

“Bà hẳn sẽ nhận ra dấu ấn mà bà đã để lại trong cuộc đời này. Bà đã đem lại niềm vui thích cho biết bao người, và di sản của bà sẽ còn tiếp nối đến nhiều đời sau. Là cháu gái của bà, tôi hãnh diện không thể tưởng tượng nổi.” Tôi quay sang nhìn bức tranh trong khoảnh khắc im lặng ngắn ngủi, rồi quay lại. “Giờ tôi chỉ còn phải nói... Vì Sadie. Xin tất cả quý vị hãy cùng nâng ly lên...”

Có tiếng sôi nổi, xào xạc, và leng keng khi mọi người với tay ra trước lấy ly cocktail của mình. Mỗi vị khách khi tới dự được tặng một ly cocktail: một ly cocktail rượu gin hoặc một ly Sidecar, do hai nhân viên quầy rượu ở khách sạn Hilton đặc biệt pha chế. (Và tôi không bận tâm là thường thì người ta không uống cocktail ở lễ tưởng niệm).

“Chiến.” Tôi nâng ly của mình lên cao, và mọi người đồng thanh lặp lại theo, “Chiến.” Im lặng một lát khi mọi người nhấp môi. Rồi, dần dần, những tiếng rì rầm và khúc khích bắt đầu vang lên khắp nhà thờ. Tôi có thể thấy mẹ đang nhấm nháp ly Sidecar của mình với vẻ e dè, còn chú Bill uống một hơi dứt khoát cạn ly cocktail rượu gin, và Malcolm Gledhill mặt đỏ hồng đang vẫy tay ra hiệu cho anh chàng phục vụ tới để rót đầy ly.

Tiếng đàn điện tử tràn vào với nhịp mở đầu của bản “Jerusalem” và tôi bước xuống bậc thang của bục phát biểu tới nhập hội với Ed, đang đứng cạnh bố mẹ tôi. Anh mặc chiếc áo jacket ăn tối của thập niên 1920 tuyệt nhất mà anh đã phải chi một khoản lớn mới mua được tại cuộc bán đấu giá của Sotheby, nó khiến anh trông giống một ngôi sao phim đen trắng. Khi tôi thất kinh kêu toáng lên trước cái giá của nó, anh chỉ nhún vai và bảo anh biết thập niên 1920 có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi.

“Cừ lắm,” anh thì thầm, siết chặt tay tôi. “Em đã làm bà hãnh diện.”

Khi bài thánh ca nồng nhiệt cất lên, tôi nhận ra là tôi không hát được. Không hiểu sao họng tôi nghẹn thắt lại và không cất nổi tiếng hát. Thay vì thế, tôi bèn nhìn quanh nhà thờ chứa đầy hoa, những bộ trang phục đẹp đẽ, và tất cả những con người đang tụ họp tại đây, đang nồng nhiệt cất tiếng hát lên vì Sadie. Có rất nhiều hạng người khác nhau, thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau. Già, trẻ, người thân, bạn bè ở viện dưỡng lão... những con người chịu tác động của bà theo một cách nào đó. Tất cả đều ở đây. Tất cả đều hướng về bà. Đây là điều mà bà xứng đáng được hưởng.

Đây là điều mà bà xứng đáng được hưởng.

Từ đầu.

Khi rốt cuộc phần lễ cũng đã kết thúc, người đánh đàn bắt đầu điệu Charleston (tôi không bận tâm là thường thì các buổi lễ tưởng niệm không chơi điệu Charleston) và giáo đoàn từ từ nối đuôi nhau đi ra, tay vẫn nắm chặt ly cocktail. Buổi tiếp tân sẽ được tổ chức tại Phòng tranh Chân dung London, nhờ có Malcolm Gledhill dễ thương, và những cô gái sẵn lòng giúp đỡ đeo huy hiệu sẽ chỉ dẫn cho mọi người tới đó.

Nhưng tôi không vội. Tôi không đương đầu nổi với ngần ấy cuộc trò chuyện, tán gẫu và tiếng ồn ào. Chưa thể. Tôi vẫn ngồi nguyên tại chỗ của mình ở hàng ghế đầu, hít một hơi hương thơm của hoa, chờ cho đến khi yên tĩnh hơn.

Tôi đã trả lại sự công bằng cho bà. Ít ra tôi nghĩ là tôi đã làm được. Tôi hy vọng là tôi đã làm được.

“Cưng à.” Giọng mẹ cắt ngang và tôi thấy mẹ đang đi về phía tôi, băng đô buộc tóc của mẹ xộc xệch hơn bao giờ hết. Má mẹ ửng lên và từ người mẹ tỏa ra hơi nóng vì thích thú khi mẹ trượt vào ngồi cạnh tôi. “Chuyện đó thật tuyệt vời. Tuyệt vời.”

“Cảm ơn mẹ.” Tôi ngước lên mỉm cười với mẹ.

“Mẹ rất tự hào về cái cách con xiên chú Bill. Quỹ từ thiện của con sẽ làm nên những điều tuyệt vời, con biết không. Và cả những ly cock­tail nữa!” mẹ nói thêm, uống cạn ly. “Thật là một sáng kiến!”

Tôi nhìn mẹ chăm chú, ngạc nhiên. Trong chừng mực mà tôi biết thì hôm nay mẹ không còn lo lắng về bất cứ chuyện gì. Mẹ đã không còn bứt rứt vì chuyện mọi người có thể sẽ tới trễ, hoặc uống say, hoặc làm vỡ ly, hay đại loại thế.

“Mẹ... mẹ khác thế,” tôi không nén được thốt ra. “Mẹ có vẻ đỡ căng thẳng hơn rồi. Chuyện gì đã xảy ra vậy?”

Đột nhiên tôi tự hỏi là liệu có phải mẹ đã tới khám bác sĩ. Có phải mẹ đang uống Valium hay Prozac hay đại loại thế? Có phải mẹ đang uống một loại thuốc kích thích liều cao không?

Im lặng một lát khi mẹ chỉnh lại ống tay áo màu hoa cà.

“Nó rất kỳ lạ,” cuối cùng mẹ nói. “Và mẹ không thể kể cho ai điều này Lara ạ. Nhưng vài tuần trước, có chuyện kỳ lạ đã xảy ra.”

“Gì vậy?”

“Gần như là mẹ có thể nghe thấy...” Mẹ ngập ngừng, rồi thì thầm, “Một giọng nói trong đầu mẹ”

“Một giọng nói?” Tôi cứng đờ cả người. “Giọng kiểu gì?”

“Mẹ không mê tín. Con biết điều đó mà.” Mẹ liếc quanh nhà thờ và hạ thấp giọng xuống. “Nhưng thật sự là giọng nói này cứ bám theo mẹ khắp nơi! Ngay ở đây này.” Mẹ vỗ vào đầu mình. “Nó không để mẹ yên. Mẹ cứ nghĩ là mẹ sắp bị điên!”

“Nó... nó bảo gì?”

“Nó bảo ‘Mọi chuyện sẽ ổn cả, đừng có lo lắng nữa!' Chỉ thế thôi, lặp đi lặp lại, hàng tiếng đồng hồ. Cuối cùng mẹ phát bẳn lên với nó. Mẹ nói to lên, ‘Được rồi, thưa bà Giọng nói Bên trong, tôi đã hiểu thông điệp đó rồi!’ Thế là nó ngừng lại, như phép thần vậy.”

“Ối chà.” Tôi kìm nén một cục nghẹn trong họng. “Chuyện đó... thật đáng kinh ngạc.”

“Kể từ đó mẹ thấy mọi chuyện không làm mẹ lo lắng nhiều như trước nữa.” Mẹ liếc đồng hồ đeo tay. “Tốt hơn là mẹ nên đi thôi, bố đang đi lấy xe rồi. Con có muốn đi ké không?”

“Chưa mẹ ạ. Hẹn gặp mẹ ở đó.”

Mẹ gật đầu vẻ hiểu ý, rồi đi ra. Khi điệu Charleston chuyển tiếp sang một giai điệu thập niên 1920 khác tôi ngả người ra, nhìn đăm đăm trần nhà đắp nổi đẹp đẽ, vẫn còn hơi ấn tượng bởi lời thổ lộ của mẹ. Tôi có thể hình dung thấy Sadie bám theo mẹ, quấy rầy mẹ, không chịu buông tha.

Tất cả những đặc tính của Sadie cũng như những việc bà đã làm và đã đạt được. Ngay cả bây giờ, tôi vẫn cảm thấy như là mình chỉ mới biết một nửa.

Bản nhạc hỗn tạp cuối cùng cũng đi tới hồi kết, một người phụ nữ mặc áo thụng xuất hiện và lần lượt thổi tắt hết những ngọn nến. Tôi nhỏm dậy, nhấc túi xách rồi đứng lên. Nhà thờ đã không còn một bóng người. Mọi người đều đã đi cả.

Khi tôi ra khỏi nhà thờ bước xuống cái sân lát đằng trước, một tia nắng chiếu vào mắt tôi và tôi chớp mắt. Có một đám người vẫn đang cười nói trên vỉa hè, nhưng không có ai ở gần tôi cả, và tôi thấy ánh mắt mình đang đăm đăm hướng lên bầu trời. Như nó vẫn thường như vậy vẫn vậy.

“Sadie?” tôi nói khẽ, do sự thôi thúc của thói quen. “Sadie?” Nhưng đương nhiên là không có tiếng trả lời. Không bao giờ có.

“Cừ lắm!” Ed bất thình lình xuất hiện cạnh tôi từ chỗ nào chẳng biết và gieo một nụ hôn lên môi tôi, làm tôi giật thót.

“Anh đã ở đâu thế, núp sau một cái cột à?”

“Ngoạn mục. Toàn bộ mọi chuyện. Không thể tốt hơn được nữa. Anh rất tự hào về em.”

“Ồ. Cảm ơn anh.” Tôi đỏ mặt vì thích thú. “Rất tốt phải không? Bao nhiêu người đã tới.”

“Rất tuyệt. Và tất cả là nhờ em.” Anh khẽ chạm vào má tôi và dịu dàng nói. “Em sẵn sàng tới phòng tranh chưa? Anh đã bảo bố mẹ em đi trước rồi.”

“Vâng.” Tôi mỉm cười. “Cảm ơn đã đợi em. Em chỉ cần một lát thôi.”

“Ừ.” Khi chúng tôi bắt đầu đi về phía cái cổng sắt uốn dẫn ra phố, anh đan tay anh vào tay tôi và tôi siết chặt lấy. Hôm qua, bỗng dưng, khi chúng tôi đang đi tới buổi tổng duyệt cho lễ tưỏng niệm thì Ed điềm nhiên bảo tôi rằng anh đã tăng thời gian biệt phái ở London thêm sáu tháng, vì có lẽ anh cũng phải xài hết thời gian bảo hiểm xe. Rồi anh nhìn tôi thật lâu và hỏi tôi nghĩ thế nào khi anh ở lại thêm một thời gian nữa?

Tôi làm ra vẻ nghĩ ngợi, cố giấu nỗi hoan hỉ, rồi nói đúng, có lẽ anh cũng nên xài hết bảo hiểm xe đã, tại sao không chứ? Và anh toét miệng cười. Tôi cũng toét miệng cười theo. Và trong suốt thời gian đó, tay anh luôn đan chặt với tay tôi.

“Vậy... em vừa nói chuyện với ai thế?” anh làm như vô tình hỏi thêm. “Lúc em ra khỏi nhà thờ ấy?”

“Gì cơ?” tôi nói, hơi chột dạ. “Không có ai cả. Xe ở gần đây phải không?”

“Vì nghe như...” anh nói một cách nhẹ nhàng, “như thể em nói là ‘Sadie'."

Im lặng một giây khi tôi cố sắp xếp các nét trên mặt thành chính xác vẻ mặt bí ẩn đúng kiểu.

“Anh nghĩ là em nói Sadie sao?” Tôi bật cười khẽ để chứng tỏ chính xác thì đó là một ý nghĩ kỳ quặc đến thế nào. “Sao em lại nói thế được?”

“Anh nghĩ thế,” Ed nói, vẫn với cung cách thân mật. “Chính anh cũng nghĩ, ‘Sao cô ấy lại nói thế nhỉ?’ ”

Anh sẽ không bỏ qua chuyện này. Tôi biết.

“Có lẽ đó là giọng Anh Anh,” tôi nói khi chợt nghĩ ra ý đó. “Có lẽ anh đã nghe em nói Sidecar. Em cần một ly Sidecar nữa.”

“Sidecar.” Ed đứng lại và nhìn tôi chằm chằm với ánh mắt giễu cợt, thật lâu. Không hiểu sao tôi lại gắng nhìn lại được với cặp mắt vô tội, mở to. Anh không thể đọc được suy nghĩ của tôi, tôi tự nhắc mình. Anh không thể đọc được suy nghĩ của tôi.

“Có điều gì đó,” cuối cùng anh nói, lắc đầu. “Anh không biết là gì, nhưng có điều gì đó.”

Đột nhiên tôi thấy tim mình thắt lại. Ed biết mọi chuyện khác về tôi, lớn hay nhỏ. Anh cũng phải biết cả chuyện này. Rốt cuộc thì anh cũng là một phần trong đó.

“Đúng thế.” Cuối cùng tôi gật đầu. “Có một chuyện. Và em sẽ kể với anh. Một ngày nào đó.”

Miệng Ed cong lên thành một nụ cười. Anh lướt mắt từ trên xuống dưới nhìn bộ váy thập niên hai mươi, chuỗi hạt đen nhánh đu đưa, mái tóc uốn thành lọn sóng và những chiếc lông phấp phới phía trên trán tôi, và nét mặt anh dịu lại.

“Đi nào, cô gái thập niên hai mươi.” Anh nắm lấy tay tôi với cái kiểu chắc chắn, dứt khoát mà tôi đã quen. “Em đã làm rất tốt nhờ có bà. Tiếc là bà không được thấy điều đó.”

“Đúng vậy,” tôi đồng tình. “Thật tiếc.”

Nhưng khi chúng tôi bước đi, tôi cho phép mình liếc nhìn nhanh một lần nữa lên bầu trời trống trải.

Tôi hy vọng là bà thấy đư



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...