Hoàng Kim Đồng

Chương 85: Chợ đen thảo nguyên (8-9)


Chương trước Chương tiếp

Giấy Thục là một thứ phẩm trong quá trình sản xuất giấy Sinh, thi họa không dễ, chỉ thích hợp viết chữ. Hơn nữa giấy này để lâu sẽ giòn và nứt ra, đồng thời giấy Thục sẽ làm mất đi phong thái của tranh thủy mặc. Cho nên vào thời địa kia các nhà thi họa thường coi giấy Thục là sự hỗ thẹn, chỉ dựa vào điểm này cũng đủ cho người ta biết bức tranh Lý Đoan Đoan Đồ vừa rồi là thật hay giả.

Bức tranh được chi làm ba tầng, mặt ngoài cùng là dùng giấy Thục, bên trong là giấy Sinh, mặt trên còn bảy tám cái linh ấn. Vì giấy Thục rất dày, tính thông khí kém, vì thế mà bức tranh không có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào.

Sau lớp giấy Sinh là một bức vách dán theo kiểu truyền thống, nếu Trang Duệ có hiểu về tài dán vách bức tranh, hắn có thể thấy trình độ dán vách của bức tranh này tuyệt đối là của danh gia, tài nghệ cao siêu, hơn nữa thủ pháp cũng cực kỳ cao.

Vì người này không những có thể biến bức tranh thật thành giả, hơn nữa còn che giấu cực kỳ kỹ càng, nhưng lại cao siêu đến mức làm cho người ta nhìn qua thì biết ngay là hàng giả.

Nghề đồ cổ ở Trung Quốc có bốn năm lần hưng thịnh, khi nó hưng thịnh thì những sản phẩm hàng giả tuồn ra rất nhiều, thậm chí cũng có nhiều danh gia làm hàng giả.

Nhưng cũng có một số người vì bảo vệ trân phẩm trong tay mà biến tranh thật thành giả, bức tranh của Đường Bá Hổ này chính là như vậy, hơn nữa tay nghề của người này cực kỳ cao siêu, chỉ sợ người trước đó sưu tầm được bức tranh này cũng không biết mánh khóe bên trong, nếu không sẽ bảo tồn cực kỳ cẩn thận, không cho nó rơi vào tay chợ đen thế này.

- Được rồi, bây giờ là kiện vật phẩm đấu giá cuối cùng, Tam Thải Khí*(Là một loại gốm có pha trộn ba nguyên tố sắt đồng chì dùng để làm đồ vàng mã tàng theo người chết) thời nhà Đường, giá khởi điểm là năm chục ngàn, ai hứng thú có thể lên xem.

...



Bình luận
Sắp xếp
    Loading...