Đại Tấn quốc khá là khổng lồ, có hai trăm bảy mơi tỉnh, ba ngàn bảy trăm bảy mươi bảy phủ.
Ngũ Tiên Minh đệ thập phân đường là phân đường iếm khi không ở dưới đất mà trên mặt đất. Địa điểm phân đường tại một trong hai trăm bảy mơi tỉnh Đại Tấn quốc, Bách Khoáng tỉnh. Bách Khoáng tỉnh này ở rất nhiều năm trước nổi danh có nhiều khoáng vật, cho dù hiện nay cũng có khoáng snar khá nhiều, nhưng địa thế quá thấp, gần sát với thế giới dưới đất, thêm nữa có nhiều quặng mỏ hoang phế, vậy nên bình thường tụ tập nhiều yêu ma. Rất ít có dân chúng bình thường ngụ ở đây, đa phần là thương nhân vì cầu tài không cần mạng, hoặc là kẻ bị buộc đến đường cùng muốn vào Bách Khoáng tỉnh vài lần phất nhanh, hoặc là tu tiên giả.
Tỉnh này coi như điển hình dân cư thưa thớt.
Khi Lục Nguyên đến Bách Khoáng tỉnh thì kinh ngạc phát hiện vừa tiến vào lập tức thấy cảnh sắc hoàn toàn khác với trước kia. Các tỉnh hắn đi qua đa số là phong cảnh tỉnh phương nam. Phương nam đình viện, phương nam phong cảnh, mà tiến vào Bách Khoáng tỉnh thì phong tình đại mạc ập vào mặt. Đưa mắt nhìn một mảnh cát vàng không chút sắc xanh.
Lục Nguyên tiến vào Bách Khoáng tỉnh mới chân chính mở rộng tầm mắt.
Mảnh đất nơi này cực khô cằn, mặt đất gần như đều rạn nứt, trải qua sơn mạch không phải xanh lục mà vàng vọt, ngẫu nhiên có chút ít sơn mạch sắc xanh. Thỉnh thoảng có một khối đất trũng xuống dưới mấy trăm mét cũng là bình thường. Thường đó là một con đường thông đến bên dưới không biết sâu bao nhiêu.