Hai Vạn Dặm Dưới Biển
Chương 40: Thiếu không khí
-Thưa các ngài, trong tình hình hiện nay của chúng ta, có hai cách chết. Con người khó hiểu này có dáng vẻ một giáo sư toán học đang chứng minh một định lý trước học trò của mình.
-Cách chết thứ nhất là bị đè nát. Cách thứ hai là chết vì thiếu không khí. Về khả năng chết đói tôi không nói tới, vì dự trữ lương thực trên tàu chắc chắn sẽ tồn tại lâu hơn chúng ta. Vì vậy, chúng ta chỉ xét đến hai khả năng: bị đè nát hay bị chết ngạt thôi. Tôi nói:
-Về khả năng chết ngạt, tôi thấy không có cơ sở để lo ngại vì ta có những bể chứa đầy không khí.
-Đúng, -Nê-mô trả lời, -nhưng chỉ đủ cho hai ngày. Tàu đã lặn xuống ba mươi sáu tiếng đồng hồ, không khí trong tàu đã bắt đầu khó thở và cần được thay đổi. Trong khoảng hai ngày hai đêm nữa, dự trữ không khí sẽ cạn.
-Nếu vậy thì, thưa thuyền trưởng, chúng ta hãy tự giải phóng trước thời hạn đó.
-Dù sao chúng ta cũng sẽ gắng phá vỡ bức tường bao quanh.
-Về phía nào ạ?
-Phải thăm dò trước đã. Tôi sẽ cho tàu hạ xuống bức tường băng phía dưới. Thủy thủ của tôi sẽ mặc đồ lặn xuống đục vỏ băng ở chỗ mỏng nhất.
-Có thể mở cửa sổ phòng khách được không ạ?
-Bây giờ thì an toàn rồi vì tàu không chạy nữa. Thuyền trưởng Nê-mô đi ra. Những tiếng rít báo hiệu là các bể chứa đang lấy nước vào. Tàu Nau-ti-lúx từ từ chìm xuống lớp băng dưới ở độ sâu ba trăm năm mươi mét. Tôi nói:
-Các bạn, tình hình nghiêm trọng, nhưng tôi tin vào lòng dũng cảm và nghị lực của các bạn.
-Tất nhiên, -Nét trả lời, -bây giờ không phải là lúc tôi làm khổ ngài bằng những lời kêu ca phàn nàn và chất vấn của mình. Tôi sẵn sàng làm mọi việc để tất cả cùng thoát khỏi tai nạn này.
-Tốt lắm, ông Nét ạ, -Tôi bắt tay Nét. Nét nói tiếp:
Tôi xin nói thêm rằng tôi sử dụng tốt cả cuốc chim lẫn lao nhọn. Nếu thuyền trưởng cần tôi giúp việc gì thì cứ ra lệnh. Tôi đưa Nét tới căn phòng, nơi một số thủy thủ đang mặc đồ lặn. Tôi báo cho Nê-mô biết đề nghị của Nét và được ông ta chấp thuận. Nét vội mặc đồ lặn và chuẩn bị xong cùng một lúc với các thủy thủ kia... Ngay sau đó, tôi quay về phòng khách. Cửa sổ đã được mở. Tôi đứng cạnh Công-xây và bắt đầu quan sát những tảng băng xung quanh tàu. Mấy phút sau, chúng tôi thấy mười hai thủy thủ đi ra, trong đó nổi bật lên thân hình cao lớn của Nét. Thuyền trưởng Nê-mô cùng đi với họ. Trước khi đục bức tường băng, Nê-mô ra lệnh cho thăm dò để đảm bảo đúng hướng. Những mũi khoan dài bắt đầu xoáy vào bức tường bên của đường hầm. Nhưng khoan được mười lăm mét thì mắc phải một bức tường khác. Nếu cứ tập trung sức vào khoan tiếp thì thật vô ích vì đó là nhiều lớp băng chồng chất lên nhau cao hơn bốn trăm mét. Nê-mô ra lệnh thăm dò lớp băng dưới. Té ra chúng tôi chỉ cách mặt nước có mười mét. Bây giờ chỉ cần khoét một lỗ có diện tích bằng diện tích tàu Nau-ti-lúx. Nghĩa là muốn cho tàu hạ được xuống dưới đồng băng thì phải khoét một lỗ to và lấy ra khoảng 6500 mét khối băng. Tốp thợ lặn bắt tay ngay vào việc. Sau hai tiếng đồng hồ lao động hết sức khẩn trương và bền bỉ, Nét thấm mệt và quay về phòng khách, Nét và các thủy thủ cùng làm được một kíp khác đến thay thế. Tôi và Công-xây đi với kíp thứ hai này. Người chỉ huy là viên thuyền phó. Tôi cảm thấy nước lạnh buốt, nhưng cuốc một lát, tôi nóng người lên. Tôi cử động hoàn toàn thoải mái mặc dù áp suất bên ngoài là ba mươi át-mốt-phe. Làm được hai tiếng, tôi quay về phòng khách để ăn uống và nghỉ ngơi. Tôi cảm thấy một sự khác biệt rất lớn giữa luồng không khí tươi mát do bình dưỡng khí 95 96 cung cấp với không khí trên tàu đã chứa nhiều thán khí. Đã bốn mươi tám tiếng đồng hồ không khí trên tàu không được thay đổi nên chất lượng đã giảm sút nhiều. Thế mà trong mười hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới bóc được 600 mét khối. Giả sử cứ mười hai tiếng đồng hồ chúng tôi lại làm được một khối lượng công việc như vậy thì phải mất bốn ngày mới đạt được mục tiêu đề ra.
-Mất bốn ngày năm đêm nữa! -Tôi bảo Nét và Công-xây.
-Mà dự trữ không khí chỉ đủ dùng trong hai ngày! Nét nói thêm:
-Đây là chưa kể sau khi thoát khỏi cái ngục tù đáng nguyền rủa này, chúng ta sẽ còn bị giam hãm dưới những tảng băng và chưa tiếp xúc được với không khí.
Nét đúng. Ai có thể nói trước được rằng muốn giải phóng hoàn toàn, còn cần bao nhiêu thời gian nữa? Liệu chúng tôi có bị chết ngạt trước khi tàu Nau-ti-lúx nổi lên mặt biển không? Liệu tàu có bị chôn vùi dưới nấm mồ bằng băng này cùng với tất cả những gì có trên tàu không. Mối đe dọa này thật đáng sợ. Nhưng ai nấy đều nhìn thẳng vào nó và quyết tâm làm tròn nghĩa vụ của mình. Như dự kiến của tôi, trong một đêm lại bóc thêm được một mét băng nữa. Nhưng sáng hôm sau, khi mặc đồ lặn và bắt đầu bước đi trong khoảng nước có nhiệt độ -6o, -7o ấy, tôi nhận thấy những bức tường băng hai bên bắt đầu xích lại gần nhau. Những lớp nước cách xa chỗ đào hơn bắt đầu đóng băng lại. Khi xuất hiện mối đe dọa mới đó thì những hy vọng của chúng tôi sẽ ra sao? Nếu không ngăn được nước đóng băng thì nó sẽ đè nát thành tàu như đè một miếng kính. Tôi không nói điều đó với những người cùng đi. Thử thách họ làm gì? Làm họ nhụt chí trong công việc tự cứu gian khổ này làm gì? Nhưng khi quay về tàu, tôi báo ngay cho thuyền trưởng biết về chuyện rắc rối đó.
-Tôi biết, -Nê-mô trả lời bằng một giọng bình thản như trong bất cứ tình huống nào, dù gay go nhất.
-Vâng, lại thêm một mối đe dọa nữa, nhưng tôi chưa biết sẽ vượt qua thế nào. Khả năng duy nhất để chúng ta thoát thân là phải hành động nhanh hơn. Chúng ta phải tới đích trước. Thế thôi!...
Hôm đó tôi cuốc rất hăng trong mấy tiếng đồng hồ nên trong người thấy dễ chịu. Ngoài ra, làm việc có nghĩa là ra khỏi tàu, thở không khí tươi mát do các bình chứa trên tàu cung cấp, có nghĩa là xa lánh cái không khí ngột ngạt và có hại trên tàu. Đến chiều tối chúng tôi lại bóc được thêm một mét nữa. Khi quay về tàu, chút nữa thì tôi bị ngạt thở vì khí các-bo-nic đang bão hòa trên tàu. Trời ơi, sao chúng tôi không có trong tay một hóa chất hấp thụ được khí độc đó! Tối hôm ấy, thuyền trưởng Nê-mô đành cho mở vòi các bình chứa để tháo một ít không khí trong lành vào trong tàu. Không có biện pháp ấy, có lẽ chúng tôi không thể dậy được. Hôm sau, 26 tháng 3, tôi lại đi làm việc và bắt tay vào cuốc mét băng thứ năm. Trần băng và tường băng hai bên dày lên một cách rõ rệt. Đúng là chúng sẽ chập vào nhau trước khi tàu Nau-ti-lúx thoát ra khỏi chỗ này. Trong giây phút, tôi ngã lòng. Chiếc cuốc chim suýt rơi khỏi tay tôi. Cuốc băng bây giờ còn ý nghĩa gì nếu số tôi là sẽ bị chết ngạt hay bị băng đè nát, một kiểu hành hình mà quân man rợ nhất cũng chưa nghĩ ra? Tôi cảm thấy mình đang nằm trong cái mõm ngoác rộng của một quái vật sắp nghiến chặt hai hàm răng khủng khiếp lại. Đúng lúc đó, thuyền trưởng Nê-mô đi ngang qua chỗ tôi (ạng ta cũng đào băng với anh em). Tôi chỉ cho Nê-mô xem những bức tường của đường hầm. Bức tường bên trái chỉ cách tàu không quá bốn mét. Thuyền trưởng hiểu ý tôi và ra hiệu cho tôi đi theo. Chúng tôi quay về tàu. Tôi tháo bộ đồ lặn ra cùng Nê-mô vào phòng khách. Nê-mô nói:
-Ngài A-rô-nắc, cần có một biện pháp dũng cảm. Nếu không, khi nước biển thành băng, nó sẽ bám chặt lấy tàu như xi-măng.
-Vâng, nhưng biết làm thế nào?
-Tôi trả lời.
-Chao ôi, nếu tàu Nau-ti-lúx của tôi có đủ sức chịu được áp suất này và an toàn!
-Thế thì sao?
-Tôi chưa nắm được ý của Nê-mô.
-Lẽ nào giáo sư không hiểu rằng khi đó hiện tượng nước đóng băng chỉ có lợi cho ta? Lẽ nào giáo sư không thấy rằng bản thân việc nước đóng băng sẽ phá vỡ đồng băng đang bao vây ta? Lẽ nào giáo sư không hiểu rằng nó sẽ trở thành phương tiện cứu sống ta chứ không phải là phương tiện tiêu diệt ta?
-Thưa thuyền trưởng, có thể như vậy. Nhưng dù sức bền của tàu Nau-ti-lúx có lớn đến đâu, nó cũng không chịu nổi áp suất khủng khiếp như vậy và sẽ bị cán mỏng như một lá thép.
-Tôi biết. Vì vậy, ta không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của thiên nhiên mà phải trông vào chính ta. Phải kìm quá trình đóng băng lại. Chẳng những tường băng hai bên đương xích lại gần nhau mà phía trước và phía sau tàu cũng chỉ còn không quá ba mét nước. Nghĩa là chúng ta bị nước đóng băng cả bốn phía.
-Những bình chứa trên tàu còn cung cấp không khí cho chúng ta thở bao lâu nữa? Thuyền trưởng nhìn thẳng vào mặt tôi và nói.
-Đến ngày kia thì các bình chứa sẽ rỗng. Tôi lạnh cả người. Trong lúc đó, thuyền trưởng Nê-mô lặng im suy tính một điều gì. Nhìn nét mặt thì hình như trong óc ông ta vừa thoáng một ý nghĩ. Nhưng Nê-mô lắc đầu, gạt bỏ ý nghĩ đó. Cuối cùng, Nê-mô bật ra:
-Nước sôi!
-Nước sôi?
-Tôi ngạc nhiên.
-Vâng. Chúng ta bị kẹt vào một khoảng không gian tương đối hạn chế. Nếu các máy bơm trên tàu liên tục phun nước nóng thì lẽ nào nhiệt độ môi trường quanh ta không tăng lên và không kìm được quá trình đóng băng lại?
-Cần thử ngay.
-Tôi nói dứt khoát.
-Ta thử xem, giáo sư nhé! Nhiệt kế bên ngoài chỉ -7o. Thuyền trưởng Nê-mô dẫn tôi vào phòng chế biến nước ngọt bằng phương pháp làm bốc hơi. ở đó có những máy cất lớn. Người ta bơm đầy nước vào các máy đó rồi dẫn nhiệt từ các máy phát điện vào. Mấy phút sau nước được đun nóng tới 100o và đưa vào máy bơm. Nhiệt ở các máy phát điện tỏa ra nóng đến nỗi nước lạnh từ biển đưa thẳng vào chỉ qua máy cất là sôi lên. Ba tiếng đồng hồ sau khi phun nước sôi, nhiệt kế bên ngoài chỉ -6o. Thế là nhích lên được một độ. Hai tiếng đồng hồ sau, nhiệt kế đã chỉ -4o.
-Chúng ta sẽ thắng, -Tôi bảo thuyền trưởng, đã vững tin vào thành công của những biện pháp vừa áp dụng.
-Tôi cũng nghĩ vậy, -Nê-mô trả lời, -Chúng ta sẽ không bị đè bẹp. Chỉ còn sợ bị ngạt nữa thôi. Sau một đêm, nhiệt độ tăng lên -1o. Phun nước nóng không thể nâng nhiệt độ lên được nữa. Nhưng vì nước biển chỉ đóng băng ở -2o nên tôi yên tâm. Thế là mối đe dọa này sẽ bị tan. Hôm sau, 27 tháng ba, chúng tôi đã bóc được sáu mét băng. Còn phải đào bốn mét, mất bốn mươi tám tiếng đồng hồ nữa. Vì vậy, không thể thay không khí trong tàu được. Tình hình chúng tôi hôm đó càng tồi tệ hơn. Người tôi nặng trình trịch không sao chịu nổi. Đến ba giờ chiều thì cảm giác nặng nề lên tới đỉnh cao nhất. Hai hàm răng bị sái đi vì ngáp quá nhiều. Hai lá phổi quằn quại tìm chút không khí trong lành để thở, nhưng không khí ngày càng hiếm. Trong tình trạng kiệt sức, tôi nằm đờ ra, gần như ngất đi. Anh chàng Công-xây đáng yêu của tôi cũng có những triệu chứng đau đớn tương tự, cũng chịu đựng những nỗi khổ tương tự, nhưng vẫn không rời bỏ tôi. Anh ta nắm lấy tay tôi động viên. Tôi còn nghe tiếng Công-xây thì thào:
-Trời! Nếu như tôi có thể ngừng thở để dành thêm một chút không khí cho giáo sư. Mắt tôi rưng rưng khi nghe thấy lời Công-xây nói. Nhưng nếu những người trên tàu đang ở trong tình trạng không thể chịu đựng được, thì mỗi khi đến phiên lao động, ai nấy đều phấn khởi mặc ngay đồ lặn.
Chúng tôi cuốc băng rất hăng. Vai chúng tôi mỏi rời, hai bàn tay phồng lên, nhưng mệt nhọc bây giờ chẳng có nghĩa gì, những vết xây xát chẳng đáng để ý tới. Không khí trong mát ùa vào phổi chúng tôi! Chúng tôi thở! Tuy vậy, chẳng ai tiếp tục công việc của mình dưới nước quá thời gian quy định. Vừa hết giờ là chúng tôi chuyển ngay bình chứa không khí cho bạn mình để truyền sức sống cho họ. Thuyền trưởng gương mẫu trong việc này và là người đầu tiên phục tùng kỷ luật nghiêm ngặt đó. Đúng giờ là thuyền trưởng trao ngay bình chứa không khí cho người khác rồi quay về con tàu đầy khí độc. Lúc nào thuyền trưởng cũng bình thản, không hề uể oải, không một lời phàn nàn. Hôm đó, công việc được tiến hành hết sức khẩn trương. Chỉ còn phải đào hai mét băng nữa. Chúng tôi chỉ cách chỗ biển không bị đóng băng có hai mét! Nhưng các bình chứa không khí gần như đã rỗng. Còn lại một ít thì phải dành cho những người đang lao động. Không thể cung cấp cho tàu thêm một chút nào nữa! Về đến tàu, tôi đã gần chết ngạt. ại, đêm hôm đó không bút nào tả xiết! Sáng hôm sau tôi vừa nhức đầu lại vừa chóng mặt như người say rượu. Các bạn tôi cũng vậy. Mấy thủy thủ chỉ còn thở khò khè. Hôm nay, chúng tôi đã bị cầm tù đến ngày thứ sáu, thuyền trưởng Nê-mô cho rằng cuốc và xà-beng là những phương tiện quá chậm chạp nên quyết định phá vỡ lớp băng còn lại bằng cách khác. Nê-mô vẫn giữ được sự bình tĩnh và nghị lực của mình. ông ta dùng sức mạnh tinh thần để dẹp tan những đau đớn vật chất. Nê-mô suy nghĩ, phối hợp và hành động...
Nê-mô ra lệnh cho tàu nổi nên khỏi lớp băng và đỗ đúng phía trên cái hố lớn đang đào theo hình tàu. Các bể chứa vừa được bơm đủ nước thì tàu Nau-ti-lúx hạ xuống và lọt vào đúng hố. Trước đó, toàn thể thủy thủ đã vào trong tàu và đóng tất cả các cửa ngoài. Tàu Nau-ti-lúx nằm trên lớp băng mỏng một mét đã bị đục thủng nhiều chỗ. Lúc đó, các vòi nước ở các bể chứa được mở hết nấc, hút vào bể một trăm mét khối nước nữa, tăng trọng lượng tàu lên một trăm tấn. Chúng tôi chờ đợi, nghe ngóng, quên cả đau đớn. Tuy đầu nhức như búa bổ, một lát sau tôi vẫn nghe thấy tiếng răng rắc dưới thân tàu. Mặt băng đang rạn nứt. Cuối cùng, lớp băng vỡ hẳn ra, gây nên một tiếng động đặc biệt, giống tiếng một tờ giấy bị xé rách. Tàu Nau-ti-lúx bắt đầu chìm xuống.
-Thoát rồi!
Công-xây khẽ nói vào tai tôi. Tôi không còn đủ sức để trả lời nữa. Tôi chỉ nắm lấy tay Công-xây rồi bất giác xiết mạnh. Nhờ tác động của trọng lượng lớn mà tàu Nau-ti-lúx bắt đầu lặn xuống nước như một hạt gì đó rơi vào khoảng không. Lập tức toàn bộ điện năng tập trung vào các máy bơm để đẩy nước ra khỏi các bể chứa. Mấy phút sau, tàu ngừng lặn rồi bắt đầu nổi lên. Chân vịt quay nhanh đến nỗi làm toàn thân tàu rung mạnh. Tàu lao về hướng bắc. Nhưng tàu còn phải chạy dưới băng bao lâu nữa thì mới đến chỗ mặt đại dương không đóng băng? Một ngày nữa ư? Tôi sẽ chết trước lúc đó mất! Tôi nửa nằm nửa ngồi trên chiếc đi-văng ở thư viện và ngạt thở. Mặt tôi bầm lại, môi nhợt nhạt, sự rối loạn hoàn toàn về chức năng bắt đầu. Các bắp thịt mất khả năng co bóp. Tôi không nhớ tình trạng đó kéo dài mấy giờ. Tôi chỉ biết rằng mình đang hấp hối. Tôi bỗng hồi tỉnh. Mấy hụm không khí mát lọt vào phổi tôi. Chẳng lẽ tàu đã nổi lên mặt biển rồi? Không! Đó là Nét và Công-xây, những người bạn đáng yêu của tôi đã hy sinh thân mình để cứu tôi bằng cách cho tôi hít chút không khí còn sót lại trong một bình chứa! Đáng lẽ để mình thở, họ lại dành cho tôi trong khi chính họ đang bị ngạt. Tôi muốn đẩy cái bình ra, nhưng hai người giữ chặt tay tôi. Thế là tôi được thở thoải mái trong mấy phút. Tôi đưa mắt nhìn đồng hồ: mười một giờ trưa. Nghĩa là đã sang ngày 28 tháng ba. Tàu Nau-ti-lúx chạy với tốc độ ghê người là bốn mươi hải lý một giờ. Thuyền trưởng Nê-mô ở đâu? ông ta chết rồi sao? Các bạn ông ta cũng chết rồi sao? Căn cứ vào đồng hồ chỉ độ sâu, chúng tôi chỉ cách mặt biển hơn sáu mươi mét. Một lớp băng mỏng ngăn cách chúng tôi với không khí phía trên. Sao không thể phá vỡ được? Được chứ! Dù thế nào, tàu Nau-ti-lúx cũng sẽ làm như vậy, tôi cảm thấy thế! Nó hạ phía lái xuống và ngếch mũi nhọn lên. Sau đó nó mở hết tốc lực lao thẳng lên lớp băng, phá vỡ dần từng mảng. Cuối cùng, tàu xuyên thủng được mặt biển bị đóng băng và dùng sức nặng của mình phá vỡ lớp băng đó. Các cửa kính được mở rộng, không khí biển ùa vào tàu Nau-ti-lúx.
Top Truyện Hot Nhất
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp