Hai Số Phận
Chương 32
Đại diện của Ủy ban này đã đến ngân hàng gặp William nhiều lần. Ông đã nói hết với họ một cách rất thẳng thắn, nhưng họ không bao giờ cho biết cuộc điều tra đã tiến hành đến đâu và cũng không nói đã gây ra vụ cổ phiếu sụt giá.
Cuối cùng Ủy ban đó đã kết thúc công việc điều tra và cảm ơn William về sự hợp tác của ông. Từ đó trở đi, ông không nghe nói gì đến họ nữa.
Gần đến ngày bầu cử Tổng thống và Truman thì hình như đang tập trung vào việc giải thể tổ hợp công nghiệp Du Pont, William bắt đầu lo rằng Abel Rosnovski rất có thể sẽ thoát được vụ này. Ông không thể nghĩ rằng Henry Osbome giật dây được một số người trong Quốc hội. ông nhớ rằng Cohen đã có lần nhắc đến việc Công ty Nam tước hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động bầu cử của Harry Truman, và bây giờ ông lại ngạc nhiên thấy trong báo cáo của Cohen nói đến chuyện Rosnovski lại cũng hiến một khoản tiền như vậy cho Adlai Stevenson, người của đảng Dân chủ ra ứng cử Tổng thống, ngoài ra lại cũng hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động của Eisenhower nữa. Báo cáo của Cohen nhấn mạnh vào điểm này.
Trước nay không bao giờ William nghĩ đến ủng hộ ai vào chính quyền nếu người đó không thuộc đảng Cộng hòa, bây giờ rất muốn cho tướng Eisenhower, một ứng cử viên đột xuất đã nổi lên hàng đầu ngay từ Đại hội Chicago, sẽ đánh bại Adlai Stevenson, mặc dầu ông biết rằng chính quyền Cộng hòa ít có khả năng tiến hành điều tra vụ âm mưu mua bán cổ phiếu này so với một chính quyền Dân chủ.
Khi tướng Dwight D.Eisenhower được bầu làm Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ ngày 4 tháng 11, 1952, William cho rằng Abel Rosnovski đã thoát được tội, và ông chỉ mong sao Rosnovski rút kinh nghiệm để ìần sau đừng có gây sự với ngân hàng Lester nữa. Chỉ có điều nhỏ bù cho William là trong cuộc bầu cử này nghị sĩ Quốc hội Henry Osbome đã mất ghế vào tay một ứng cử viên Cộng hòa. Cái áo choàng bên ngoài của Eisenhower có nhiều đuôi nên đối thủ của Osborue đã biết nắm vào đó. Thaddeus Cohen nghiêng về phần nghĩ rằng Henry Osborne sẽ không còn có ảnh hưởng đối với Abel Rosnovski như trước kia nữa. Dư luận ở Chicago đồn rằng từ sau khi ly dị với cô vợ giàu có của ông ta, Osborne nợ Rosnovski rất nhiều tiền và lại chơi bời cờ bạc rất ghê.
William cảm thấy sung sướng và thoải mái dễ chịu hơn trước đây nhiều. Ông mong có thể bước vào thời kỳ hòa bình thịnh vượng như Eisenhower đã hứa trong bài diễn văn khai mạc của ông ta.
Qua vài năm đầu của chính quyền Tổng thống mới, Wilìiam đã dần quên đi những lời đe dọa của Rosnovski, cho đó chỉ là chuyện quá khứ. Ông báo cho Thaddeus Cohen biết ông tin rằng Abel Rosnovski sẽ không làm gì nữa đâu. Nhà luật gia không bình luận gì ông ta có được yêu cầu phải bình luận đâu.
William dồn sức vào việc xây dựng ngân hàng Lester cho có quy mô và uy tín lớn hơn, và bây giờ ông càng có ý thức rằng làm như thế vì con mình cũng như bản thân mình nữa. Một số nhân viên trong ngân hàng đã bắt đầu mỗi khi nhắc đến ông thì dùng chữ "ông già".
- Thì cũng phải thế thôi, - Kate nói.
- Vậy tại sao người ta không gọi em là "bà già"? - William dịu dàng hỏi.
Kate nhìn lên cười.
- Bây giờ thì em biết được cái bí quyết tại sao anh không thích quan hệ với những người đàn ông vô nghĩa rồi.
William cười.
- Vì có một người đàn bà đẹp, - ông đáp.
Chỉ còn một năm nữa là đến sinh nhật thứ hai mươi mốt của Richard. Wiỉliam xem lại những điều khoản trong di chúc của mình. ông để riêng ra 5 triệu đô la cho Kate, 2 triệu đô la cho mỗi cô con gái, còn toàn bộ tài sản của gia đình cho Richard, trong đó ông không quên sẽ mất một khoản lớn vào thuế thừa kế. Ngoài ra, ông cũng để một triệu đô la cho trường Harvard.
Richard cũng đã tranh thủ làm được rất nhiều trong bốn năm học ở trường Harvard. Vào đầu năm cuối, không những anh tỏ ra là một sinh viên xuất sắc nhất mà anh còn chơi cả xe-lô trong dàn nhạc của trường và là một tay ném bóng giỏi trong đội tuyển dã cầu của trường nữa. Đến William cũng phải khen ngợi anh về chỗ đó. Còn Kate thì chỉ hỏi cho biết là có bao nhiêu sinh viên bỏ chiều thứ bảy chơi dã cầu cho trường Harvard đấu với trường Yale, và tối chủ nhật thì có bao nhiêu người chơi đàn xe-lô trong đội tứ tấu của trường và biểu diễn ở phòng hòa nhạc Lowell?
Năm cuối cùng trôi qua rất nhanh, và khi Richard rời trường Harvard, trong tay có sẵn bằng tú tài về toán với cây đàn xe-lô và cây gậy dã cầu, anh chỉ yêu cầu được nghỉ giải trí cho sướng trước khi vào học trường Kinh doanh ở bên kia sông Charles. Anh lên máy bay đi Barbados với một cô gái có tên là May Bigelow, mà cô gái này thì bố mẹ anh không hề biết đến. Cô Bigelow là người theo học ở trường Vassar và cũng có học nhạc. Hai tháng sau khi đi nghỉ và người đã bị cháy đen gần như thổ dân ở đây, Richard đưa cô gái về nhà gặp bố mẹ. William thấy cô Bigelow cũng bằng lòng, vì dù sao cô ta cũng là cháu gái của Alan Lloyd.
Ngày 1 tháng Mười, 1955, Richard đến trình diện ở trường Kinh doanh của Đại học Harvard để bắt đầu công việc chuẩn bị tốt nghiệp, và anh về ở ngôi nhà của bố mẹ. Anh vứt tất cả những bàn ghế bằng mây tre của William và tháo gỡ những mảnh giấy hoa hoét dán lên tường mà trước đây Matthew Lester cho là rất hiện đại, anh trải thảm kín phòng khách, đặt một cái bàn gỗ sồi giữa phòng ăn, một cái máy rửa đĩa bát trong bếp, và rất nhiều khi còn đặt cả cô Bigelow vào phòng ngủ nữa.