Hà Thần

Chương 9: Đầu người trên bậc thang


Chương trước Chương tiếp

Một

Về phần ngôi nhà tầng ở ngã tưđường nhà họ Ngụy này, người chủ nhà cuối cùng của nó là một vị hội chủmột hội chợ phiên. Vậy trước tiên tôi sẽ nói về công việc của người hộichủ này. Có câu nói "Cứ có chợ là sẽ có kẻ bán người mua", chợ hay hộichợ phiên cũng không nằm ngoài quy luật này. Ngày xưa có rất nhiều người lang bạt ngoài xã hội mưu sinh, đừng thấy những người này lận đận bônba mà lầm, ai cũng thông thạo một công việc nào đó, khi ra ngoài xã hộitự nhóm lại với nhau. Người có khả năng tập trung toàn bộ những ngườinày lại một chỗ chính là hội chủ. Hội chủ phải là người có thể quan hệvới cả hai phái hắc bạch. Ông ta sẽ kiếm một khu đất trống để mở hội chợ phiên, đầu tiên là bỏ tiền ra thuê lại đất, thuê người dựng rạp thànhtừng dãy, sau đó kéo toàn bộ những người làm xiếc dạo bán hàng rong ởkhắp nơi đến nơi đó. Có đủ loại hình từ bán thuốc dán, xem bói, lên mặtđỉnh, dạy gấu đen, bán đồ lễ, bán kim chỉ, kể chuyện Bình thư, hát tướng thanh (hát hài hước châm biếm), hát kịch, phim đèn chiếu, biểu diễnxiếc. Nói tóm lại, những người mưu sinh ngoài đường đó vào trong khu đất mà vị hội chủ đã thuê để buôn bán. Đến khi buôn bán xong, mỗi người đều phải trả một ít tiền cho vị hội chủ, đây chính là phần thu nhập của vịhội chủ. Nhằm làm cho hội chợ phiên náo nhiệt hơn, vị hội chủ còn phảimời đội cà kheo và đoàn kịch hát nhỏ đến biểu diễn. Trong căn nhàlầu của vị hội chủ này còn nuôi ăn ở một đội cà kheo của riêng mình.Những trang phục và đủ các loại đạo cụ biểu diễn cà kheo bình thường đều gửi lại ở trong nhà ông ta.

Ba người Quách sư phụ quan sát đồvật bài trí trong phòng, cũng chỉ đơn giản là cái bàn tấm gương giườngchiếu bình lớn cắm chổi không khác gì những gia đình bình thường khác.Chỉ có điều, tất cả những đồ vật này đều bị phủ một lớp bụi. Trong phòng vẫn còn dấu vết của trận lũ lụt năm nào, nhìn không thấy một bóngngười, tràn đầy không khí ma quái không tài nào miêu tả được.

Lý Đại Lăng cảm thấy trên đầu lạnhbuốt từng cơn, bèn ư ử ngâm nga vài câu kịch Nam sai vần lạc điệu đểtăng thêm lòng dũng cảm cho bản thân: "Hảo hán mặt đen là Lý Quỳ, Tamquốc cũng có Trương Phi râu ria xồm xoàm, tay cầm roi thép là hắc KínhĐức, Bao Văn Chính ngồi trên điện ai dám đi qua?" Hai câu hát này đều là điển cố ở trong Diễn Võ Trấn. Theo cách nói của dân gian, hát kịch võ trong nhà có ma có thể xuôi đuổi yêu tà. Ngài đừng phản bác, hát haicâu này quả thật là có thể tăng thêm lòng dũng cảm, cho nên Quách sư phụ không hề ngăn cản y. Sau đó, y lại tiếp tục ngâm nga: "Hảo hán mặttrắng là La Thành, Cảnh Dương Cương đánh hổ là Võ Tòng, Nam Hổ là hiệucủa Cao Quân Bảo, vượt Trường Bản là Triệu Tử Long. Hảo hán mặt đỏ làVân Trường, giết người phóng hỏa là Mạnh Lương, cầm trong tay Đại Đao là Vương Quân Khả, Triệu Khuông Dận ngàn dặm tiễn mẹ lên kinh. Mặt xanhhảo hán là Chu Ôn, ngồi trên điện Sơn Tây là Trình Giảo Kim, Hà Nam Báphủ Đan Hùng Tín, tay cầm đại đao là Cái Tô Văn. . ."

Ba anh em lần từng bước một lên cầu thang bằng gỗ bản dày cộp để đi lên trên tầng hai, lên đến nơi chỉ thấy tầng này có vài cái hòm gỗ to, cạnh tường dựng đầy cà kheo chiêngtrống, bên trong hòm gỗ chỉ toàn là trang phục hóa trang, ngoài ra cònkhông ít đạo cụ. Trong số đó có một cái mặt nạ đầu gấu lông màu đen,dùng để hóa trang thành gấu đen đi cà kheo. Cái gương mặt rất hãi hùnglúc trước mà họ nhìn thấy qua cái cửa sổ hỏng có khả năng chính là vật này. Ba anh em khẩn trương cả buổi, đến khi thấy rõ chỉ là trang phụchóa trang đi cà kheo, ai cũng thở phào một cái.

Trong hội chợ phiên hoặc hội, biểudiễn cà kheo không chỉ đơn thuần chỉ đứng trên hai cái cây cà kheo caolàm bằng gỗ chạy đi chạy lại, mà còn phải biểu diễn các loại động táckhác trong quá trình di chuyển, thậm chí còn hóa trang vào điệu múa chèo thuyền, trông chuối cưỡi lừa, từ con mẹ đốp, cậu cả ngố, cho đến cácnhân vật thần tiên yêu ma trong truyền thuyết dân gian. Bởi vậy, trongnhà người hội chủ hội chợ phiên có những vật dụng này cũng không có gìlà kỳ quái. Lý Đại Lăng xì một cái, chửi đổng định tiến lên đập phánhững cái mặt nạ thần tiên ma quỷ đó: "Tiên sư mười tám đời tổ tông nhàchúng nó! Thiếu chút nữa đã bị mấy cái vật vớ vẩn này dọa mất hồn,chẳng may truyền ra ngoài, thật sự có thể làm sập cái bảng hiệu của baanh em ta."

Quách sư phụ nói: "Huynh đệ đừng có chanh chua như mụ đàn bà ghen chồng thế, ai mà chả có lúc nhìn nhầm."Dứt lời, ông ta tiến lên xem xét mọi nơi, từ tầng trên lẫn tầng dưới, kể cả gác xép, lần mò khắp mọi xó xỉnh. Nhưng bếp núc lạnh tanh không cóhơi người, ngay cả chuột cũng không thấy bóng một con, chỉ có vài đồ vật đến trộm cũng không thèm ngó ngàng đến. Xem ra, hai năm qua ngôi nhàtầng này xác thực đã không có người nào ở, chỉ còn có tầng hầm là cònchưa xem xét. Ba người nghĩ thầm, đến nước này thì cũng chỉ còn vài bước chân nữa là xong; Thương lượng với nhau cứ đi xuống xem qua một chútrồi tính sau. Họ kéo cái nắp dưới chân bậc thang ra, bên dưới có mộtđoạn cầu thang bằng gỗ ngắn, sau khi đi xuống dưới phát hiện ra bêntrong rất sâu, cái rét căm căm xuyên qua lỗ chân lông buốt đến tận xương tủy. Bốn vách tường được xây băng gạch xanh. Bề ngoài những viên gạchnày trơn mịn bóng loáng, ẩn chứa âm khí giống như bên trong những ngôimộ cổ. Nhìn kỹ lại thì đúng là gạch trong mộ cổ, không thể nào ngờ bêndưới thực sự lại là một ngôi mộ cổ.

Hai

Năm xưa, khi đào tầng hầm, người ta đã gặp một ngôi mộ cổ, nhưng không một ai biết là cái gì, chỉ biết đólà một cái hủng xây bằng gạch xanh. Mộ phần được xây rất chắc chắn, chonên họ không động chạm gì đến nó, chỉ trát vữa lên mặt ngoài, biến luônnó thành một phần của tầng ngầm.

Từ công viên Lý Thiện Nhân đến ngãtư đường khu nhà ngói nhà họ Ngụy, trong mắt người biết xem phong thuỷmới hiện ra hình thế của nó, được gọi là thế Kim Vĩ Ngô Công, ao sentrong công viên Lý Thiện Nhân là đuôi, ngã tư đường chỗ khu nhà ngói nhà họ Ngụy là đầu. Nếu như phán định ở hai nơi này ẩn dấu mộ cổ có niênđại rất lâu đi chăng nữa thì cũng chẳng có gì là kỳ quái. Nhưng đến lúcnày chỉ còn lại di chỉ của một ngôi mộ cổ, năm ngoái lại còn chìm trongnước lũ hơn nửa tháng, lớp vữa trát bên ngoài mặt tróc ra, gạch ở bốnvách tường của ngôi mộ đều đã lỏng lẻo.

Trong khi những ý nghĩ này lướt qua trong đầu, Quách sư phụ thò tay cạy một viên gạch ra, giơ lên trước mặt quan sát.

Lý Đại Lăng hỏi: "Ca ca cầm cục gạch đó có nghĩ ra cái gì hay không?"

Quách sư phụ nói: "Ta thấy đây là kim chuyên, chưa từng nghe đến gạch đánh Lưu Kim Đĩnh trong Hãm Hồn Trận hay sao?"

Lý Đại Lăng nói: "Thật sự là chưa từng nghe thấy chuyện này, có xuất xứ gì không?"

Quách sư phụ trả lời: "Đương nhiênlà có xuất xứ. Thời Bắc Tống có một nữ tướng tên là Lưu Kim Đĩnh, từnggặp dị nhân được truyền dạy dị thuật, chỉ cần một con ngựa một thanh đao trong tay và Ngũ Hành Đạo Thuật là có thể lấy đầu thượng tướng giữatrăm vạn quân dễ như lấy đồ trong túi, mỗi khi hai quân giao tranh chưabao giờ có địch thủ. Mãi cho đến khi quân địch mời được cao nhân bày Hãm Hồn Trận, dùng ba viên kim chuyên đánh chết Lưu Kim Đĩnh. Sau khi bà ta chết trăm ngày mà thi thể vẫn không thối rữa, chính là bởi bà ta có đạo hạnh. Nhưng qua đó có thể thấy được, bất kể là người biết tà pháp yêuthuật gì đi chăng nữa cũng đều sợ cục gạch. Cho dù không phải là kimchuyên, chỉ cần bị một cục gạch tầm thường giáng mạnh vào đầu, có kẻ nào chịu được đây."

Nghe nói vậy, Lý Đại Lăng cạy mộtviên gạch trên tường phần mộ nhét vào trong lồng ngực. Nếu như nhìn thấy người trong căn nhà, không cần nói một câu, trước tiên cứ dùng viêngạch này hỏi thăm sức khỏe trước đã.

Quách sư phụ nói như vậy, làm cholòng dũng cảm của Lý Đại Lăng tăng vọt. Nhưng mục đích chính khi hắn cạy viên gạch cổ trên tường xuống thật ra là muốn xem cho rõ, liệu đó cóthật sự là gạch ở trong mộ cổ không. Nếu như vùng Thiên Tân vệ này xácthực có mộ cổ thì năm sáu trăm năm vẫn chưa được coi là cổ, niên đại lâu hơn thế cũng có. Đừng thấy đến thời nhà Minh mới dựng vệ mà lầm, trênthực tế vào thời Bắc Tống nó đã là đầu mối quan trọng của tuyến đườngvận chuyển theo đường sông. Những địa danh của nó như sông Tử Nha, TrầnĐường Trang, đều xuất phát từ trong điển cố Vũ vương phạt Trụ. Lịch sửcủa nó phải khởi nguồn từ mấy ngàn năm trước kia. Mặt khác, dưới sâuvùng ven đô Thiên Tân vệ có rất nhiều hầm lò bỏ hoang, do người xưa đàođất để nung gạch tạo thành. Đa phần tên địa danh đều có chữ 'diêu' (hầmlò), ví dụ như Ngô Gia Diêu, Nam Đầu Diêu chẳng hạn. Hễ là nơi nào trong địa danh có chữ 'Diêu' thì đều có mặt bằng trung bình tương đối cao,bởi vì dưới lòng đất hoàn toàn là gạch nung, là gạch hỏng nung quá lửakhông dùng được khi xưa, tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau, khôngbiết đã qua bao nhiêu năm tháng, dần dần đã biến thành mặt đất, so vớinhững nơi khác cao hơn rất nhiều, cho nên mỗi lần xảy ra lũ lụt cũngkhông thể ngập đến những nơi này được. Nghe nói, phong thuỷ của chúngcũng không tệ, bởi vì phía dưới toàn bộ là gạch nung, không có mồ mả, là nơi ở sạch sẽ. Trong khi đó, trong số cư dân sống ở những nơi này còncó vài gia đình thợ thủ công nung gạch qua nhiều thế hệ, có tay nghề tổtruyền. Quách sư phụ có quen biết vài người như vậy, thường nghe họ nóichuyện về gạch, niên đại ra sao, gạch nung ra ở mỗi lò khác nhau thếnào. Ông ta nghe kể lại nhiều, nên cũng được coi là võ vẽ hiểu biết vềphương diện này. Ông ta thấy gạch xanh trong tầng hầm thật sự là gạch để xây mồ mả, hơn nữa còn là loại gạch cổ trong những ngôi mộ thời xưa,mặt dưới có hoa văn hình Ngư Long, thực sự không phải là đồ vật thuộc về thời cận đại.

Bởi vì thời gian trôi qua quá lâurồi, mặt đất đã biến đổi rất lớn, sửa đường dựng cầu xây nhà cùng vớidòng sông ban đầu đã thay đổi dòng chảy, khiến cho thế phong thuỷ phátsinh biến hóa, cho nên Trương Bán Tiên cũng không thể nhìn ra thế phongthuỷ ban đầu ra sao, mà chỉ biết là đại khái là nằm ở khu vực ngã tư.Lúc này, họ tìm được ngôi mộ cổ mấy trăm năm trước, thấy quy cách củagạch dùng để xây mộ không phải loại bình thường, nhất định là một ngôimộ nằm theo thế. Bởi vậy có thể để xác định, Kim Đầu Ngô Công Huyệt ởngã tư khu nhà ngói nhà họ Ngụy tám chín phần mười chính là ngôi mộ cổnày.

Không khí trong ngôi mộ không thông thoáng, khiến cho ba người khó thở, cái đèn thủy nguyệt nhỏ trên taychập chà chập chờn, thấy rõ nơi này ngoài bốn bức vách thì chẳng còn cái gì, là một ngôi mộ rỗng.

Quách sư phụ thầm nhủ trong lòng:"Khu nhà ngói nhà họ Ngụy hoàn toàn không có bóng dáng của Liên HóaThanh. Xem ra, không thể hoàn toàn tin vào giấc mộng tại cái miếu thổđịa ở Trần Đường Trang. Chuyến đi này hóa ra thành công cốc, trời mưatầm tã khiến nước chảy qua lỗ thủng xuống mộ, không nói đến việc bị liên lụy chịu khổ, còn không công mất thời gian, còn gì đen đủi hơn thế nàykhông?"

Ngài thử đánh giá xem sao lại tốncông vô ích như vậy. Ba người không thu hoạch được gì, vừa định quayngười đi ra, đột nhiên nghe thấy bên trên ngôi mộ vang lên một loạttiếng động "loẹt xoẹt~ loẹt xoẹt~" do người nào đó dẫm chân lên sàn nhàphát ra. Quách sư phụ chợt có suy nghĩ: "Trong lầu hoàn toàn không cóngười ở, ngôi mộ cũng trống không, bên ngoài trời lại đang mưa lớn nhưvậy, ai đang đi vào vậy?"

Trong lúc đang kinh ngạc, họ chợtthấy một vật lăn nhanh như chớp từ trên bậc thang xuống. Ngọn đèn trongngôi mộ quá yếu ớt, vật đó lăn đến chân mà ông ta còn chưa thấy rõ làcái gì. Quách sư phụ hạ vừa cái đèn xuống xem cho rõ, giật mình không tự chủ được lùi lại nửa bước. Đó là một cái đầu người đầm đìa máu, mặt vàcổ bê bết máu, vẫn đang trợn trừng hai mắt, ngửa mặt lên nhìn trừngtrừng vào ba người họ, tròng mắt chuyển động, nhe răng nhếch miệng thựcsự không biết là muốn cắn người, hay là muốn nói cái gì nữa.

Ba

Ba anh em giật mình đánh thót, đánh bạo giơ đèn lên trước để chiếu sáng. Họ nhìn thấy rõ ràng, một cái đầungười đầm đìa máu vừa mới bị chặt xuống khỏi cổ, lăn lông lốc từ trêncầu thang xuống hầm mộ. Gương mặt của cái đầu người đó co giật hai cái,đôi mắt trợn lên rồi bất động.

Trong lòng thừa hiểu, nhất định cókẻ vừa mới gây án trên tầng, ba người lập tức rút búa cán gỗ đàn ra, lao vọt lên trên cầu thang để chạy tới phòng khách. Ba người nhìn thấy mộtthi thể không đầu nằm trên mặt đất, bên cạnh có một người đang ngồi, sắc mặt như tro tàn, còn có một người phụ nữ nữa, ả ta chạy nhanh như mộtlàn khói đen, vèo một cái lao vào trong góc tối tránh ánh đèn chiếu vàongười. Đinh Mão nhanh tay lẹ mắt, vội đuổi theo nhưng lại chẳng thấy cái gì, giống y như gặp quỷ.

Ba người quay đầu lại, nhìn kỹ kẻđang ngồi dưới đất. Hóa ra chẳng phải ai đâu xa lạ, đó là gã thủy tặcNgư Tứ Nhi đã vớt được xác đứa trẻ ở ngã ba sông. Trong lòng ba ngườiđều thấy khó hiểu, cái tên trộm khó ưa này tại sao lại chạy đến nghĩatrang nhà họ Ngụy? Kẻ bị chặt đầu kia là ai?

Quách sư phụ nói: "Ngư Tứ Nhi, màythả lưới mắt nhỏ đã đủ lắm rồi, bây giờ lại khơi khơi dám ra tay sát hại người khác, riêng việc này đã đủ cho quan tòa phán mày tội chết."

Đinh Mão nói tiếp: "Khá lắm, thằngtrộm khó ưa thả lưới mắt nhỏ. Hàng năm trên dòng Hải Hà có nhiều ngườichết đuối như vậy, tại sao lại không đến lượt mày chết đuối vậy, taongày nào cũng chờ vớt xác cho mày đấy."

Lý Đại Lăng cũng biết Ngư Tứ Nhi,mắng: "Đồ vô lại đến mồ mả cũng không tha, đồ thiếu đạo đức máu lạnhnày, đến chỗ này ăn trộm được cái gì rồi?"

Ngư Tứ Nhi đang sợ tới mức hồn víalên mây, vừa nhìn thấy ba người, lập tức tỏ vẻ ăn năn cầu xin cầu xintha thứ: "Ba vị đại gia, ba vị đại gia, cả ba vị còn lạ gì bản thân tôi, dù cho thêm hai lá gan nữa tôi cũng không dám giết người đâu. Mọi người có nhìn thấy tôi đã sợ đến mức đái ra quần. . ."

Trong lòng Quách sư phụ thừa hiểuNgư Tứ Nhi tuyệt đối không có gan giết người, bèn hỏi mọi việc cho rõràng rồi mới đánh giá sau. Ông ta hỏi gã vì sao lại chạy đến nghĩa trang nhà họ Ngụy, người bị chặt mất đầu là ai, kẻ nào đã ra tay. Quách sưphụ vừa hỏi vừa dọa Ngư Tứ Nhi, nếu không nói thật sẽ bảo Đinh Mão dùngbúa chém chết gã.

Ngư Tứ Nhi không dám giấu diếm, hai năm rõ mười mà khai báo. Thì ra từ lúc thả lưới mắt nhỏ dưới chân cầucũ vớt được xác đứa bé, gã đã sợ tới mức không dám bén mảng tới bờ sôngnữa, trộm gà trộm chó khắp nơi sống qua ngày, sau đó kết bái anh em vớimột gã du côn có biệt danh là 'Gà con'.

Có câu cửa miệng: "Người có ngay có gian, gỗ có tốt có xấu", hai gã lưu manh này không có chút phẩm chất gì là tốt đẹp, chuyên rình mò người khác hở ra cái gì là trộm cắp, khôngbao giờ làm được việc gì tốt.

Thiên Tân vệ gọi trứng gà là 'gàcon', nhưng xét lại cho kỹ, đầu của cái tên du côn Gà con này bóngloáng, còn hơn cả trứng gà. Tên này hành xử ngang ngược, ngạo mạn khôngcoi ai ra cái gì, ăn mặc lố lăng, hai tay xăm trổ, ăn cơm không bao giờtrả tiền. Nếu có ai dám tìm hắn đòi tiền, kẻ này sẽ bẻ gãy ngón tay củangười đó. Tuy nhiên hắn chỉ là hạng mềm nắn rắn buông, hạng người chânchính lợi hại, kẻ này không bao giờ dám trêu vào.

Hai ngày trước, Gà con và Ngư TứNhi đang đi dạo trên đường thì nhác thấy một người đẩy một cái xe mộtbánh bán kẹo bọc đường. Người bán là một người ngoại tỉnh hiền lành, cóvẻ như mới vào thành không lâu. Hắn nháy mắt Ngư Tứ Nhi, Ngư Tứ Nhi vộihấp tấp tách ra ngồi phệt xuống bên vệ đường, giả vờ làm một người đangrỗi việc ngồi chơi.

Gà con vừa vuốt cái đầu trọc củamình, vừa tiến lại gần cái xe bán kẹo bọc đường, không hề nói một câu mà chỉ nhìn chằm chằm vào người bán kẹo.

Người bán kẹo nhận ra kẻ này làngười không dễ chọc, đi lại nghênh ngang, đầu cạo bóng loáng, trên đầudán hai miếng cao, đầu nghiêng bên nọ ngả bên kia, mắt liếc ngang liếcdọc, huyệt Thái Dương gồ lên, quai hàm bạnh ra, toàn thân đầy xăm trổ,thấy ngay là du côn, vội vàng trưng ra gương mặt tươi cười hỏi: "Ngài có muốn ăn kẹo bọc đường không?"

Gà con giống như mèo bị dẫm phảiđuôi, hung tợn quát ầm lên: "Mày hỏi ngu bỏ con mẹ, không ăn kẹo bọcđường thì đến đây ngó hay sao?"

Người bán bánh không dám đắc tộihắn, vội nói: "Chỗ này có kẹo bọc đường, bánh gạo nếp nhân đậu, bánh táo rắc hạt kê vàng, ngài muốn ăn loại nào? Cần bao nhiêu cái?"

Gà con không thèm hỏi giá mà chỉhỏi loại kẹo bọc đường nào dẻo. Nghe người bán trả lời gạo nếp là là gạo dẻo, nên loại kẹo này là dẻo nhất, hắn há miệng đòi mua hai cân.

Bán hàng rong phải trung thực,không thể nào gian dối cân lạng, nếu không thì không bán được cho ai, mà cho dù gian dối cân lạng thì cũng không dám gian dối cái hạng trọc đầunày, kẻ này rõ ràng là đến kiếm chuyện. Người bán kẹo bọc đường cẩn thận ứng phó, cắt ra một miếng bánh gạo nếp nhân đậu to, vừa mới hấp chín,vẫn còn nóng hôi hổi, cân lên hai cân ba tươi nhưng chỉ tính hai cân,sau đó lấy lá sen bọc lại kỹ lưỡng rồi mới cẩn thận từng li từng tí đưacho Gà con .

Gà con cầm lấy, không trả tiền, màhắn cũng đâu có ý định trả tiền, một tay cầm gói bánh, một tay bóc lásen, cau mày nói: "Tao bảo này, cái bánh này thiếu nguyên liệu rồi, màycứ tự nhìn mà xem, tại sao lại chỉ có gạo nếp mà không có nhân đậu? Thếnày mà mày còn không biết xấu hổ đòi tiền?"

Người bán bánh kẹo oán thầm, chạy từ bên xe bên kia sang, thanh minh: "Ngài nhìn lại đi, nhân đậu đâu có ít đâu. . ."

Anh ta còn chưa dứt lời, Gà con đãúp cả cái bánh gạo nhân đậu nặng hơn hai cân đang còn nóng hôi hổi vàomặt người bán kẹo, tiện đà giật luôn cái cân trong tay anh ta.

Người bán kẹo không nhịn nổi nữa,đã ăn chùa không trả tiền còn đánh người. Những người đi kiếm sống ngoài đời có kẻ nào là dễ bắt nạt. Anh ta vuốt bánh trên mặt, xông lên địnhliều mạng. Gà con giật được cái cân là quay đầu bỏ chạy, người bán kẹođuổi riết phía sau.

Vẫn bàng quan ngồi nhìn, Ngư Tứ Nhi thấy người bán bánh đã chạy đi xa, bèn đứng dậy đẩy chiếc xe chạy mộtmạch vào trong ngõ nhỏ.

Người bán kẹo đuổi không kịp, đến khi trở về thì đã thấy cả xe bánh lẫn hộp tiền đều không còn bóng dáng.

Thường thường, hai thằng bại hoạiNgư Tứ Nhi và Gà con đều dùng phương thức bẩn thỉu này để trộm cướp.Ngày hôm đó cướp xe bánh bỏ chạy, đợi lúc hội họp lại, được bao nhiêutiền, hai thằng sẽ chia nhau.

Hôm ấy, chẳng hiểu do ma xui quỷkhiến thế nào, Ngư Tứ Nhi hoảng hốt chạy bừa, dốc sức đẩy chiếc xe chạymột mạch đến cuối một ngõ cụt, thẳng tay vứt nó lại, lấy sạch tiền trong hộp nhét vào trong ngực áo. Nhưng bán kẹo bọc đường thì có được mấy hào chứ, chỉ là một nắm vài đồng tiền xu trinh. Ngư Tứ Nhi không cam lòng,khi đi lộn trở ra thì nhìn thấy một dãy phòng mặt tiền trong ngõ hẻm,trong số đó có một căn phòng khóa cửa nhưng cửa sổ tầng trên cùng lạiđóng không chặt. Y là kẻ cắp chuyên nghiệp, chỉ cần nhìn một cái là đãbiết có thể lọt vào. Thừa dịp không có người, y cạy cửa sổ tầng trên rồi lẻn vào. Còn chưa kịp ra tay, y chợt nghe bên ngoài phòng vang lêntiếng mở khóa, rõ ràng là chủ nhà đang về nhà. Ngư Tứ Nhi thầm rủa không may. Nhưng gan ăn trộm của y không nhỏ, cũng có một chút lanh trí củakẻ trộm cắp, y thừa hiểu nếu để cho người ta bắt tại trận ít nhất sẽ bịdần cho mềm xương, không khéo còn phải vào nhà lao ngồi chơi. Trong đầulóe ra một cách, y lách mình trốn vào trong tủ quần áo, lén lút quan sát tình hình bên ngoài, chỉ chực có cơ hội thuận lợi là chuồn đi. Nhưng ytuyệt đối không thể tưởng tượng được, cảnh tượng mà y nhìn thấy sau khitrời tối thiếu chút nữa đã làm bản thân chết khiếp vì sợ.

Bốn

Những người ở trong căn phòng đó là một cặp vợ chồng son, kết hôn chưa được một năm. Người chồng đi buônbán ở nước ngoài, để lại cô vợ đang mang bầu ở nhà một mình, bởi khôngyên tâm nên thuê một người vú già về chăm sóc. Mùa hè tiết trời nóngbức, cửa sổ tầng trên cùng không đóng kỹ. Ngày hôm ấy, cô vợ cùng ngườivú già đi ra ngoài dạo chợ, mua xong đồ ăn là trở về, đâu có nghĩ đếnchỉ trong chốc lát ấy đã có người lẻn vào nhà.

Người được thuê đến chăm sóc cô vợtên là Vương tẩu, chạy nạn từ Sơn Đông đến, tính cách đáng tin cậy, được giao cho quán xuyến những công việc mua thức ăn nấu cơm, buổi tối ngủ ở gian ngoài, đồng thời làm bạn với cô vợ luôn. Hai người về đến nhà, nấu cơm lên ăn xong, cô vợ đã mang thai tháng thứ bảy thứ tám, bụng nhôcao, thân thể trở nên nặng nề, không chịu được ngồi lâu, ăn xong tắm rửa lên giường nằm. Vương tẩu kéo cái ghế lại ngồi ở bên cạnh giường, trênbàn có một khay đồ đan, bà ta vừa buôn chuyện giải buồn cho cô vợ vừaluôn tay thêu thùa may vá.

Ngư Tứ Nhi suy tính đợi đến khiVương tẩu và cô vợ đều đã lên giường ngủ, y sẽ rón rén chuồn đi. Nhưngcó ngờ đâu được, hai người này buôn chuyện tào lao cho đến lúc trời tốiđen mà vẫn còn chưa chịu ngủ, khiến cho y cực kỳ sốt ruột. Trốn trong tủ quần áo lén lút canh chừng bên ngoài, hai chân đều đã cứng đờ lại rồi, khó chịu không sao tả xiết, trong lòng hối hận khỏi phải bàn, hối hậnvì đã nổi lên ý nghĩ gian tà, nếu không đã không đến mức bị người ta cầm chân trong phòng không ra được. Hai người phụ nữ chủ nhà và giúp việcnày, thực ra y không quan tâm, mà chỉ sợ không may lộ ra, kinh động đếnhàng xóm láng giềng. Y trốn trong tủ quần áo không dám thở mạnh đến mộtcái, chỉ mong chờ hai người phụ nữ này mau chóng đi ngủ, chả hiểu lấyđâu ra lắm chuyện mà buôn đến thế?

Nói chuyện đến tầm giữa canh hai và canh ba, cô vợ đã mệt mỏi, lúc ấy mới nằm xuống ngủ. Vương tẩu vẫn ngồi dưới đèn, cố thêu nốt món đồ đang làm dở. Ở ngay cửa phòng đặt một cáichăn trải sàn, bởi vì phụ nữ có thai hành động không tiện, buổi tối đitiểu đêm hoặc có chuyện gì, cô ta có thể thức dậy bất cứ lúc nào, có sẵn chăn đệm ở đó nằm ngủ luôn. Ngư Tứ Nhi thừa hiểu lúc ấy vẫn chưa thể đi ra, bởi vì hai người vừa mới nằm xuống, còn chưa ngủ say, đành phải đau khổ chịu đựng. Lại đợi thêm một lúc lâu nữa, nhận thấy Vương tẩu và côvợ đều đã ngủ sâu rồi, y nắn bóp hai cái đùi đã tê cứng, vừa mới địnhđẩy cửa tủ quần áo đi ra ngoài thì chợt nghe thấy cửa sổ gian ngoài chợt rít lên một tiếng két rất nhỏ. Ngư Tứ Nhi làm nghề gì chứ, y là kẻchuyên môn lẻn vào nhà người khác trộm cắp. Y nhận thấy tiếng động đókhác thường, giống như có trộm đang thử thăm dò đẩy cánh cửa sổ đó từbên ngoài, nhưng sợ đánh thức người đang ngủ trong phòng nên không dámmạnh tay, chỉ từ từ nhẹ nhàng mà đẩy cánh cửa sổ.

Ngư Tứ Nhi thầm than khổ, tự nhủ không may, đen đủi đến thế là cùng, không biết là kẻ trộm từ đâu nhảy ra nữa?

Buổi chiều về đến nhà, lúc nấu cơmVương tẩu đã phát hiện ra cửa sổ vẫn chưa đóng kín, sợ có trộm lẻn vàonên đã vội vã chốt chặt lại rồi. Ngư Tứ Nhi đã tận mắt nhìn thấy quátrình đó, đến lúc ấy nghe thấy tên trộm ngoài cửa sổ đẩy vài cái. Thấykhông đẩy ra được, kẻ đó lập tức lật mái nhà lên, động tác nhẹ nhàng đến mức thần kỳ, Ngư Tứ Nhi phải căng tai lên mới nghe thấy được, còn haingười đang ngủ trong phòng không phát giác ra bất cứ điều gì. Chỉ mộtchốc sau, một bóng đen nhảy từ trên nóc nhà xuống, rơi xuống mặt sàn nhẹ nhàng như một chiếc lá cây, không phát ra một tiếng động nào.

Ngư Tứ Nhi thầm nhủ trong lòng:"Khinh công tốt con mẹ nó thật! Từ khi xử bắn Hoạt Ly Miêu, chưa từngnghe nói Thiên Tân vệ còn có phi tặc lợi hại như thế, kẻ này ở đâu đếnđây vậy?"

Y nín thở, trợn trừng mắt quan sátbên ngoài tủ quần áo, nhưng đèn trong phòng đã tắt, chỉ có thể nhìn thấy một bóng hình đen thui, thể hình rất lớn, hai đầu vai nhô cao, hai cánh tay rất dài còn những chi tiết khác đều không nhìn rõ. Bóng đen đó rónra rón rén đi đến cạnh giường, nhìn chằm chằm vào người vợ đang nằm ngủ.

Ngư Tứ Nhi cứ tưởng đó là một tênhái hoa dâm tặc. Lúc bấy giờ, trăng chợt ló ra khỏi mây, ánh trăng xuyên qua lỗ thủng trên nóc nhà giúp y nhìn thấy rõ trong phòng có một mộtngười, toàn thân bao bọc kín mít, đầu đội một cái khăn trùm đầu. Khi kẻđó xoay người lại, lộ ra một gương mặt khỉ giống hệt như Thiên Lôi, đôimắt rực sáng vẻ ma quái, khiến cho Ngư Tứ Nhi sợ đến mức mặt vàng nhưđất, bịt kín miệng của mình, cố gắng nhịn lại tiếng thét kinh hãi sắp ra khỏi miệng. Rõ ràng đó là một con khỉ ngựa khổng lồ toàn thân lông lá,ăn mặc giống hệt như một người phụ nữ. Hành tích của nó ma quái, nửa đêm đột nhập vào nhà người ta bằng đường nóc nhà, cởi quần rướn mông phụtra một làn khói xanh. Ngư Tứ Nhi trốn ở trong tủ quần áo, đù đã bịtkín miệng mũi những vẫn ngửi thấy một mùi tanh tưởi, nồng nặc đến mứcváng đầu mắt tối sầm, thiếu chút là hôn mê. Còn hai người đang ngủ trong phòng đều bị bất tỉnh vì ngạt thở, dù sét đánh bên tai cũng không thểtỉnh lại.

Con khỉ ngựa khổng lồ thong dongđiềm tĩnh kéo quần lên, lén lén lút lút đi đến bên cạnh giường, vươn bàn tay lông lá ra moi móc ở giữa hai chân của người phụ nữ đang mang thai.

Năm

Ngư Tứ Nhi quả thực không thể tin được vào mắt của mình nữa, đánhchết y cũng không đoán ra được con khỉ ngựa này định làm gì, ở chỗ đócó thể moi móc ra cái gì chứ, đào cái con b cũng không có á?

Lúc bấy giờ y đã thấy con khỉ ngựa lôi từ giữa hai chân cô vợ ra một thai nhi đầm đìa máu. Đã đến tháng thứ tám chín, thai nhi đã thành hình rồi. Khi bị moi ra, hai cái chân nhỏ xíu vẫn còn động đậy.

Con khỉ ngựa giơ cái thai nhi lên cọ đi cọ lại lên mặt, giống nhưmoi ra được bảo bối vậy, yêu thích đến mức quên hết cả xung quanh. Saukhi chơi đùa một lúc, nó bắt đầu há miệng mút thỏa thích, thích chí cònhơn cả mút kem, phát ra tiếng "chùn chụt" liên hồi. Chỉ một lát sau, cái thai nhi đã khô quắt thịt da, không còn nhúc nhích nữa. Nó nhét cái xác thai nhi vào trong lồng ngực, phóng lên trên mái nhà, lẩn vào bóng đêmtối mò. Trong phòng giống như chưa từng có chuyện gì phát sinh, Vươngtẩu vẫn cứ ngủ mê mệt không tỉnh, còn cô vợ trong lúc không hay biếtgì đã biến thành một cái xác.

Ngư Tứ Nhi kinh sợ. Nếu không phải gã ăn trộm không thành, trốn ởtrong tủ quần áo không ra ngoài được, nhờ vào ánh trăng nhìn thấy rõràng, nào ai biết được cô vợ này đã chết như thế nào, con khỉ ngựa kiarốt cục là yêu quái ở đâu? Y cũng định báo quan, nhưng sự việc hoangđường như vậy nhất định sẽ không có ai tin tưởng. Huống hồ y vào nhàngười ta ăn trộm, nhà này lại xảy ra án mạng, liệu cơ quan điều tra cóbắt y gánh tội thay hay không? Phạm tội liên quan đến tính mạng conngười sẽ không tránh khỏi bị áp giải ra pháp trường Tiểu Lưu trang ănkẹo đồng, chết thành quỷ oan khuất.

Ngư Tứ Nhi không dám ở lại trong phòng nữa, lặng lẽ không một tiếngđộng chuồn ra ngoài, chạy một mạch về nhà. Đến ngày hôm sau, khi gặp Gàcon, hai người ăn chia tiền bạc sòng phẳng xong, Ngư Tứ Nhi kể lại câuchuyện mình đã nhìn thấy vào đêm qua, cứ tưởng rằng Gà con sẽ không tin, ai ngờ hắn cũng đã từng nhìn thấy con khỉ ngựa kia. Gà con kể lại choNgư Tứ Nhi, trước đó một thời gian ngắn, hắn đã được xem một màn ảothuật với bản lĩnh siêu phàm ở chợ buôn bán lừa ngựa, có khả năng giữaban ngày ban mặt ngay trước mặt mọi người diễn được màn ảo thuật "Vạnngười biến thành quỷ".

Cửu Hà Hạ Sáo là đầu mối thuỷ bộ, thương nhân tập trung, tụ tập đủmọi hạng người, ảo thuật diễn xiếc mãi võ vô số kể, chẳng có cái gì màdân chúng chưa từng xem qua. Lấy màn ảo thuật "Vạn người biến thành quỷ" này ra làm ví dụ, thông thường là diễn vào lúc nửa đêm không có ánhtrăng, những người hiếu kỳ đứng xem quây lại thành một vòng tròn, màn ảo thuật diễn ở chính giữa. Trước khi diễn, người diễn xiếc mào đầu mộtđoạn, ví dụ như: "Ở nhà dựa vào cha mẹ đi ra ngoài nhờ vả bằng hữu, tớivùng đất trù phú này định thể hiện tài vặt trước mặt liệt vị, có tiềnthì đã lập sân khấu, không tiền đành phiền chư vị đứng xem tôi biểu diễn một màn xiếc tổ truyền", sau đó châm một cây nến. Ánh nến vừa chiếu ra, gương mặt tất cả mọi người đều đã tái đi. Trong lúc nhất thời, bầukhông khí trở nên vô cùng âm u khiến cho người xem phải sợ hãi. Màn ảothuật nổi danh này có tên là "Vạn người biến thành quỷ" .

Màn ảo thuật cổ xưa này còn được gọi là thuật ảo giác, tất cả đều là giả, nhưng mọi người không thể nhìn ra chỗ giả trong đó, nếu không thì làm gì còn nổi tiếng đến thế. Dân bản xứ đã xem những màn biễu diễn như thế này rất nhiều lần, ngay cả trẻ con cũng biết đến màn ảo thuật vớingọn nến nổi danh này. Người ta sử dụng ngọn nến có tính chất đặc biệt,khi đốt lên chẳng khác gì ma trơi, đừng nói chiếu vào mặt người, ngay cả chiếu vào cục gạch cũng chỉ là một màu xám ngắt. Nhưng nghe nói màn ảothuật "Vạn người biến thành quỷ" này đã thất truyền cả mấy trăm năm,cách diễn của những người làm xiếc rong hiện giờ đã hoàn toàn khác xưa,cách diễn xưa đã không còn ai nhìn thấy nữa rồi.

Gà con tình cờ gặp một biểu diễn ảo thuật ở chợ buôn bán lừa ngựa.Chợ buôn bán lừa ngựa là một khu đất trống cách vùng trũng ở phía namkhông xa. Mùng chín hàng tháng, nơi này lại tổ chức phiên chợ buôn báncác loại gia súc như la ngựa. Lần đó, hắn ăn trộm được một con lừa, lôiđến chợ buôn bán lừa ngựa, khi thu tiền xong nhìn thấy có ảo thuật bènhiếu kỳ đi xem. Chỉ mất có mấy đồng bạc lẻ ai ngờ lại được xem màn ảothuật với thủ đoạn cao siêu như vậy. Giữa ban ngày ban mặt, lại trongtầm mắt của cả một đám đông đứng xung quanh xem, nhưng thân hình ảothuật gia vẫn biến mất rước sự chứng kiến của tất cả. Không một ai nhìnra người đó biến mất bằng cách nào. Có người hiểu biết bảo, đây mới làmàn ảo thuật cổ xưa "Vạn người biến thành quỷ" đã thất truyền nhiều năm .

Biểu diễn xong màn "Vạn người biến thành quỷ", ảo thuật gia chắp tay thi lễ xung quanh rồi cầm cái cái chiêng đồng xin tiền thưởng. Nhữngngười đến chợ buôn bán lừa ngựa buôn bán gia súc không thiếu những ôngchủ bản địa, còn có cả những thương nhân buôn bán gia súc lớn đến từtỉnh ngoài, tất cả đều là người có tiền. Mọi người chỉ chờ ảo thuật giabộc lộ tài năng, nếu như màn biểu diễn hấp dẫn họ sẽ không tiếc tiền ban thưởng.

Ảo thuật gia cũng là kẻ tham tiền, lại diễn một màn ảo thuật bí ẩnhơn nữa tên là "Hái đào trong tranh". Màn ảo thuật cổ "Vạn người biếnthành quỷ" ít ra còn có người đã từng được xem, nhưng với màn "Hái đàotrong tranh" thì đến cái tên cũng cũng chưa từng nghe thấy. Ngày hôm đó, toàn bộ những người vây quanh coi như được mở rộng tầm mắt.

Chỉ thấy ảo thuật gia dắt một con khỉ ngựa ra, rồi lại lấy ra mộtbức tranh cuộn cổ, mở bức tranh cho mọi người xem. Trong tranh có vẽ một cây đào, nó đã kết trái được một quả bàn đào lớn chín mọng, giấy củabức tranh đã ố vàng. Đến khi mọi người đứng xem đã nhìn rõ ràng, ảothuật gia vẫy tay một cái, con khỉ ngựa đứng bật dậy, đi thẳng tới bứctranh. Mọi người hoa mắt một cái, trong sân diễn đã không còn bóng dángcủa con khỉ ngựa. Mọi người đều tấm tắc cảm thấy kỳ lạ, con khỉ ngựa kia đã biến đi đâu? Đến khi nhìn vào bức tranh cổ thì đã thấy có thêm mộtcon khỉ ngựa ở bên trong. Ảo thuật gia vung bức họa một cái, con khỉngựa lại xuất hiện ở chỗ cũ, tay cầm một quả bàn đào há to miệng gặmtừng miếng lớn. Bức tranh vẫn là bức tranh cũ, nhưng quả bàn đào trêncây trong bức tranh đã không còn thấy đâu nữa. Toàn bộ những người hiếukỳ đứng xem đều mắt tròn mắt dẹt, rất lâu sau mới hồi phục được tinhthần, cất tiếng khen hay như sấm nổ, thi nhau thưởng tiền.

Gà con chen vào trong đám người xem náo nhiệt, nhìn thấy thế thèm rỏ dãi. Không ngờ diễn ảo thuật lại có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, chẳng mấy chốc đã kiếm được mấy đồng. Tại sao mấy đồng đã được gọi lànhiều? Vào thời Dân quốc mọi thứ đều rất rẻ, một đồng có thể mua đượcmột túi bột mỳ tầm bốn năm mươi cân, đủ cho một gia đình ăn trong mộttháng. Gà con nảy sinh ý nghĩ đen tối, định đánh cướp số tiền đó của ảothuật gia, tốt nhất là còn có thể buộc người này khai ra chân tướng bí mật của mấy màn ảo thuật đó. Nếu học được khả năng này, sau này chẳngphải hắn sẽ ngày ngày được nhắm sơn hào hải vị hay sao. Sau khi phiênchợ tan, hắn bám riết theo sau ảo thuật gia. Khi tới trước căn nhà bịma ám ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy, một người một khỉ đi ởphía trước đột nhiên biến mất. Gà con đã từng sống ở khu vực này, hắnthừa biết căn nhà bị ma ám ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy cónhiều căn phòng bí mật. Năm xưa, nguyên nhân chủ yếu mà vị hội chủ mualại căn nhà bị ma ám này là vì bí mật buôn thuốc phiện đen, nhằm dễ dàng tiến hành những giao dịch ngầm không thể để lộ ra ngoài ánh sáng trongnhững căn phòng bí mật. Về sau, một nhà năm người chết bất đắc kỳ tửtrong nhà, kể từ đó không ai còn dám ở nữa, ngôi nhà bị bỏ hoang từ đóđến giờ. Ảo thuật gia chắc chắn là đã chui qua địa đạo vào trong nhà,nhưng diễn ảo thuật kiếm được không ít tiền, tại sao kẻ này lại phải ởtrong ngôi nhà bị ma ám?

Sáu

Gà con sợ đơn sợ kép, chỉ dám đứng canh ở phía đối diện bên kiađường cái nhìn chằm chằm vào ngôi nhà hoang. Đến đêm, hắn nhìn thấy conkhỉ ngựa ra khỏi nhà, mặc quần áo của con người, hành tung lén lén lútlút, đi vào thành không biết để làm cái gì. Mỗi lần ảo thuật gia rangoài kiếm tiền đều đi theo hướng vùng đất trũng phía nam, mà không đivào thành. Chẳng ai ngờ, Ngư Tứ Nhi lại bất chợt bắt gặp con khỉ ngựađó. Hai thằng kể lại chuyện của mình xong, cảm thấy tên ảo thuật gia này không phải hạng tốt đẹp gì, ngày mai mỗi thằng xách một con dao phay,cầm theo đèn bão, chui vào trong nhà tóm lấy tên ảo thuật gia, trấn lộtlấy một mớ tiền tài, đồng thời còn bắt hắn khai ra chân tướng của màn ảo thuật vạn người biến thành quỷ và hái đào trong tranh ra. Bình thường,Gà con luôn thích chọc ngoáy vào yếu điểm của người khác, cho rằng cáitên ảo thuật gia này có tật giật mình, sẽ không dám phản kháng lại haithằng bọn chúng. Còn con khỉ ngựa kia dù có bản lĩnh đến thế nào cũngchỉ là một con súc sinh mà thôi. Trước nay Ngư Tứ Nhi cứ dính đến trộmcướp là coi trời bằng vung, giờ lại có tên lưu manh Gà con cầm đầu,đương nhiên là không có nửa câu phản đối. Ngày hôm đó, khi chúng ra khỏi nhà, đi đến giữa đường thì trời nổi mưa giông. Hai thằng đội mưa chạyvào ngôi nhà bị ma ám, vừa mới vào trong đã nhìn thấy con khỉ ngựa ngồichồm hỗm ngay trước mặt, hai mắt nó nhìn chằm chằm vào cái nắp phần mộđã mở tung. Thấy có kẻ lạ đột nhập, nó lập tức nổi khùng tấn công. Daophay còn không chưa kịp rút ra, Gà con đã bị con khỉ ngựa vung tay cắtđứt đầu. Ngư Tứ Nhi sợ mất hồn, ngồi phệt xuống đất, cho rằng hôm nay sẽ phải về chầu tổ tiên. Không ngờ tới, khi cái đầu Gà con lăn xuống hầmmộ, ba người Quách sư phụ nghe được động tĩnh, vội chạy lên trên. Conyêu khỉ thấy đối phương nhiều người, lập tức trốn mất dạng.

Nghe Ngư Tứ Nhi nói xong, mấy người Quách sư phụ đều kinh sợ. Tên ảo thuật giá tám chín phần mười là Liên Hóa Thanh, bởi kẻ này đã từng báimột người dạy xiếc khỉ làm thầy, đồng thời hắn còn dắt theo một con khỉ. Hắn trốn ở trong nghĩa trang nhà họ Ngụy không dám vào thành. Bênngoài mưa to gió lớn, đường đã ngập nước, một người một khỉ nhất địnhvẫn còn ở trong căn nhà bị ma ám này, giờ đúng là lúc nên lùng bắt y.

Lý Đại Lăng nói: "Ông anh có nghe thấy Ngư Tứ Nhi đã nói gì không,kẻ này biết sử dụng yêu tà sống, chỉ với mấy người chúng ta liệu có đốiphó được hắn không?"

Quách sư phụ nói yêu thuật và ảo thuật cũng chẳng có gì khác nhau,cả hai đều là thuật đánh lừa thị giác, còn gọi là thuật gây ảo giác.Nghe lớp người già nói, vào những năm cuối triều Thanh, Thiên Tân vệxuất hiện một vị tiên cô, có khả năng triệu yêu vời thần. Bà ta chỉ cầnchâm một ngọn nến, quỷ thần đến tức thì. Bà ta dẫn theo hai đồng tử, cảhai đều là đàn ông cường tráng. Năm canh tý (1900), quân đồng minh tám nước đến xâm chiếm, vị tiên cô này tuyên bố sẽ thỉnh thiên binh thiêntướng xuống nghênh địch. Bà ta dẫn theo hai tên đồng tử hơn 30 tuổi, cầm kiếm gỗ lên trên cổng thành làm phép. Thiên binh thiên tướng còn chưathấy đâu, ba người bọn họ đã bị đạn pháo của người phương tây bắn tanxác. Thật ra, vị tiên cô đốt ngọn nến còn được gọi là đèn cầy triệu yêu, chỉ là màn ảo thuật đánh lừa tai mắt thiên hạ mà thôi. Có lẽ "Vạn người biến thành quỷ, hái đào trong tranh, ngũ quỷ chuyển thi" xuất xứ từ yêu thuật Ma Cổ Đạo cũng chẳng khác gì cái này.

Đinh Mão hỏi: "Ngũ quỷ chuyển thi là loại yêu pháp gì thế?"

Quách sư phụ nghe Ngô Lão Hiển từng nói, ngũ quỷ chuyển thi là mộttrận pháp của Ma Cổ Đạo để khai quật quan tài, ăn cắp đồ quý. Về phầnnhững trận pháp bàng môn tả đạo, từ thời Thanh mạt cho đến nay đã dần im hơi lặng tiếng không để lại dấu vết. Nhưng vẫn là câu nói kia, thờibuổi này đâu còn như xưa, tại sao lại gọi là "Ngũ quỷ chuyển thi" ? Ngũquỷ chính là năm xác chết. Tương truyền, trước kia có kẻ trộm mộ khaiquật mộ giữa ban ngày, nhưng cho dù dùng hết mọi cách cũng không thể mởđược nắp quan tài, đó là bởi cương thi trong quan tài muốn trốn kiếp sốthiên lôi địa hỏa. Nếu gặp phải tình huống này, có hai biện pháp. Một là bày trận ngũ quỷ chuyển thi, hai là niệm chú mở quan. Đến giờ đã không còn ai tin tưởng vào những trò lừa thần gạt quỷ này nữa, nhưng vào thời ấy thực sự có không ít người tin tưởng.

Lý Đại Lăng an lòng, xốc cổ Ngư Tứ Nhi nhũn như một gà con bị cắttiết đi theo sau Quách sư phụ. Đinh Mão đóng cửa nhà lại. Bốn người lụcsoát khắp nơi tìm cửa ngầm, phát hiện ra cái lò sưởi xây ngầm trongtường có vấn đề, bởi nó được xây giống hệt như vách tường. Nếu như trước đó không biết trong nhà có đường ngầm, sẽ chẳng có ai tìm ra được. Họđẩy cửa ngầm ra, bên trong tối om.

Đúng vào lúc họ ngó vào trong xem xét, con khỉ ngựa đột nhiên nhảyvọt ra, vung bàn tay ma của nó lên, chụp thẳng vào mặt Ngư Tứ Nhi.

Ngư Tứ Nhi đã sợ mất hồn tránh không kịp, nửa khuôn mặt bị nó chémphăng. Y hét thảm một tiếng đổ sập xuống đất, hai chân co giật mấy cái,rõ ràng là không sống nổi.

Mấy người Quách sư phụ giật mình kinh hoảng, chỉ trong một thời gian ngắn như vậy đã có hai kẻ mất mạng, vội vàng lôi cây búa cán gỗ đàn ra, nhè vào đầu con khỉ ngựa mà chém.

Con khỉ ngựa vô cùng nhanh nhẹn, nó cúi phắt người vểnh đít lên nétránh búa. Nó nhanh nhưng Đinh Mão còn nhanh hơn, gã vung chân đá mộtphát vào mông con khỉ. Con khỉ ngựa rú lên một tiếng quái dị, miệng phun ra bọt máu.

Lý Đại Lăng thừa cơ tiến lên, bổ một nhát búa vào đầu con khỉ, không cho nó cơ hội trở mình, tiếp theo lại bổ thêm vài nhát, nhát nào cũngdốc hết sức bình sanh.

Tuy con khỉ ngựa gian trá có linh tính, nhưng dù sao cũng chỉ làthân thể máu thịt. Sau khi bị bổ mấy nhát búa, nó đã biến thành một đống máu thịt bầy nhầy, óc vỡ toang, mất mạng ngay tại chỗ.

Đinh Mão đạp vào xác con khỉ một cái, chửi: "Hôm nay xem như mày đã gặp báo ứng."

Lý Đại Lăng kêu ầm lên: "Đừng để Liên Hóa Thanh chạy, vào bắt ngườitrước đã!" Gã cứ tưởng con khỉ ngựa rất khó đối phó, nhưng xem ra cũngkhông chịu nổi búa chém, vậy thì còn gì đáng phải sợ nữa. Lúc bấy giờ,gã cầm theo cây đèn thủy nguyệt, miệng thì chửi mắng thậm tệ, lôi cảmười tám đời tổ tông Liên Hóa Thanh ra mà rủa, tiếng chửi tục tĩu vangvọng khắp đường hầm trong ngôi nhà ma. Quách sư phụ sợ gã có sơ xuất,không dám nghĩ ngợi gì nữa, vội nhặt cây đèn bão của Ngư Tứ Nhi lên rồilôi Đinh Mão chạy theo sau, nhưng lại không ngờ tới kẻ đang chờ họ ở bên trong là một nhà năm người đã chết ở trong ngôi nhà bị ma ám.

Bảy

Ba anh em chui vào trong quan sát, đường hầm thông với tất cả cáctầng. Tầng hầm đã ngập trong nước, tầng một tầng hai là hành lang vớikhoảng không chật hẹp, tầng ba có một gian phòng. Ngôi nhà ở ngã tưđường nghĩa trang nhà họ Ngụy này có hai tầng, đứng ở bên ngoài khôngthấy có gì khác lạ, chỉ đến khi thông qua đường hầm chui vào trong nhàmới thấy có các đường rẽ khác thông lên tận mái nhà. Không khí trongphòng sặc mùi ẩm ướt và mục nát. Ba người leo lên tầng, mang theo đènthủy nguyệt chiếu sáng để lục soát khắp nơi. Đập vào mắt chỉ là bốn bứctường quét vôi, bên ngoài tường đã mốc meo cả rồi, cũng có cả chăn nệmquần áo, nhưng ngoại trừ ba người họ ra, trong phòng làm gì còn có aikhác.

Ba người cho rằng Liên Hóa Thanh trốn ở trong phòng, nhưng nào ngờtrong đó lại không có ai. Họ lục soát hết toàn bộ một lần nữa, nhưngkhông còn lối đi bí mật nào nữa, có lẽ Liên Hóa Thanh đã chạy trốn mấtrồi, kẻ này gian ngoan khỏi phải bàn. Lúc này mà còn không bắt đượchắn, sau này sẽ không dễ kiếm được một cơ hội khác. Lý Đại Lăng nóng nảy dậm chân hậm hực, tiền thưởng sắp đến tay còn vuột mất.

Đinh Mão bảo ngôi nhà ma ở nghĩa trang nhà họ Ngụy đã thay đổi vàiđời chủ nhà, thời gian mỗi một gia đình lưu trú lại không dài, vài chụcnăm chưa được coi là quá lâu, nhưng ngôi mộ phía dưới lại được cải tạothành hầm ngầm. Ngã tư đường có không ít người treo cổ, khẳng định làkhông an lành. Thông thường mỗi khi phải đi ngang qua đây, mọi người đều đi vòng qua, trong nhà lại có lối đi bí mật, Liên Hóa Thanh muốn tìmmột nơi để ẩn núp, không còn nơi đâu thích hợp hơn so với nghĩa trangnhà họ Ngụy nữa. Lúc này, mặc dù hắn đã chạy thoát, nhưng chắc chắn sẽphải để lại dấu vết nào đó.

Trong khi đang nói chuyện, sống lưng đột nhiên lạnh rợn cả người, ba người quay đầu lại nhìn, vừa mới nhìn họ đã sợ tới mức thiếu chút nữađứng tim. Kể ra cũng lạ, trên tường hiện lên năm cái bóng đen, mơ mơ hồhồ nhìn không rõ là ai, tuy nhiên xác thực là có người đang đứng trướccái đèn, in bóng mình lên trên tường, nhưng trong phòng rõ ràng là không có năm người này.

Đinh Mão cố lấy dũng khí, đưa tay sờ lên tường. Bức tường gạch kínmít lạnh như băng, ngoài mặt tường không có bất cứ thứ gì khác lạ, nhưng năm cái bóng người kia càng lúc lại càng hiện rõ.

Ba người họ cầm theo một chiếc đèn thủy nguyệt, đứng đối mặt vớivách tường nên bóng của họ hắt ra phía sau, không hiểu nổi năm bóng đentrên vách tường xuất phát từ chỗ nào.

Quách sư phụ lên tiếng: "Nhìn có vài phần quen mắt, hình như là đã gặp ở đâu. . ."

Đinh Mão nói: "Là bức vẽ một nhà năm người ở trong phòng khách, nămcái bóng trên vách tường có hình dáng giống như những người trong bứcvẽ."

Lý Đại Lăng: "Liệu có phải những người đã chết trong ngôi nhà bị maám này hiện hồn lên không? Nếu không thì vô duyên vô cớ tại làm sao trên vách tường lại hiện lên năm bóng ma như thế?"

Quách sư phụ thầm cảm thấy việc này kỳ quái. Ông ta chợt nhớ tới cây đèn cây triệu yêu của vị tiên cô, bèn bảo: "Cây đèn thủy nguyệt là vậttrong ngôi nhà ma này, có lẽ đã bị người động chân động tay, cũng có thể là trên tường đồ đã quét mực nước, bình thường không thấy gì, đến khichiếu đèn vào mới thấy hình ảnh hiện ra."

Lý Đại Lăng thốt lên: "Tôi cứ tưởng là thế nào, hóa ra chỉ là thủ đoạn hù dọa lũ trẻ lên ba."

Đinh Mão nói: "Nhị ca nói có lý, dù sao đánh người một quyền, cũngphải phòng người ta đá một cước. Chúng ta ở ngoài sáng, Liên Hóa Thanh ở trong tối, mọi việc nên cẩn thận, đừng có rơi vào bẫy của kẻ khác."

Quách sư phụ bảo Lý Đại Lăng tắt cây đèn kia đi, chỉ dùng cây đèn bão của Ngư Tứ Nhi mang từ bên ngoài vào để chiếu sáng.

Lý Đại Lăng thuận theo tắt đèn đi. Ba anh em nhờ vào ánh sáng mờ ảocủa cây đèn bão, ngẩng đầu lên nhìn lại vách tường xem sao, năm cái bóng đen vẫn còn sờ sờ ở đó.

Đinh Mão không tin hình ảnh ma quỉ đó, vung cây búa cán gỗ đàn lên,bổ một nhát lên vách tường. Dù đã tạo ra một vết búa trên tường nhưngmấy cái bóng trên đó vẫn không suy chuyển, càng nhìn càng thấy giốngthật, giống như thực sự có năm người còn sống đang đứng trước cây đènvậy.

Trong lòng ba người kinh sợ, không dám thở, đứng nguyên tại chỗ nhìn không chớp mắt, nhất thời không dám vọng động.

Lại chờ thêm giây lát, vẫn không nhìn ra chỗ kỳ quái, nhưng bónghình hai vợ chồng cộng với hai đứa con gái một con trai trên vách tườngcàng lúc càng rõ hơn, quả thực sống động y như thật.

Quách sư phụ chợt phát hiện bóng người trên tường đã không còn giống như lúc ban đầu, quay sang hỏi Đinh Mão và Lý Đại Lăng, nhưng hai người lại chẳng nhận ra điều đó. Quách sư phụ cho rằng mình đã nhìn nhầm.

Trong lòng nổi lên kinh sợ, Lý Đại Lăng bèn nói: "Bên trong ngôi nhà ma này không an lành, theo tôi thấy có lẽ chúng ta cứ quay về đã, sauđó mời đạo sĩ Thiên Sư mang theo phù chú, lúc ấy quay lại cũng khôngmuộn."

Trong khi trao đổi vài câu, tầm mắt ba người vô tình chuyển lên chỗvách tường, nhưng nào còn thấy bóng ma của một nhà năm người đâu nữa. Họ đột nhiên cảm thấy có một bàn tay lạnh như ma tóm vào cổ, bèn đưa taylên cổ lần mò, nhưng không chạm vào cái gì. Họ xoay đầu lại nhìn, khôngngờ mấy bóng ma kia đã chuyển ra phía sau lưng mình từ lúc nào, đang thò tay tóm vào mấy cái bóng in trên mặt đất của ba người. Lúc bấy giờ, cây đèn bão chuyển động, nhưng cái bóng của họ lại vẫn bị năm bóng quỷ kiatóm chặt bất động.

Ba người đều giật mình kinh hoàng, trong lúc hoảng loạn ném bừa búara. Nhưng khi cây búa đánh trúng vào bóng ma trên mặt đất, họ lại cảmthấy bàn tay bóp cổ mình càng lúc càng chặt hơn, không tài nào thở được, chẳng mấy chốc sẽ phải chết trong ngôi nhà bị ma ám ở nghĩa trang nhàhọ Ngụy.

Tám

Lúc đối mặt với cái chết, Quách sư phụ đột nhiên phát hiện ra câyđèn bão này cũng không thể thắp lên, không cần biết trong phòng có vậtgì, chỉ cần có vật chiếu sáng là có khả năng thi triển tà pháp giếtngười. Ông ta buông tay, thả cái chén đèn bão xuống. Tầm mắt trở nên tối sầm, bàn tay đang bóp cổ ba người lập tức lỏng ra. Ba người kinh hoàngkhông sao trấn tĩnh lại được, mắt không nhìn thấy gì, chỉ có tiếng thởhổn hển, may mà cái khó ló cái khôn, nhặt lại được tính mạng.

Lúc ấy, Quách sư phụ linh cảm trước mặt còn có người khác. Nói ra kể cũng lạ, vừa rồi thắp đèn thì không nhìn thấy, nhưng đến lúc trongphòng tối đen xòe bàn tay ra trước mặt không nhìn thấy năm ngón, kẻ nọmới thừa cơ tối om đi lại gần, chẳng hiểu là định sẽ làm gì. Quách sưphụ cảm thấy kẻ này lai giả bất thiện, trong hoàn cảnh tối lửa tắt đènkhông nhìn thấy cái gì, làm sao dám để đối phương lại gần, nhưng cây búa mang theo thì đã ném xuống đất, chỉ với hai bàn tay không thì ứng phóbằng cách nào. Ông ta vừa mới lần mò trong ngực áo thì chạm tay vào viên gạch đã lấy dưới hầm mộ, vội lôi nó ra nhè vào kẻ nọ mà giáng xuống,chẳng ngờ một cú đánh trúng ngay vào đầu hắn. Chỉ nghe đối phương hự lên một tiếng đau đớn, rồi đổ sập xuống đất.

Đinh Mão nghe thấy có chuyện, vội đánh diêm lên. Hai mắt ba ngườisáng lòa, đập vào mắt là một gã đàn ông nằm vật trên mặt đất, bàn tayvẫn nắm chặt một cây chủy thủ, mặc áo gai đầu đội mũ quả dưa, khoác mộtcái áo trấn thủ màu đen, trên mặt có dán cao dán, không nhận ra là ai.Họ bèn giật lá cao dán xuống, nhìn thấy một kẻ tầm 20 tuổi, khuôn mặtanh tuấn, hai cái chân mày giao nhau, là một kiểu Nhất Tự Mi hiếm có,chẳng phải Liên Hóa Thanh thì còn có thể là ai.

Hóa ra Liên Hóa Thanh trốn ở trong ngôi nhà ma, phát hiện ra cóngười lẻn vào trong, hắn ỷ vào có tà thuật đánh lừa tai mắt người khác,thật chất là cùng một loại với thuật thôi miên của ngoại quốc, nhưng xưa kia bị người ta liệt vào yêu pháp. Bởi vậy dù có người lẻn vào nhưnghắn cũng không sợ, chỉ là đi đêm lắm có ngày gặp ma, hắn chết cũng làđáng đời. Nhưng nguyên nhân chính đã dồn hắn vào chỗ chết là đã để choQuách sư phụ phát hiện ra không thể đốt đèn ở trong căn phòng này, cứ có ánh sáng là sẽ gặp quỷ. Đến khi trong phòng không nhìn thấy cái gì nữa, Liên Hóa Thanh thấy tình huống không ổn, định nương theo bóng tối tiếpcận dùng đao chọc chết tươi ba người này, nào ngờ lại bị Quách Nhị giadùng viên gạch đập một phát trúng đỉnh đầu. Ba anh em kéo hắn từ căn gác lửng lên tầng trên, sờ vào mũi đã không còn hơi thở, hắn đã bị một cúđập bằng gạch đánh chết tươi.

Căn cứ vào cách nói thuyết tướng số, lông mày giao nhau đi kèm vớimắt có hai con ngươi thuộc về tướng quân thần xung khắc, là tướng mạotiểu quỷ đoản mệnh, nhưng khi ba người đứng nhìn xác Liên Hóa Thanhtrong quan tài dưới hầm mộ lại cảm thấy vô cùng thất lạc. Đinh Mão và Lý Đại Lăng cứ chắc mẩm rằng khi bắt được Liên Hóa Thanh sẽ giao cho quanphủ trị tội. Căn cứ vào những án mà kẻ này phạm vào, hắn không tránhkhỏi số mệnh ăn kẹo đồng. Thời dân quốc không có hình phạt chém đầu, nếu bị tử hình chỉ có xử bắn, áp giải ra pháp trường bên ngoài cửa tây hành quyết, bị xử bắn được gọi là "Ăn kẹo đồng". Sau đó ba anh em sẽ báocông nhận phần thưởng, tên tuổi vang xa thành bảng hiệu, nhưng họ thậtsự không ngờ tói Liên Hóa Thanh lại chết vớ vẩn như vậy. Nhưng dù là còn sống hay đã chết, họ cũng phải mang thi thể về mới đưa ra được một câutrả lời thỏa đáng. Trong khi ba người trao đổi với nhau, mưa vẫn rơikhông ngừng, nước lũ đã tràn vào trong nhà.

Trái tim ba anh em như sắp nhảy ra ngoài lồng ngực, mắt thấy nướcngập càng lúc càng sâu, cái hầm mộ và xác chết dưới tầng một đều đã bịnước lũ nhấn chìm, không thể không leo lên tầng hai. Vừa mới ngó ra bênngoài nhìn một cái, trái tim ba người đã trầm xuống. Mưa như trút nướcchắn hết tầm nhìn, tấm bia đá đối diện nghĩa trang nhà họ Ngụy hoàn toàn mù mịt trong mưa, thậm chí ngay cả phía bên kia đường cũng không nhìnthấy, khắp nơi nước đã chảy thành sông. Trước kia, lúc xảy ra thiên tainghiêm trọng nhất, mưa lớn như vậy đến nửa đêm mà vẫn còn chưa đến mứcxảy ra lũ lụt. Nhưng vị trí nghĩa trang nhà họ Ngụy nằm ở dưới thấp,toàn bộ nước mưa xối xuống nội thành đều đổ dồn về chỗ này. Có dạo người ta nói sẽ dỡ bỏ khu nhà cấp bốn bên kia, cho nên mấy căn nhà tầng bênnày cũng chẳng còn ai ở. Mặc dù chưa bị phá bỏ, nhưng toàn bộ điện nướcđã bị cắt hết, cống rãnh thoát nước trước kia cũng đã bị tắc nghẽn, nênmỗi khi gặp mưa to những nơi khác còn chưa bị làm sao thì nghĩa trangnhà họ Ngụy đã chìm dưới nước rồi. Lúc bấy giờ, nước đã ngập quá nửa căn nhà, đường cái đã sớm biến thành biển nước mênh mông.

Năm xưa có vài khu dân cư được gọi là hố sâu tam cấp. Tam cấp manghàm nghĩa là ba tầng, bởi vì nhà ở cũ nát, trong khi đó phòng ốc lạikhông ngừng lún xuống, mặt đường không ngừng nâng cao; Tầng thứ nhất làmặt đường cái cao hơn ngõ hẻm, tầng thứ hai là mặt ngõ hẻm cao hơn mặtsân, mặt sân lại cao hơn nền phòng ở, đây là tầng thứ ba. Tầng nọ thấphơn tầng kia kế tiếp nhau, cuối cùng nền phòng ở là thấp nhất, trời chỉcần mưa lớn hơn bình thường một chút là mỗi nhà đã được tham dự trậnđánh thủy tinh dâng nước đánh sơn tinh rồi, toàn bộ cả nhà từ già đếntrẻ cầm xô chậu rửa mặt tát nước trong nhà ra ngoài, trẻ con hai ba tuổi thì được thả ngồi trong chậu gỗ, trong phòng có cái gì nổi được đềubiến thành du thuyền, cuộc sống khổ không sao tả xiết. Những người ở khu đó sợ nhất mùa mưa, bởi vì phòng ở nằm trong vùng trũng, trong phòng ẩm ướt, khả năng thông gió lại kém, đặc biệt là vào mùa hạ, những ngàytrời oi bức thì người ta khó mà thở nổi, những ngày mưa dầm thì tám chín phần mười nước chảy vào đầy nhà, lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn mộtđống xô chậu để mà tát nước. Chính bởi vậy mà đồ gia dụng của rất nhiềunhà mủn nát ngâm trong nước lâu ngày. Trước kia, khi nghĩa trang nhà họNgụy còn chưa bị san phẳng, một loạt nhà cấp bốn là điển hình của hố sâu tứ cấp, bởi vì mặt bằng khu bên ngoài cao hơn vùng trũng phía nam mộtcấp, do đó mới gọi là "Hố sâu tứ cấp"; Còn người dân quen gọi là rốnnghèo, để miêu tả sinh động toàn bộ những người ở khu nghĩa trang nhà họ Ngụy đều là dân cùng khổ, nhưng chỉ cần có ai vượt ra khỏi cái vùngtrũng này thì chắc chắn sẽ giàu có. Sau này phòng ốc bị san phẳng toànbộ, những địa danh như vùng trũng phía nam lầy lội, hố sâu tứ cấp kể cảnghĩa trang nhà họ Ngụy đều đã vĩnh viễn đã trở thành lịch sử. Nhưng nội thành vẫn còn lại một vài khu dân cư được gọi là hố sâu tam cấp, chúngcòn tồn tại mãi đến cuối những năm tám mươi, trải qua mấy lần cải tạonhà cửa với quy mô lớn mới dần được cải thiện.

Có thể nghĩ ra, khi ấy mấy người Quách sư phụ mang theo xác Liên Hóa Thanh, muốn chạy cũng đã không có cách nào chạy nổi, bởi đường cái đãngập đến ngang lưng, nước lũ đã mấp mé chạm tới đỉnh tấm bia đá ở đầuđường. Cũng còn may là dù dòng nước lũ rất lớn nhưng vẫn còn chưa đếnmức nhấn chìm được tòa nhà. Chỉ cần trời ngớt mưa, nước lũ sẽ rút đi rất nhanh. Tuy nhiên, xem chừng trận mưa này kiểu gì cũng phải kéo dài đếnnửa đêm mới tạnh. Ba người nhìn xác Liên Hóa Thanh mà rối bời, ban ngàythì không có vấn đề gì, nhưng bấy giờ trời tối đen dù có thắp đèn cũngchẳng có tác dụng, ai dám đảm bảo là sẽ không có vấn đề gì bất ngờ xảyra?

Chín

Đúng lúc đang không biết làm sao, ba người nhìn thấy xa xa có mấychiếc thuyền nhỏ chèo tới. Thì ra bên trong khu nhà cấp bốn ở nghĩatrang nhà họ Ngụy vẫn còn một số dân chạy nạn từ nơi khác đến và mấyngười nhặt ve chai ở, số lượng không nhiều lắm, hơn nữa mỗi người còn ởmột nơi. Những cư dân này đều dọn vào ở sau thời điểm xảy ra lũ lụt nămtrước, không biết nơi đây chỉ cần mưa to một chút là sẽ bị ngập. Khinước dâng lên khắp nơi, định chạy thì đã không còn kịp rồi, đành phảitrèo lên mái nhà tránh lũ. Trong nội thành có đội tuần sông của cảnh sát đường thủy, họ chèo những chiếc thuyền nhỏ này qua bên đây cứu người,đưa những người trong vùng ngập lụt lên chỗ cao. Khu phía bắc ngã tưđường nghĩa trang nhà họ Ngụy vẫn chưa ngập sâu như bên này, ba người họ vội vàng bơi qua đó. Đội tuần sông cảnh sát đường thủ quen biết bangười, chèo thuyền lại gần đón, dù không hiểu vì sao họ lại còn lôi theo cả người chết, nhưng cũng chẳng lắm chuyện quan tâm hỏi han, cho họmượn một cái thuyền không, lôi cả người sống lẫn người chết lên rồi chèo theo hướng tấm bia đá quay ngược trở về.

Tấm bia đá trên lưng thú đã bị nước lũ nhấn chìm. Giữa trời mưa mịtmù, tấm bia cổ chỉ còn là một cái bóng đen khổng lồ in hình trên mặtnước, khiến cho mọi người cảm thấy điềm xấu vô cùng. Lúc bấy giờ, khuđất trũng phía nam thành phố đã không còn có dòng sông nào chảy qua nữarồi. Tương truyền, rất nhiều năm trước kia nơi đây có một con sông cổ,không ai biết được sau đó đã xảy ra chuyện gì. Mấy đời tổ tiên Quách sưphụ dù đều sinh ra và lớn lên ở nơi này, nhưng cũng chưa bao giờ nghenói có con sông lớn nào chảy qua vùng đất trũng. Ngoại trừ những thầyxem phong thuỷ có thể nhìn ra nơi này trước kia đã từng có sông chảyqua, kể cả những người lớn tuổi đến mấy cũng không biết về điều này. Vềphần con thú cõng bia trấn sông cụt đầu này, người ta bảo đó là con bịhí, nhưng cũng chỉ là quan điểm chủ quan không có căn cứ. Rồng sinh chín đứa con không phải là rồng, phân biệt thành chín loại động vật khácnhau, trong số đó có một con gọi là bị hí, sức khỏe vô biên, sống rấtlâu, có sức chịu đựng tốt, chuyên cõng bia cho các bậc đế vương. Nhưngtrên thực tế không rõ con thú cõng bia đá trấn yêu trừ tà thuộc loài vật gì, bởi vì đầu nó đã bị gãy, không thể nào truy nguyên ra được.

Thời cổ, người ta lập bia với mục đích để cho hậu nhân biết được,nơi đây đã từng xảy ra sự việc lớn nào đó. Nhưng chữ khắc trên tấm biađá này đã phải hứng gió dầm mưa dãi nắng, lại trải qua không biết baonhiêu năm tháng, không còn ai có thể đọc được nội dung của nó nữa. Chỉmỗi Trương Bán Tiên có nói, tấm bia đá được lập cách đó ít nhất là mấytrăm năm, khi mà nơi này vẫn còn con sông, qua hình dạng có thể phánđoán là bia do quan phủ lập. Bởi vì nó chặn nhánh sông chảy sang vùngđất trũng phía nam cho nên đã tích tụ không ít âm khí. Toàn bộ phongthủy của nghĩa trang nhà họ Ngụy bị nó phá hỏng, bởi vậy nên nơi này tàma, phong thuỷ không tốt.

Mấy người Quách sư phụ leo lên thuyền nhỏ. Qua màn mưa mịt mù, ôngta lờ mờ nhìn thấy tấm bia đá ở ngã tư đường, chợt thất thần trong chốclát, không tránh khỏi nhớ lại những chuyện đã qua, thầm suy nghĩ:"Trương Bán Tiên chẳng qua chỉ là một kẻ xem bói toán kiếm cơm giatruyền được mấy đời, lúc trước có đề cập đến việc đi nghĩa trang nhà họNgụy đuổi bắt Liên Hóa Thanh của chúng ta, bảo chuyến đi này là có đi mà không có về, cuối cùng không phải là chẳng có chuyện gì xảy ra haysao?" Trong lúc ông ta đang âm thầm suy nghĩ, chợt nghe thấy Lý Đại Lăng nói: "Hôm nay mang xác Liên Hóa Thanh về, cả một chùm những vụ án nhưdìm xác ngã ba sông, dấu xác trong hộp sắt ở miếu thổ địa, xác chết conhỏ lại ở nghĩa trang nhà họ Ngụy, coi như đã bị chúng ta phá toàn bộ.Quách nhị ca à, sau này những việc này đồn ra ngoài còn gì hay hơn nữa,anh không phải Thần sông thì còn ai là Thần sông." Quách sư phụ nghethấy Lý Đại Lăng nói mấy câu đó, trong lòng chợt run lên: "Hỏng mất,ngàn vạn lần đừng có đề cập đến Thần sông, gọi theo cách này thực sự làkhông may."

Quách sư phụ thật tâm bảo Lý Đại Lăng đừng có nói như vậy, nhưng nói ra thì đã trễ. Ông ta cúi xuống nhìn xác Liên Hóa Thanh một cái, đãthấy ngay cái thi thể đã cứng đờ đó đang ngó lại mình. Liên Hóa Thanhbẩm sinh có tướng yêu ma, mắt có hai con ngươi. Một đôi mắt như vậy, nếu người khác nhìn vào sẽ giống như thấy hai cái lỗ thủng sâu hoắm vô cùng đáng sợ. Quách sư phụ nghe nói người chết biến thành thi là điểu chỉxảy ra vào đêm khuya, nhưng lúc bấy giờ trời vẫn còn sáng, vậy mà cặpmắt ma quái của Liên Hóa Thanh không biết đã mở ra từ lúc nào. Tronglúc kinh sợ, ông ta đột nhiên cảm thấy thân thể mình chấn động mạnh mộtcái, ba người họ cùng với xác chết nối tiếp nhau rơi xuống nước. Nước lũ mênh mông đã ngập đến nửa phòng của khu nhà cấp bốn. Kỹ năng bơi lộicủa Thần sông Quách Đắc Hữu khỏi phải bàn, vừa rơi xuống nước ông tabình tĩnh lại được ngay, nín thở, đạp mạnh hai chân một cái để trồi lênmặt nước, nhưng vẫn kịp nhận ra mực nước lũ sâu hơn mình đã dự đoán, hơn nữa còn lạnh thấu xương. Trong lúc kinh hãi, ông ta không kịp nghĩ ngợi nhiều, vội hợp sức với Đinh Mão hai người túm lấy Lý Đại Lăng khôngbiết bơi, ba người vật lộn bò lên trên bờ. Khi đưa mắt quan sát xungquanh, trong con mưa mịt mù, họ lờ mờ nhìn thấy một tấm bia đá đứng sừng sững cách đó không xa, Liên Hóa Thanh thì đang nằm úp sấp mặt xuống đất ngay dưới chân tấm bia đó, còn đường xá và khu nhà ở nghĩa trang nhà họ Ngụy thì chẳng thấy đâu nữa, xung quanh tấm bia đá chỉ là một vùng đấthoang vu rộng lớn.

Tại sao quyển sách này của tôi lại có tên là "Thần sông -- quỷ thủyquái đàm", bởi vì bên trong nói đến cái con sông đã từng chảy qua khuđất trũng phía nam. Nếu không có con sông này, sao còn có thể gọi là quỷ thủy quái đàm?


Bình luận
Sắp xếp
    Loading...