Điểm Dối Lừa
Chương 104
Giám đốc không trả lời máy.
Có người cố tình xác định toạ độ của tàu Goya.
- Chúng ta hãy bình tĩnh. - ông nói. - Chúng ta vẫn an toàn. Người phi công cứu hộ vẫn đang quan sát bằng radar. Nếu có kẻ nào đến đây thì chúng ta sẽ được báo trước để chuẩn bị ứng phó.
Rachel gật đầu tán thưởng, dù vẫn rất lo lắng.
- Mike, cái gì đây? - Corky hỏi, tay chỉ một màn hình máy tính Sparc đầy những sinh vật lạ lùng đang chuyển động nhịp nhàng sống động Thiết bị chụp ảnh mặt đáy bằng sóng siêu âm đấy. Tolland trả lời. - Dùng để quan sát mặt cắt của dòng hải lưu bên dưới đáy tàu cũng như những thay đổi nhiệt độ của đáy biển.
Rachel trợn tròn mắt:
- Chúng ta đang thả neo ngay bên trên những thứ này sao?
Tolland buộc phải thừa nhận rằng quang cảnh này quả là hơi đáng sợ. Trên mặt biển là màu xanh lục cuộn sóng, nhưng sâu dần xuống dưới đáy, nước biển chuyển sang màu đỏ cam thật đáng sợ do nhiệt độ tăng lên. Gần đáy biển là xoáy nước cuồn cuộn đỏ rực.
- Đấy chính là một megaplume đấy. - Tolland giải thích.
Corky lẩm bẩm:
- Trông y như một núi lửa ngầm dưới đáy biển.
Về bản chất thì chính là nó đấy. Thông thường thì càng sâu xuống đáy đại dương, áp suất càng tăng lên, nhiệt độ càng giảm xuống. Nhưng tại đây, những điều kiện đó bị đảo ngược. Nước dưới đáy nóng và nhẹ hơn, nên nó nổi lên trên bề mặt. Trong khi đó nước trên bề mặt thì lại mát và nặng hơn, nên chìm xuống dưới để lấp vào chỗ trống đó. Đôi khi có những hiến tượng y hệt như bão nhiệt đới, nhưng ở trong lòng đại dương. Đó là những xoáy nước lớn rất mạnh.
- Cái bướu lớn sát đáy biển là gì thế? - Corky chỉ tay vào vùng đáy biển khá rơng lồi lên như nhà mái vòm, phập phồng như cái bong bóng lớn. Tâm của dòng nước xoáy nằm ngay bên trên nó.
- Chỗ lồi lên đó là vòm nham thạch. - Tolland nói. - Nham thạch phun ra từ đáy đại dương.
Corky gật gù:
- Trong như cái hậu môn khổng lồ.
- Đó cũng là một cách so sánh.
- Nếu nó phun trào lên thì sao?
Tolland nhíu mày, ông nhớ lại sự kiện magma phun trào nổi tiếng năm 1986 ở vùng biển Juan de Fuca Ridge. Hàng ngàn tấn magma ở nóng 12 ngàn độ C bỗng bị phun vọt lên tận mặt biển, và lập tức tạo ra một xoáy nước xiết khổng lồ. Các dòng hải lưu trên biển lập tức chảy mạnh do xoáy lan lên tận mặt biển với tốc độ chóng mặt. Tối nay Tolland không muốn kể cho Corky và Rachel nghe những gì xảy ra tiếp sau đó.
- Các vòm magma ở vùng biển Atlantic thường không đột ngột phun mạnh lên. - Tolland nói. - Nước lạnh liên tục chảy qua miệng vòm làm nó nguội đi, và đá cứng lại, khiến cho magma bị nén chặt bên dưới lớp đá cứng. Cuối cùng cả magma cũng nguội đi nốt, và xoáy nước cũng biến mất. Các vòm magma thường không có gì nguy hiểm cả.
Corky chỉ quyển tạp chí cũ nhàu nát ai đó để ngay gần chiếc máy tính bên cạnh họ:
- Thế chẳng lẽ Tạp chí Khoa học Hoa Kỳ đăng chuyện khoa học viễn tưởng hay sao?
Tolland trông thấy trang bìa. Ông nhíu mày, chắc ai đó đã lấy cuốn tạp chí này từ tủ sách trên tàu Goya. Số xuất bản tháng Hai năm 1999. Trên bìa trước là tranh vẽ một tàu chở dầu lớn bị lọt vào giữa xoáy nước khổng lồ. Dòng tít chạy ngang qua bức tranh: VÒM MAGMA - SÁT THỦ NGẦM DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG?
Tolland cười lớn, rồi nói át đi: Tình huống này thì lại khác. Bài báo đó nói về những vòm magma ở những khu vực hay có động đất cơ. Đó là một giả thuyết rất được ưa chuộng vài năm trước về tam giác quỷ Bermuda, để giải thích cho sự biến mất của tàu bè. Về mặt kỹ thuật mà nói thì nếu có động đất dưới đáy đại dương, thì vòm magma này có thể phun ra rất nhiều nham thạch, và xoáy nước có thể lớn đến nỗi… anh cũng biết rồi đấy…
- Không, chúng tôi không hề biết gì hết. - Corky nói.
Tolland nhún vai:
- Nó sẽ lan đến tận mặt biển.
- Kinh quá, thật may là chúng ta đang ở trên tàu.
Xavia quay lại, tay cầm mấy tờ giấy:
- Các vị đang chiêm ngưỡng đáy đại dương đấy à?
- Vâng, đúng thế! - Corky chua chát - Mike đang giải thích với chúng tôi rằng nếu cái vòm này phun trào thì chúng ta sẽ bị dòng nước xiết hút thẳng vào tâm xoáy nước khổng lồ,.
- Dòng nước xiết thôi à? - Xavia lạnh lùng chỉnh lại. - Giống bị xả xuống một cái toa lét khổng lồ thì đúng hơn.
Trên boong tàu Goya, viên phi công trên chiếc trực thăng cứu hộ đang chăm chú quan sát màn hình radar MES. Anh ta đã nhìn thấy ánh mắt sợ hãi của Rachel, và cũng đang thầm cảm thấy bất an. Rõ ràng là Rachel Sexton đã tỏ ra rất lo lắng khi yêu cầu anh bật máy quét radar lên để quan sát tất cả những vị khách không mời muốn tiếp cận tàu Goya.
Cô ấy sợ ai thế không biết, anh ta băn khoăn.
Trong phạm vi mười dặm kể từ vị trí của tàu Goya, không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cả trên biển lẫn trên trời. Cách họ tám dặm có một con tàu đang đánh cá. Thỉnh thoảng lại có một chiếc máy bay sượt qua rìa màn hình rời mất hút phía xa.
Người phi công thở dài, đưa mắt nhìn mặt biển cuộn sóng xung quanh thân tàu. Thật kỳ quái, cứ như thế con tàu đang chạy hết tốc lực chứ không phải là đang bỏ neo nữa.
Anh lại quay sang nhìn màn hình radar, đầy cảnh giác.
Truyện hot hiện nay
Bình luận
Sắp xếp